Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2058/KH-UBND | Kom Tum, ngày 31 tháng 08 năm 2016 |
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Công văn số 1257/BTNMT-KH ngày 08/4/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường 2017 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2017 trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2015 VÀ NĂM 2016
1.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường:
1.1.1. Việc thi hành, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT):
a) Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm:
UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh và các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; giải quyết đơn thư khiếu nại của các tổ chức, cá nhân, kiến nghị của cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trong năm 2015, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thanh kiểm tra đối với 05 đơn vị, không có đơn vị nào bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; trong năm 2016 đang triển khai thực hiện thanh, kiểm tra đối với 44 đơn vị theo Quyết định số 168/QĐ-STNMT ngày 20/11/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Công tác cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại:
Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật. Trong năm 2015 đã cấp 23 sổ, 6 tháng đầu năm 2016 cấp 03 sổ, và tiếp nhận 07 báo cáo quản lý chất thải nguy hại lần đầu đối với các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng lập Báo cáo; lũy kế đến ngày 30/6/2016 đã cấp được 112 sổ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Kon Tum chưa có đơn vị nào có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
c) Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đề án BVMT, cam kết BVMT, xác nhận hoàn thành các công trình BVMT:
- Từ năm 2015 đến hết ngày 30/6/2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng và các đơn vị địa phương tổ chức thẩm định và phê duyệt theo thẩm quyền các hồ sơ môi trường trên địa bàn tỉnh như sau: 17 ĐTM, 02 Đề án BVMT chi tiết xác nhận 04 bản đăng ký kế hoạch BVMT, Thông báo chấp nhận/cấp giấy xác nhận cho 148 bản đăng ký cam kết BVMT/bản Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT đơn giản.
- Tổ chức kiểm tra, cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho 07 đơn vị.
d) Công tác thu phí BVMT đối với nước thải:
Thực hiện quy định tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hướng dẫn kê khai, thẩm định tờ khai, ra thông báo nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp vào ngân sách nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Tổng số phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt đã nộp vào ngân sách nhà nước tính đến hết ngày 31/3/2016 là 1.517.057.064 đồng (1).
đ) Công tác quan trắc hiện trạng môi trường:
Quan trắc môi trường nhằm đánh giá hiện trạng, giám sát, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, cảnh báo ô nhiễm. Công tác quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện hàng năm với tần suất 4 lần/năm. Trên cơ sở các số liệu quan trắc và thu thập thông tin hiện trạng về kinh tế - xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên, UBND tỉnh đã xây dựng, trình HĐND tỉnh thông qua Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015 và đã phê duyệt tại Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 28/7/2015.
1.1.2. Về việc lồng ghép BVMT vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của địa phương:
Công tác BVMT trên địa bàn tỉnh đã được lồng ghép với việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc bố trí đầu tư kinh phí thực hiện các giải pháp BVMT chưa đồng bộ với quá trình thực hiện quy hoạch, dự án. Vì vậy vẫn còn tình trạng dự án đã triển khai xây dựng hoặc đã hoạt động nhưng chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Trong năm 2016, UBND tỉnh Kon Tum đã xây dựng và trình HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 tại Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 để làm cơ sở thực hiện.
1.1.3. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT:
- Hàng năm, UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tổ chức triển khai các văn bản thuộc lĩnh vực môi trường đến các cán bộ phụ trách công tác môi trường các cấp và các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 11/3/2010 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/3/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tham gia góp ý các dự thảo Nghị định, Chỉ thị, Thông tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
- Tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 58-CTr/TU ngày 29/10/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV thực hiện các Nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
1.1.4. Thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường:
Công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về môi trường trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện thông qua việc triển khai các chương trình liên tịch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, hội, đoàn thể..., nhiều chương trình phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đã được chú trọng thực hiện đặc biệt tại các cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Đa dạng sinh học 22/5, ngày Môi trường thế giới 05/6, lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozon 16/9, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn bằng các hoạt động thiết thực như: Tổ chức lễ mit tinh, phát hành poster, áo mũ tuyên truyền, treo băng rôn, khẩu hiệu, ... đã thu hút đông đảo nhân dân hưởng ứng. Qua các hoạt động của các chiến dịch về BVMT đã từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng, góp phần BVMT ngày càng có hiệu quả.
- Xây dựng các phóng sự, bài viết tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về BVMT của cộng đồng dân cư, vận động toàn dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường ký kết liên tịch với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh, hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên, cán bộ cơ sở về kiến thức, quy định pháp luật về BVMT, tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức môi trường, biến đổi khí hậu.
1.1.5. Phối hợp trong công tác quản lý môi trường giữa các cấp, các ngành:
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh đã phối hợp và triển khai thực hiện tốt các nội dung trong lĩnh vực BVMT như: hướng dẫn Chủ dự án đầu tư, các cơ sở đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định của pháp luật về BVMT; thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về BVMT; thực hiện các Chương trình liên tịch về BVMT giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân... bằng các hoạt động tổ chức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường.
- Ngoài ra, các Sở Tài nguyên và Môi trường còn thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các viện, trường Đại học trong việc thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ về BVMT.
1.1.6. Tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường:
- Cấp tỉnh: Phòng Môi trường là đơn vị trực tiếp tham mưu Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh với tổng số 07 cán bộ, bên cạnh còn có các phòng, ban, trung tâm trực thuộc Sở (Thanh tra, Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường) và các đơn vị như: phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh, Sở Công thương, Ban quản lý khu kinh tế... phối hợp hỗ trợ.
- Cấp huyện: Số cán bộ làm công tác quản lý môi trường thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố từ 01 - 02 cán bộ làm công tác quản lý môi trường và hầu như đều kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác (khoáng sản, đất đai...).
- Cấp xã, phường: Chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường, cán bộ địa chính xã, phường kiêm nhiệm vụ về quản lý môi trường.
1.2. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a. Tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ:
Trên cơ sở nội dung của Kế hoạch thực hiện Chiến lược, danh mục các chương trình, dự án, đề án, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch BVMT hàng năm của tỉnh; tổ chức thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả BVMT được giao.
b. Tình hình thực hiện công tác đánh giá, phân loại và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh cần xử lý:
Công tác tổ chức đánh giá, phân loại và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý theo quy định tại Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện các cơ sở gây ô nhiễm và có biện pháp xử lý thích hợp. Kết quả phân loại năm 2015 trên địa bàn tỉnh đối với 05 cơ sở, có 01 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Năm 2016, qua kết quả thanh kiểm tra đã xác định 01 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Bãi rác huyện Kon Rẫy).
c. Tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020:
Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 02 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý (Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Ngọc Hồi và Bãi rác huyện Đăk Glei), kết quả như sau:
- Năm 2012, Trung ương đã bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (6.609 triệu đồng) cho Dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vì nguyên nhân khách quan phải điều chỉnh dự án dẫn đến triển khai không đảm bảo tiến độ. Địa phương đã có Văn bản số 82/UBND-KTTH ngày 10/01/2014 đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cho phép sử dụng nguồn kinh phí trên để triển khai dự án trong năm 2014, đến nay địa phương chưa nhận được ý kiến của các Bộ liên quan.
- Đối với Bãi rác huyện Đăk Glei: Năm 2012-2013, UBND huyện Đăk Glei đã bố trí 1.354.081.000 đồng để cải tạo các hạng mục xử lý chất thải. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí của địa phương còn hạn hẹp, để đảm bảo tiến độ thực hiện, kính đề nghị các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, bố trí thêm nguồn vốn khoảng 5 tỷ đồng để cải tạo lại bãi rác.
1.3. Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ; Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 và Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ:
Trên cơ sở Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Kon Tum đã xây dựng và trình Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Chương trình số 58-CTr/TU ngày 29/10/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum; ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 03/01/2014 thực hiện Chương trình số 58-CTr/TU ngày 29/10/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV.
Ngay sau khi Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết trình UBND xem xét, chỉ đạo. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Công văn số 2021/UBND-KTN ngày 18/9/2013 của UBND tỉnh Kon Tum).
Thực hiện Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm, giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích và Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 03 cơ sở thuộc đối tượng công ích được nhận hỗ trợ kinh phí, cụ thể:
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum: Tổng kinh phí đầu tư cải tạo hệ thống xử lý chất thải y tế là 34.306 triệu đồng (Trung ương hỗ trợ 17.152 triệu đồng, địa phương bố trí 17.079 triệu đồng). Các công trình xử lý chất thải đã được xây dựng hoàn thành, hiện đang vận hành thử nghiệm.
- Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi: Tổng kinh phí đầu tư cải tạo hệ thống xử lý chất thải y tế là 13.217 triệu đồng (Trung ương hỗ trợ 6.609 triệu đồng, địa phương bố trí 4.500 triệu đồng). Hiện tại chưa triển khai thực hiện, địa phương đã có Văn bản số 82/UBND-KTTH ngày 10/01/2014 đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cho phép sử dụng nguồn kinh phí trên để triển khai dự án trong năm 2014 nhưng các Bộ chưa có ý kiến. Tỉnh đã lập thủ tục nộp trả số tiền 6.609 triệu đồng cho ngân sách Trung ương tại Thông báo số 275/TB-VP ngày 04/3/2015 của UBND tỉnh.
- Bãi xử lý rác thải huyện Đăk Tô: Tổng kinh phí đầu tư san gạt, cải tạo môi trường đóng cửa bãi rác cũ; xây dựng khu tiếp nhận và xử lý chất thải rắn sinh hoạt mới là 20.000 triệu đồng (Trong năm 2015 Trung ương đã hỗ trợ 3.500 triệu đồng). Hiện đang triển khai thực hiện.
2.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường trên địa bàn tỉnh (Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)
2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2015 và năm 2016 (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)
2.3. Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2016:
Theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, dự án về bảo vệ môi trường đã triển khai, dự kiến sẽ hoàn thành đạt kế hoạch đã đề ra.
2.4. Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ BVMT:
2.4.1. Thuận lợi:
- Công tác quản lý và BVMT trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương nên những nhiệm vụ chủ yếu về công tác quản lý và BVMT đã đạt được những kết quả khá tốt.
- Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm luật bảo vệ môi trường đã được tăng cường, góp phần ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu đã được ban hành đầy đủ, kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi pháp luật về quản lý môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
2.4.2. Khó khăn:
- Kinh phí đầu tư cho việc xử lý chất thải, cải thiện, khắc phục ô nhiễm môi trường hạn chế, nên chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải sinh hoạt đô thị, khu công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng về BVMT ở các đô thị hầu như chưa có. Hiện nay, thành phố Kon Tum và các đô thị khác chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; trên địa bàn tỉnh chưa có bãi chôn lấp chất thải đảm bảo theo quy định.
- Tình hình xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập do chưa có đơn vị có chức năng thu gom và xử lý, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý tại các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại.
- Trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ cho đo đạc, phân tích các thành phần môi trường, chất thải phục vụ cho quan trắc, kiểm soát ô nhiễm còn thiếu. Đồng thời, chưa có kinh phí để bố trí hệ thống các trạm quan trắc môi trường tự động. Do đó, việc quan trắc, cảnh báo môi trường, kiểm soát ô nhiễm còn những khó khăn, hạn chế nhất định.
- Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý môi trường bước đầu đã được tăng cường, củng cố từ cấp tỉnh đến cấp huyện, nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng kịp với những diễn biến và những vấn đề môi trường mới phát sinh có tính chất phức tạp.
- Mặc dù đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tầng lớp cộng đồng dân cư nhưng mức độ nhận thức về bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế.
- Sự phối hợp để thực hiện các giải pháp BVMT giữa các ngành khi thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành còn chưa chặt chẽ.
- Đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ cho địa phương kinh phí từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ về biến đổi khí hậu, xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Quan tâm bố trí kinh phí cho địa phương để xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích; trước mắt, tập trung bố trí kinh phí khoảng 130 tỷ đồng cho địa phương để thực hiện xử lý ô nhiễm tại các bãi rác thải trên địa bàn tỉnh;
- Hỗ trợ, đầu tư các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh và thực hiện dự án “Nâng cao năng lực Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Kon Tum”;
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn các Văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2014 cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về môi trường ở các địa phương.
- Đề nghị tính toán nâng mức ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong lĩnh vực khoáng sản nhằm đảm bảo đủ kinh phí để cơ quan chức năng thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khi dự án chấm dứt hoạt động trong trường hợp Chủ đầu tư không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
- Đề nghị nghiên cứu, điều chỉnh tăng mức phạt vi phạm đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường để đủ sức răn đe với các đối tượng vi phạm; xem xét quy định mức xử lý hình sự đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2017
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2017:
1.1. Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương
- Rà soát và lập các báo cáo đầu tư các công trình xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở công ích thuộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung thực hiện các dự án: Hỗ trợ xử lý chất thải của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh; Đầu tư cải tạo khắc phục ô nhiễm môi trường tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu gom rác thải tên địa bàn các huyện, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư, các điểm du lịch sinh thái.
1.2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Tiếp tục rà soát, kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực môi trường theo thẩm quyền.
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt cột A - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và đầu tư xây lắp trạm quan trắc nước thải tự động đối với các Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chương trình quan trắc môi trường theo quy định.
- Nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định, phê duyệt ĐTM; xác nhận Kế hoạch BVMT; kiểm tra, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT theo thẩm quyền. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành đối với các dự án đã được phê duyệt.
- Lồng ghép các nội dung về BVMT vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông môi trường.
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy thực hiện xã hội hóa hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh; tập trung xử lý một số điểm môi trường bức xúc tại các khu vực khai thác khoáng sản, hoạt động chế biến mủ cao su, sản xuất tinh bột sắn... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
1.3. Quản lý chất thải
- Quy hoạch các khu vực chôn lấp chất thải hợp vệ sinh và hỗ trợ vận hành các bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân lập thủ tục, hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, quản lý chất thải nguy hại. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh, tập trung vào chất thải nguy hại từ hoạt động y tế, đầu tư lắp đặt hệ thống lò đốt, hệ thống xử lý chất thải y tế ở các bệnh viện, trung tâm y tế.
1.4. Bảo tồn đa dạng sinh học
- Tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đã được phê duyệt, tăng cường hoạt động của các Khu bảo tồn thiên nhiên hiện có và xúc tiến thành lập mới các khu bảo tồn thiên nhiên khác; đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng và an toàn sinh học.
- Nâng cao năng lực quản lý và triển khai thi hành Luật Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
1.5. Tăng cường năng lực quản lý môi trường
- Tăng cường trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai và phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường.
- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh, trong đó, tập trung đào tạo, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, thành phố.
- Tăng cường năng lực thực hiện các dự án, nhiệm vụ về hợp tác quốc tế trên địa bàn tỉnh.
1.6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, vận động người dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình phối hợp liên tịch trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường thông qua hình thức: tổ chức tập huấn kiến thức môi trường, tổ chức hội thi, tuyên truyền kiến thức về BVMT...
2. Dự kiến các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2017 (Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo)
Trên đây là Kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2017 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình Chính phủ./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP KẾT QUẢ VÀ DỰ KIẾN THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Kế hoạch số: 2058/KH-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Kon Tum)
STT | Chỉ tiêu | ĐVT | Thực hiện năm 2015 | Năm 2016 | Kế hoạch năm 2017 | Ghi chú | |
Kế hoạch giao | Ước thực hiện | ||||||
1 | Tỷ lệ che phủ rừng | % | 62,3 | 62,67 | 62,4 | 62,5 | Độ che phủ rừng có tính diện tích cao su |
2 | Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở nông thôn | % | 84,1 | 85 | 86,5 | 88,7 |
|
3 | Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị | % | 53 |
| 55 | 60 |
|
4 | Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường | % | 100 |
| 100 | 100 | Hiện tại trên địa bàn tỉnh có Khu công nghiệp Hòa Bình đang hoạt động đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường |
5 | Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý | % | 36,36 |
| 33,33 | 33,33 | 04 cơ sở ONMTNT theo QĐ 64 đã được xử lý triệt để. Từ 2011 - 2016 phát sinh 08 cơ sở ONMTNT mới chưa được xử lý |
6 | Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom | % | 90 | 91 | 91 | 92 |
|
7 | Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý | % | 100 |
| 100 | 100 |
|
8 | Tỷ lệ khu đô thị có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quy định | % | 28,57 |
| 29,5 | 30 |
|
9 | Kinh phí chỉ sự nghiệp môi trường | Triệu đồng | 73.339 | 71.161 | 74.661 | 82.000 | Công văn số 1215/STC-QLNS của Sở Tài chính |
9.1 | Kinh phí cân đối NSĐP |
| 66.043 | 60.943 | 60.943 | 67.000 |
|
a | Chi ngân sách cấp tỉnh |
| 4.977 | 3.813 | 3.813 |
|
|
b | Chi ngân sách cấp huyện, thành phố |
| 61.066 | 57.130 | 57.130 |
|
|
9.2 | Kinh phí TW bổ sung, hỗ trợ có mục tiêu |
| 7.296 | 10.218 | 13.718 | 15.000 |
|
a | Hỗ trợ bổ sung chi sự nghiệp môi trường (từ nguồn Trung ương hỗ trợ chính sách nhiệm vụ địa phương không đủ chi) |
| 7.296 | 10.218 | 10.218 | 11.000 |
|
b | Dự án đầu tư xây dựng công trình bãi xử lý rác thải huyện Đăk Tô |
| 0 | 0 | 3.500 | 4.000 |
|
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2015-2016
(Kèm theo Kế hoạch số: 2058/KH-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Kon Tum)
ĐVT: triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Kinh phí năm 2015 | Kinh phí năm 2016 | Đơn vị thực hiện/lưu giữ sản phẩm | Tiến độ giải ngân (%) | Các kết quả chính đã đạt được | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4=5+6 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | Nhiệm vụ chuyên môn |
| 562 | 562 | 350 |
|
|
|
|
1 | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
| 562 | 562 | 350 |
|
|
|
|
1 | Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh | 24 | 350 | 350 | 350 | Sở TN&MT | 0 | Bộ TN&MT chưa bố trí KP hỗ trợ nên Sở TN&MT chưa triển khai thực hiện được | Kinh phí đối ứng thực hiện chương trình MTQG ứng phó với BĐKH bố trí 2015 chưa thực hiện chuyển sang năm 2016 |
2 | Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 -2016 | 6 | 150 | 150 | 0 | Sở TN&MT | 100 | Đã nghiệm thu báo cáo |
|
| Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Kon Tum (bổ sung) | 24 | 62 | 62 | 0 | Sở TN&MT |
| Đã được HĐND tỉnh phê duyệt |
|
II | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Điều chỉnh bộ đơn giá quan trắc phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh | 12 | 50 | 0 | 50 | Sở TN&MT | 0 | Đang triển khai |
|
2 | Điều tra, khảo sát, đánh giá và bảo tồn các giống loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trong danh mục cần bảo vệ trên địa bàn tỉnh | 12 | 250 | 0 | 250 | Sở TN&MT | 0 | Kế thừa số liệu điều tra năm 2014 và Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH (Công văn số 1169/UBND-NNTN ngày 02/6/2016) |
|
B | Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hỗ trợ các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình phối hợp liên tịch |
| 200 | 100 | 100 | Sở TN&MT và các đơn vị phối hợp | 50 | Năm 2015 đã quyết toán xong; Năm 2016 đang triển khai |
|
| Kinh phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường |
| 312 | 168 | 144 | Sở TN&MT | 90% | Năm 2015 đã quyết toán xong; Năm 2016 đang triển khai |
|
| Quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh |
| 1003 | 635 | 368 | Sở TN&MT | 50 | Năm 2015 đã quyết toán xong; Năm 2016 đang triển khai |
|
| Lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường, giám sát môi trường theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền |
| 100 | 50 | 50 | Sở TN&MT | 50 | Năm 2015 đã quyết toán xong; Năm 2016 đang triển khai |
|
| Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp huyện (gồm các hoạt động: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; trồng và chăm sóc cây xanh, mua sắm phương tiện thu gom rác thải...) |
|
| 61.066 | 57.130 | Huyện, TP |
|
| Theo số liệu tổng hợp của Sở Tài chính |
C | Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Dự án đầu tư xây dựng công trình bãi xử lý rác thải huyện Đăk Tô | 24 | 19.955 | 0 | 3.500 | UBND huyện Đăk Tô |
|
| Tổng KP thực hiện theo DAĐT đã được phê duyệt |
DỰ KIẾN CÁC NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch số: 2058/KH-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Kon Tum)
ĐVT: triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ | Mục tiêu | Nội dung thực hiện | Dự kiến sản phẩm | Cơ quan thực hiện | Thời gian (tháng) | Tổng kinh phí | Kinh phí năm 2017 | Trong đó | Ghi chú | |
Nguồn cân đối NSĐP | Nguồn TW bổ sung có | ||||||||||
A | Nhiệm vụ chuyên môn |
|
|
|
|
| 900 | 900 | 900 |
|
|
1 | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
| - | - | - |
|
|
II | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
| 900 | 900 | 900 |
|
|
1 | Điều tra, thống kê chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn | Thống kê chất thải rắn (công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, y tế…) trên địa bàn tỉnh để đánh giá tình hình ONMT và đề xuất các giải pháp quản lý | Điều tra, thống kê chất thải rắn (công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, y tế…) trên địa bàn tỉnh; Đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn; Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn. | Báo cáo kết quả | Sở TN&MT | 12 | 450 | 450 | 450 |
|
|
2 | Xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối dữ liệu quan trắc môi trường phục vụ cho công tác quản lý | Kiểm soát lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm của các nguồn thải trên địa bàn tỉnh | Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận và quản lý kết quả quan trắc nước thải tự động từ các nguồn phát sinh nước thải trên địa bàn tỉnh | Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật | Sở TN&MT | 12 | 450 | 450 | 450 |
|
|
B | Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
| 65.812 | 65.812 | 65.812 |
|
|
1 | Thẩm định báo cáo ĐMC; Xác nhận Kế hoạch BVMT; Kiểm tra, cấp giấy xác nhận ĐTM, Đề án BVMT chi tiết và các nhiệm vụ khác liên quan đến nhiệm vụ BVMT | Thực hiện nhiệm vụ QLNN về BVMT được giao theo thẩm quyền | Tổ chức họp hội đồng thẩm định; Thành lập đoàn kiểm tra; Lấy mẫu, phân tích mẫu môi trường | Báo cáo kết quả/Giấy xác nhận | Sở TN&MT | 12 | 55 | 55 | 55 |
| Các nhiệm vụ này được quy định cụ thể tại Luật BVMT 2014 được chi từ nguồn KP sự nghiệp môi trường hàng năm |
2 | Hỗ trợ UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình phối hợp liên tịch | Nâng cao nhận thức cộng đồng | Tổ chức tập huấn VBPL, các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng về môi trường | Nhận thức về BVMT | Sở TN&MT | 12 | 110 | 110 | 110 |
|
|
3 | Tổ chức các hoạt động tập huấn chuyên môn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường. Đa dạng sinh học, ứng phó với BĐKH | Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng |
| Nhận thức về BVMT, Đa dạng sinh học, BĐKH | Sở TN&MT | 12 | 400 | 400 | 400 |
|
|
4 | Quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh | Theo dõi hiện trạng các thành phần môi trường | Đo đạc, quan trắc và phân tích các thành phần môi trường | Các kết quả đo đạc | Sở TN&MT | 12 | 650 | 650 | 650 |
|
|
5 | Lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường, giám sát môi trường theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền | Phục vụ công tác quản lý môi trường | Đo đạc, quan trắc và phân tích các thành phần môi trường | Các kết quả đo đạc | Sở TN&MT | 12 | 100 | 100 | 100 |
|
|
6 | Công an tỉnh | Công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường |
|
| Phòng CSPCTP về Môi trường - CA tỉnh |
| 280 | 280 | 280 |
|
|
7 | BQL Khu kinh tế tỉnh |
|
|
| BQL KKT |
| 1374 | 1374 | 1.374 |
|
|
8 | Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp huyện (gồm các hoạt động: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; trồng và chăm sóc cây xanh, mua sắm phương tiện thu gom rác thải…) |
|
|
| Huyện, TP |
| 62.843 | 62843 | 62843 |
|
|
C | Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
|
|
|
|
| 19.955 | 5.000 | 500 | 4500 |
|
1 | Sửa chữa, nâng cấp, cải tạo bãi rác trung tâm huyện Đăk Glei |
|
|
| Huyện Đăk Glei |
|
| 1.000 | 500 | 500 |
|
2 | Cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác huyện Đăk Tô |
|
|
| Huyện Đăk Tô |
| 19.955 | 4.000 | 0 | 4.000 | Tổng KP thực hiện theo DADT đã được phê duyệt |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
| 86.667 | 71.712 | 67.212 | 4.500 |
|
- 1Quyết định 1319/2016/QĐ-UBND Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thành phố Hải Phòng
- 2Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2016 về bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường tỉnh Lạng Sơn năm 2017
- 3Quyết định 3778/QĐ-UBND phê duyệt phân bổ vốn sự nghiệp môi trường năm 2016 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2017 về ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2018 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 5Kế hoạch 2213/KH-UBND năm 2017 về bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 1Thông tư 07/2007/TT-BTNMT hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- 2Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật đa dạng sinh học 2008
- 4Quyết định 38/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 7Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 8Quyết định 1788/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 10Luật bảo vệ môi trường 2014
- 11Quyết định 1319/2016/QĐ-UBND Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thành phố Hải Phòng
- 12Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2016 về bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường tỉnh Lạng Sơn năm 2017
- 13Quyết định 3778/QĐ-UBND phê duyệt phân bổ vốn sự nghiệp môi trường năm 2016 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 14Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND về quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 15Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2017 về ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2018 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 16Kế hoạch 2213/KH-UBND năm 2017 về bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
Kế hoạch 2058/KH-UBND năm 2016 bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2017 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 2058/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Hữu Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra