Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2270/KH-UBND

Bến Tre, ngày 24 tháng 5 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2013-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, lao động sống ở nông thôn chiếm gần 90%. Các lĩnh vực kinh tế, công thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn còn chậm phát triển. Tỷ lệ qua đào tạo đạt 44,5%, trong đó đào tạo nghề chỉ đạt 18%. Mặc dù, trong những năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư cho công tác dạy nghề nhưng vẫn còn bất cập, đó là lực lượng lao động qua đào tạo nghề và đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh do có sự mất cân đối về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu ngành nghề, trong khi đó công tác đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư, xây dựng, trang thiết bị chưa đầy đủ; đội ngũ giáo viên thiếu và yếu; ngành nghề còn ít, quy mô tuyển sinh trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020” là một quyết sách nhằm tháo gỡ những khó khăn và đổi mới cơ bản, mạnh mẽ về dạy nghề nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập để nâng cao chất lượng, phát triển quy mô, cân đối trình độ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu lao động.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển dạy nghề giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DẠY NGHỀ

1. Thực trạng công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh:

Hiện nay, Bến Tre có 18 cơ sở dạy nghề, gồm 14 cơ sở dạy nghề công lập và 05 cơ sở dạy nghề tư nhân. Trong đó, cơ sở dạy nghề công lập có 01 trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 02 Trường Trung cấp nghề Bến Tre thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; 07 Trung tâm dạy nghề các huyện; 02 Trung tâm dạy nghề của tổ chức chính trị, xã hội và 02 cơ sở tham gia dạy nghề là Trung tâm Giới thiệu việc làm Bến Tre và Trường Cao đẳng Bến Tre thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong những năm qua, các cơ sở dạy nghề công lập được đầu tư xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất. Hiện tại, các cơ sở dạy nghề công lập đã xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các phòng học, xưởng, văn phòng và các công trình phụ khác là 18.263 m2 trên tổng diện tích đất là 199.817 m2.

Đầu tư trang thiết bị cho các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề đủ điều kiện đào tạo trình độ nghề tương đương, tập trung cho các nghề như: cắt gọt kim loại; điện công nghiệp; điện tử công nghiệp; điện tử dân dụng; kế toán doanh nghiệp; quản trị mạng máy tính; công nghệ ô tô; may và thiết kế thời trang; kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; kỹ thuật xây dựng; hàn; chế biến thủy sản; quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ; hướng dẫn viên du lịch… Các trung tâm dạy nghề đầu tư cho các nghề có trình độ sơ cấp như: nhóm nghề trồng trọt; nhóm nghề chăn nuôi, thú y; chế biến thức ăn; điện cơ; hàn, tiện; sửa chữa máy nổ; nghề lắp đặt điện nội thất; may công nghiệp; sửa chữa máy kéo công suất nhỏ; sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực...

Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề các cơ sở dạy nghề công lập có tổng số là 543 người. Phân theo nhóm đào tạo cụ thể: cán bộ quản lý dạy nghề là 121 người (trình độ đại học và sau đại học là 95 người, trình độ cao đẳng và trung cấp là 26 người); Giáo viên dạy nghề là 422 người: Giáo viên cơ hữu là 226 người, giáo viên hợp đồng là 196 người (trình độ sau đại học và đại học là 279 người, trình độ cao đẳng và trung cấp là 68 người, trình độ khác là 75 người). Trong đó, trình độ đạt chuẩn là 339 người.

Nếu chỉ tính riêng các cơ sở dạy nghề thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì tổng số cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề là: 464 người. Trong đó cán bộ quản lý là 105 người; giáo viên là 359 người có 182 giáo viên cơ hữu, có 06 giáo viên có trình độ thạc sĩ.

Về quy mô đào tạo: Bình quân mỗi năm, các cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh đào tạo gần 9.000 người, được phân chia cụ thể như: trình độ cao đẳng nghề khoảng 250 người, trung cấp nghề 500 người, còn lại là đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng.

Chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng và trung cấp nghề được xây dựng và ban hành trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Các chương trình sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, các cơ sở dạy nghề ban hành dựa vào các quy định và điều kiện thực tế.

2. Đánh giá chung:

* Những mặt làm được:

- Các cơ sở dạy nghề được bố trí đều trên địa bàn toàn tỉnh đã từng bước được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới, được đầu tư trang thiết bị, quy mô và chất lượng đào tạo được nâng lên; dạy nghề đã một phần đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và giúp người lao động tìm việc làm, ổn định được cuộc sống.

* Hạn chế:

- Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý về ngành nghề, (các nghề kế toán doanh nghiệp, nhóm nghề tin học chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số đào tạo cao đẳng nghề và trung cấp nghề); chênh lệch về trình độ nghề (trình độ cao đẳng nghề chiếm gần 2,7%; trung cấp nghề 5,5% sơ cấp và ngắn hạn chiếm 91,8%). Các cơ sở dạy nghề tập trung đào tạo theo chỉ tiêu phân bổ và các ngành nghề truyền thống, đào tạo theo tư duy cũ chưa có nghề mới để đáp ứng được nhu việc làm và thị trường lao động.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị đầu tư chưa đồng bộ, thiếu các nhà xưởng, đặc biệt là các phòng học lý thuyết, do vậy chưa phát huy hết hiệu quả các trang thiết bị hiện có.

- Bộ máy các cơ sở dạy nghề hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu, đội ngũ giáo viên còn thiếu, cán bộ quản lý chưa bố trí kịp thời. Nhà nước có chủ trương, chính sách xã hội hóa dạy nghề nhưng các thành phần kinh tế tham gia còn ít và quy mô nhỏ.

* Nguyên nhân hạn chế:

- Thời gian qua chưa tập trung nhiều cho đầu tư công tác dạy nghề cũng như cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy chưa tương xứng với nhu cầu đào tạo hiện nay, nên năng lực các cơ sở dạy nghề chưa cao.

- Nhận thức của người dân trong đào tạo nghề nghiệp còn hạn chế, điều kiện kinh tế còn khó khăn dẫn đến người dân chưa quan tâm đến việc học nghề để có tay nghề và có việc làm ổn định.

- Người học nghề xong khó tìm việc làm, dạy nghề chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động để tạo việc làm cho người học sau đào tạo.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý:

Từ thực trạng dạy nghề trong những năm qua trên địa bàn tỉnh như đã nêu trên có những mặt thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn nhất định. Do đó Kế hoạch phát triển dạy nghề được xây dựng căn cứ vào:

- Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020”;

- Quyết định 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Cính phủ về ban hành các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015;

- Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Tỉnh ủy Bến Tre “Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre năm 2011 và định hướng đến năm 2020”;

- Công văn số 1378-CV/TU ngày 11/01/2013 của Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Quyết định số 1108/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về Phê duyệt “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011- 2020”.

2. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề năm 2013-2015 và định hướng đến năm 2020

2.1. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo:

Theo số liệu của Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bến Tre thì đến năm 2015 sẽ có 763.068 lao động làm việc trong các ngành kinh tế, chia ra khu vực I: 358.642 lao động chiếm 47%; khu vực II: 175.505 lao động chiếm 23%; khu vực III: 228.020 lao động chiếm 30%. Đến năm 2020 thì khu vực I là 314.448 lao động, chiếm 40%; khu vực II là 220.113 lao động chiếm 27%; khu vực III là 228.920 lao động chiếm 33%.

Từ sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo quy hoạch, nhu cầu đến năm 2015 dự kiến có 381.534 lao động qua đào tạo, chiếm 50% tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25%. Giai đoạn 2011-2015 cần 82.383 lao động được đào tạo mới về các trình độ.

Đến năm 2020 dự kiến có 471.671 lao động qua đào tạo, chiếm 60% tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ 35%. Giai đoạn 2016-2020 cần đào tạo thêm 90.137 lao động được đào tạo mới về các trình độ.

Ngoài ra, theo số liệu tham khảo từ các tỉnh bạn như: thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu lao động đến năm 2015 và 2020, mỗi giai đoạn 150.000 lao động; Bình Dương 250.000 lao động, Đồng Nai là 200.000 lao động,... Tổng nhu cầu lao động đến năm 2020 đối với khu vực Đông Nam Bộ là 1.200.000 lao động, bình quân mỗi năm cần 120.000 lao động. Trong tỉnh, đối với thị trường lao động ngoài nước, mỗi năm có khoảng 500 - 1000 lao động đi làm việc ở nước ngoài cần phải đào tạo nghề.

Như vậy, nhu cầu lao động qua đào tạo nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thị trường lao động trong khu vực và xuất khẩu lao động là rất lớn và xu hướng ngày càng thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao.

2.2. Dự báo cung lao động cho đào tạo nghề:

Nguồn cung lao động cho đào tạo nghề tập trung ở các nhóm như: học sinh Trung học cơ sở, trung học phổ thông không tiếp tục học lên trên, học sinh tốt nghiệp phổ thông không có điều kiện học đại học, bộ đội xuất ngũ, người thất nghiệp hoặc thiếu việc làm cần đào tạo hoặc đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp… Theo thống kê hàng năm có trên 20.000 người có thể tham gia học nghề, trong đó, trên 10.000 người là thanh niên có điều kiện học trung cấp, cao đẳng nghề ngoài ra còn có gần 25.000 hộ nông dân cần giúp kiến thức, bồi dưỡng để sản xuất canh tác nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Mục tiêu

1.1 Mục tiêu chung:

- Củng cố hệ thống cơ sở dạy nghề công lập; đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, từng bước tăng qui mô hợp lý, nâng cao chất lượng; nâng cấp và hoàn chỉnh cơ sở vật chất; tuyển mới, bồi dưỡng nâng chất đội ngũ giáo viên các cơ sở dạy nghề công lập đạt chuẩn theo quy định.

- Dạy nghề đáp ứng được nhu cầu cơ bản của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu và trình độ nghề hợp lý, hình thành đội ngũ lao động lành nghề và nghề phổ cập cho người lao động; chất lượng của một số nghề đạt trình độ quốc gia như: nghề vận hành máy xây dựng; chế biến và bảo quản thủy sản; kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy vi tính; quản trị mạng máy tính. nghề đạt trình độ phát triển của các nước trong khu vực ASEAN như: quản trị khách sạn; công nghệ ô tô.

- Giai đoạn 2013-2015 có 381.534 lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%. Trên cơ sở đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 25%. Giai đoạn 2016 - 2020 có 471.671 lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% , trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%.

2.1 Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2013 - 2015 tổ chức đào tạo 35.350 lao động, chia theo trình độ nghề: Cao đẳng nghề 1.000 người; trung cấp nghề 4.050 người, sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng: 30.300 người; có 10% cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề đạt trình độ thạc sĩ trở lên.

- Giai đoạn 2016-2020, tổ chức đào tạo 72.000 người. Trong đó đào tạo cao đẳng nghề và Trung cấp nghề là 26.000 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 46.000 người; có 20% cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề đạt trình độ thạc sĩ trở lên.

- Đầu tư cơ sơ vật chất và trang thiết bị cho 12 cơ sở dạy nghề công lập gồm có 03 Trường dạy nghề: 01 Trường Cao đẳng nghề và 02 trường Trung cấp nghề 7 Trung tâm dạy nghề cấp huyện; 02 Trung tâm dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Hội người mù.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Đào tạo nghề:

* Giai đoạn 2013-2015: Dự kiến đào tạo 35.350 người, trong đó cao đẳng nghề 1.000 người, trung cấp nghề 4.050 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 30.300 người.

Biểu: Tổng hợp số lượng đào tạo giai đoạn 2013-2015

TT

Đơn vị

Tổng

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng

1

Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi

8.850

700

1.550

6.600

2

Trường Trung cấp nghề Bến Tre

4.150

 

1.500

2.650

3

Trường Trung cấp nghề Mỏ Cày Bắc

650

 

200

450

4

Trường Cao đẳng Bến Tre, các trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề tư nhân

20.600

 

 

20.600

5

Đào tạo tại các trường nghề ngoài tỉnh

1.100

300

800

 

 

Tổng cộng

35.350

1.000

4.050

30.300

* Giai đoạn 2016-2020: dự kiến đào tạo 72.000 người, trong đó cao đẳng nghề 8.000 người, trung cấp nghề 18.000 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 46.000 người.

Biểu: Tổng hợp số lượng đào tạo giai đoạn 2016-2020

Số TT

Đơn vị

Tổng số đào tạo (người)

Trong đó

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng

1

Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi

12.000

5.000

4.000

3.000

2

Trường Cao đẳng nghề Bến Tre

8.500

1.500

5.000

2.000

3

Trường Trung cấp nghề Mỏ Cày Bắc

4.000

 

2.000

2.000

4

Trường Trung cấp nghề Ba Tri

5.000

 

1.000

4.000

5

Các trung tâm dạy nghề

35.000

 

 

35.000

6

Đào tạo tại các trường nghề ngoài tỉnh

7.500

1.500

6.000

 

 

Tổng cộng

72.000

8.000

18.000

46.000

2.2. Ngành nghề đào tạo:

Để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch chú trọng đến các nghề phi nông nghiệp đang đào tạo và thêm một số nghề mới phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương nhất là các nghề được đầu tư trọng điểm theo quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 07 tháng 7 năm 2011. Giai đoạn 2013 - 2020 tập trung đào tạo các ngành nghề:

* Giai đoạn 2013-2015

- Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp: Đào tạo cho 13.500 lao động trong nhóm nghề nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thủy hải sản; thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng nhỏ; sửa chữa máy tàu thủy, nhóm nghề cơ khí nông nghiệp…

- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Đào tạo cho 15.000 lao động trong nhóm nghề cơ khí, điện, điện tử; ô tô; cơ - điện lạnh; nghề xây dựng, vận hành máy xây dựng, công trình thủy lợi; kỹ thuật xây dựng, công nghệ may...

- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Đào tạo cho 6.850 lao động trong nhóm nghề phi nông nghiệp như: đào tạo nghề hướng dẫn du lịch, quản trị nhà hàng khách sạn; kỹ thuật chế biến món ăn, thủ công mỹ nghệ, quản trị kinh doanh; kế toán tài chính; sửa chữa máy tính; quản trị mạng máy tính, dịch vụ chăm sóc gia đình.

* Giai đoạn 2016-2020

- Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp: Đào tạo cho 23.000 lao động trong nhóm nghề nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thủy hải sản; thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng nhỏ; sửa chữa máy tàu thủy, nhóm nghề cơ khí nông nghiệp…

- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Đào tạo cho 32.000 lao động trong nhóm nghề cơ khí chế tạo máy, điện, điện tử; ô tô; cơ - điện lạnh; vận hành máy xây dựng, công trình thủy lợi; kỹ thuật xây dựng, công nghệ may...

- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Đào tạo cho 17.000 lao động trong nhóm nghề phi nông nghiệp như: đào tạo nghề hướng dẫn du lịch, quản trị nhà hàng khách sạn; kỹ thuật chế biến món ăn, thủ công mỹ nghệ, quản trị kinh doanh; kế toán tài chính; sửa chữa máy tính; quản trị mạng máy tính, dịch vụ chăm sóc gia đình.

Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề còn đào tạo những nghề trọng điểm cụ thể như sau:

- Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi: công nghệ ô tô; quản trị mạng máy tính; quản trị khách sạn. ngoài ra phát triển các nghề cơ khí chế tạo;

- Trường Trung cấp nghề Bến Tre: nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; nghề chế biến và bảo quản thủy sản; nghề vận hành máy xây dựng, ngoài ra phát triển các nghề cơ khí chế tạo, cơ điện nông thôn, lái xe chuyên dụng;

- Trường Trung cấp nghề Mỏ Cày Bắc: tiểu thủ công nghệ chế biến sản phẩm từ cây dừa; sản xuất cây giống; nghề chăn nuôi, nghề cơ khí nông nghiệp, nghề nông nghiệp

- Trường trung cấp nghề Ba Tri: nghề sửa chữa máy tàu thủy; nghề sửa chữa vỏ tàu.

- Trung tâm dạy nghề Bình Đại: nghề chế biến thủy, hải sản; nghề nuôi trồng thủy sản.

- Trung tâm dạy nghề Châu Thành: nghề điện cơ; nghề hàn - tiện; nghề lắp đặt điện nội thất.

- Trung tâm dạy nghề Giồng Trôm: nghề kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực; sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.

2.3. Tổ chức bộ máy các cơ sở dạy nghề:

* Trường nghề:

Các Trường Cao đẳng nghề tổ chức bộ máy được thực hiện theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH và trường Trung cấp nghề tổ chức bộ máy thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành Điều lệ mẫu trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề. Cơ cấu tổ chức nhân sự của nhà trường công lập gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng; các hội đồng tư vấn; phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác; các khoa và bộ môn trực thuộc trường; các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề.

* Trung tâm dạy nghề :

Thực hiện theo Thông tư số 29/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 23 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc hướng dẫn định mức biên chế của Trung tâm dạy nghề công lập. Định mức biên chế bao gồm: mỗi Trung tâm có 01 giám đốc và không quá 02 phó giám đốc, 01 phụ trách công tác đào tạo, thiết bị, 01 phụ trách công tác tổ chức, hành chính, quản trị, 01 phụ trách công tác kế toán, tài vụ. Biên chế giáo viên của Trung tâm được xác định theo tỷ lệ 01 giáo viên trên 20 học sinh quy đổi.

Trước mắt giai đoạn 2013-2015 mỗi Trung tâm dạy nghề cấp huyện có từ 2-3 giáo viên cơ hữu cho ngành nghề trọng điểm. Giai đoạn 2016-2020 từng bước bố trí biên chế, cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định.

2.4. Đào tạo đội ngũ giáo viên: (kèm phụ lục 1)

- Giai Đoạn 2013 - 2015: cần tuyển mới 94 giáo viên, đảm bảo tỷ lệ quy đổi khoảng 01 giáo viên/20 học sinh; đảm bảo có 100% giáo viên đạt chuẩn; đào tạo sau đại học cho 35 cán bộ quản lý và giáo viên để đảm bảo 10% giáo viên có trình độ sau đại học.

- Giai Đoạn 2016 - 2020: duy trì tỷ lệ giáo viên trên học sinh quy đổi là 1/20. Tuyển mới 50 giáo viên được đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật và tuyển mới 20 cán bộ quản lý; đào tạo sau đại học cho 60 cán bộ, giáo viên để đạt 20% cán bộ, giáo viên có trình độ sau đại học.

Kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề: 4,25 tỷ (Phụ lục 2)

2.5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị:

Đầu tư hoàn chỉnh trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. Chú trọng tập trung đầu tư Trường Trung cấp nghề Mỏ Cày Bắc, đồng thời đầu tư 3 nghề trọng điểm cho Trường trung cấp nghề Bến Tre. Đầu tư 4 Trung tâm dạy nghề là: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm mỗi trung tâm tập trung đầu tư thiết bị cho 1 đến 3 nghề chủ lực để xây dựng thương hiệu của cơ sở nhằm phân công đào tạo phù hợp với đặc điểm của địa phương, trình độ và năng lực đào tạo.

* Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: (kèm phụ lục 3).

- Giai đoạn 2013-2015 cần sửa chữa và xây dựng mới 1.424 m2 phòng học lý thuyết, thực hành và công trình phụ trợ khác, với tổng kinh phí là 124 tỷ. Trung ương hỗ trợ là 70 tỷ đồng, địa phương 54 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 cần phải xây dựng thêm 2.860 m2, với tổng kinh phí là 83 tỷ. Trung ương hỗ trợ là 73 tỷ đồng, địa phương 10 tỷ đồng.

* Trang thiết bị: (kèm phụ lục 4).

Tập trung đầu tư bố trí trang thiết bị cho phù hợp với các ngành nghề chủ lực để phát huy tối đa hiệu quả công tác đào tạo nghề.

- Giai đoạn 2013-2015, kinh phí đầu tư trang thiết bị 73,5 tỷ đồng. Trung ương hỗ trợ là 62,5 tỷ đồng , địa phương 11 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020, kinh phí đầu tư trang thiết bị 24 tỷ. Trung ương hỗ trợ là 22 tỷ đồng , địa phương 2 tỷ đồng.

2.6. Xây dựng chương trình, giáo trình:

Trên cơ sở chương trình khung đã được Tổng cục Dạy nghề ban hành, các Trường, Trung tâm dạy nghề đã xây dựng và ban hành 12 chương trình Cao đẳng nghề; 19 chương trình trung cấp nghề và 23 chương trình sơ cấp nghề. Trong giai đoạn 2013 - 2020 các trường nghề, phải tiếp tục xây dựng các chương trình của Trường mình trên cơ sở chương trình khung của Tổng cục Dạy nghề ban hành. Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chủ động xây dựng giáo trình cho phù hợp với chương trình và điều kiện của nhà trường. Đối với các Trung tâm dạy nghề tùy theo yêu cầu của ngành nghề đào tạo mà tổ chức biên soạn chương trình cho phù hợp.

3. Giải pháp:

3.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề:

- Biên chế đủ và nâng chất cán bộ quản lý về dạy nghề cấp tỉnh thông qua việc đào tạo sau đại học, mỗi huyện có 01 biên chế cán bộ quản lý về dạy nghề, đề cao vai trò quản lý nhà nước về dạy nghề đối với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ sở dạy nghề công lập:

- Các Trường nghề, Trung tâm dạy nghề kiện toàn lại tổ chức, bố trí đủ biên chế, có kế hoạch tuyển dụng đủ đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các ngành nghề, nhất là các nghề trọng điểm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các trường và trung tâm dạy nghề là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện tự trang trải một phần kinh phí, từng bước phát triển theo hướng khuyến khích các đơn vị tự trang trải toàn bộ kinh phí.

- Các cơ sở dạy nghề đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, việc tổ chức đào tạo theo hướng đào tạo phải đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; tiếp cận với tiến bộ công nghệ để đạt chuẩn quốc gia và khu vực.

3.3. Xây dựng cơ sở dạy nghề:

- Cơ sở dạy nghề công lập: thực hiện xây dựng, nâng cấp cơ sở dạy nghề công lập. Mỗi năm ngân sách địa phương cần đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất dạy nghề, phấn đấu đến 2015 hoàn thành hệ thống cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh như mục tiêu đã đề ra. Ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần kinh phí để nâng cấp và tập trung đầu tư trang thiết bị dạy nghề.

- Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề nhằm hình thành hệ thống dạy nghề theo hình thức đa dạng phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học nghề của người lao động. Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập có đủ điều kiện được tham gia đào tạo nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cơ sở dạy nghề tư thục được khuyến khích tham gia dạy nghề, nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo. Khuyến khích các công ty, doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập Trường nghề, Trung tâm dạy nghề nhất là các doanh nghiệp ở khu công nghiệp; hỗ trợ các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp mở rộng qui mô, ngành nghề đào tạo kết hợp việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để thu hút lao động tham gia học nghề gắn với nhu cầu giải quyết việc làm sau đào tạo, theo chính sách xã hội hóa của nhà nước.

3.4. Đối với giáo viên:

- Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện có, tăng cường công tác đào tạo sau đại học. Tổ chức tuyển mới giáo viên được đào tạo ở các trường Đại học sư phạm kỹ thuật bằng nhiều hình thức. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi về bố trí nhà ở công vụ đối với giáo viên dạy nghề.

3.5. Đào tạo gắn với việc làm:

Đào tạo nghề cần gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động khu vực, các vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh hoạt động thông tin thị trường lao động trong và ngoài tỉnh để nắm bắt nhu cầu phục vụ cho kế hoạch đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh để cung ứng lực lượng lao động qua đào tạo, phối hợp chặt chẽ việc thực hiện tốt quy chế giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp được ký kết. Đào tạo nghề phải phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch thu hút đầu tư của tỉnh. Đảm bảo từ 70% trở lên người lao động qua đào tạo nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

3.6. Phân luồng đào tạo cho học sinh:

Có kế hoạch định hướng phân luồng học sinh tham gia học nghề. Tổ chức rà soát số học sinh không tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh đã tốt nghiệp nhưng không tiếp tục học, hoặc học sinh không có khả năng học đại học, cao đẳng động viên các em tham gia học nghề. Có chính sách giảm học phí cho học sinh học trung cấp nghề.

3.7. Tăng cường công tác liên thông, liên kết và hợp tác đào tạo trong khu vực:

Thưc hiện việc đào tạo liên thông, tổ chức liên kết trong đào tạo nghề bao gồm liên thông từ sơ cấp lên trung cấp, cao đẳng nghề; liên thông từ trung cấp, cao đẳng nghề lên đại học. Liên kết giữa các trường nghề, trung tâm dạy nghề trong tỉnh; liên kết trường nghề với các trường ngoài tỉnh. Chú ý đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề công lập tạo ra một sản phẩm chất lượng, thương hiệu có uy tín trên thị trường lao động.

Tăng cường mối quan hệ và hợp tác với các trường ngoài tỉnh, khu vực về nghiên cứu khoa học dạy nghề, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến để nâng cao chất lượng dạy nghề.

Thực hiện chính sách cử tuyển, đưa lao động đi ra ngoài tỉnh đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề đối với các nghề mà tỉnh không có khả năng đào tạo.

3.8. Công tác thông tin tuyên truyền:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phong phú về hình thức, sâu sắc về nội dung; nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, chú trọng giáo dục nghề nghiệp, tập trung phân luồng ngay từ các trường phổ thông cơ sở; tư vấn học nghề và giải quyết việc làm sau học nghề phải thiết thực và có hiệu quả.

3.9. Tổng kinh phí thực hiện : (Phụ lục 7)

Tổng kinh phí thực hiện là 374,75 tỷ đồng, trong đó :

- Trung ương: 282,40 tỷ đồng.

- Địa phương: 92,35 tỷ đồng.

Trong đó, bao gồm chi cho các nội dung cụ thể sau:

* Giai đoạn 2013-2015: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là 124 tỷ đồng; đầu tư trang thiết bị dạy nghề là 73,5 tỷ đồng; đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề là 2,45 tỷ đồng, tổ chức hỗ trợ học nghề là 26 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là 83 tỷ đồng; đầu tư trang thiết bị dạy nghề là 24 tỷ đồng; đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề là 1,8 tỷ đồng, tổ chức hỗ trợ học nghề là 40 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương trong Chương trình mục tiêu quốc gia về Dạy nghề, đồng thời tranh thủ từ nguồn xã hội hóa.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để đảm bảo triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển dạy nghề tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 đạt mục tiêu và có hiệu quả thiết thực, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu theo yêu cầu đề ra. Liên hệ chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động nghề của tỉnh. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, hàng năm phối hợp vớ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Chủ trì tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, giám sát và báo cáo sơ, tổng kết kế hoạch theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối kinh phí ngân sách bảo đảm tiến độ thực hiện kế hoạch này, theo dõi kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư theo quy định; giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho các ngành có liên quan, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng chính sách xã hội hóa y tế, giáo dục, dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính: Bố trí kinh phí cho các nội dung hoạt động của kế hoạch, theo dõi kiểm tra, đánh giá, quyết toán theo quy định. Hướng dẫn các địa phương, các ngành có liên quan thực hiện quy định về kinh phí dạy nghề.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức định hướng phân luồng học sinh tham gia học nghề, phối hợp tuyên truyền, vận động học sinh, nhất là số học sinh không có khả năng học đại học, cao đẳng; học sinh bỏ học tham gia học nghề. Chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên tham gia công tác đào tạo nghề.

5. Sở Nội vụ: Hướng dẫn các huyện, thành phố và các sở, ban ngành có liên quan kiện toàn tổ chức, bộ máy biên chế các trường nghề, trung tâm dạy nghề theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để các trường, trung tâm dạy nghề sớm hoàn thiện tổ chức nhằm đi vào hoạt động ổn định. Chủ trì, tham mưu xây dựng chính sách thu hút cán bộ, giáo viên dạy nghề trong đó có chế độ ưu đãi cho cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên dạy nghề được hưởng chính sách như giáo viên và cán bộ quản lý của ngành giáo dục.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chỉ đạo xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư có đủ cơ sở vật chất, giáo viên tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

7. Các sở, ngành có liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt nhu cầu đào tạo lao động phục vụ cho phát triển ngành. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nếu có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: Có kế hoạch vận động tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức thành viên xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên, con, em hội viên, đoàn viên và vận động nhân dân tích cực tham gia công tác tác đào tạo nghề. Đồng thời phối hợp với các ngành để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm góp phần thực hiện tốt công tác đào tạo nghề trên địa bàn.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Thực hiện tốt quản lý nhà nước về dạy nghề, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu đào tạo và xã hội hóa dạy nghề trên địa bàn. Củng cố tổ chức nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm dạy nghề. Quan tâm bố trí biên chế cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề tại các trung tâm dạy nghề.

10. Các Cơ sở dạy nghề: Xây dựng kế hoạch dạy nghề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện tốt chỉ tiêu đào tạo nghề theo các cấp trình độ đã được giao trong từng giai đoạn của kế hoạch. Chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm, nghiên cứu đề xuất các ngành nghề mới cần được đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội.

Trên đây là nội dung Kế hoạch phát triển dạy nghề tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình triển khai thực hiện có vấn đề khó khăn, vướng mắc báo cáo về cơ quan Thường trực (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết kịp thời./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Nghĩa

 

PHỤ LỤC I

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, TUYỂN MỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020

 Đơn vị tính: Người

TT

Nội dung

Tổng số

Số lượng chia theo từng năm

2012

2013

2014

2015

2016-2020

I

 TUYỂN MỚI

179

10

30

39

30

70

1

Giáo viên

144

10

25

29

30

50

2

Cán bộ quản lý

35

 

5

10

 

20

II

BỒI DƯỠNG

277

35

79

47

51

65

1

Bồi dưỡng, chuẩn hoá cho giáo viên

141

35

35

35

36

 

2

Đào tạo sau đại học cho giáo viên

100

 

8

12

15

60

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý

36

 

36

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

BẢNG KẾ HOẠCH KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

  Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Tổng

Kinh phí chia theo từng năm

2013

2014

2015

2016-2020

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

1

Bồi dưỡng, chuẩn hóa GV

0,9

0,3

 

0,3

 

0,3

 

 

 

2

Đào tạo sau đại học cho GV

2,85

 

0,24

 

0,36

 

0,45

 

1,8

3

Bồi dưỡng cán bộ quản lý

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

4,25

0,3

0,74

0,3

0,36

0,3

0,45

 

1,8

 

PHỤ LỤC III

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

  Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Cơ sở dạy nghề

Tổng

Trong đó

Kinh phí chia theo từng năm

2013

2014

2015

2016-2020

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

1

TTDN Ba Tri

37

27

13

0

0

1

0

1

3

25

10

2

TTDN Châu Thành

5,5

3,5

2

1,5

0

1

2

1

0

 

 

3

TTDN Giồng Trôm

6,5

2,5

4

0,5

0

1

2

1

2

 

 

4

TTDN Mỏ Cày Nam

5,5

2,5

3

0,5

0

1

0

1

3

 

 

5

TTDN Thạnh Phú

4,5

2,5

2

0,5

0

1

2

1

0

 

 

6

TTDN Bình Đại

1

1

0

0

0

1

0

0

0

 

 

7

TTDN Hội liên hiệp phụ nữ

3

3

0

0

0

2

0

1

0

 

 

8

Trường TCN Bến Tre

41

26

15

5

1,5

10

13,5

11

0

 

 

9

Trường TCN Mỏ Cày Bắc

100

75

25

8

7

9

12

10

6

48

 

 

Cộng

207

143

64

16

8,5

27

31,5

27

14

73

10

 

PHỤ LỤC IV

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ

  Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Cơ sở dạy nghề

Tổng

Trong đó

Kinh phí chia theo từng năm

2013

2014

2015

2016-2020

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

1

TTDN Ba Tri

12,5

12,5

0

0

0

1,5

0

1

0

10

 

2

TTDN Châu Thành

4,5

4,5

0

0

0

1,5

0

1

0

2

 

3

TTDN Giồng Trôm

4,5

4,5

0

0

0

1,5

0

1

0

2

 

4

TTDN Chợ Lách

4,5

4,5

0

0

0

1,5

0

1

0

2

 

5

TTDN M.Cày Nam

1,5

1,5

0

0

0

1

0

0,5

0

0

 

6

TTDN Thạnh Phú

1,5

1,5

0

0

0

1

0

0,5

0

0

 

7

TTDN Bình Đại

1,5

1,5

0

0

0

1

0

0,5

0

0

 

8

TTDN Hội liện hiệp phụ nữ

2

1

1

0

0

0

0

0

0

1

1

9

Trung tâm GTVL

4

0

4

0

0

0

2

0

1

0

1

10

Trường TCN Bến Tre

43

38

5

0

0

18

5

20

0

0

 

11

Trường TCN Mỏ Cày Bắc

18

15

3

0

0

5

3

5

0

5

 

Tổng cộng

97,5

84,5

13

0

0

32

10

30,5

1

22

2

 

PHỤ LỤC V

BẢNG KẾ HOẠCH QUY MÔ VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 

  Đơn vị tính: Người

TT

Cơ sở dạy nghề

2013

2014

2015

2016-2020

TC

SC và dưới 3 tháng

TC

SC và dưới 3 tháng

TC

SC và dưới 3 tháng

TC

SC và dưới 3 tháng

1

CĐN Đồng Khởi

200

450

2.100

200

500

2.200

300

600

2.300

5.000

4.000

3.000

2

TCN Bến Tre

 

450

850

 

500

900

 

550

900

1.500

5.000

2.000

3

TCN M.Cày Bắc

 

 

 

 

 

150

 

200

300

 

2.000

2.000

4

TTDN Ba Tri

 

 

800

 

 

800

 

 

800

 

1.000

4.500

5

TTDN Châu Thành

 

 

800

 

 

900

 

 

900

 

 

4.500

6

TTDN Giồng Trôm

 

 

900

 

 

1.000

 

 

1.000

 

 

4.500

7

TTDN Chợ Lách

 

 

500

 

 

600

 

 

600

 

 

4.500

8

TTDN M.Cày Nam

 

 

800

 

 

800

 

 

800

 

 

4.500

9

TTDN Thạnh Phú

 

 

600

 

 

700

 

 

850

 

 

4.500

10

TTDN Bình Đại

 

 

800

 

 

900

 

 

950

 

 

4.500

11

TTDN Hội phụ nữ

 

 

400

 

 

500

 

 

550

 

 

2.400

12

Trung tâm GTVL

 

 

500

 

 

550

 

 

700

 

 

3.500

13

TTDN người khuyết tật

 

 

200

 

 

200

 

 

200

 

 

1.600

14

Đào tạo, bồi dưỡng ngoài tỉnh

100

300

 

100

300

 

100

200

 

1.500

6000

 

 

Tổng cộng

300

1.200

9.250

300

1.300

10.200

400

1.550

10.850

8.000

18.000

46.000

 

PHỤ LỤC VI

BẢNG KINH PHÍ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỖ TRỢ HỌC NGHỀ

  Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Trình độ đào tạo nghề

Tổng

2013

2014

2015

2016-2020

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

1

Cao đẳng nghề

3

 

 

 

 

 

 

 

3

2

Trung cấp nghề

 

 

 

 

 

 

 

3

Sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng

63

7

 

8

1

9

1

30

7

 

Tổng cộng

66

7

 

8

1

9

1

30

10

 

PHỤ LỤC 7

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ CHUNG

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Tổng cộng

2013

2014

2015

2016-2020

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

1

Đầu tư xây dựng

143

64

16

8,5

27

31,5

27

14

73

10

2

Trang thiết bị dạy nghề

84,5

13

0

0

32

10

30,5

1

22

2

3

Đào tại bồi dưỡng CB,GV

0,9

3,35

0,3

0,74

0,3

0,36

0,3

0,45

0

1,8

4

Hỗ trợ học nghề

54

12

7

 

8

1

9

1

30

10

 

Tổng cộng

282,4

92,35

23,3

9,24

67,3

42,86

66,8

16,45

125

23,8

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2270/KH-UBND năm 2013 phát triển dạy nghề tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

  • Số hiệu: 2270/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 24/05/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Trương Văn Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/05/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản