- 1Quyết định 18/2015/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn công chức phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3907/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 53/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 199/KH-UBND | Phú Nhuận, ngày 15 tháng 3 năm 2017 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NĂM 2017
Thực hiện Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của Ủy ban nhân dân quận về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn năm 2017 như sau:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống chính trị và nguồn nhân lực trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo nghề, văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao và doanh nhân trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng và y đức của đội ngũ y, bác sĩ; từng bước xây dựng lực lượng huấn luyện viên, vận động viên, tài năng trẻ để phát triển thể thao thành tích cao; bồi dưỡng nhận thức chính trị, trình độ quản lý của đội ngũ doanh nhân nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quận.
Triển khai thực hiện Quyết định số 6252/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 77-KH/QU ngày 27/12/2016 của Quận ủy về thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của Ủy ban nhân dân quận về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn quận giai đoạn 2016-2020.
1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hệ thống chính trị:
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý đương nhiệm và dự bị, nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong các tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, đạt chuẩn theo quy định đối với từng loại chức danh, từng ngạch và từng chức danh nghề nghiệp.
- 90% công chức các cơ quan hành chính phải đạt trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch; ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, từng chức danh và 65% công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- 85% viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập phải đạt trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành; ngoại ngữ, tin học theo quy định đối với từng chức danh nghề nghiệp.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức khi được tuyển dụng năm 2017 phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
- 100% cán bộ chủ chốt phường (Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; 80% Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể phường, trừ cán bộ Hội Cựu chiến binh) có trình độ đại học hoặc đang học đại học, trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đối với công chức chuyên môn ở phường đạt 60% trung cấp lý luận chính trị trở lên; 95% trình độ từ đại học trở lên phù hợp công việc đảm nhận hoặc đang học đại học (chuẩn hóa theo Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 07 tháng 04 năm 2015 quy định về tiêu chuẩn công chức phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh), quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, chức danh, trừ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự phường.
b. Giải pháp thực hiện:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2017 phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ theo từng chức danh. Đẩy mạnh công tác chuẩn hóa trình độ công chức chuyên môn ở phường đạt trình độ từ đại học trở lên phù hợp công việc đảm nhận, có trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học theo quy định.
- Thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đề bạt và bố trí công chức, viên chức gắn với Đề án vị trí việc làm và cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, tinh gọn, hiện đại.
- Chú trọng công tác luân chuyển, phân công nhiệm vụ công chức, viên chức và đánh giá cán bộ đê đáp ứng yêu cầu công tác quy hoạch, đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng cho cán bộ cả về chính trị, nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức. Rà soát, đánh giá, phân loại và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định pháp luật đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
- Quan tâm phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi thuộc các chương trình đào tạo cán bộ trẻ, tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi và nguồn quy hoạch Chương trình tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân.
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực y tế:
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- 10/15 Trạm y tế có đủ bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản, nhi;
- 20 bác sĩ/10.000 dân;
- 35 điều dưỡng/10.000 dân;
- 100% cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và nâng cao thái độ phục vụ nhân dân.
b. Giải pháp thực hiện:
- Thực hiện Đề án “Tổ chức lại Trung tâm Y tế dự phòng quận thành Trung tâm Y tế quận trực thuộc Ủy ban nhân dân quận” theo Quyết định số 6583/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế công lập theo quy hoạch, nâng cao chất lượng, hoạt động của hệ thống y tế từ quận đến phường trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho nhân dân, kể cả huy động sự tham gia của hệ thống y tế ngoài công lập.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ tham gia học tập, bồi dưỡng theo nhiều loại hình, phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và yêu cầu công việc của từng đối tượng đang công tác trong ngành. Khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư các cơ sở khám chữa bệnh, kể cả hợp tác công - tư.
- Rà soát nhu cầu đội ngũ cán bộ y tế và kiến nghị thành phố tăng cường đội ngũ cán bộ y tế về công tác tại quận theo nhu cầu thực tế của địa phương.
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề:
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- 85% cán bộ quản lý ngành giáo dục, viên chức thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn; 95% giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được nâng chuẩn, trong đó có 5% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ sau đại học; 90% cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn phổ cập ngoại ngữ và tin học.
- Đào tạo nghề ngắn hạn đạt 60% trên tổng số học viên đào tạo.
- Học viên đào tạo có tay nghề bậc 3/7 tại Trung tâm dạy nghề quận đạt 40% trên tổng số học viên học nghề.
b. Giải pháp thực hiện:
- Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức hoặc cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa, nâng chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện công tác dạy và học, nâng cao chất lượng và hiệu suất đào tạo. Trong năm 2017, cử 10 thạc sĩ; 80 trung cấp lý luận chính trị; 20 trung cấp y sĩ và 10 cấp dưỡng (phục vụ công tác nuôi dạy trẻ tại các trường học) tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy hoạch hệ thống trường lớp, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, bảo đảm nhu cầu học tập ở tất cả các ngành học, bậc học; phấn đấu xây dựng trường Mầm non Sơn ca 14 đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các trường ngoài công lập, dội ngũ làm công tác tư vấn tuyển sinh và đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở.
- Thực hiện việc sáp nhập Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo Quyết định số 6516/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Tiếp tục mở rộng các chương trình liên kết đào tạo các ngành nghề mục tiêu, ngành nghề kỹ thuật và tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng số lượng và hiệu quả đào tạo.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nghèo, bộ đội xuất ngũ, người khuyết tật, người thất nghiệp, người dân tộc thiểu số năm 2017.
a. Chỉ tiêu cụ thể:
a) Lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật:
- 100% đội ngũ cán bộ, viên chức đương nhiệm và quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, đạt chuẩn theo quy định đối với từng loại chức danh, từng ngạch và từng chức danh nghề nghiệp.
- 100% cán bộ, viên chức đang ở hạng chức danh nghề nghiệp tương đương ngạch chuyên viên phải đạt trình độ chuyên môn là cử nhân (đại học hoặc cao đẳng) có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học... theo tiêu chuẩn quy định đối với từng chức danh nghề nghiệp.
b) Lĩnh vực thể dục - thể thao:
- 100% huấn luyện viên môn trọng điểm tốt nghiệp đại học chuyên ngành.
- Duy trì 300 vận động viên trọng điểm, đội tuyển quận, trong đó 40% là vận động viên trong các tuyến của thành phố. Cung cấp vận động viên vào các tuyến của thành phố (90 - 120 vận động viên/năm); Đầu tư trọng điểm 7 môn thể thao (bóng đá, điền kinh, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt, thể thao dưới nước, karatedo); số vận động viên có thành tích quốc tế từ 20 vận động viên trở lên.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa và thể thao: 100% cán bộ cấp trưởng phòng và tương đương, 80% cán bộ cấp phó trưởng phòng và tương đương của ngành được đào tạo kỹ năng quản lý về văn hóa và thể thao.
b. Giải pháp thực hiện:
a) Lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật:
- Tiếp tục quan tâm, phát hiện để đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng có năng khiếu về văn hóa - nghệ thuật, duy trì và nâng chất hoạt động thư viện, nhà truyền thống và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - văn nghệ ở cơ sở, đặc biệt là tại 15 phường.
- Tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên ngành văn hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức nguồn quy hoạch. Đầu tư và phát triển các câu lạc bộ, đội nhóm nòng cốt như: Câu lạc bộ đờn ca tài tử, Đội tuyên truyền lưu động, thơ nhạc... gắn với cơ sở và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
b) Lĩnh vực thể dục - thể thao:
- Khai thác hợp lý cơ sở vật chất thể dục thể thao, mở rộng hoạt động của các câu lạc bộ thể dục - thể thao phục vụ cho người dân tham gia luyện tập. Tăng cường hợp tác và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu tập luyện của nhân dân.
- Quan tâm phát triển thể dục - thể thao học đường, nâng cao thể lực, thể trạng của học sinh, phát hiện, tuyển chọn vận động viên năng khiếu. Phát huy trình độ năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển phong trào, cung ứng dịch vụ thể dục - thể thao.
5. Nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân:
a. Chỉ tiêu cụ thể:
- 70% chủ doanh nghiệp mới thành lập được hỗ trợ cung cấp thông tin pháp luật, kinh tế và những rủi ro pháp lý trong giai đoạn mới hoạt động.
- Tổ chức bình quân 10 buổi tọa đàm, hội thảo, đối thoại, thông tin tuyên truyền/năm cho đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; bình quân 15 buổi giao lưu, tiếp xúc với thanh niên tham gia khởi nghiệp hàng năm tại 15 phường.
b. Giải pháp thực hiện:
- Chủ động tổ chức đối thoại, cung cấp thông tin pháp luật kinh tế cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn quận. Lồng ghép nhiều nội dung trong các chương trình họp mặt đối thoại chính quyền với doanh nghiệp; tổ chức thăm và làm việc với các doanh nghiệp để vừa nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh, vừa hướng dẫn xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của thành phố, chọn lọc, tổ chức các buổi thông tin chuyên đề về các hiệp định thương mại, các rào cản kỹ thuật và kinh nghiệm đàm phán quốc tế... và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các thông tin kinh tế, nghiên cứu, phân tích, tìm kiếm thông tin và thâm nhập thị trường quốc tế.
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng, tự nguyện tham gia vào các chương trình công tác xã hội do quận, thành phố phát động.
- Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ; Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực năm 2017 theo lĩnh vực phụ trách. Định kỳ 6 tháng, cuối năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân quận (thông qua phòng Nội vụ).
2. Phòng Nội vụ: Là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này; định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả về Sở Nội vụ và tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân quận các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Cân đối ngân sách nhà nước để triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
4. Phòng Y tế: Chủ trì, phối hợp Bệnh viện quận, Trung tâm Y tế Dự phòng và các đơn vị có liên quan thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực Y tế.
5. Phòng Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
6. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì, phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực đào tạo nghề.
7. Phòng Văn hóa và Thông tin: chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa và các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài văn hóa nghệ thuật.
8. Trung tâm Thể dục thể thao: chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài thể dục thể thao.
9. Phòng Kinh tế: phối hợp với các đơn vị liên quan và Hội Doanh nghiệp quận thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn quận năm 2017, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc quận nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả Ủy ban nhân dân quận theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 4351/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND sửa đổi Quy định chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 kèm theo Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND
- 1Quyết định 18/2015/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn công chức phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3907/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Kế hoạch 4351/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 7Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND sửa đổi Quy định chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 kèm theo Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND
- 8Quyết định 53/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
Kế hoạch 199/KH-UBND thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
- Số hiệu: 199/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 15/03/2017
- Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận
- Người ký: Võ Thành Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định