Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 27 tháng 04 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

VỀ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011 -2015, TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VII, kỳ họp thứ 19 về Kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng,

Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch 05 năm 2011 - 2015, UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015, gồm các nội dung sau:

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2006-2010

A. THỰC TRẠNG VỀ DẠY NGHỀ, KẾT QUẢ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2006-2010:

I. Tình hình phát triển mạng lưới dạy nghề:

Toàn tỉnh hiện có 01 Trường Cao đẳng nghề, 10 Trung tâm Dạy nghề cấp huyện (trong đó, Trung tâm Dạy nghề huyện Vĩnh Châu đang hoàn thành hồ sơ nâng cấp thành trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc, Trung tâm Dạy nghề thành phố Sóc Trăng đang hoàn chỉnh Đề án nâng cấp thành trường Trung cấp nghề), 01 Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh có dạy nghề, 01 Trường trung học chuyên nghiệp, 01 Phân hiệu Trường Trung cấp nghề khu vực đồng bằng sông Cửu Long và 01 Phân hiệu Trường đào tạo Việt Mỹ. Bên cạnh đó còn có các lớp đào tạo nghề ngắn hạn của tổ chức, cá nhân ở các huyện, thành phố.

Nhìn chung, mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh có bước phát triển đa dạng, việc triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa về loại hình, ngành nghề và phương thức đào tạo được đẩy mạnh, bước đầu mang lại kết quả trong việc hình thành và phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề, mở rộng ngành nghề đào tạo, huy động nguồn lực từ người học nghề, từ sản xuất và từ xã hội cho đào tạo nghề.

Tuy nhiên, mạng lưới các cơ sở dạy nghề của địa phương phân bổ không đều, chủ yếu tập trung tại địa bàn thành phố Sóc Trăng; các cơ sở dạy nghề tại huyện ít, trong khi đó nhu cầu học nghề cao nên chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương.

Căn cứ chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và HĐND tỉnh giao, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất tư nhân có dạy nghề tại nơi sản xuất tham gia đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho số lao động có nhu cầu học nghề tại địa phương. Đồng thời, tỉnh cũng liên kết với một số trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề các tỉnh bạn và khu vực phối hợp đào tạo các lớp trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề đối với một số nghề cần thiết phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với hình thức đào tạo liên kết theo từng khóa học, mở lớp học tại địa phương, nơi người học nghề cư trú vừa khắc phục những khó khăn về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy của các trung tâm, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người học nghề.

Tuy ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, trong năm 2010, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 25.501 người, đạt 104,08% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm 2009 vượt 0,75%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 26,83%.

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, lao động, xã hội

Số TT

Chỉ tiêu, mục tiêu

Đơn vị tính

TH 2009

Năm 2010

KH 2011

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

1

Dân số

người

1.292.796

1.305.309

1.323.309

1.323.200

 

 

Trong đó:

người

 

 

 

 

 

 

- Thành thị

người

245.398

248.024

248.024

272.776

 

 

- Nông thôn

người

1.047.398

1.057.365

1.057.365

1.047.666

 

2

Số người trong độ tuổi LĐ

người

805.509

815.427

815.427

878.100

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

- Thành thị

người

148.581

154.931

154.931

194.504

 

 

- Nông thôn

người

656.928

660.496

660.496

683.596

 

3

Số LĐ tham gia HĐ KT

người

688.070

696.537

696.537

712.907

 

3.1

Chia theo khu vực

 

 

 

 

 

 

 

- Lao động khu vực thành thị

người

165.136

167.029

167.029

173.113

 

 

- Lao động khu vực nông thôn

người

522.934

529.508

529.508

539.974

 

3.2

Chia theo nhóm ngành

 

 

 

 

 

 

 

- Công nghiệp và xây dựng

người

135.756

146.273

146.273

158.215

 

 

- Nông lâm ngư nghiệp

người

396.053

388.668.

388,668

386.075

 

 

- Dịch vụ

người

156.267

161.596

161.596

168.617

 

4

Tỷ lao động qua đào tạo nghề

%

21,41

25

26,83

29

 

2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề, giai đoạn 2006 - 2010

Chỉ tiêu

Năm

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Tỷ lệ (%)

Tăng so với cùng kỳ năm trước (%)

Kế hoạch

Thực hiện

2006

người

6.500

10.463

160,96

47,30

2007

người

22.000

19.956

90,71

90

2008

người

23.000

22.081

96

10,65

2009

người

23.000

25.319

110,08

14,66

2010

người

24.500

25.501

102,04

0,75%

Cộng

74.500

103.320

138,68

 

3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010

Số TT

Năm

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả thực hiện 2006 - 2010

2006

2007

2008

2009

2010

1

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề

%

11,79

14,68

17,67

21,41

26,83

2

Tương ứng số lao động qua đào tạo nghề

người

78.150

98.087

131.670

157.044

182.544

3

Số lao động được đào tạo mới hàng năm

người

10.463

19.956

20.081

25.374

25.500

 

* Phân theo trình độ đào tạo:

người

 

 

 

 

 

 

- Cao đẳng nghề

người

 

165

403

320

274

 

- Trung cấp nghề

người

930

353

581

411

426

 

- Sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng

người

9.533

19.438

21.097

24.643

24.800

4. Tình hình thực hiện dạy nghề cho một số đối tượng đặc thù:

Giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh Sóc Trăng được Tổng cục Dạy nghề phân bổ kinh phí hỗ trợ triển khai Dự án “Dạy nghề ngắn hạn cho nông dân, người dân tộc Khmer và người tàn tật” và kinh phí bổ sung thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” là 16,72 tỷ đồng, đã đào tạo nghề ngắn hạn cho 35.188 người, trong đó:

- Dạy nghề nông dân và thanh niên dân tộc: 35.116 người;

- Dạy nghề cho người tàn tật: 72 người.

Tỷ lệ lao động sau khi học nghề tự tạo việc làm và tìm được việc làm chiếm trên 70% so với người tham gia học nghề.

Với kết quả trên đã góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ và tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (2006-2010) VÀ KINH PHÍ BỔ SUNG NĂM 2010 THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ:

Giai đoạn 2006 - 2010, tổng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo (Dự án Tăng cường năng lực đào tạo nghề) và kinh phí thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg (bổ sung năm 2010) là 93,45 tỷ đồng (trong đó, năm 2006: 4,5 tỷ đồng; năm 2007: 10,7 tỷ đồng; năm 2008: 14,54 tỷ đồng; năm 2009: 16,87 tỷ đồng; năm 2010: 46,84 tỷ đồng, gồm kinh phí từ Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề phân bổ đợt 1 là 16,87 tỷ đồng và kinh phí thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg là 29,97 tỷ đồng). Do ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn nên nguồn kinh phí này chủ yếu tập trung đầu tư vào mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề và trường cao đẳng nghề thuộc địa phương quản lý, cụ thể như sau:

TT

Tên đơn vị

Đơn vị tính

Thực hiện

Ghi chú

2006

2007

2008

2009

2010

1

Trung tâm DN Long Phú

Tr.đồng

 

700

500

500

1.800

 

2

TTDN-GDTX Thạnh Trị

Tr.đồng

 

700

500

500

3.500

 

3

Trung tâm DN Vĩnh Châu

Tr.đồng

 

700

1.500

2.500

5.800

 

4

Trung tâm DN Mỹ Tú

Tr.đồng

 

700

500

500

1.800

 

5

Trung tâm DN Ngã Năm

Tr.đồng

500

 

500

 

3.500

 

6

Trung tâm DN Cù Lao Dung

Tr.đồng

500

700

1.500

1.500

2.500

 

7

Trung tâm DN Mỹ Xuyên

Tr.đồng

500

 

500

800

1.500

 

8

Trung tâm DN Kế Sách

Tr.đồng

500

 

500

 

2.400

 

9

Trung tâm DN Sóc Trăng

Tr.đồng

 

500

 

 

3.000

 

10

TTDN-GDTX Châu Thành

Tr.đồng

 

 

 

 

5.500

 

11

Trường Cao đẳng nghề

Tr.đồng

2.500

4.000

6.000

8.000

8.000

 

12

Sở LĐ-TB&XH

Tr.đồng

 

2.700

2.540

2.570

6.640

DN cho LĐNT, người Khmer

Tr.đồng

 

 

 

 

400

Điều tra nhu cầu học nghề

13

Sở Nội vụ

Tr.đồng

 

 

 

 

500

ĐT cán bộ công chức xã, phường

Tổng cộng

4.500

10.700

14.540

16.870

46.840

 

Nhìn chung các nguồn kinh phí, nhất là nguồn kinh phí của Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề được địa phương quản lý và sử dụng đúng mục đích. Các trang thiết bị, cơ sở vật chất dạy nghề được đầu tư tại trung tâm, trường cao đẳng nghề cơ bản đáp ứng các điều kiện cần thiết cho quá trình đào tạo nghề tại địa phương.

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:

1. Những mặt được:

- Đội ngũ lao động qua đào tạo nghề trong thời gian qua là lực lượng nòng cốt, trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người lao động và tăng trưởng kinh tế địa phương. Đào tạo nghề bước đầu đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của một số nghề của địa phương và tự tạo việc làm của người lao động. Nhận thức đúng vị trí và vai trò quan trọng của các trung tâm dạy nghề huyện, thành phố đối với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, từ đó các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp có sự quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện.

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề có bước phát triển, việc triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa về loại hình, ngành nghề và phương thức đào tạo được duy trì đẩy mạnh, bước đầu mang lại kết quả trong việc hình thành và phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề, mở rộng ngành nghề đào tạo, huy động nguồn lực từ người học nghề, từ các cơ sở sản xuất và từ xã hội cho công tác đào tạo nghề.

- Các trung tâm dạy nghề tiếp tục duy trì liên kết đào tạo, chủ động phối hợp chặt chẽ với các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng của khu vực và tỉnh bạn liên kết đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.

- Nhu cầu học nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân ngày càng được đông đảo người lao động quan tâm. Công tác đào tạo nghề của các cơ sở và Trường Cao đẳng nghề từng bước đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động ở một số ngành nghề tại địa phương và người lao động tự tạo việc làm sau khi học nghề.

2. Hạn chế:

- Tâm lý chung của phụ huynh đều muốn con em mình vào đại học, trong khi đó chưa thấy rõ năng lực thực sự của con em, đặc biệt là chưa thấy được vị trí quan trọng của việc học nghề; từ đó, công tác tuyển sinh cao đẳng nghề và trung cấp nghề gặp nhiều khó khăn.

- Đối với lao động đã được hỗ trợ học nghề muốn học tiếp để nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất, nhu cầu xã hội thì gặp khó khăn về kinh phí trong học nghề, vì theo quy định lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần đối với các chương trình, dự án đào tạo nghề (chỉ những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND tỉnh xem xét, tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án 1956, nhưng tối đa không quá 03 lần);

- Tỷ lệ lao động sau học nghề chưa có việc làm còn cao (trên 25%); một bộ phận người lao động còn trông chờ nhà nước hỗ trợ kinh phí ăn ở, đi lại trong thời gian học nghề, ý thức học nghề chưa cao, động cơ học nghề chưa đúng;

- Số lao động được đào tạo nghề hàng năm tăng, nhưng chủ yếu là trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng (chiếm trên 80%), số lao động này chủ yếu đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm tại chỗ; chất lượng dạy nghề chưa cao nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc cung ứng, giới thiệu việc làm sau học nghề;

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các Trung tâm Dạy nghề còn thiếu, năng lực chuyên môn yếu, chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ tiên tiến hiện đại, thực tế sản xuất và thị trường lao động, chậm đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy nên chưa đáp ứng yêu cầu đối với nghề đào tạo;

- Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề còn nhiều bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Hệ thống đào tạo nghề của địa phương đa dạng, phức tạp, cơ cấu quản lý đan xen, Phòng Quản lý Đào tạo nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thiếu biên chế, hiệu quả quản lý còn yếu;

- Nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nghề. Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo nghề.

3. Nguyên nhân:

- Hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa thông thoáng, chưa đủ mạnh để tạo động lực cho công tác đào tạo nghề tại địa phương phát triển. Đặc biệt là cơ chế tài chính, cơ chế phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề hàng năm cho các huyện, thành phố còn nhiều bất hợp lý, hiệu quả thấp; tỉnh chưa có chính sách khuyến khích đối với người dạy và người học nghề để động viên họ tích cực tham gia.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương phát triển tốc độ chậm, số lượng, quy mô nhỏ, khả năng tạo chỗ làm việc mới thu hút thêm lao động qua đào tạo nghề còn hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của công tác đào tạo nghề.

Phần II

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

A. KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015:

I. Kế hoạch:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 125.000 người; khoảng 115.700 lao động nông thôn được học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng; trình độ trung cấp và cao đẳng nghề 9.300 người. Bình quân hàng năm đào tạo cho khoảng 25.000 người; đào tạo, bồi dưỡng cho 1.400 lượt cán bộ, công chức xã. Đào tạo nâng cao tay nghề đến năm 2015 là 7.400 người. Tỷ lệ có việc làm sau học nghề trên 70%. Phấn đấu đến năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 29% và đến cuối năm 2015 đạt trên 45%, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015

Số TT

Năm

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề

%

29

33

37

41

45

2

Số lao động được đào tạo mới hàng năm

người

25.000

25.000

25.000

25.000

25.000

 

* Phân theo trình độ đào tạo:

 

 

 

 

 

 

 

- Cao đẳng nghề

người

700

800

900

900

1000

 

- Trung cấp nghề

người

600

900

1.000

1.300

1.200

 

- Sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng

người

23.700

23.300

23.100

22.800

22.800

3

Đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn

người

1.000

1.200

1.500

1.700

2.000

2. Kế hoạch đào tạo nghề dài hạn (trung cấp và cao đẳng nghề) giai đoạn 2011-2015

ĐVT: người

Năm

Chỉ tiêu đào tạo chung

Chia ra

Ghi chú

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp - Xây dựng

Dịc vụ

2011

1.300

300

600

400

 

2012

1.700

400

800

500

 

2013

1.900

400

900

600

 

2014

2.200

500

1.100

600

 

2015

2.200

500

1.100

600

 

Cộng

9.300

2.100

4.500

2.700

 

3. Kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn (sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng) giai đoạn 2011 - 2015

3.1. Đào tạo mới

ĐVT: người

Năm

Chỉ tiêu đào tạo chung

Chia theo huyện, thành phố

TP Sóc Trăng

Huyện Mỹ Xuyên

Huyện Mỹ Tú

Huyện Châu Thành

Huyện Kế Sách

Huyện Long Phú

Huyện Vĩnh Châu

Huyện Thạnh Trị

Huyện Ngã Năm

Huyện Cù Lao Dung

Huyện Trần Đề

2011

23.700

2.800

2.200

1.800

1800

2.500

2.100

2.300

2.400

1.900

1.900

2.000

2012

23.300

2.800

2.000

1.800

1800

2.400

2.000

2.300

2.400

1.900

1.900

2.000

2013

23.100

2.800

2.000

1.800

1800

2.400

2.000

2.200

2.300

1.900

1.900

2.000

2014

22.800

2.800

2.000

1.800

1800

2.300

2.000

2.200

2.200

1.900

1.900

1.900

2015

22.800

2.800

2.000

1.800

1800

2.300

2.000

2.200

2.200

1.900

1.900

1.900

Cộng

115.700

14.000

10.200

9.000

9.000

11.900

10.100

11.200

11.500

9.500

9.500

9.800

3.2. Đào tạo nâng cao tay nghề

ĐVT: người

Năm

Chỉ tiêu đào tạo chung

Chia theo huyện, thành phố

TP Sóc Trăng

Huyện Mỹ Xuyên

Huyện Mỹ Tú

Huyện Châu Thành

Huyện Kế Sách

Huyện Long Phú

Huyện Vĩnh Châu

Huyện Thạnh Trị

Huyện Ngã Năm

Huyện Cù Lao Dung

Huyện Trần Đề

2011

1.000

120

120

70

70

100

70

170

70

70

70

70

2012

1.200

140

140

90

90

120

90

190

90

90

90

70

2013

1.500

170

170

120

120

150

120

200

120

120

120

90

2014

1.700

190

190

140

140

170

140

210

140

140

140

100

2015

2.000

220

220

170

170

200

170

220

170

170

170

120

4. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015

Số TT

Trình độ đào tạo

Số GV dạy nghề được đào tạo

Trong đó

2011

2012

2013

2014

2015

1

Giáo viên Cao đẳng nghề

54

12

12

10

10

10

2

Giáo viên Trung cấp nghề

110

15

15

20

30

30

3

Giáo viên Sơ cấp nghề

150

30

30

30

30

30

Tổng cộng

314

57

57

60

70

70

II. Đối tượng và mức hỗ trợ học nghề giai đoạn 2011-2015:

1. Đối tượng:

- Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, trong đó ưu tiên dạy nghề cho những đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

- Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc do thiếu hụt, có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015.

2. Mức hỗ trợ học nghề:

Căn cứ vào mức chi phí đào tạo cho từng nghề và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá mức hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng quy định tại điểm 1 mục III Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Trường hợp người lao động tự ý nghỉ học, bỏ học, thôi học thì không được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại (lượt về);

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học;

- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.

III. Tổng hợp nhu cầu kinh phí đầu tư cho dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015

1. Phân theo hạng mục đầu tư

ĐVT: triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Tổng nguồn

Trong đó

2011

2012

2013

2014

2015

1

Đào tạo bồi dưỡng GV DN

3.400

600

700

700

700

700

2

Đào tạo nghề dài hạn (CĐ&TC)

69.500

8.000

12.000

13.500

18.000

18.000

3

Dạy nghề nông dân - dân tộc Khmer

322.250

63.750

65.250

64.250

64.500

64.500

4

Đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn

15.000

2.000

2.600

3.000

3.400

4.000

5

Xây dựng cơ sở, vật chất dạy nghề

50.000

10.000 (*)

10.000

10.000

10.000

10.000

6

Mua sắm trang thiết bị dạy nghề

13.000

6.000 (*)

2.000

2.000

3.000

 

Tổng nguồn

473.150

90.350

92.550

93.450

99.600

97.200

(*) Riêng năm 2011, kinh phí chỉ tiêu xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy nghề bao gồm cả chỉ tiêu kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (số tiền 3.000 triệu đồng).

2. Kinh phí thực hiện:

a) Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015 là 473,15 tỷ đồng, trong đó kinh phí Trung ương 303 tỷ đồng, kinh phí địa phương 134,5 tỷ đồng và kinh phí huy động 35,65 tỷ đồng, cụ thể như sau:

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề: 3,4 tỷ đồng;

- Kinh phí đào tạo nghề dài hạn (cao đẳng, trung cấp): 69,5 tỷ đồng;

- Kinh phí dạy nghề nông thôn - dân tộc Khmer: 322,25 tỷ đồng;

- Kinh phí đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn: 15 tỷ đồng;

- Xây dựng cơ sở vật chất dạy nghề: 50 tỷ đồng;

- Mua sắm trang thiết bị dạy nghề: 13 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn thực hiện bao gồm:

- Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường Cao đẳng nghề, 02 Trung tâm Dạy nghề mới thành lập (TTDN huyện Châu Thành và Trần Đề);

- Thực hiện lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác đang triển khai thực hiện tại địa phương;

- Huy động từ các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề do địa phương cung ứng, giới thiệu và các nguồn huy động khác.

B. ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỀ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015:

Từ nay đến năm 2015, hệ thống đào tạo nghề tại địa phương phải được đổi mới cơ bản và toàn diện, có đủ điều kiện và năng lực đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu chất lượng, nhu cầu về số lượng lao động kỹ thuật theo nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, xuất khẩu lao động, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh nhà, đáp ứng nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm của người lao động; phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng hình thành các trung tâm dạy nghề khắp các huyện, thành phố; nâng cấp một số trung tâm dạy nghề đủ điều kiện thành trường trung cấp nghề, tập trung đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề với 02 nghề chủ lực: điện tử công nghiệp, công nghệ ô tô; đến cuối năm 2015 đào tạo học sinh, sinh viên với 02 nghề nêu trên đạt chuẩn quốc gia và tiếp cận trình độ tiên tiến khu vực ASEAN, khuyến khích đầu tư các trường, cơ sở dạy nghề ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng tăng của xã hội.

I. MỤC TIÊU CHUNG:

Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, với sử dụng lao động, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề trên 75%.

Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động kỹ thuật cao, với quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhu cầu của người sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu lao động.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh (kể cả đầu tư nước ngoài) tham gia phát triển đào tạo nghề, tổ chức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, phong phú cả về quy mô và số lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học nghề.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ:

- Giai đoạn 2011 - 2015, đào tạo, bồi dưỡng cho 125.000 người; khoảng 115.700 người được học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; 9.300 người học nghề trình độ trung cấp và cao đẳng nghề. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trên 70%. Phấn đấu đến năm 2011, tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 29% và đến cuối năm 2015 đạt trên 45%.

- Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kỹ năng nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nâng cao kiến thức cho lao động đã qua học nghề nhằm nâng cao tay nghề theo yêu cầu công việc và nhu cầu thị trường;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ tại địa phương.

III. GIẢI PHÁP:

1. Các giải pháp chung:

a) Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề

Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển theo hướng xã hội hóa, đa dạng, linh hoạt thích ứng với cơ chế thị trường lao động trong và ngoài tỉnh, đào tạo nghề trình độ cao phục vụ cho một số ngành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh, các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động, cụ thể như sau:

- Đối với Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề: Ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề giai đoạn II theo đề án đã được duyệt, để đến đầu năm 2012 đưa trường đi vào hoạt động ổn định. Trường Cao đẳng nghề làm nòng cốt trong việc đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các ngành kinh tế của tỉnh, nhà máy Nhiệt điện Long Phú, các khu, cụm công nghiệp và xuất khẩu lao động.

- Đối với các Trung tâm Dạy nghề: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế (kể cả ngoài tỉnh và đầu tư nước ngoài) tham gia đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng cơ hội học nghề cho người lao động. UBND các huyện, thành phố, các cơ quan chủ quản giữ vai trò chính trong việc đầu tư và phát triển các trung tâm dạy nghề. Tỉnh có chính sách khuyến khích và hỗ trợ trang thiết bị, đào tạo đội ngũ giáo viên cho các trung tâm, đặc biệt là các trung tâm dạy nghề cấp huyện.

- Phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập cơ sở đào tạo nghề, lớp dạy nghề phục vụ nhu cầu lao động kỹ thuật phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, phát triển đào tạo nghề theo hướng này sẽ gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động, khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất đào tạo, đảm bảo cho người lao động sau khi học nghề sẽ có việc làm ổn định.

b) Đa dạng hóa nguồn lực trong đào tạo nghề

Nguồn lực đào tạo nghề của tỉnh được huy động theo mô hình tổng hợp, gồm: ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương; nguồn lực của các nhà đầu tư; nguồn lực tự có của các cơ sở dạy nghề; đóng góp của người sử dụng lao động, người học nghề và các nguồn vốn huy động khác (vốn tài trợ, vốn vay ODA,...).

c) Nâng cao năng lực đào tạo và quản lý

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề theo tiêu chuẩn quy định để bổ sung, cung cấp đội ngũ giáo viên cho Trường Cao đẳng nghề, các Trung tâm Dạy nghề huyện, thành phố. Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm các công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao trong các doanh nghiệp, các giảng viên của các trường cao đẳng, đại học trong khu vực.

Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề tại địa phương theo hướng cơ chế quản lý, điều hành phải được đổi mới vừa phát huy tính chủ động, năng động của từng cơ sở đào tạo nghề, từng địa phương vừa phải tuân thủ và thực hiện những quy định của pháp luật về dạy nghề, trên cơ sở đó kiện toàn hệ thống quản lý đào tạo nghề, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dạy nghề, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề của địa phương.

2. Giải pháp thực hiện:

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò của công tác dạy nghề; tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm nâng cao thu nhập của người lao động.

- Rà soát, quy hoạch lại nghề đào tạo, chọn những nghề trọng điểm phục vụ thiết thực cho việc chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu cho việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài tỉnh (các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và xuất khẩu lao động.

- Nghiên cứu loại hình đào tạo phù hợp với việc làm cho lao động nông thôn, trước mắt dạy nghề thông qua các mô hình chuyển giao kỹ thuật, công nghệ. Cần chú ý nghiên cứu xây dựng phương án dạy nghề kèm cặp trong quá trình sản xuất tại địa phương giúp cho người lao động vừa có việc làm vừa có được nghề sau 01 - 02 chu kỳ sản xuất.

- Đa dạng hóa nguồn lực trong hoạt động dạy nghề, trong đó nguồn lực ngân sách nhà nước là chủ yếu. Ngoài ra, tỉnh còn khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho đào tạo nghề, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề của địa phương liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh, bố trí một phần vốn ODA đầu tư cho công tác đào tạo nghề của địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

- Xây dựng và trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Trình UBND tỉnh ban hành những quy định cụ thể quản lý dạy nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, học sinh, sinh viên học nghề phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập dự toán thu, chi ngân sách; phân bổ dự toán, quản lý quyết toán ngân sách dạy nghề hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015; đồng thời, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, thường xuyên báo cáo Tổng cục Dạy nghề, Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

2. UBND huyện, thành phố:

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về phát triển dạy nghề trên địa bàn huyện, thành phố;

- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển dạy nghề trình HĐND cùng cấp thông qua; tổ chức chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở dạy nghề trực thuộc để thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức đối với các cơ sở dạy nghề của huyện, thành phố; tổ chức kiểm tra hoạt động dạy nghề và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;

- Trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí dạy nghề theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; báo cáo định kỳ về dạy nghề với UBND tỉnh, HĐND cùng cấp.

3. UBND xã, phường, thị trấn:

- Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương;

- Thống kê các đối tượng hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các chính sách xã hội khác trên địa bàn quản lý đang trong độ tuổi lao động trên địa bàn chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khóa học nghề theo quy định;

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy, học nghề theo hình thức kèm cặp nghề trong hộ gia đình, làng nghề tại địa phương; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng được hưởng chính sách ở địa phương, bảo đảm chính sách thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Tổng cục Dạy nghề;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- Thành viên BCĐ thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh;
- Lưu: VX, TH, HC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Quách Việt Tùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2011 về dạy nghề giai đoạn 2011 -2015 tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 10/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 27/04/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Quách Việt Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/04/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản