- 1Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2025
- 2Quyết định 39/2018/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2020 về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 200/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 9 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 115/NQ-CP NGÀY 06/8/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM
Thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đáp ứng, phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh; phục vụ trong nước, hướng tới xuất khẩu và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu,... nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Nghị quyết Chính phủ đề ra.
2. Mục tiêu cụ thể
Căn cứ quan điểm chỉ đạo và mục tiêu Nghị quyết Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và mục tiêu Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025; tiềm năng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh và định hướng phát triển của ngành công nghiệp; trong giai đoạn đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dệt may - da giày; linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử và công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao. Cụ thể:
- Phát triển các sản phẩm nguyên vật liệu và phụ liệu đáp ứng đầu vào cho các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh và khu vực miền Trung. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may da giày trên địa bàn tỉnh đạt trên 75%.
- Phát triển sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, ngành sản xuất thiết bị y tế và ngành điện - điện tử trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, tỷ lệ cung ứng đạt trên 55% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành sản xuất thiết bị y tế và ngành điện - điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế chính sách và chương trình, đề án của Chính phủ và các Bộ, ngành triển khai để hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, một cửa liên thông và hoàn thiện môi trường kinh doanh hấp dẫn để tạo tiền đề thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các tổ chức, cá nhân chủ động tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trong công tác lập hồ hơ, thủ tục tham gia các chương trình, đề án của Chính phủ và các Bộ, ngành triển khai nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Xây dựng, bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh để hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải đối với các khu, cụm công nghiệp phục vụ các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ, ngành, Chính phủ để thành lập, hình thành và phát triển hạ tầng đồng bộ KCN phụ trợ dệt may tại KCN Phong Điền.
2. Về triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025
- Tiếp tục triển khai có trọng tâm, trọng điểm các nội dung Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025.
- Tập trung các nguồn vốn ngân sách địa phương (lồng phép thêm các nguồn vốn ngân sách khác: chương trình xúc tiến đầu tư, quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của tỉnh, nguồn khuyến công, xúc tiến thương mại,...); tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương và huy động nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện chương trình đảm bảo mục tiêu đề ra.
3. Về quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Tập trung ưu tiên các nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa tạo nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện và hệ thống xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu quy định để tạo mặt bằng sạch thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi và đôn đốc các nhà đầu tư hạ tầng đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện các khu công nghiệp. Đối với các khu công nghiệp chưa có nhà đầu tư hạ tầng thì đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng để tạo tiền đề thu hút đầu tư.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải các khu, cụm công nghiệp phục vụ các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh
- Triển khai hiệu quả công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài đầu tư sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh đặt nhà máy sản xuất trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
5. Nâng cao năng lực hỗ trợ và nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh
- Nâng cao năng lực bộ máy của Sở Công Thương để triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các đơn vị đào tạo nghề trong nước; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế (với Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Đức, ... và các tổ chức quốc tế) trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng và phục vụ phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh.
6. Phát triển chuỗi giá trị công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng liên kết, hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với các đối tác trong nước và nước ngoài có quy mô lớn, nhằm tạo nguồn lực lớn về vốn đầu tư, đồng thời tận dụng các cơ hội chuyển giao, đổi mới công nghệ, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
7. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ từ Trung ương để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan thực hiện:
- Tham mưu triển khai các cơ chế chính sách và chương trình, đề án để hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ công tác lập hồ sơ, thủ tục của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các tổ chức, cá nhân động tham gia các chương trình, đề án của Chính phủ và các Bộ, ngành triển khai nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai có trọng tâm, trọng điểm các nội dung Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025.
- Nâng cao năng lực bộ máy của Sở Công Thương để triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan thực hiện:
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đối với khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp có các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
- Tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa và một cửa liên thông; hoàn thiện môi trường kinh doanh hấp dẫn để tạo tiền đề thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Chú trọng, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế với mục tiêu tạo sự tăng trưởng bứt phá trong hoạt động sản xuất công nghiệp hướng tới việc xuất khẩu; đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) nhằm tạo nguồn lực về vốn đầu tư, tận dụng cơ hội chuyển giao, đổi mới công nghệ, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là các nước trong khu vực EU khi Hiệp định EVFTA đã được thực thi.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong công tác hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các tổ chức, cá nhân động tham gia các chương trình, đề án của Chính phủ và các Bộ, ngành triển khai nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tiếp cận các chính sách, nguồn đầu tư, tài trợ từ các Chương trình, dự án trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng, triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các cụm công nghiệp; hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh về Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh lồng ghép, bố trí kinh phí ngân sách tỉnh để thực hiện Kế hoạch trên cơ sở khả năng bố trí nguồn vốn của ngân sách địa phương và thực tế triển khai Kế hoạch.
4. Sở khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và địa phương liên quan:
- Tham mưu xây dựng triển khai đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế để sớm hình thành, phát triển làm tiền đề thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
- Triển khai các nội dung hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, dự án nâng cao chất lượng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và địa phương liên quan triển khai các nội dung hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; làm đầu mối liên hệ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, hợp tác quốc tế đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và địa phương liên quan tăng cường các bài viết và các thông điệp tuyên truyền các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng các bản tin về tình hình thực hiện phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
7. Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và địa phương liên quan thực hiện:
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch để phát triển công nghiệp hỗ trợ, tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, hỗ trợ tối đa việc thu hút các nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
- Phối hợp với chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn.
- Tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thực hiện các thủ tục về cấp phép đầu tư, các thủ tục sau cấp phép đầu tư khi thực hiện đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hoàn thiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đơn giản, tối đa hóa các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường,... khi xây dựng, ban hành bộ thủ tục hướng dẫn về đầu tư của tỉnh, công bố, công khai thủ tục hành chính. Rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính xuống mức thấp nhất để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.
- Xây dựng danh mục, thông tin kêu gọi dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp: Phú Đa, Khu A - KCN Phong Điền, Quảng Vinh, La Sơn; dự án công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô, dệt may,...; trường đào tạo nghề.
- Phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp.
8. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành trong quá trình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch này.
- Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh thực hiện các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng và tuyển dụng lao động cho nhu cầu sản xuất,...
- Quan tâm vận động, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thực hiện đầu tư phát triển.
9. Các Sở, ngành liên quan
Căn cứ chức năng nhiệm vụ cơ quan, đơn vị mình phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch này.
10. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
- Tích cực tham gia tham gia các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích mạnh dạn đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Yêu cầu các Sở, ban ngành và địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ để triển khai thực hiện kế hoạch; định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương hoặc theo yêu cầu để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban ngành và địa phương kịp thời tổng hợp, phản ánh về Sở Công Thương để tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 02/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Kế hoạch 94/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2020
- 3Quyết định 11/2020/QĐ-UBND về Quy chế "Quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hà Nội"
- 4Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 124/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Kế hoạch 122-KH/TU thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Quyết định 25/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Nghị quyết 341/NQ-HĐND năm 2020 về thông qua Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 8Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 124/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 9Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 triển khai giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 10Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2021 triển khai Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2025
- 2Quyết định 39/2018/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 02/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Kế hoạch 94/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2020
- 5Quyết định 11/2020/QĐ-UBND về Quy chế "Quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hà Nội"
- 6Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2020 về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ do Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 124/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 8Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Kế hoạch 122-KH/TU thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 9Quyết định 25/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 10Nghị quyết 341/NQ-HĐND năm 2020 về thông qua Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 11Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 124/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 12Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 triển khai giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 13Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2021 triển khai Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc
Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 200/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Thiên Định
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định