Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2279/KH-UBND

Gia Lai, ngày 09 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm các nội dung cụ thể như sau:

I. Căn cứ lập kế hoạch

- Luật đa dạng sinh học ngày 10 tháng 12 năm 2018;

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 01 năm 2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03 tháng 07 năm 2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XV) về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 13/05/2021 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20 tháng 01 năm 2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030.

II. Hiện trạng đa dạng sinh học

Việc đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học (ĐDSH) chủ yếu tập trung tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (đa dạng hệ sinh thái, loài, nguồn gen,...) như sau:

1. Hiện trạng đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

1.1 Hiện trạng các hệ sinh thái của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Căn cứ vào hiện trạng rừng theo kết quả rà soát 3 loại rừng năm 2021 của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh ban hành theo Quyết định số: 527/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 và Nghị Quyết số: 45/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2021, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có các kiểu hệ sinh thái (có Phụ lục 1 kèm theo).

1.2 Hiện trạng đa dạng sinh học nguồn gen quan trọng

Theo kết quả đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học động, thực vật ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và đề xuất các biện pháp bảo tồn” năm 2017, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 138 nguồn gen loài thực vật quan trọng và 86 nguồn gen loài động vật nguy cấp, quý, hiếm (có Phụ lục 2,3 kèm theo).

1.3 Hiện trạng đa dạng sinh học về các loài động vật, thực vật a. Về thực vật rừng

Thực vật bậc cao Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 1.754 loài, thuộc 753 chi và 181 họ, chiếm khoảng 14% hệ thực vật cả nước. Trong đó có 1.629 loài thực vật hạt kín, 16 loài thực vật hạt trần, và 109 loài khuyết thực vật (có Phụ lục 4 kèm theo).

b. Về động vật rừng

Kết quả tổng hợp các công trình điều tra đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã công bố cho đến tháng 12 năm 2017 cho thấy hệ động vật rất đa dạng và phong phú với tổng số 876 loài, thuộc 91 họ và 31 bộ. Trong tổng số 876 loài động vật có 555 loài động vật có xương sống và 231 loài động vật không có xương sống (có Phụ lục 5 kèm theo).

c. Các loài đặc hữu

Hệ động vật Vườn Quốc gia có 16 loài đặc hữu, trong đó lớp thú có 5 loài; lớp chim có 7 loài; lớp bò sát, ếch nhái có 4 loài (có Phụ lục 6 kèm theo).

d. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có một cơ sở bảo tồn là Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật có chức năng chính là tiếp nhận, cứu hộ, nuôi cứu hộ, nuôi bán hoang dã, nghiên cứu, duy trì giống gốc, cung cấp nguồn giống cho phát triển gây nuôi theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong 5 năm gần đây của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật như sau:

- Về động vật: (có Phụ lục 7 kèm theo).

- Về thực vật:

Điều tra, lập kế hoạch bảo tồn loài cây Pơ Mu, các loài cây hạt trần nguy cấp, quý, hiếm; Xác định được khu vực phân bố 5 loài cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm gồm: Trắc, Gõ đỏ, Thông Đà Lạt, Giáng hương, Huỳnh đàn đỏ.

Sản xuất thành công 8.000 cây giống; Trồng được 4ha rừng trồng bảo tồn đa dạng sinh học hỗn giao của 4 loài cây: Trắc, Gõ đỏ, Giáng hương, Huỳnh đàn đỏ.

Điều tra, thu thập các loài Lan kim tuyến và nghiên cứu phương pháp gây ươm. Thu thập 150 mẫu Lan kim tuyến. Trồng nghiên cứu thử nghiệm 1.000m2 các loài Lan kim tuyến dưới tán rừng tại tiểu khu 432 của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

2. Hiện trạng đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

2.1 Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên: Giữ nguyên hiện trạng các hệ sinh thái rừng tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, xây dựng chương trình bảo vệ có sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm của Khu Bảo tồn với các hộ tham gia nhận khoán. Bên cạnh đó xây dựng chương trình xúc tiến tái sinh phục hồi các trạng thái rừng non, nghèo.

2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học về các loài động vật, thực vật

a. Đa dạng thực vật rừng

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có tổng số 881 loài và dưới loài thuộc 547 chi và 161 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao và 413 loài động vật hoang dã có xương sống (Có Phụ lục 8 kèm theo).

b. Đa dạng động vật rừng

Khu BTTN Kon Chư Răng đã ghi nhận được 413 loài động vật hoang dã có xương sống (Có Phụ lục 9 kèm theo).

c. Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; những loài đặc hữu

Thực vật: Các loài quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam (2007); Các loài nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và các loài quý hiếm theo tiêu chí của IUCN ver. 3.1. 2001 (2016) (có Phụ lục 10 kèm theo).

* Các loài thực vật đặc hữu: Có 9 loài thực vật đặc hữu hẹp của Việt Nam, chiếm tỷ lệ 1,7% tổng số loài được thống kê (có Phụ lục 11 kèm theo).

* Các loài quý hiếm: Có 21 loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới (có Phụ lục 12 kèm theo).

Động vật: Các loài động vật đặc hữu của Việt Nam được các nhà nghiên cứu tìm thấy tại Khu BTTN Kon Chư Răng như: Mang lớn (Megamuntacus vuquangensis), Vượn má hung (Hylobates gabrielliea), Voọc chà vá chân xám (Pygathris nemaeus), Chồn hương và các loài chim của vùng đặc hữu cao nguyên Kon Tum.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tăng cường bảo vệ, phục hồi và đảm bảo tính toàn vẹn, kết nối các hệ sinh thái tự nhiên hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng linh hoạt với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 đạt 47,75%; đến năm 2030 trên 49,2% (bao gồm cả cây công nghiệp thân gỗ, cây trồng đa mục đích); bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; phục hồi cơ bản diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.

- Bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; không có thêm loài hoang dã bị tuyệt chủng; các nguồn gen hoang dã và giống cây trồng, vật nuôi được lưu giữ và bảo tồn và phát triển.

- Giá trị của đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái được đánh giá, duy trì và nâng cao thông qua việc sử dụng bền vững, hạn chế các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học; giải pháp dựa vào thiên nhiên được triển khai, áp dụng trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tiếp cận và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

- Xác định được danh mục một số loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; mô tả được khu phân bố, đặc điểm sinh thái của một số loài thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và thú lớn được ưu tiên bảo vệ có phân bổ ở Gia Lai.

- Giai đoạn 2022 -2025: Thực hiện điều tra, bảo tồn một số loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ; Truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Triển khai đề án tổng thể phát triển du lịch của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; Triển khai đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh và xây dựng phục vụ quản lý bảo vệ rừng và phát triển vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

- Giai đoạn 2026- 2030: Triển khai dự án diệt trừ, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại tại các Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia của tỉnh Gia Lai; Xây dựng Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, nguồn gen quý, hiếm trên địa bàn tỉnh được phục hồi, bảo tồn thực sự có hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá đầy đủ, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu cho mọi người dân, góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước.

IV. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tăng cường bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học

- Thực hiện hiệu quả các chính sách Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 được phê duyệt, tiếp tục củng cố, mở rộng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia; Áp dụng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh, phục hồi tự nhiên các hệ sinh thái bị suy thoái trong các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học.

- Củng cố và mở rộng các khu vực tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, nhất là thành lập và tăng cường năng lực mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển (như khu dự trữ sinh quyển Cao Nguyên Kon Hà Nừng), vườn di sản ASEAN (như Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã được công nhận).

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá, khai thác trái phép rừng; bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản; thực hiện thả bổ sung các loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, khoa học vào vùng nước tự nhiên; nghiên cứu hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

- Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ quan trắc đa dạng sinh học; giáo dục môi trường, đa dạng sinh học; thử nghiệm và từng bước áp dụng các mô hình đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia ở những địa phương phù hợp.

- Xây dựng các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững, cải thiện sinh kế cộng đồng; ưu tiên áp dụng các mô hình thí điểm, cơ chế mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

- Ưu tiên đầu tư, phát triển hệ thống nghiên cứu và cung ứng các giống cây lâm nghiệp chất lượng cao bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận, có chứng chỉ giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình 15m3/ha/năm vào năm 2025 và 20m3/ha/năm vào 2030; Công tác trồng rừng đến năm 2025 đạt 40.000 ha, trong đó ít nhất 10.000 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. Đến năm 2030, tiếp tục trồng rừng mới và trồng rừng luân canh 40.000 ha trong đó ít nhất 15.000 ha rừng gỗ lớn, tiếp tục chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên đến năm 2030 đạt 24.000 lượt ha, bình quân 2.400 lượt ha/năm, cụ thể: giai đoạn 2021- 2025 đạt 9.000 lượt ha (khoanh nuôi mới 3.000 ha, chuyển tiếp 6.000 lượt ha); giai đoạn 2026 - 2030 đạt 15.000 lượt ha (khoanh nuôi mới 2.000 ha, chuyển tiếp 13.000 lượt ha); Đầu tư, đẩy mạnh việc triển khai sản xuất nông, lâm nghiệp dưới tán rừng, trong đó chú trọng việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu, phấn đấu đến năm 2025 trồng được 6.500 ha, đến năm 2030 trồng được 11.300 ha dược liệu dưới tán rừng.[1]

- Điều tra, đánh giá, xác định các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng. Tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030; Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, gắn với mục tiêu phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng.

- Áp dụng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh, phục hồi tự nhiên các hệ sinh thái bị suy thoái trong các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học.

2. Bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư

- Triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chú trọng công tác bảo tồn tại chỗ, nghiên cứu gây nuôi bảo tồn và tái thả vào tự nhiên một số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quản lý, bảo vệ các loài hoang dã di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên biên giới và điểm dừng chân của chúng.

- Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; xây dựng và phát triển các vườn thực vật, áp dụng các biện pháp nhân giống, phục hồi và mở rộng diện tích trồng các loài thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; thực hiện bảo tồn tại chỗ các loài cây dược liệu có giá trị.

- Định kỳ cập nhật và công bố Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; xây dựng Danh mục các loài hoang dã nguy cấp và chế độ quản lý, bảo vệ phù hợp với từng nhóm loài.

3. Tăng cường công tác bảo tồn nguồn gen, quản lý tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích và bảo vệ tri thức truyền thống về nguồn gen

- Tăng cường công tác điều tra, thu thập, lưu giữ nguồn gen các loài hoang dã nguy cấp, cây lâm nghiệp, cây thuốc, cây trồng, vật nuôi và họ hàng hoang dại của các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật trong các ngân hàng gen; thực hiện các biện pháp bảo tồn nguồn gen hoang dã quý, hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Đa dạng hóa các giống cây trồng, giống vật nuôi; bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi và họ hàng hoang dại các giống cây trồng, giống vật nuôi; thực hiện các biện pháp khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi bản địa quý, hiếm, đặc hữu.

- Tiếp tục rà soát, điều tra, kiểm kê tình hình phân bố của các nguồn gen cây trồng, vật nuôi trên toàn tỉnh; đánh giá được mức độ đe dọa của các giống, loài bản địa, đặc hữu, quý, hiếm làm giống, để thu thập cho lưu giữ và có phương án bảo tồn hiệu quả nguồn gen.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án quỹ gen của tỉnh được phê duyệt theo Quyết định số 533/QĐ -UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Gia Lai.

- Thúc đẩy việc thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; triển khai, nhân rộng thực hiện các mô hình về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích trong đó bao gồm bảo vệ tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen; xây dựng cơ chế tài chính cho việc sử dụng các lợi ích thu được từ nguồn gen trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen.

4. Đánh giá, phát huy lợi ích của đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Điều tra, kiểm kê, thống kê, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học:

- Điều tra, thống kê diện tích, đánh giá tình trạng các vùng đất ngập nước quan trọng, các hệ sinh thái tự nhiên nhằm triển khai các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước; thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

- Tạo lập môi trường, điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.

- Tiếp tục điều tra, rà soát thực hiện hiệu quả Đề án kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 08/12/2021; Văn bản số 5486/VPUB-NL ngày 20/12/2021.

b) Sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái:

- Bảo tồn, phát triển lâm sản ngoài gỗ và dược liệu đặc thù của các vùng miền theo hướng thâm canh, bền vững, giá trị gia tăng cao (nhất là các sản phẩm truyền thống như quế, hồi, sở, nhựa thông, song, mây, tre, trúc,... ), góp phần cải thiện sinh kế, tạo nguồn thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai các biện pháp bảo vệ, phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị, đặc biệt là các loài cây thuốc, cây cảnh.

- Tăng cường bảo vệ, cải thiện và quản lý hiệu quả các hệ sinh thái nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường, nâng tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt 2,5% - 3%; nghiên cứu, phát triển thị trường và thương mại sinh học cho các sản phẩm thân thiện với đa dạng sinh học thông qua thực hành mô hình sản xuất và chuỗi cung ứng bền vững.

- Tăng cường nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các mô hình quản lý và sản xuất nông - lâm - thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo các sản phẩm an toàn, chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu sử dụng ở trong nước và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái và các hoạt động phát thải vào môi trường tự nhiên trong giới hạn chịu tải của hệ sinh thái.

c) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đô thị và nông thôn:

- Bảo tồn, phục hồi và phát triển các không gian xanh, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên trong đô thị; bảo đảm diện tích cây xanh, mặt nước trong đô thị theo quy định.

- Hưởng ứng thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025” ở các khu vực đô thị và vùng nông thôn nhằm tăng cường lợi ích của không gian xanh đối với sức khỏe của người dân; ưu tiên trồng cây bản địa có giá trị bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, phấn đấu đến năm 2030 cả tỉnh trồng 13 triệu cây xanh, trong đó 10 triệu cây trồng phân tán ở các đô thị và vùng nông thôn và 3 triệu cây xanh trồng tập trung trong rừng phòng hộ, trồng sản xuất.[2]

- Phát triển các công trình xanh, đô thị xanh, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các vườn thực vật tại các trường học.

d) Bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái dựa vào cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó ưu tiên bảo tồn các nguồn gen quý, loài có nguy cơ tuyệt chủng và hệ sinh thái quan trọng; đánh giá nguy cơ và kiểm soát sự xâm hại của các loài ngoại lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.

- Áp dụng tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở các huyện dễ bị tổn thương do hạn hán, lũ lụt như: Kông Chro, Krông Pa, Ayun Pa, Phú Thiện, Kbang… thực hiện các giải pháp nâng cao tính chống chịu của đa dạng sinh học đối với biến đổi khí hậu tại các huyện này; tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực đa dạng sinh học cao, dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái, các giải pháp thích ứng dựa vào thiên nhiên và tri thức cộng đồng, đồng thời tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính; ứng dụng kiến thức của người dân địa phương trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, bảo đảm sinh kế bền vững.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (Chương trình REDD ).

5. Kiểm soát các hoạt động gây tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học

a) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất, rừng, mặt nước, phương thức canh tác, khai thác kém bền vững và hoạt động gây ô nhiễm môi trường:

- Hạn chế tối đa và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, vùng đất ngập nước quan trọng, đặc biệt các khu vực bảo tồn trọng điểm, các lưu vực sông; ngăn chặn các hoạt động khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề tác động lớn đến nguồn lợi, tốn nhiều nhiên liệu sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, tiêu tốn ít nhiên liệu, năng lượng; phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, các-bon thấp, sinh thái, thân thiện với môi trường để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP), nông nghiệp hữu cơ, nuôi thủy sản bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; hạn chế sử dụng hóa chất trong nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất tăng trưởng, phân bón hóa học) theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định 874/QĐ-UBND ngày 09/12/2021.

- Tăng cường kiểm soát chất thải, đặc biệt là rác thải nhựa, các nguồn gây ô nhiễm, duy trì và cải thiện chất lượng môi trường xung quanh các khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực đa dạng sinh học cao.

b) Kiểm soát nạn khai thác, nuôi nhốt, buôn bán và tiêu thụ động vật, thực vật hoang dã trái pháp luật:

- Tiếp tục kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, đánh bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm; kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã được cấp phép; xóa bỏ các chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường năng lực quản lý, thực thi pháp luật và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa lực lượng cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm, môi trường và các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật, thực vật hoang dã.

- Vận động, tuyên truyền rộng rãi về việc không tiêu thụ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã; thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các cơ quan truyền thông trong phát hiện, ngăn chặn các hành vi khai thác, nuôi nhốt , buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật, thực vật hoang dã.

c) Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen:

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động nuôi, trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật; triển khai các biện pháp kiểm soát, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại; ngăn ngừa các hoạt động nhập khẩu, nuôi trồng, phát triển, vận chuyển và kinh doanh trái phép loài ngoại lai xâm hại.

- Kiểm soát rủi ro từ sinh vật biến đổi gen, chú trọng việc quản lý nhập khẩu, cấp phép và phát triển việc nuôi, trồng sinh vật biến đổi gen; tăng cường hợp tác, trao đổi và học tập kinh nghiệm nâng cao năng lực kỹ thuật, chuyên môn của các cơ quan, đơn vị về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học

- Thực hiện lồng ghép các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh.

- Nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

- Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý đa dạng sinh học; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành có chức năng quản lý liên quan về bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và các tổ chức chính trị - xã hội, các đối tác phát triển trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đa dạng sinh học của cán bộ quản lý môi trường, cán bộ quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên; tăng cường năng lực phối hợp trong thực thi pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học cho lực lượng cảnh sát môi trường, kiểm lâm, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng; thiết lập đường dây nóng xử lý các vụ việc vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học, động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi đa dạng sinh học là vốn tự nhiên quan trọng, nền tảng góp phần bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu; tiếp tục nâng cao nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách phát triển; quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu, đưa ra tiêu chí bảo tồn đa dạng sinh học vào tiêu chí bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách phát triển; phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học; đưa tiêu chí bảo tồn đa dạng sinh học vào tiêu chí bảo vệ môi trường.

- Đa dạng hóa hình thức, nội dung và phương thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học phù hợp với đối tượng truyền thông; thường xuyên phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên phương tiện thông tin; tôn vinh các tấm gương, sáng kiến của các tổ chức, cá nhân về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

- Đảm bảo sự tham gia bình đẳng, quyền của người dân và cộng đồng địa phương, phụ nữ và trẻ em, thanh niên vào quá trình ra quyết định liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

3. Đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách, các dự án đầu tư công

- Lồng ghép việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh và các dự án đầu tư công; tăng cường áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nâng cao chất lượng công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường để góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học; giám sát việc thực hiện các cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình triển khai xây dựng, triển khai các dự án phát triển.

4. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên, sử dụng bền vững loài, nguồn gen; tăng cường nghiên cứu nhằm quản lý hoặc kiểm soát các tác động tiêu cực của công nghệ sinh học đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người.

Phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, sử dụng các biện pháp khai thác bền vững về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Tăng cường nghiên cứu, phát hiện các vật liệu di truyền và dẫn xuất có giá trị ứng dụng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện tiếp cận nguồn gen nhằm mục đích nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thương mại.

Ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại (công nghệ thông tin, viễn thám, sinh học,...) trong quản lý, điều tra, quan trắc, theo dõi, kiểm tra, giám sát đa dạng sinh học; tăng cường nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật hiện đại về phân loại học nhằm phát hiện và công bố các loài sinh vật mới.

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp tỉnh về đa dạng sinh học nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

5. Bảo đảm nguồn lực tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học

- Cân đối, bố trí vốn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ cho bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đầu tư công, luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; khuyến khích phát triển các loại hình tài chính hợp pháp phục vụ cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sinh kế cho cộng đồng, đặc biệt là người dân sinh sống hợp pháp trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

VI. CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN

Ban hành kèm theo Kế hoạch này là các chương trình, đề án, dự án ưu tiên để thực hiện tại Phụ lục kèm theo.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương); Lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch, dự án có liên quan; Thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng, dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, chi trả dịch vụ hệ sinh thái; Đầu tư, đóng góp từ tổ chức, cá nhân; Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tổ chức thực hiện Kế hoạch; xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức có hiệu quả một số chương trình, đề án, dự án được giao.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, hướng dẫn triển khai chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, đồng thời, đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

- Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên và thực hiện chương trình đánh giá hiệu quả quản lý.

- Chủ trì tham mưu các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm về sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

- Thiết lập diễn đàn đối tác giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái nhằm chia sẻ thông tin, tạo các cơ hội hợp tác và phối hợp hành động nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức sơ kết Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo; Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo đánh giá giữa kỳ việc thực hiện chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại tỉnh trước ngày 31 tháng 9 năm 2025 và báo cáo đánh giá cuối kỳ trước ngày 31 tháng 9 năm 2030 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tổng hợp nhu cầu, huy động, bố trí nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn tài trợ nước ngoài nhằm triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Tham mưu, tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí vốn đầu tư công cho các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này theo quy định của pháp luật về đầu tư công, luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, theo dõi, triển khai thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 đạt 47,75%; đến năm 2030 đạt 49,2% (bao gồm cả cây công nghiệp thân gỗ, cây trồng đa mục đích); thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm về sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; kiểm soát chặt chẽ tác động từ việc chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước cho mục đích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác ngoài lâm nghiệp.

- Thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, địa phương đề xuất đặt hàng UBND tỉnh các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh để triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức chủ trì nhiệm vụ chuyển giao kết quả nghiên cứu liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học cho các đơn vị thụ hưởng trên địa bàn tỉnh ứng dụng vào thực tiễn.

5. Công an tỉnh

Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ phù hợp với các mục tiêu, nội dung của Kế hoạch thuộc trách nhiệm quản lý; tổ chức triển khai các mặt công tác nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm, hoạt động vi phạm pháp luật, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia liên quan đến lĩnh vực bảo đảm an ninh đa dạng sinh học.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; lồng ghép thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong các chương trình, đề án, nhiệm vụ liên quan phù hợp với mục tiêu, nội dung của Kế hoạch.

7. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Chủ trì, phối hợp với với các đơn vị có liên quan triển khai các cơ chế, chính sách có liên quan đến thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng, dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, chi trả dịch vụ hệ sinh thái phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

8. Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh; Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao Nguyên Kon Hà Nừng

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao Nguyên Kon Hà Nừng phải có chương trình, dự án, kế hoạch và triển khai các biện pháp để tổ chức thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng trên địa bàn được giao quản lý.

Tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học. Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao Nguyên Kon Hà Nừng.

9. Các Sở, ban, ngành và các cơ quan trực thuộc tỉnh

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Sở, ban, ngành và các cơ quan trực thuộc tỉnh chủ động tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này với nội dung và hình thức phù hợp

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; huy động các nguồn lực khác để triển khai các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương.

- Chỉ đạo xây dựng, tổ chức Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học cấp huyện; xây dựng chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học phù hợp với mục tiêu, nội dung của Kế hoạch và tình hình thực tế của địa phương.

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, lồng ghép các nội dung của Kế hoạch trong việc xây dựng định hướng, kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành và các lĩnh vực liên quan.

11. Các tổ chức chính trị - xã hội

Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp chủ động tham gia, giám sát hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm quản lý; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

IX. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Hàng năm, các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/12 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 31/12; gửi báo cáo đánh giá giữa kỳ trước ngày 15 tháng 9 năm 2025 và báo cáo đánh giá cuối kỳ trước ngày 15 tháng 9 năm 2030 về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trên đây là Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những thiếu sót, bất cập thì phản ánh về Sở Tài nguyên trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và MT b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thương trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

Phụ lục 1:

CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI Ở VQG KON KA KINH

STT

Kiểu hệ sinh thái

Diện tích (ha)

1

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu

7.157,98

2

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình

24.328,1

3

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo

826,68

4

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi

4.661,39

5

Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất

201,07

6

Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất

370,34

7

Rừng trồng gỗ

151,8

8

Đất đã trồng rừng trên núi đất

44,5

9

Đất có cây gỗ tái sinh núi đất

242,77

10

Đất trống núi đất

652,24

11

Đất nông nghiệp núi đất

1.382,26

12

Đất mặt nước

101,68

13

Đất khác

14,51

 

Phụ lục 2:

DANH LỤC CÁC NGUỒN GEN THỰC VẬT QUAN TRỌNG Ở VQG KON KA KINH

STT

Họ thực vật

Tên Khoa học

Tên thông thường

SĐVN

IUCN

NĐ 32

Đặc Hữu

1*

Acanthaceae

Rungia evrardii Benoist

Rưng Evrard

--

--

--

VN

2

Achariaceae

Hydnocarpus annamensis (Gagnep.)  Lescot & Sleumer

Lọ nồi trung bộ

--

VU

--

--

3*

Annonaceae

Enicosanthellum plagioneurum (Diels)  Bân

Nhọc trái khớp lá thuôn

VU

--

--

--

4*

Annonaceae

Goniothalamus sp. --

--

--

--

--

VN

5*

Annonaceae

Polyalthia corticosa Finet & Gagnep.

Quần đầu vỏ dày, cây Hột mít

--

--

--

VN

6

Annonaceae

Xylopia pierrei Hance

Giên, Giên trắng

VU

VU

--

--

7

Apocynaceae

Campestigma purpurea Pierre

Kiền tím

EN

--

--

--

8*

Apocynaceae

Ceropegia sp. --

Dây Đi mô

--

--

--

KKK

9*

Apocynaceae

Hoya minima Costantin

Hồ da nhỏ

CR

--

--

--

10*

Apocynaceae

Ixodonerium annamense Pit.

Néo , Mô

VU

--

--

VN

11

Apocynaceae

Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.

Nhanh , Ba gạc Campot

VU

--

--

--

12*

Aquifoliaceae

Ilex annamensis Tardieu

Bùi Trung bộ

--

--

--

TN

13*

Aquifoliaceae

Ilex eugeniifolia Pierre

NA

--

--

--

VN

14

Araceae

Amorphophallus interruptus Engl. & Gehrm.

Nưa gián đoạn

--

CR

--

--

15*

Araceae

Arisaema sp. --

Nam tinh

--

--

--

TN

16*

Araceae

Homalomenapierreana Engl.

Thần phục, Môn dốc

VU

--

--

VN

17*

Araceae

Pothos touranensis Gagnep.

Ráy Đà nẵng

--

--

--

VN

18

Araliaceae

Schefflera kontumensis Bui

Chân chim Công Tum

--

EN

--

--

19*

Araliaceae

Schefflera leroyiana C.B.Shang

Chân chim Leroy

--

--

--

VN

20

Arecaceae

Calamus poilanei Conrard

Mây Poilane

EN

--

--

--

21*

Arecaceae

Licuala hexasepala Gagnep.

Ra sáu lá đài

--

--

--

TN

22*

Arecaceae

Licuala tonkinensis Becc.

Ra Bắc bộ

--

--

--

VN

23

Aristolochiaceae

Asarum petelotii O.C.Schmidt

Tế hoa Petelot

--

--

IIA

--

24*

Asparagaceae

Peliosanthes sp. --

--

--

--

--

VN

25

Asparagaceae

Peliosanthes teta Andrews

Sâm cau

VU

--

--

--

26

Balanophoraceae

Balanophora laxiflora Hemsl.

Dương đài hoa thưa

EN

--

--

--

27

Balanophoraceae

Rhopalocnemis phalloides Jungh.

Chuỳ đầu dương hình

VU

--

--

--

28*

Balsaminaceae

Impatiens sp. --

Móc tai

--

--

--

KKK

29*

Begoniaceae

Begonia eberhardtii Gagnep.

Chân vịt tía

--

--

--

VN

30*

Begoniaceae

Begonia sp.

Thu hải đường

 

 

 

KKK

31

Bignoniaceae

Markhamia stipulata (Wall.) Seem.

Thiết đinh lá bẹ

--

--

IIA

--

32

Bignoniaceae

Millingtonia hortensis L.f.

Đạt phước

VU

--

--

--

33

Burseraceae

Protium serratum (Wall. ex Colebr.) Engl.

Cọ phèn

VU

--

--

--

34*

Celastraceae

Salacia gagnepainiana Tardieu

Chóp mao Gagnepain

--

--

--

VN

35*

Clusiaceae

Garcinia poilanei Gagnep.

Bứa Poilane

--

--

--

VN

36

Cornaceae

Diplopanax stachyanthus Hand.- Mazz.

Song đinh

--

VU

--

--

37

Cucurbitaceae

Gymnopetalum chinense (Lour.) Merr.

Chân danh Trung Quốc

EN

--

--

--

38

Cucurbitaceae

Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino

Thư tràng 5 lá, Cổ yếm

EN

--

--

--

39*

Cupressaceae

Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H H.Thomas

Pơ mu

EN

VU

IIA

--

40

Cycadaceae

Cycas micholitzii Dyer

Thiên tuế lá chẻ

VU

VU

IIA

--

41

Dioscoreaceae

Dioscorea collettii Hook.f.

Nần nghệ, Từ Collett

EN

--

--

--

42

Dipterocarpaceae

Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don

Dầu con rái, Dầu nước

--

EN

--

--

43

Dipterocarpaceae

Dipterocarpus hasseltii Blume

Dầu Hasselt

--

CR

--

--

44

Dipterocarpaceae

Hopea odorata Roxb.

Saođen

--

VU

--

--

45

Dipterocarpaceae

Parashorea chinensis Hsie Wang

Chò chỉ Trung Quốc

--

EN

--

--

46

Dipterocarpaceae

Shorea roxburghii G.Don

Xến đỏ, X. mủ, X. cật

--

EN

--

--

47

Dipterocarpaceae

Shorea stellata (Kurz) Dyer

Chò chỉ

VU

CR

--

--

48

Elaeocarpaceae

Elaeocarpus hygrophilus Kurz

Côm háo ẩm, Cà

VU

--

--

--

49

Ericaceae

Craibiodendron scleranthum (Dop) Judd

cây Núi hòn

--

VU

--

--

50*

Escalloniaceae

Polyosma sp. --

--

--

--

--

KKK

51

Fagaceae

Quercus langbianensis Hickel & A.Camus

Sồi Langbian

VU

--

--

--

52

Fagaceae

Quercus macrocalyx Hickel & A.Camus

Sồi đáu to

VU

--

--

--

53

Fagaceae

Quercus setulosa Hickel & A.Camus

Sồi cung , sồi duối

VU

--

--

--

54

Fagaceae

Trigonobalanus verticillata Forman

Sồi ba cạnh

EN

--

--

--

55

Garryaceae

Aucuba japonica Thunb.

Ô rô bà

CR

--

--

--

56*

Gentianaceae

Canscora bidoupensis Hul

Can Hùng bidoup

--

--

--

VN

57*

Gesneriaceae

Chirita sp.

 

 

 

 

KKK

58*

Hamamelidaceae

Eustigma sp.

 

 

 

 

KKK

59*

Lamiaceae

Clerodendrum lecomtei Dop

Ngọc nữ Lecomte

--

--

--

VN

60

Lamiaceae

Vitex urceolata C.B.Clarke

NA

--

VU

--

--

61

Lauraceae

Cinnamomum mairei H.Lév.

Quế bạc

--

EN

--

--

62

Leguminosae

Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib

Gõ đỏ, Gõ cà te, Gõ tò te

EN

EN

IIA

--

63*

Leguminosae

Dalbergia cochinchinensis Pierre

Trắc, Trắc bông, Trắc đen, Trắc trắng, Cẩm lai nam Bộ

EN

VU

IIA

--

64

Leguminosae

Dalbergia tonkinensis Prain

Sưa

--

VU

IA

--

65

Leguminosae

Pterocarpus macrocarpus Kurz

Dáng hương trái to

EN

--

IIA

--

66*

Loganiaceae

Strychnos ignatii P.J. Bergius

Mã tiền lông

VU

--

--

--

67

Magnoliaceae

Magnolia baillonii Pierre

Giổi xương

VU

--

--

--

68

Magnoliaceae

Magnolia braianensis (Gagnep.) Figlar

Giổi nhung

EN

--

--

--

69

Magnoliaceae

Magnolia praecalva (Dandy) Figlar & Noot.

Sói gỗ

VU

--

--

--

70*

Malvaceae

Grewia eberhardtii Lecomte

Cò ke Eberhardt

--

--

--

VN

71*

Malvaceae

Sterculia scandens Hemsl.

Trôm leo

--

--

--

VN

72*

Melastomataceae

Sonerila finetii Guillaumin

Sơn linh Finet

--

--

--

VN

73*

Melastomataceae

Sonerila lecomtei Guillaumin

Sơn linh Lecomte

--

--

--

VN

74*

Melastomataceae

Sonerila sp.

Sơn linh

 

 

 

KKK

75*

Meliaceae

Aglaia spectabilis (Miq.) S.S.Jain & S.Bennet

Ngâu mũn , Dái ngựa nước

VU

--

--

--

76

Meliaceae

Chukrasia tabularis A.Juss.

Lát hoa

VU

--

--

--

77*

Meliaceae

Dysoxylum loureirii (Pierre) Pierre ex Laness.

Huỳnh đàn

VU

--

--

--

78

Menispermaceae

Coscinium fenestratum (Goetgh.) Colebr.

Dây vàng đắng

--

--

IIA

--

79

Menispermaceae

Fibraurea tinctoria Lour.

Dây m hoàng nhuộm, Hoàng đằng

--

--

IIA

--

80

Menispermaceae

Stephania pierrei Diels

Dây Đồng tiền

--

--

IIA

--

81*

Myristicaceae

Knema pachycarpa W.J.de Wilde

Máu chó trái dày

--

VU

--

--

82*

Myristicaceae

Knema squamulosa W.J.de Wilde

Máu chó vảy nhỏ

--

VU

--

--

83*

Opiliaceae

Melientha suavis Pierre

Rau sắng

VU

--

--

--

84*

Orchidaceae

Anoectochilus albolineatus E.C.Parish & Rchb.f.

Giải thùy Xiêm

--

--

IA

--

85

Orchidaceae

Anoectochilus chapaensis Gagnep.

Giải thùy Sapa

EN

--

IA

--

86

Orchidaceae

Anoectochilus lylei Rolfe ex Downie

Giải thùy Lyle

--

--

IA

--

87*

Orchidaceae

Anoectochilus papillosus Aver.

NA

--

--

IA

--

88*

Orchidaceae

Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.

Giải thùy Roxburgh

--

--

IA

--

89*

Orchidaceae

Arachnis annamensis (Rolfe) J.J.Sm.

Vũ nữ, Bò cạp tía

--

--

--

TN

90*

Orchidaceae

Bulbophyllum luanii Tixier

Cầu diệp Luân

--

--

--

VN

91

Orchidaceae

Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien

Thủy tiên hường

EN

--

--

--

92

Orchidaceae

Dendrobium aphyllum (Roxb.) C.E.C.Fisch.

Hạc vĩ, Ngọc lan

VU

--

--

--

93

Orchidaceae

Dendrobium bellatulum Rolfe

Bạch hỏa hoàng

VU

--

--

--

94

Orchidaceae

Dendrobium chrysanthum Wall. ex Lindl.

Ngọc vạn vàng

EN

--

--

--

95

Orchidaceae

Dendrobium chrysotoxum Lindl.

Kim điệp

EN

--

--

--

96

Orchidaceae

Dendrobium crystallinum Rchb.f.

Ngọc vạn pha lê

EN

--

--

--

97

Orchidaceae

Dendrobium devonianum Paxton

Phương dung

EN

--

--

--

98

Orchidaceae

Dendrobium draconis Rchb.f.

Nhất điểm hồng

VU

--

--

--

99

Orchidaceae

Dendrobium heterocarpum Wall. ex Lindl.

Nhất điểm hoàng

EN

--

--

--

100

Orchidaceae

Dendrobium ochraceum De Wild.

Cánh sét

EN

--

--

--

101

Orchidaceae

Eria obscura Aver.

Nĩ lan tối

EN

--

--

--

102

Orchidaceae

Eria spirodela Aver.

Nĩ lan bèo

EN

--

--

--

103 *

Orchidaceae

Gastrochilus calceolaris (Buch.- Ham. ex Sm.) D.Don

Túi thơ gót

--

CR

--

--

104

Orchidaceae

Nervilia crociformis (Zoll. & Moritzi) Seidenf.

Trân châu nhăn

--

--

IIA

--

105

Orchidaceae

Paphiopedilum appletonianum (Gower) Rolfe

Vệ hài Appleton

VU

--

IA

--

106 *

Pandanaceae

Pandanus tonkinensis Martelli ex B.C.Stone

Dứa Bắc bộ

--

--

--

VN

107 *

Phyllanthacea e

Antidesma tonkinense Gagnep.

Chòi mòi Bắc bộ

--

--

--

VN

108 *

Pinaceae

Pinus dalatensis Ferré

Thông Đà Lạt, Thông 5-lá

--

--

IIA

--

109

Pinaceae

Pinus merkusii Jungh. & de Vriese

NA

--

VU

--

--

110

Pittosporaceae

Pittosporum pauciflorum Hook. & Arn.

Hắc châu ít hoa

--

VU

--

--

111

Polypodiaceae

Drynaria bonii Christ

Ráng Đuôi phụng Bon

VU

--

--

--

112

Polypodiaceae

Drynaria roosii Nakaike

Ráng Đuôi phụng Fortune, Cốt toái

EN

--

--

--

113 *

Primulaceae

Ardisia annamensis Pit.

Cơm nguội Trung bộ

--

--

--

VN

114 *

Primulaceae

Ardisia evrardii Pit.

Cơm nguội Evrard

--

--

--

VN

115

Primulaceae

Embelia parviflora Wall. ex A.DC.

Thiên lý hương

VU

--

--

--

116 *

Rosaceae

Eriobotrya elliptica var. petelotii Lindl.

Sô bầu dục

--

--

--

VN

117 *

Rubiaceae

Argostemma bariense Pierre ex Pit.

Nhược hùng Bà Rịa

--

--

--

VN

118

Rubiaceae

Benkara depauperata (Drake) Ridsdale

Găng nghèo, Chim chích, Aùc họ

VU

--

--

--

119 *

Rubiaceae

Gardenia chevalieri Pit.

Dành dành Chevalier

--

--

--

TN

120 *

Rubiaceae

Hydnophytum formicarum Jack

Kỳ nam kiến, Trái bí kỳ nam

EN

--

--

--

121 *

Rubiaceae

Psychotria tonkinensis Pit.

Lấu Bắc bộ

--

--

--

VN

122 *

Rubiaceae

Xanthophytum johannis-winkleri Merr.

Hoàng cành Joannis Winkler

--

--

--

VN

123

Rubiaceae

Xantonnea quocensis Pierre ex Pit.

Xuân tôn Phú quốc

VU

--

--

--

124

Rubiaceae

Xantonneopsis robinsonii Pit.

Xuân tôn Robinson

VU

--

--

--

125 *

Sapindaceae

Allophylus brachypetalus Gagnep.

Ngoại mộc cánh ngắn

--

--

--

TN

126

Sapotaceae

Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam

Sến dưa, Lầu

EN

VU

--

--

127

Selaginellacea e

Selaginella tamariscina (P.Beauv.) Spring

Quyển bá trường sinh

VU

--

--

--

128 *

Smilacaceae

Smilax petelotii T.Koyama

Kim cang Pételot

CR

--

--

--

129

Smilacaceae

Smilax poilanei Gagnep.

Kim cang Poilane

CR

--

--

--

130 *

Staphyleaceae

Euscaphis tonkinensis Gagnep.

NA

--

--

--

VN

131 *

Symplocaceae

Symplocos annamensis Noot.

Dung Trung bộ

--

--

--

TN

132 *

Taxaceae

Cephalotaxus hainanensis H.L.Li

Đỉnh tùng

--

EN

--

--

133 *

Theaceae

Camellia tenuistipa Orel, Curry & Luu

NA

--

--

--

VN

134 *

Theaceae

Gordonia sp. --

--

--

--

--

KKK

135

Thymelaeacea e

Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

Dó bầu ,Trầm

EN

CR

--

--

136 *

Vitaceae

Tetrastigma annamense Gagnep.

Tứ thư Trung bộ

--

--

--

VN

137 *

Zingiberaceae

Siliquamomum phamhoangii Luu & H.Đ.Trần

 

--

--

--

KKK

138

Zingiberaceae

Zingiber monophyllum Gagnep.

Gừng một lá

--

EN

--

--

 

Phụ lục 3:

DANH LỤC CÁC NGUỒN GEN ĐỘNG VẬT QUAN TRỌNG Ở VQG KON KA KINH

TT

Tên khoa học loài động vật rừng

Tên Việt nam

Theo quy định của:

IUCN

SĐVN

NĐC

P 06

CITES

1

Pygathrix cinerea

Vooc chà vá chân xám

CR

CR

IB

--

2

Belomys pearsonii

Sóc bay lông tai

NT

CR

--

--

3

Panthera tigris

Hổ

EN

CR

IB

Phụ lục I

4

Manis javanica Desmarest

Tê tê java

EN

EN

IIB

--

5

Galeopterus variegatus

Chồn bay

--

EN

IB

--

6

Manis pentadactyla Linnaeus

Tê tê vàng

EN

EN

IIB

--

7

Pygathrix nemaeus

Chà vá chân nâu

EN

EN

IB

--

8

Nomascus gabriellae

Vượn đen má vàng Nam

EN

EN

IB

--

9

Neofelis nebulosa

Mèo gấm

VU

EN

IB

Phụ lục I

10

Pardogale temminckii

Beo lửa

NT

EN

IB

Phụ lục I

11

Lutrogale perspicillata

Rái cá lông mượt

VU

EN

IB

--

12

Helarctos malayanus

Gấu chó

VU

EN

--

Phụ lục I

13

Ursus thibetanus

Gấu ngựa

VU

EN

IB

Phụ lục I

14

Arctictis binturong

Cầy mực

VU

EN

IB

Phụ lục III

15

Capricornis milneedwar David

Sơn dương

LR

EN

IB

--

16

Axis porcinus

Hươu Vàng

EN

EN

IB

--

17

Cynopterus brachyotis

Dơi chó cánh ngắn

--

VU

--

--

18

Nycticebus bengalensis

Cu li lớn

VU

VU

IB

--

19

Nycticebus pygmaeus Boenhote

Cu li nhỏ

VU

VU

IB

--

20

Macaca arctoides

Khỉ mặt đỏ

VU

VU

IIB

--

21

Macaca leonina

Khỉ đuôi lợn

VU

VU

IIB

--

22

Pardofelis marmorata

Báo gấm

VU

VU

IB

--

23

Aonyx cinerea

Rái cá vuốt bé

VU

VU

IB

--

24

Prionodon pardicorlor Hogdson

Cầy gấm

--

VU

IIB

Phụ lục I

25

Muntiacus muntjak

Mang

--

VU

--

--

26

Muntiacus vuquangensis

Mang lớn

EN

VU

IB

Phụ lục I

27

Rusa unicolor

Nai xám

VU

VU

--

--

28

Tragulus kanchil

Cheo cheo

--

VU

--

--

29

Hylopetes alboniger

Sóc bay đen trắng

NT

VU

IIB

--

30

Petaurista philippensis

Sóc bay trâu

--

VU

IIB

--

31

Ratufa bicolor

Sóc đen lớn

--

VU

--

--

32

Nomascus annamensis

Vượn Trung bộ

--

LR

IB

--

33

Arctogalidia trivirgata

Cầy tai trắng

--

LR

--

--

34

Muntiacus truongsonensis

Mang Trường Sơn

NT

LR

IB

--

35

Myotis annamiticus

Dơi tai Việt Nam

NT

--

--

--

36

Arctonyx collaris

Lửng lợn

NT

--

--

--

37

Melogale personata

Chồn bạc má nam

NT

--

--

--

38

Viverra zibetha Linnaeus

Cầy Giông

NT

--

IIB

--

39

Prionailurus bengalensis

Mèo rừng

--

--

IIB

--

40

Viverricula indica

Cầy hương

--

--

IIB

--

41

Lophura diardi

Gà lôi hông tía

LC

VU

IB

--

42

Polyplectron germaini Elliot

Gà tiền mặt đỏ

NT

VU

IB

Phụ lục II

43

Buceros bicornis Linnaeus

Hồng Hoàng

NT

VU

IIB

Phụ lục I

44

Ptilolaemus austeni Jerdon

Niệc nâu

NT

VU

IIB

--

45

Ciconia episcopus

Hạc cổ trắng

VU

VU

--

--

46

Pitta nympha Temminck & Schlegel

Đuôi cụt bụng đỏ

VU

VU

--

--

47

Pavo muticus

Công

EN

EN

IB

Phụ lục II

48

Lophura nycthemera

Gà lôi trắng

--

LR

IB

Phụ lục I

49

Pitta phayrei

Đuôi cụt nâu

--

LR

--

--

50

Sitta solangiae

Trèo cây mỏ vàng

NT

LR

--

--

51

Garrulax milleti Robinson & Kloss

Khướu đầu đen

NT

LR

--

--

52

Ianthocincla konkakinhensis

Khướu Kon Ka Kinh

VU

--

--

--

53

Rheinardia ocellata

Trĩ sao

NT

--

IB

Phụ lục I

54

Jabouilleia danjoui

Khướu mỏ dài

NT

--

--

--

55

Aceros undulatus

Niệc mỏ vằn

--

--

IIB

--

56

Psittacula alexandri

vẹt ngực đỏ

--

--

IIB

--

57

Psittacula roseata Biswas

Vẹt đầu hồng

--

--

IIB

--

58

Tyto alba

Cú lợn lưng xám

--

--

IIB

--

59

Ketupa zeylonensis

Dù dì phương đông

--

--

IIB

--

60

Loriculus vernalis

Vẹt lùn

 

--

IIB

--

61

Spilornis cheela

Diều hoa Miến Điện

--

--

IIB

--

62

Copsychus malabaricus

Chích chòe lửa

--

--

IIB

--

63

Gracula religiosa Linnaeus

Yểng

--

--

IIB

--

64

Garrulax vassali

Khướu đầu xám

--

--

IIB

--

65

Trochalopteron milnei

Khướu đuôi đỏ

--

--

IIB

--

66

Gekko gecko

Tắc kè

--

VU

--

--

67

Manouria impressa

Rùa núi viền

VU

VU

IIB

--

68

Varanus nebulosus

Kỳ đà vân

--

EN

IIB

Phụ lục II

69

Varanus salvator

Kỳ đà hoa

--

EN

IIB

Phụ lục II

70

Bungarus fasciatus

Rắn cạp nong

--

EN

--

--

71

Platysternon megacephalum Gray

Rùa đầu to

--

EN

IIB

Phụ lục II

72

Ptyas korros

Rắn ráo thường

--

EN

--

--

73

Python molurus

Trăn mốc

--

EN

IIB

Phụ luc I

74

Parahelicops annamensis Bourret

Rắn bình mũi Trung Bộ

DD

--

--

--

75

Naja atra Cantor

Rắn hổ mang

--

--

IIB

Phụ lục II

76

Ingerophrynus galeatus

Cóc rừng

--

VU

--

--

77

Brachyttarsophrys intermedia

Cóc mắt trung gian

VU

--

--

--

78

Leptolalax tuberrosus Inger

Cóc mày sần

VU

--

--

--

79

Hylarana attigua

Ếch at-ti-gua

VU

--

--

--

80

Rhacophorus annamensis Smith

Ếch cây Trug bộ

VU

--

--

--

81

Rhacophorus exechopygus

Ếch cây nếp da mông

VU

--

--

--

82

Quasipaa verrucospinosa

Ếch gai sần

NT

--

--

--

83

Leptobrachium pullum

Cóc mày Việt Nam

DD

--

--

--

84

Leptobrachium xanthospilum

Cóc mày đốm vàng

DD

--

--

--

85

Ophryophryne hansi Ohler

Cóc núi hansi

DD

--

--

--

86

Gracixalus supercornutus

Nhái cây sừng

DD

--

--

--

 

Phụ lục 4:

CÁC NHÓM NGÀNH THỰC VẬT Ở VQG KON KA KINH

Nhóm ngành

Số họ

Số chi

Số loài

Khuyết thực vật

24

54

109

Thực vật hạt trần

6

10

16

Thực vật hạt kín

151

689

1.629

Tống số

181

753

1.754

 

Phụ lục 5:

THÀNH PHẦN HỆ ĐỘNG VẬT VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

Khu hệ động vật

Bộ

Họ

Loài

Động vật có xương sống

30

81

555

Lớp thú (Mammalia)

8

26

88

Lớp chim (Aves)

17

54

326

Lớp bò sát (Reptilia)

2

12

77

Lớp ếch nhái (Amphibia)

1

6

58

Lớp cá vây tia (Actinopterygii)

2

3

6

Động vật không xương sống

1

10

321

Lớp côn trùng (Insecta)

1

10

321

Riêng bộ cánh vẩy (Lepidoptera)

1

10

321

Tổng

31

91

876

 

Phụ lục 6:

DANH SÁCH ĐỘNG VẬT ĐẶC HỮU TRONG VQG KON KA KINH

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Vượn má hung

Hylobates

2

Voọc chà vá chân xám

Pygathris nemaeus

3

Hổ

Panthera tigeris

4

Mang trường sơn

Muntiacus truongsonensis

5

Mang lớn

Muntiacus vuquangensis

6

Khướu đầu đen

Garulax milleti

7

Khướu mỏ dài

Jabouilleia danjoui

8

Khướu Kon Ka Kinh

Garulax konkakinhensis

9

Khướu đầu xám

Garrulax vassali

10

Trèo cây mỏ vàng

Sitta solangiae

11

Gà lôi vằn

Lophura nycthemera annamensis

12

Thày chùa đít đỏ

Megalaima lagrandieri

13

Thằn lằn buôn lưới

Shpnenomorphus buonluoicus

14

Thằn lằn đuôi đỏ (thằn lằn vạch)

Lipinia vittigera

15

Chàng sapa

Babina chapaensis

16

Ếch gai sần

Quasipaa verrucospinosa

 

Phụ lục 7:

DANH SÁCH CÁC LOÀI ĐỘNG TẠI CỨU HỘ, TÁI THẢ TẠI VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

TT

Tên loài cứu hộ, tái thả

Số lƯợng cá thể

2017

2018

2019

2020

2021

Cứu hộ

Tái thả

Cứu hộ

Tái thả

Cứu hộ

Tái thả

Cứu hộ

Tái thả

Cứu hộ

Tái thả

1

Cầy vòi hương (Paradoxurus Hermaphroditus)

 

 

5

5

 

 

 

 

 

 

2

Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus)

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

3

Trăn gấm (Python reticulatus)

 

 

 

1

3

3

1

1

 

 

4

Khỉ Vàng (Macaca mulatta)

1

1

1

1

 

 

 

 

 

 

5

Khỉ Mặt đỏ( Macaca arctoides)

 

 

 

 

1

1

3

3

1

1

6

Chim Đa đa (Francolinus pintadeanus)

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

7

Chồn Bạc má nam (Melogale personata)

 

 

 

 

2

2

 

 

 

 

8

Kỳ đà vân (Varanus bengalensis)

17

17

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Cầy Lỏn tranh (Herpestes javanicus)

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

10

Rắn ráo thường (Ptyas korros)

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

11

Rắn sọc dưa (Coelognathus radiata)

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

12

Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa)

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

13

Rùa Núi vàng (Indotestudo elongata)

 

 

 

 

6

6

11

11

2

2

14

Lợn rừng (Sus scrofa)

 

 

 

 

6

6

 

 

 

 

15

Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus)

 

 

 

 

2

2

 

 

 

 

16

Rùa Núi viền (Manouria impressa)

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

17

Rắn hổ mang bành (Naja atra)

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

18

Rùa đá (Mauremys reevesii )

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

19

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

20

Rùa đất Pulkin (Cyclemys pulchristiata)

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

21

Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea)

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

22

Nai ( Rusa unicolor)

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

23

Vượn Má hung (Nomascus gabrillae)

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

24

Hươu sao (Cervus nipponr)

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

25

Khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina)

 

 

 

 

 

 

1

1

2

2

26

Khướu bạc má (Garrulax chinensis)

 

 

 

 

 

 

5

5

 

 

27

Rùa đất lớn (Heosemys Grandis)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

28

Rùa đất Sê Pôn (Cyclemys tcheponensis )

 

 

 

 

 

 

 

 

9

9

Tổng cộng

18

18

6

8

24

43

53

26

15

15

 

Phụ lục 8:

THÀNH PHẦN HỆ THỰC VẬT KHU BTTN KON CHƯ RĂNG

Nhóm ngành

Số họ

Số chi

Số loài

Ngành Thông đất

6

3

2

Ngành Cỏ tháp bút

1

1

1

Ngành Dương xỉ

31

22

12

Ngành Thông

5

4

2

Ngành Ngọc lan

838

517

144

 

Phụ lục 9:

THÀNH PHẦN HỆ ĐỘNG VẬT KHU BTTN KON CHƯ RĂNG

Khu hệ động vật

Loài

Giống

Họ

Bộ

Lớp thú

80

63

27

9

Lớp chim

228

112

41

14

Lớp bò sát

38

33

15

2

Lớp lưỡng cư

34

22

6

1

Lớp cá

33

20

11

5

 

Phụ lục 10:

DANH MỤC LOÀI THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM KHU BTTN KON CHƯ RĂNG

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Ghi chú

1

Re hương

Cinnamomum parthenoxylon

Các loài quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam (2007)

 

2

Ô rô bà

Aucuba japonica

3

Dần toòng

Gynostemma pentaphyllum

4

Sao hải nam

Hopea hainanensis

5

Trắc

Dalbergia cochinchinensis

6

Trầm

Aquilaria crassna

7

Song bột

Calamus poilanei

8

Lan kim tuyến

Anoectochilus setaceus

9

Cánh sét

Dendrobium ochraceum

10

Ba gạc lá to

Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard

11

Sâm cau

Peliosanthes teta

12

Lát hoa

Chukrasia tabularis

13

Gội tía

Aglaia spectabilis

14

Lá khôi

Ardisia silvestris

15

Nưa gián đoạn

Amorphophallus interruptus

16

Kim tuyến

Anoectochilus lylei

Các loài nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 06/2019/NĚ- CP

17

Lan kim tuyến

Anoectochilus setaceus

18

Trắc

Dalbergia cochinchinensis

19

Vàng đắng

Coscinium fenestratum

20

Hoàng đằng

Fibraurea recisa

21

Bình vôi trắng

Stephania pierrei

22

Sao hải nam

Hopea hainanensis

Các loài quý hiếm theo tiêu chí của IUCN ver. 3.1. 2001 (2016)

23

Quế bạc

Cinnamomum mairei

24

Trầm

Aquilaria crassna

25

Nưa gián đoạn

Amorphophallus interruptus

26

Dầu lúng

Dipterocarpus baudii

27

Chò

Parashorea stellata

28

Trắc

Dalbergia cochinchinensis

29

Găng vàng hai hạt

Canthium dicoccum

30

Gắm núi

Gnetum montanum

31

Giổi găng

Paramichelia baillonii

32

Thị nọ lồi

Diospyros apiculata

33

Kim giao

Nageia fleuryi

34

Xoay

Dialium cochinchinense

35

Ngâu dịu

Aglaia edulis

36

Ngâu

Aglaia odorata

 

Phụ lục 11:

DANH SÁCH THỰC VẬT ĐẶC HỮU CỦA VIỆT NAM TRONG KHU BTTN KON CHƯ RĂNG

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Thích quả đỏ

Acer Erythramthurn

2

Du mooc

Bacceaurea silvestris

3

Lọng hiệp

Bolbophiltum hiepi

4

Song bột

Calarrus poilanei

5

Hoa khế

Caraibiodendrom selerumthum

6

Trắc

Dalbergia cochinchinensis

7

Hoàng thảo vạch đỏ

Dendrobium ochraceum

8

Xoay

Dialium cochinchinensis

9

Giổi xanh

Michelia mediocris

 

Phụ lục 12:

DANH SÁCH VÀ TÌNH TRẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT TRONG SÁCH ĐỎ Ở KHU BTTN KON CHƯ RĂNG

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Sách đỏ VN

Sách đỏ IUCN

1

Thích quả đỏ

Acer Erythramthurn

 

I

2

Súm trái nhỏ

Adimandramicrocarpa

E

R

3

Lan kim tuyến

Anoectochilus setaceus

E

 

4

Trầm gió

Aquilaria crassna

R

 

5

Lọng hiệp

Bulbophiltum hiepi

K

 

6

Song bột

Calarrus poilanei

K

V

7

Lát lông

Chukrasis tabularis var velzitina

K

 

8

Re hương

Cinnamomum parthenoxlon

K

R

9

Vàng đắng

Cosinium fenestratum

V

 

10

Hoa khế

Caraibiodendrom selerumthum

R

 

11

Cẩu tích

Cybotium baronnetz

K

 

12

Hoàng đàn giả

Dcrydiumelatum

K

 

13

Trắc

Dalbergia cochinchinensis

V

 

14

Hoàng thảo vạch đỏ

Dendrobium ochraceum

R

 

15

Xoay

Dialium cochinchinensis

K

 

16

Dầu lông

Dipterocarpus Bandi

 

V

17

Sao hải nam

Hopea hainanensis

K

E

18

Kim giao

Nageia fleugi

V

V

19

Mỡ vạng

Pachylarnux praecaiva

V

 

20

Hồng quang

Rhodoleia championii

V

 

21

Ba gạc miên

Rauvolfia cambodiana

T

 

 



[1] Chương trình hành động số 899/CTr-UBND ngày 09/5/2022 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030.

[2] Chương trình hành động số 899/CTr-UBND ngày 09/5/2022 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2279/KH-UBND năm 2022 hành động về đa dạng sinh học tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Số hiệu: 2279/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 09/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Kpă Thuyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản