Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/KH-UBND

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2017-2021

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020; Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ Thành phố Hà Nội về việc triển khai Đề án trọng tâm trong nhiệm kỳ 2016-2021; Trên cơ sở đánh giá kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ giai đoạn 2012 -2016 của UBND thành phố và kết quả khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật của phụ nữ trong thời gian tới, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích

- Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn Thành phố; đặc biệt là những phụ nữ ở các vùng xa trung tâm, tại địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn. Qua đó giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên pháp luật cho phụ nữ.

2. Yêu cầu

- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Việc phổ biến pháp luật được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nội dung và các nhóm phụ nữ. Nội dung pháp luật được phổ biến phải đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với trình độ nhận thức của các tầng lớp phụ nữ thuộc các thành phần trên địa bàn.

- Xây dựng và phát triển một số mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng.

II. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ HOẠT ĐỘNG

1. Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ; khảo sát nhu cầu được phổ biến pháp luật của các nhóm đối tượng phụ nữ trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức tọa đàm, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thành phố, chú trọng các nhóm phụ nữ đặc thù như: phụ nữ nghèo, phụ nữ vùng dân tộc, phụ nữ vùng tôn giáo, nữ lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, phụ nữ ít tiếp cận thông tin pháp luật, phụ nữ nhập cư... tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn xa trung tâm Thành phố.

- Khảo sát thực trạng và xác định nhu cầu theo nhóm đối tượng phụ nữ (nữ nông dân, nữ dân tộc, nữ tôn giáo, nữ lao động, nữ công nhân, nữ kinh doanh...) về nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ. Đưa ra các giải pháp nhằm phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thành phố.

- Thời gian thực hiện: Quý I/2017 (có biểu kèm theo)

2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ.

- Tổ chức tập huấn, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật cho cán bộ Hội phụ nữ, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trực thuộc các cấp Hội.

- Tổ chức các khóa tập huấn tại xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên của Hội phụ nữ và các ban ngành liên quan. Tập trung bồi dưỡng, trang bị, cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên của Hội phụ nữ tại cơ sở.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2021 (có biểu kèm theo)

3. Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi”.

- Tổ chức Hội thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi” bằng hình thức sân khấu hóa.

- Tổ chức thi viết tìm hiểu kiến thức pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình,...

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2021 (có biểu kèm theo)

4. Thành lập mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư

- Thành lập nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân chấp hành pháp luật tại cộng đồng;

+ Khảo sát thành lập các nhóm phụ nữ nòng cốt;

+ Thành lập nhóm tuyên truyền pháp luật nòng cốt (làm điểm, rút kinh nghiệm, chỉ đạo thành lập 5 đến 10 nhóm/năm);

+ Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền pháp luật (hàng năm, hỗ trợ kinh phí hoạt động của nhóm);

- Biên soạn tài liệu, cấp phát miễn phí hỗ trợ các nhóm hoạt động;

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2021 (có biểu kèm theo).

5. Tổ chức phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động cho phụ nữ tại cộng đồng dân cư

Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp, nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu; tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động cho các nhóm phụ nữ đặc thù: phụ nữ xa trung tâm thành phố, phụ nữ ở các địa bàn trọng điểm giải phóng mặt bằng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thành phố, phụ nữ dân tộc, tôn giáo, lao động nữ nhập cư, phụ nữ yếu thế,…; tổ chức tư vấn pháp luật trực tiếp cho các nhóm đối tượng phụ nữ, chú trọng nhóm phụ nữ nông dân, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ yếu thế, phụ nữ ít tiếp cận thông tin pháp luật...

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2021 (có biểu kèm theo)

6. Trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền pháp luật cho nhóm phụ nữ đặc thù tại các tỉnh bạn

Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Công tác xây dựng và tổ chức hoạt động của các mô hình tuyên truyền pháp luật ở cộng đồng dân cư tại Hội Liên hiệp Phụ nữ một số tỉnh, thành.

Thời gian thực hiện: Năm 2018, năm 2020 (có biểu kèm theo).

7. Đánh giá việc triển khai Kế hoạch của UBND thành phố giai đoạn 2017-2021.

- Tổ chức hội nghị đánh giá việc triển khai kế hoạch hàng năm (2017 - 2021);

- Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện Kế hoạch tiếp tục triển khai Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2016” trong các cấp Hội. Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. Biểu dương các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ.

- Thời gian thực hiện: Quý III/2021 (có biểu kèm theo).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố: Có trách nhiệm phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố hướng dẫn triển khai kế hoạch hàng năm. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc triển khai công tác Phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn.

2. Đề nghị các tổ chức Đoàn thể Thành phố

a) Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố

Căn cứ Kế hoạch “Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021” được UBND Thành phố phê duyệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết theo lộ trình đã đề ra, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng nội dung, đối tượng, đạt chất lượng hiệu quả; định kỳ báo cáo kết quả hoạt động với UBND Thành phố (qua Sở Tư pháp).

b) Hội Nông dân Thành phố

Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ là nông dân các quận, huyện, thị xã bằng các hình thức phù hợp.

c) Liên đoàn Lao động thành phố

Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố phổ biến giáo dục pháp luật cho nữ công nhân, viên chức, nữ lao động, tập trung tuyên truyền nữ công nhân lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất.

d) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố

Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố phổ biến giáo dục pháp luật cho nữ thanh niên trên địa bàn thành phố bằng các hình thức phù hợp.

3. Sở Tài chính Hà Nội

Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn Hội Liên hiệp Phụ nữ và các cấp, các ngành, đoàn thể lập dự toán kinh phí để triển khai Kế hoạch “Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021” hàng năm và trình UBND thành phố duyệt cấp kinh phí theo quy định.

4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Căn cứ Kế hoạch “Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021”, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm của địa phương, trong đó có nội dung Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng phụ nữ với nội dung và hình thức phù hợp; quan tâm đầu tư kinh phí triển khai Kế hoạch Phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng phụ nữ.

- Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ngành có liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tổ chức triển khai các nội dung Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn thành phố; định kỳ Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện (qua Sở Tư pháp - Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố để tổng hợp)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- TT Thành ủy, HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- PCT UBND TP Lê Hồng Sơn;
- Các Sở, ngành, đoàn thể;
- Thành viên Hội đồng PBGDPLTP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, PVP P.C.Công, N.N.Kỳ; Các phòng: NC, KGVX, TKBT, TH;
- Lưu: VT, NC(B).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
(Ban hành theo Kế hoạch số 195 ngày 20/10/2016 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung

Đối tượng

Đơn vị thực hiện

 

I

Năm 2017

 

 

 

1

Hội thảo Đánh giá công tác tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ, xác định nhu cầu được phổ biến pháp luật của phụ nữ

Đại diện Hội đồng phổ biến GDPL TP, Lãnh đạo Sở Tư pháp, Hội phụ nữ thành phố và các quận, huyện

Hội phụ nữ Thành phố

 

2

Khảo sát thực tế tại cơ sở về nhu cầu được tuyên truyền pháp luật

Đại diện UBND, cán bộ tư pháp, cán bộ, hội viên phụ nữ các xã, phường

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

3

Hội nghị triển khai kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và chấp hành pháp luật cho phụ nữ giai đoạn 2017 - 2021.

Đại diện Hội đồng PBGD PL TP, lãnh đạo các Sở, ngành, Hội LHPN TP và quận, huyện

Hội phụ nữ Thành phố

 

4

Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội phụ nữ về các văn bản pháp luật (bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai,...và một số lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh; Kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật).

 

4.1

Tập huấn BCV pháp luật của Hội phụ nữ Thành phố

Báo cáo viên pháp luật do Hội PN Hà Nội quản lý

Hội phụ nữ Thành phố

 

4.2

Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật Hội phụ nữ cấp quận, huyện

Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật do Hội phụ nữ quận, huyện quản lý

Hội phụ nữ Thành phố và quận, huyện

 

5

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ xa thành phố về Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, và các văn bản pháp luật liên quan

Phụ nữ các cơ sở xa Trung tâm thành phố

Hội phụ nữ thành phố và các quận, huyện

 

6

Thành lập các nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng

Chi hội phụ nữ tại vùng khó khăn, vùng dân tộc, tôn giáo, địa bàn có nhiều vấn đề bức xúc

Thành phố phối hợp với cơ sở

 

7

Tuyên truyền các văn bản pháp luật cho nhóm phụ nữ dân tộc, tôn giáo

Phụ nữ các cơ sở có đông phụ nữ dân tộc, phụ nữ tôn giáo

Thành phố phối hợp với cơ sở

 

8

Tuyên truyền các văn bản pháp luật cho nữ lao động nhập cư

Phụ nữ lao động nhập cư sống thuê trọ, phụ nữ làm việc tập trung tại các khu công nghiệp.

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

9

Hội nghị đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn năm 2017.

Đại diện Hội đồng PBGD PL TP, lãnh đạo các sở, ngành và các quận, huyện

Hội phụ nữ Thành phố

 

II

Năm 2018

 

 

 

1

Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội phụ nữ về các văn bản pháp luật (bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai,...và một số lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh; Kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật).

 

1.1

Tập huấn BCV pháp luật của Hội phụ nữ Thành phố

Báo cáo viên pháp luật do Hội PN Hà Nội quản lý

Hội phụ nữ Thành phố

 

1.2

Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật Hội phụ nữ cấp quận, huyện

Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật do Hội phụ nữ quận, huyện quản lý

Hội phụ nữ Thành phố và quận, huyện

 

2

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ xa thành phố về Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, và các văn bản pháp luật liên quan

Phụ nữ các cơ sở xa Trung tâm thành phố

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

3

Tổ chức thi viết tìm hiểu pháp luật

Cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn thành phố

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

4

Tuyên truyền các văn bản pháp luật cho phụ nữ dân tộc, tôn giáo...

Phụ nữ các cơ sở có đông phụ nữ dân tộc, phụ nữ tôn giáo

Thành phố phối hợp với cơ sở

 

5

Tuyên truyền pháp luật cho nữ lao động nhập cư, di cư các văn bản pháp luật liên quan như: Luật HN&GĐ, Luật P/c BLGĐ, Luật P/c MBN, Luật Lao động...

Phụ nữ lao động nhập cư sống thuê trọ, phụ nữ làm việc tập trung tại các khu công nghiệp.

Thành phố phối hợp với cơ sở

 

6

Thành lập các nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng

Chi hội phụ nữ tại vùng khó khăn, vùng dân tộc, tôn giáo, địa bàn có nhiều vấn đề bức xúc

Thành phố phối hợp với cơ sở

 

7

Biên soạn Bộ tài liệu tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ

Phát hành đến cán bộ, hội viên tại các cơ sở

Hội phụ nữ thành phố

 

8

Hội nghị đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ năm 2018

Đại diện Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật TP và quận, huyện, các Sở ngành có liên quan và Hội LHPN thành phố, các quận, huyện

Hội phụ nữ thành phố

 

III

Năm 2019

 

 

 

1

Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội phụ nữ về các văn bản pháp luật (bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai,...và một số lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh; Kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật).

 

1.1

Tập huấn BCV pháp luật của Hội phụ nữ Thành phố

Báo cáo viên pháp luật do Hội PN Hà Nội quản lý

Hội phụ nữ Thành phố

 

1.2

Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật Hội phụ nữ cấp quận, huyện

Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật do Hội phụ nữ quận, huyện quản lý

Hội phụ nữ Thành phố và quận, huyện

 

2

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ xa thành phố về Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, và các văn bản pháp luật liên quan

Phụ nữ các cơ sở xa Trung tâm thành phố

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

3

Tọa đàm đánh giá thực trạng mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng, nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật...

Đại diện Hội đồng phổ biến GDPL TP, Lãnh đạo Sở ngành và quận, huyện, Hội cơ sở.

Hội phụ nữ Thành phố và 3 cụm

 

4

In và cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ

Phát hành đến cán bộ, hội viên tại các cơ sở

Hội phụ nữ Thành phố

 

5

Thành lập các nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng

Chi hội phụ nữ tại vùng khó khăn, vùng dân tộc, tôn giáo, địa bàn có nhiều vấn đề bức xúc

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

6

Tuyên truyền các văn bản pháp luật cho phụ nữ dân tộc, tôn giáo...

Phụ nữ các cơ sở có đông phụ nữ dân tộc, phụ nữ tôn giáo

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

7

Tuyên truyền pháp luật cho nữ lao động nhập cư, di cư các văn bản pháp luật liên quan như: Luật HN&GĐ, Luật P/c BLGĐ, Luật P/c MBN, Luật Lao động...

Phụ nữ lao động nhập cư sống thuê trọ, phụ nữ làm việc tập trung tại các khu công nghiệp.

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

8

Hội nghị đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn năm 2019

Đại diện Hội đồng phổ biến GDPL TP, lãnh đạo các sở, ngành, Hội LHPN thành phố và các quận, huyện

Thành phố

 

9

Hội thi tuyên truyền viên pháp luật (hình thức sân khấu hóa)

Cụm thi khối quận (12 đội tuyển tuyên truyền PL các quận)

Hội phụ nữ Thành phố và 12 quận

 

IV

Năm 2020

 

 

 

1

Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội phụ nữ về các văn bản pháp luật (bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai,...và một số lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh; Kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật). 

 

1.1

Tập huấn BCV pháp luật của Hội phụ nữ Thành phố

Báo cáo viên pháp luật do Hội PN Hà Nội quản lý

Hội phụ nữ Thành phố

 

1.2

Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật Hội phụ nữ cấp quận, huyện

Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật do Hội phụ nữ quận, huyện quản lý

Hội phụ nữ Thành phố và quận, huyện

 

2

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ xa thành phố về Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, và các văn bản pháp luật liên quan

Phụ nữ các cơ sở xa Trung tâm thành phố

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

3

Thành lập các nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng

Chi hội phụ nữ tại vùng khó khăn, vùng dân tộc, tôn giáo, địa bàn có nhiều vấn đề bức xúc

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

4

In và cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ

Phát hành đến cán bộ, hội viên tại các cơ sở

Hội phụ nữ Thành phố

 

5

Tuyên truyền các văn bản pháp luật cho phụ nữ dân tộc, tôn giáo...

Phụ nữ các cơ sở có đông phụ nữ dân tộc, phụ nữ tôn giáo

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

6

Tuyên truyền pháp luật cho nữ lao động nhập cư, di cư các văn bản pháp luật liên quan như: Luật HN&GĐ, Luật P/c BLGĐ, Luật P/c MBN, Luật Lao động...

Phụ nữ lao động nhập cư sống thuê trọ, phụ nữ làm việc tập trung tại các khu công nghiệp.

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

7

Hội nghị đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn

Đại diện Hội đồng PBGDPL TP, lãnh đạo các sở, ngành và các quận, huyện

Hội phụ nữ thành phố

 

8

Hội thi tuyên truyền viên pháp luật (hình thức sân khấu hóa)

Cụm thi khối huyện (đội thi của huyện)

Hội phụ nữ Thành phố và huyện

 

V

Năm 2021

 

 

 

1

Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội phụ nữ về các văn bản pháp luật (bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai,... và một số lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh; Kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật).

 

1.1

Tập huấn BCV pháp luật của Hội phụ nữ Thành phố

Báo cáo viên pháp luật do Hội PN Hà Nội quản lý

Hội phụ nữ Thành phố

 

1.2

Tập huấn báo cáo viên pháp luật Hội phụ nữ cấp quận, huyện

Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật do Hội phụ nữ quận, huyện quản lý

Hội phụ nữ Thành phố và quận, huyện

 

2

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ xa thành phố về Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, và các văn bản pháp luật liên quan

Phụ nữ các cơ sở xa Trung tâm thành phố

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

3

Thành lập các nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng

Chi hội phụ nữ tại vùng khó khăn, vùng dân tộc, tôn giáo, địa bàn có nhiều vấn đề bức xúc

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

4

Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật về công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong các cấp Hội.

Đại diện Hội đồng PBGDPL TP, các Sở, ngành thành phố, Hội phụ nữ quận huyện và các cơ sở Hội

Hội phụ nữ Thành phố

 

5

Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng, nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật...

Đại diện Hội đồng PBGDPL TP, các Sở, ngành thành phố, quận huyện và đại diện các cơ sở Hội

Hội phụ nữ Thành phố và các quận, huyện

 

6

Tuyên truyền các văn bản pháp luật cho phụ nữ dân tộc, tôn giáo...

Phụ nữ các cơ sở có đông phụ nữ dân tộc, phụ nữ tôn giáo

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với các cơ sở

 

7

Tuyên truyền pháp luật cho nữ lao động nhập cư các văn bản pháp luật liên quan như: Luật HN&GĐ, Luật P/c BLGĐ, Luật P/c MBN, Luật Lao động...

Phụ nữ lao động nhập cư sống thuê trọ, phụ nữ làm việc tập trung tại các khu công nghiệp.

Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở

 

8

Hội nghị đánh giá kết quả 5 năm triển khai Kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ giai đoạn 2017 - 2021.

Đại diện Hội đồng PBGDPL TP, các Sở, ngành thành phố và quận huyện

Hội phụ nữ Thành phố

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021

  • Số hiệu: 195/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 20/10/2016
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Lê Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/10/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản