- 1Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Quyết định 1679/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Lạng Sơn
- 6Quyết định 1848/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 222/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 14 tháng 11 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Củng cố phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Kế hoạch) như sau:
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH KẾ HOẠCH
KHHGĐ là nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Như vậy, KHHGĐ không chỉ giúp người dân chủ động sinh con, tránh có thai ngoài ý muốn mà còn giúp giảm phá thai, giảm vô sinh, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong những năm qua chương trình KHHGĐ của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, nhận thức và hành động của đại bộ phận người dân về KHHGĐ đã có những chuyển biến tích cực từ việc sinh đẻ mang tính tự nhiên, bản năng sang việc sinh đẻ có tính chủ động, có kế hoạch; từ việc sinh nhiều con, chất lượng thấp sang việc sinh ít con, chất lượng ngày càng cao; số con trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 2,38 con/phụ nữ (năm 2015) xuống còn 2,13 con/phụ nữ (năm 2019); quy mô gia đình có 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi trong xã hội, chất lượng cung ứng dịch vụ KHHGĐ ngày càng được nâng cao và được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên, chương trình KHHGĐ của tỉnh còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: mức sinh chưa ổn định, chưa đạt mức sinh thay thế và có nguy cơ tăng sinh trở lại; mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao so với mức bình quân của cả nước; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng gia tăng, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) chiếm 49,33% dân số nữ trong toàn tỉnh chiếm 24,12% tổng dân số của tỉnh (năm 2019), tình trạng tảo hôn gia tăng, khó kiểm soát: năm 2017 có 95 cặp tảo hôn trong tổng số 6.169 cặp kết hôn (chiếm 1,54%) đến năm 2019 có 136 cặp tảo hôn trong tổng số 5.521 cặp kết hôn (chiếm 2,46%) dẫn đến tình trạng mang thai, phá thai và sinh đẻ ở vị thành niên gia tăng nên đã ảnh hưởng đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc của các gia đình.
Bên cạnh đó việc xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của từng nhóm đối tượng. Các phương tiện tránh thai xã hội hóa và tiếp thị xã hội chưa đa dạng nên chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân...
Với những thách thức trên, việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch này là cần thiết, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phương tiện tránh thai, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ có chất lượng, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Lạng Sơn.
1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua công tác dân số - KHHGĐ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp thường xuyên của các cơ quan liên quan từ tỉnh đến cơ sở, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ làm công tác dân số các cấp đã góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Số con bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 2,38 con/phụ nữ (năm 2015) xuống còn 2,13 con/phụ nữ (năm 2019) được duy trì. Tỷ suất sinh thô giảm từ 16‰ năm 2009 xuống còn 14,8‰ năm 2019. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm đạt ở mức từ 68 - 75% (năm 2020 đạt 69,2%) các chỉ tiêu về số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch do trung ương, tỉnh giao. Với kết quả đạt được như trên trong thời gian qua đã góp phần vào sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước cải thiện sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, ngăn ngừa tử vong có liên quan đến thai sản của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ được củng cố và phát triển, phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ cũng được đổi mới, thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tránh thai và việc cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ, tạo cơ hội thuận tiện cho người dân lựa chọn sử dụng phù hợp. Việc triển khai tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản đã góp phần chuyển đổi hành vi của người dân từ nhận miễn phí chuyển sang tự chi trả chi phí phương tiện tránh thai.
Mạng lưới y tế công lập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trung tâm y tế huyện, thành phố và 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn đã cơ bản đáp ứng về dịch vụ KHHGĐ. Ngoài ra, hệ thống y tế ngoài công lập phát triển giúp người dân thuận tiện trong việc lựa chọn các phương tiện tránh thai phù hợp, chăm sóc sức khỏe sinh sản góp phần tích cực vào sự nghiệp dân số - KHHGĐ của tỉnh.
2. Hạn chế
- Nhu cầu về dịch vụ KHHGĐ của người dân ngày càng cao trong khi chất lượng dịch vụ thực hiện KHHGĐ hiện nay còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại trạm y tế chưa được thường xuyên, kịp thời.
- Cơ chế thực hiện KHHGĐ có sự thay đổi, chỉ tiêu miễn phí dịch vụ KHHGĐ giảm, một bộ phận Nhân dân còn có tư tưởng được miễn phí các phương tiện tránh thai và thực hiện dịch vụ KHHGĐ. Công tác truyền thông, tiếp thị xã hội, xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Kiến thức, kỹ năng tư vấn chăm sóc khách hàng của lực lượng cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu; sản phẩm hàng hóa phương tiện tránh thai qua kênh tiếp thị xã hội, xã hội hóa chưa phong phú, đa dạng chủng loại, mẫu mã nên chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân.
- Khả năng tiếp cận và thực hiện dịch vụ KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Tiếp thị xã hội về sàng lọc phát hiện ung thư vú và ung thư cổ tử cung chưa được thực hiện rộng rãi; chưa nắm bắt được nhu cầu sử dụng dịch vụ của vị thành niên, thanh niên, người chưa kết hôn; chưa quản lý được tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nhất là ở vị thành niên, thanh niên.
3. Nguyên nhân của hạn chế
- Công tác truyền thông, vận động đáp ứng dịch vụ KHHGĐ chưa đáp ứng yêu cầu, chưa làm thay đổi được nhận thức của người dân trước những thách thức của tình hình dân số hiện nay.
- Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu y tế dân số giai đoạn 2016 - 2020; Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định do nguồn ngân sách địa phương phải đảm bảo cho công tác dân số như mua phương tiện tránh thai; thuốc và vật tư tiêu hao, phụ cấp thủ thuật các biện pháp tránh thai... Tuy nhiên, nguồn ngân sách địa phương trong những năm qua không cấp cho các hoạt động này, dẫn đến việc thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng giảm do đó là một phần nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh con thứ 3.
- Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của liên Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hạn chế đáng kể phạm vi cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại y tế cơ sở. Theo quy định, hộ sinh trung học và cao đẳng không được thực hiện các kỹ thuật KHHGĐ, mặc dù từ trước tới nay, hộ sinh trung cấp thực hiện 100% khối lượng công việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ như: đặt, tháo dụng cụ tử cung và cung cấp thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai tại tuyến y tế cơ sở.
- Cơ chế thực hiện KHHGĐ có sự thay đổi, chỉ tiêu miễn phí dịch vụ KHHGĐ giảm đã tác động ảnh hưởng đến tâm lý người sử dụng. Đối tượng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm sức khỏe sinh sản, phương tiện tránh thai xã hội hóa chưa nhiều.
4. Bài học kinh nghiệm
- Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cơ chế đáp ứng dịch vụ KHHGĐ, thường xuyên củng cố nâng cao kỹ năng đáp ứng dịch vụ cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là tuyến xã; quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng dịch vụ tại cơ sở.
- Nhu cầu dịch vụ KHHGĐ của người dân ngày phong phú, đa dạng và đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao, do đó hệ thống cung ứng dịch vụ KHHGĐ cần phải đảm bảo đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng, chất lượng cao, dễ tiếp cận, chi phí phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
1. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới;
2. Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới;
3. Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
4. Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
5. Kế hoạch số 51/KH-TU ngày 26/01/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ban hành ngày 25/10/2017 tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
6. Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 25/5/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
7. Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 09/3/2020 của UBND tỉnh về việc hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2030 tỉnh Lạng Sơn.
1. Mục đích
Triển khai thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1848/QĐ-TTg.
2. Yêu cầu
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa vai trò của công tác KHHGĐ trong việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế, tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; giảm mang thai ngoài ý muốn, nhất là vị thành niên, thanh niên.
- Phân tích thực trạng chương trình KHHGĐ tại địa phương; những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế; đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp can thiệp phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn.
- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1848/QĐ-TTg và bảo đảm việc củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ phù hợp với từng địa bàn.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện: 200/200 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng
- Đối tượng thụ hưởng: nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chú trọng đối tượng vị thành niên, thanh niên.
- Đối tượng tác động: người dân trong toàn xã hội; các cơ quan liên quan, cán bộ y tế, dân số và cá nhân khác tham gia thực hiện Kế hoạch.
- Cán bộ cung cấp dịch vụ (sức khỏe sinh sản, KHHGĐ).
3. Thời gian thực hiện
Từ năm 2021 đến năm 2030, phân kỳ thực hiện:
- Giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025.
- Giai đoạn 2: từ năm 2026 đến năm 2030.
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại duy trì 70% năm 2025 và đạt 75% vào năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành viên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.
- 75% cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% năm 2030.
- Trên 95% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, bản vào năm 2025, đạt 100% năm 2030.
- 75% trạm y tế thuộc địa bàn mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 95% năm 2030.
- Trên 95% cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ KHHGĐ, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025, đạt 100% năm 2030.
- Trên 95% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ, sử dụng biện pháp tránh thai; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
2.2 Mục tiêu đến năm 2030
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn I, từ đó đưa ra các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phù hợp cho giai đoạn 2026 - 2030.
V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác dân số - KHHGĐ và thực hiện các dịch vụ KHHGĐ, phát huy có hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ các cấp, bảo đảm thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội về tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả trong công tác dân số và thực hiện các dịch vụ KHHGĐ.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng giai đoạn.
2. Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi
2.1. Nội dung
- Định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số - KHHGĐ, trong đó dịch vụ tư vấn, cung cấp phương tiện tránh thai cần được coi là một trong những biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả, chi phí thấp vừa mang lại lợi ích trực tiếp, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở người mẹ, vừa bảo đảm chất lượng dân số.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông như: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn để xây dựng xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tin, bài, ảnh… đăng thông tin trên Website của ngành y tế. Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội, Facebook, Zalo...
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới, hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua việc tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số, y tế thôn, bản.
- Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi; bảo đảm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cơ chế hoạt động của các cơ quan sinh sản ở người, chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chú trọng truyền thông đến nhóm đối tượng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Tư vấn tại cộng đồng về tình dục an toàn, hệ lụy của phá thai, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh.
- Biên soạn và nhân bản các loại tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, poster… nhằm cung cấp cho các đối tượng thụ hưởng, đối tượng tác động về các dịch vụ KHHGĐ từ đó người dân lựa chọn dịch vụ KHHGĐ phù hợp.
2.2. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Lạng Sơn.
2.3. Thời gian thực hiện: từ năm 2021 - 2025.
2.4. Kinh phí thực hiện: 721.400.000 đồng từ ngân sách địa phương.
3. Phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
3.1. Nội dung
- Củng cố mạng lưới cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đảm bảo 100% cán bộ y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã thực hiện được thủ thuật dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ; đầu tư trang thiết bị phục vụ dịch vụ kỹ thuật. Tập trung nguồn lực hỗ trợ mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
- Đào tạo, tập huấn cho người cung cấp dịch vụ KHHGĐ, thực hiện biện pháp tránh thai; bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng.
- Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số, y tế thôn, bản các kiến thức kỹ năng tuyên truyền vận động tại cộng đồng trong thực hiện các dịch vụ KHHGĐ.
- Tập huấn cho các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ giúp người dân có cơ hội lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ.
- Tăng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện với thanh niên; dịch vụ tư vấn, hỗ trợ sinh sản, khám sức khỏe trước khi kết hôn, can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình, loại hình câu lạc bộ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân tiến tới mở rộng trong toàn tỉnh. Cung cấp kiến thức, kỹ năng tư vấn các biện pháp phát hiện, phòng tránh nguy cơ vô sinh.
- Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh, huyện.
- Định kỳ kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác kế hoạch thực hiện các dịch vụ; kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai, cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.
3.2. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
3.3. Thời gian thực hiện: từ năm 2021 - 2025.
3.4. Kinh phí thực hiện: 507.800.000 đồng từ ngân sách địa phương.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện Kế hoạch
4.1. Nội dung
- Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ KHHGĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia Kế hoạch; huy động toàn bộ hệ thống y tế, dân số tham gia thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao; ưu tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao.
- Đa dạng hóa các loại hình và cung cấp các sản phẩm phương tiện tránh thai để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận lựa chọn; giảm tối đa tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống và tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ cần trưng bày các tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông về dịch vụ KHHGĐ đầy đủ và phù hợp để người dân có nhiều cơ hội đưa ra những lựa chọn phù hợp, an toàn.
4.2. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia.
4.3. Kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí xã hội hóa (hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…).
5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
5.1. Nội dung
- Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học trong lĩnh vực KHHGĐ nhằm đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện Kế hoạch; các đề tài áp dụng khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong lĩnh vực KHHGĐ; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong cung ứng dịch vụ KHHGĐ...
- Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHHGĐ để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các chương trình, dự án sản xuất, cung cấp phương tiện tránh thai và vận động viện trợ của các tổ chức, liên doanh liên kết trong nước và nước ngoài.
5.1. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế.
5.2. Kinh phí thực hiện: 37.900.000 đồng.
- Từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học ngân sách địa phương.
- Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, dự án trong và ngoài nước.
6. Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát
6.1. Nội dung
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chương trình dưới các hình thức như kiểm tra giám sát định kỳ, đột xuất hoặc theo chuyên đề nhằm hỗ trợ các cơ sở y tế thực hiện tốt chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ dân số - KHHGĐ.
- Tổ chức hội nghị triển khai và sơ kết giai đoạn 2021 - 2025 đánh giá những kết quả đạt được trên cơ sở đó tiếp tục xây dựng các mục tiêu và hoạt động của giai đoạn đến năm 2030.
6.2. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
6.3. Thời gian thực hiện: từ năm 2021 - 2025.
6.4. Kinh phí thực hiện: 140.640.000 đồng từ ngân sách của tỉnh.
1. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Kế hoạch
Tổng kinh phí dự kiến là 1.407.740.000 đồng (một tỷ bốn trăm linh bảy triệu bảy trăm bốn mươi nghìn đồng), trong đó:
- Năm 2021: 241.240.000 đồng.
- Năm 2022: 245.110.000 đồng.
- Năm 2023: 323.910.000 đồng.
- Năm 2024: 314.340.000 đồng.
- Năm 2025: 283.140.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí
- Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý nhà nước hiện hành.
- Nguồn kinh phí các chương trình, đề án khác.
- Nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
(Có dự toán kinh phí chi tiết tại phụ lục kèm theo).
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch này trên phạm vi toàn tỉnh; điều phối các hoạt động của công tác KHHGĐ, bảo đảm gắn kết chặt chẽ với các kế hoạch, chương trình, đề án của các cơ quan liên quan.
- Phối hợp với các các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, ban hành các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ KHHGĐ. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc triển khai các hoạt động theo Kế hoạch, củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng bảo đảm các cơ sở y tế tuyến huyện cung cấp được tất cả các loại dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở y tế tuyến xã cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cơ bản; phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ theo phân cấp kỹ thuật; tổ chức triển khai các phòng tư vấn, cung cấp dịch vụ KHHGĐ và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, khám sức khoẻ trước khi kết hôn, sau sinh, phát hiện sớm nguy cơ, phòng ngừa, điều trị sớm các bệnh, tật là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nhóm dân số trẻ, hiếm muộn...
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch. Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ.
2. Sở Tài chính
- Trên cơ sở dự toán do các cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch này.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí của cơ quan, đơn vị thực hiện, bảo đảm theo đúng quy định của Nhà nước.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi theo định hướng của Kế hoạch này.
5. Ban Dân tộc
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình đề án, dự án về củng cố nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền nhằm cung cấp và đáp ứng các loại dịch vụ KHHGĐ đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
7. Các cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ tỉnh: phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
9. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế và tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa bàn mình.
- Chủ động bố trí bổ sung kinh phí và huy động nguồn lực để thực hiện và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình cung cấp dịch vụ phù hợp với điều kiện của địa bàn; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, phát huy vai trò của thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu, nâng cao chất lượng đáp ứng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Kế hoạch 529/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 tỉnh Bắc Ninh
- 3Kế hoạch 9424/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Kế hoạch 464/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
- 1Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 7Quyết định 1679/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Lạng Sơn
- 9Quyết định 1848/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 11Kế hoạch 529/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 tỉnh Bắc Ninh
- 12Kế hoạch 9424/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 13Kế hoạch 464/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 14Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 222/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Dương Xuân Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định