Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 208/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 07 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chiến lược), UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH

1. Mục đích

- Quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chiến lược đã đề ra và các chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới.

- Xác định rõ nội dung, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn xã hội về công tác dân tộc.

- Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc trong thời gian tới. Phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong việc chăm lo, giúp đỡ, hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ để triển khai thực hiện Chiến lược đảm bảo hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình.

- Nâng cao vai trò tham mưu, đề xuất của các ngành, các địa phương về cơ chế, giải pháp thực hiện các chính sách dân tộc, đồng thời tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc thiểu số.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Củng cố sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025:

Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tăng hơn 2 lần so với năm 2020;

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%;

Xóa bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu, đồng thời bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp đặc trưng của các dân tộc;

Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Đến năm 2030:

Thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số từ 1/2 trở lên so với mức bình quân chung của cả nước;

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.

Tuổi thọ trung bình người dân tộc thiểu số đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm;

Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030(1).

- Tầm nhìn đến năm 2045:

Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt trên 1/2 bình quân chung của cả nước, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội.

Cơ bản không còn hộ nghèo;

Người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ chủ yếu

- Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; rà soát, đề xuất để hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

- Phân công rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, các cấp trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc và các chính sách dân tộc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc.

- Triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030(1).

- Sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm tạo ra sự đa dạng trong thống nhất của nền văn hóa Việt Nam; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc; giữ gìn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp thông qua ngôn ngữ, các ngày lễ, hội, buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

- Tập trung tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số để kịp thời nhận diện, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của các thế lực thù địch nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá rối trật tự an toàn xã hội.

- Gắn kết đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng, đối ngoại công an với nước láng giềng, giữ vững an ninh, trật tự trên toàn tuyến biên giới; phòng chống tội phạm ma túy, “buôn người”, phối hợp phòng chống khủng bố. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền đối ngoại góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu đúng và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; kịp thời đấu tranh ngăn ngừa những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước.

- Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đặc biệt là ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm trên tuyến biên giới.

2. Giải pháp thực hiện

- Tổ chức quán triệt sâu rộng trong các cấp, các ngành về nội dung của Chiến lược công tác dân tộc; các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

- Đảm bảo ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội; triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách của trung ương, đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương để khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa và huy động các nguồn hợp pháp khác.

- Thực hiện công khai, minh bạch trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong phân bổ nguồn lực.

- Địa phương không thành lập cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bố trí đủ nhân lực cho cơ quan được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND Tỉnh lồng ghép, điều chỉnh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn của tỉnh phù hợp với việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

2. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu UBND Tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí phục vụ các hoạt động liên quan đến công tác dân tộc; hướng dẫn việc thanh quyết toán nguồn vốn theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện để các nguồn vốn đưa vào sử dụng đúng quy định, đúng mục đích, phát huy hiệu quả.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, nhất là tạo việc làm và xuất khẩu lao động cho lao động nói chung, người dân tộc thiểu số nói riêng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh thực hiện các chính sách xã hội, chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm; tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh và nhu cầu lao động tại địa phương.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua ngôn ngữ, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật. Từ đó, nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương; hỗ trợ tuyên tuyền, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu để quảng bá du lịch.

5. Sở Y tế

- Tăng cường công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn kiểm tra mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo công tác khám chữa bệnh. Chú trọng nâng cao chất lượng dân số trong đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ thực hiện việc bảo tồn, khai thác các bài thuốc cổ truyền.

- Lồng ghép các chỉ tiêu đã đề ra trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030(1) vào kế hoạch phát triển ngành hàng năm để thực hiện tốt Kế hoạch này.

6. Các sở, ban, ngành Tỉnh, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố:

Theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch. Đồng thời, lồng ghép các chỉ tiêu đã đề ra trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030(1) vào kế hoạch phát triển ngành và địa phương hàng năm để thực hiện tốt Kế hoạch này.

7. Các sở, ban, ngành Tỉnh, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hằng năm và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ủy ban Dân tộc.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ, các sở, ban, ngành Tỉnh, đơn vị, UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch; quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH Tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX. VD.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

DỰ KIẾN CÁC ĐƠN VỊ NHẬN KẾ HOẠCH

1. Sở KH-ĐT

2. Sở Tài chính

3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

5. Sở Y tế

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7. Sở Công Thương

8. Sở Giao thông vận tải

9. Sở Thông tin và Truyền thong

10. Sở Giáo dục và Đào tạo

11. Sở Ngoại vụ

12. Sở Nội vụ

13. Sở Khoa học và Công nghệ

14. Sở Tài nguyên và Môi trường

15. Sở Xây dựng

16. Sở Tư pháp

17. Ban quản lý KKT

18. Đài PT-TH Đồng Tháp

19. Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.

20. Công an Tỉnh

21. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

22. Thanh tra Tỉnh

23. Tòa án Nhân dân Tỉnh

24. Viện Kiểm sát Nhân dân Tỉnh

25. Cục thi hành án dân sự

26. Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh

27. Đoàn TNCS.HCM Tỉnh

28. Liên đoàn LĐ Tỉnh

29. Hội Người cao tuổi Tỉnh

30. HĐND Tỉnh

31. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh

32. Ban Dân vận Tỉnh uỷ

33. Các Tổ chức CT-XH

34. Tổ chức XH nghề nghiệp

35. Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh ĐT

36. Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

37. Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Tỉnh

38. Bảo hiểm xã hội Tỉnh

39. Ngân hàng Nhà nước VN-chi nhánh tỉnh ĐT

40. Ngân hàng CSXH Tỉnh

41. Cục Thuế Tỉnh

42. Cục Hải quan Tỉnh

43. Ban ATGT Tỉnh

44. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư

45. UBND các huyện, thành phố./.

 



(1). Theo Kế hoạch số 289/KH-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

  • Số hiệu: 208/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 07/06/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Đoàn Tấn Bửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản