Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 21 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 08/10/2021 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XIX về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT): Số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng và công nhận trường chuẩn quốc gia đối với trường Tiểu học; số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng và công nhận trường chuẩn quốc gia đối với trường đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học; số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng và công nhận trường chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (CQG) và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) trường mầm non, phổ thông tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025.

- Khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

- Xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục của các cơ sở giáo dục theo từng giai đoạn để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục đạt KĐCLGD; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục.

2. Yêu cầu

Việc xây dựng trường đạt CQG đảm bảo triển khai theo đúng lộ trình; xây dựng các giải pháp đồng bộ thực hiện tốt các tiêu chuẩn theo quy định của từng bậc học và gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Công tác KĐCLGD được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục và phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục; được thực hiện một cách độc lập, khách quan, đúng pháp luật, bảo đảm trung thực, công khai, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn và gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cơ sở giáo dục.

II. CHỈ TIÊU

1. Xây dựng và công nhận trường đạt CQG

Căn cứ chỉ tiêu Đại hội đề ra và thực tế đăng ký của các địa phương, đơn vị, mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 như sau:

- Đến năm 2025: 506/535 (tỉ lệ 94%, tính riêng khối công lập đạt 100%) trường được công nhận hoặc công nhận lại CQG. Trong đó:

+ Chia theo mức độ: mức độ 1 là 294 trường đạt (tỉ lệ 58%); mức độ 2 là 212 trường đạt (tỉ lệ 42%);

+ Công nhận lại là 386 trường; công nhận mới là 120 trường.

+ Chia theo bậc học: MN: 166/188 trường (tỉ lệ 88%); TH: 139/139 trường (tỉ lệ 100%); THCS (gồm các trường THCS, TH và THCS): 169/169 trường (tỉ lệ 100%); THPT (gồm các trường THPT, THCS và THPT, TH, THCS và THPT): 32/39 trường (tỉ lệ 82%).

- Tiến độ thực hiện:

Bậc học

Nội dung

Tổng số

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Mầm non

Công nhận mới

61

15

7

17

15

7

Công nhận lại

105

13

20

18

24

30

Tổng số

166

28

27

35

39

37

Tiểu học

Công nhận mới

8

2

2

1

1

2

Công nhận lại

131

29

22

29

26

25

Tổng số

139

31

24

30

27

27

THCS

Công nhận mới

44

6

18

11

6

3

Công nhận lại

125

16

23

27

32

27

Tổng số

169

22

41

38

38

30

THPT

Công nhận mới

7

 

1

5

1

 

Công nhận lại

25

5

8

4

3

5

Tổng số

32

5

9

9

4

5

Tính chung các bậc học

Công nhận mới

120

23

28

34

23

12

Công nhận lại

386

63

73

78

85

87

Tổng số

506

86

101

112

108

99

2. Công tác KĐCLGĐ

- Đến năm 2025: 535/535 (tỉ lệ 100%) trường mầm non, phổ thông hoàn thành tự đánh giá, được đánh giá ngoài và được công nhận hoặc công nhận lại tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chia theo cấp độ: 29 trường đạt KĐCLGD cấp độ I, 294 trường đạt KĐCLGD cấp độ II, 212 trường đạt KĐCLGD cấp độ III.

- Tiến độ thực hiện:

Bậc học

Tổng số trường

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Mầm non

188

28

27

36

43

54

Tiểu học

139

31

24

30

27

27

THCS

169

22

41

38

38

30

THPT

39

5

9

10

8

7

Tổng số

535

86

101

114

116

118

(Chi tiết tại Phục lục 1, 2, 3 kèm theo).

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt CQG. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội đối với công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt CQG gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

2. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và giám sát việc thực hiện

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, tổ chức đoàn thể đối với công tác xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD. Đưa xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD là nhiệm vụ thường xuyên hằng năm của địa phương để chỉ đạo tổ chức thực hiện. Xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo và giao trách nhiệm cụ thể cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn trong việc thực hiện công tác xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, công khai chất lượng, các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính trong giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Tăng cường củng cố bộ máy tổ chức trong nhà trường theo Điều lệ trường học; chú trọng việc xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong trường học; xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp trong hệ thống chính trị của nhà trường, quy chế hoạt động, quy chế chỉ tiêu nội bộ, quy chế dân chủ ở cơ sở. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD. Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng trường đạt CQG, KĐCLGD với việc thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện hoạt động tự đánh giá đúng quy trình; tăng cường triển khai hoạt động đánh giá ngoài; chủ động tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác KĐCLGD; triển khai ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác KĐCLGD; bố trí kinh phí cho các hoạt động KĐCLGD; tổ chức hội thảo, khuyến khích các đơn vị tham quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau về KĐCLGD và xây dựng trường đạt CQG.

Tăng cường hoạt động xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD tại các trường ngoài công lập. Lấy kết quả xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD là một trong những căn cứ để xét giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ngoài công lập.

3. Tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục

Tiếp tục thực hiện rà soát sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp đảm bảo nguyên tắc tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh, gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông. Khi thực hiện sáp nhập các trường cần rà soát các tiêu chí về trường đạt CQG, đặc biệt quy mô về số lớp học.

Thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học; có giải pháp nâng cao tỉ lệ học sinh khá, giỏi; giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém, lưu ban, bỏ học. Tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học. Coi trọng công tác đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, bảo đảm đánh giá đúng chất lượng. Đảm bảo tỉ lệ huy động học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học.

Chú trọng nâng cao chất lượng dạy tin học, ngoại ngữ, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Quan tâm giáo dục thể chất, quốc phòng, an ninh, hướng nghiệp; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, bảo đảm an toàn trường học. Tăng cường xây dựng mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội; phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương xây dựng tốt môi trường giáo dục.

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Sắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị. Bố trí giáo viên các bộ môn đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm chuẩn đào tạo và chất lượng, phù hợp với tình hình của từng địa phương đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đóng vai trò nòng cốt trong việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các nhà trường.

Thực hiện đánh giá, xếp loại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đúng thực chất làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách, chế độ cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và người lao động trong trường học.

5. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục

Rà soát quy hoạch mặt bằng, diện tích đất, cơ sở vật chất của các nhà trường trong lộ trình xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD, trên cơ sở đó xác định nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về cơ sở vật chất theo quy định của Bộ GDĐT. Có phương án bố trí quỹ đất, bảo đảm diện tích mặt bằng, thực hiện các thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất.

Tăng cường các nguồn lực đầu tư xây dựng đủ phòng học lý thuyết, phòng bộ môn, phòng chức năng và các công trình phụ trợ; xây dựng, cải tạo, bổ sung công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, bếp ăn tập thể cho các trường mầm non, phổ thông đáp ứng yêu cầu theo chuẩn quy định. Chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo đảm chất lượng và đáp ứng; yêu cầu dạy học, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Phát huy trách nhiệm của chính quyền các cấp theo phân cấp trong việc xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD, đặc biệt là việc cân đối nguồn lực, tập trung kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo kế hoạch, lộ trình đối với các trường học dự kiến đạt chuẩn quốc gia, đồng thời duy trì nâng cao chất lượng những trường đã đạt chuẩn. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thường xuyên rà soát các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia và tiêu chí KĐCLGD, xây dựng giải pháp có tính khả thi để bổ sung, khắc phục, hoàn thiện và cải tiến chất lượng.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết

Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD lồng ghép với việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong giáo dục.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động tự đánh giá, thực hiện cải tiến chất lượng của các đơn vị; định kỳ rà soát kiểm tra, công nhận kết quả duy trì đối với các trường đã được công nhận đạt KĐCLGD và chuẩn quốc gia.

Hằng năm, thực hiện tổng hợp kết quả xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD của các đơn vị; tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời động viên, khuyến khích và nhân rộng điển hình tiên tiến, đồng thời xử lý nghiêm các đơn vị có vi phạm trong quá trình thực hiện.

7. Kinh phí đảm bảo

Kinh phí thực hiện kế hoạch từ các nguồn: Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; nguồn ngân sách trung ương bổ sung cho tỉnh; nguồn ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách xã theo phân cấp và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan thường trực có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các các huyện, thành phố, thị xã rà soát, đăng kí nhu cầu sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030; Kế hoạch sử dụng đất tỉnh thời kỳ 2021-2025 và Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030.

- Chỉ đạo các trường THPT; hướng dẫn các phòng GDĐT chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn thực hiện tốt việc xây dựng trường đạt CQG và quy trình KĐCLGD bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu.

- Chủ trì tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài. Giám sát, chỉ đạo các nhà trường thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng trường đạt CQG.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch. Tổ chức, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và đào tạo.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan căn cứ khả năng ngân sách địa phương hằng năm tham mưu cho UBND tỉnh cân đối và bố trí kinh phí để đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị phục vụ dạy và học; đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách cho giáo viên và học sinh theo quy định; cấp kinh phí để tổ chức hoạt động đánh giá ngoài để công nhận kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình Kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp bảo đảm kinh phí xây dựng, sửa chữa phòng học, phòng bộ môn, công trình phụ trợ và mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường.

4. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, thẩm định đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quản lý, sử dụng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, hướng dẫn định mức giáo viên, nhân viên trong các đơn vị nhằm đảm bảo chuẩn hóa đội ngũ theo quy định.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở GDĐT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu lập, thẩm định, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện trên cơ sở đề xuất nhu cầu sử dụng đất của ngành GDĐT, trong đó ưu tiên bố trí quỹ đất cho các cơ sở giáo dục còn thiếu đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo, công tác xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD. Hướng dẫn các trường lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

6. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở GDĐT, UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát quy hoạch xây dựng để tham mưu, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLGD về cơ sở vật chất nhà trường. Hướng dẫn các địa phương, chủ đầu tư lập thiết kế trường, lớp học, phòng học bộ môn, các công trình phụ trợ... bảo đảm phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các thiết kế mẫu đã được ban hành. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng các công trình trường học đảm bảo yêu cầu thiết kế, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu sử dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục đích, ý nghĩa công tác xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD, tạo sự quan tâm, đồng thuận ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo.

8. Báo Hưng Yên, Đài phát thanh và Truyền hình Hưng Yên

Xây dựng chương trình tuyên truyền về công tác xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD tại các nhà trường và các địa phương.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD giai đoạn 2021-2025 của địa phương trên cơ sở bám sát Kế hoạch của tỉnh. Huy động nguồn lực tài chính, có các biện pháp cụ thể tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường.

- Chỉ đạo các phòng GDĐT hướng dẫn các nhà trường thuộc địa bàn quản lý rà soát để tham mưu xây dựng đề án vị trí việc làm của đơn vị; điều chỉnh, bổ sung các hạng mục đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLGD và trường đạt CQG; tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để huy động hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ thực hiện các hoạt động xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học đạt tiêu chuẩn bảo đảm hoàn thành mục tiêu kế hoạch.

- Chủ trì lập Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng trường đạt CQG và KĐCLGD phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, gắn với chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Định kỳ báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về Sở Giáo dục và đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

10. Đề nghị Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể tỉnh

Chỉ đạo tổ chức đoàn thể các cấp tăng cường tuyên truyền đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân phối hợp với ngành giáo dục, các sở, ngành liên quan thực hiện công tác xây dựng trường đại CQG và KĐCLGD; tham gia tích cực hoạt động xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư chăm lo phát triển giáo dục. Phối hợp kiểm tra, giám sát, phản biện các cơ quan quản lý nhà nước, nhà trường trong việc thực hiện Kế hoạch.

11. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ Kế hoạch chủ động tổ chức thực hiện, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện gửi về Sở Giáo dục và đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Hưng

 

PHỤ LỤC 1.

XÂY DỰNG VÀ CÔNG NHẬN TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

TT

Đơn vị

Tổng số trường hiện có

Thực trạng trường đạt CQG đến hết năm 2020

Kế hoạch xây dựng trường CQG giai đoạn 2021-2025

Tổng số

Chia ra các năm

Tổng số

Trong đó giai đoạn 2016- 2020

2021

2022

2023

2024

2025

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

I

Bậc mầm non

188

107

70

166

61

105

28

15

13

27

7

20

35

17

18

59

/5

24

37

7

30

1

TP Hưng Yên

20

8

4

16

9

7

2

2

 

4

2

2

4

2

2

4

3

1

2

 

2

7

Tiên Lữ

17

10

8

16

5

11

1

1

 

1

 

1

3

2

1

8

2

6

3

 

3

3

Phù Cừ

14

7

4

14

7

7

4

2

2

2

1

1

4

2

2

2

1

1

2

1

1

4

Kim Động

17

13

6

17

4

13

3

1

2

3

 

3

1

 

1

3

2

1

7

1

6

5

Ân Thi

22

12

8

21

9

12

3

3

 

5

1

4

5

3

2

4

 

4

4

2

2

6

Yên Mỹ

24

11

9

17

7

10

2

1

1

1

 

1

5

2

3

5

2

3

4

2

2

7

Mỹ Hào

18

15

13

16

1

15

1

 

1

4

 

4

4

 

4

4

1

3

3

 

3

8

Văn Lâm

14

9

4

11

2

9

2

1

1

2

 

2

1

1

 

2

 

2

4

 

4

9

Văn Giang

14

10

6

11

1

10

6

1

5

 

 

 

1

 

1

 

 

 

4

 

4

10

Khoái Châu

28

12

8

27

16

11

4

3

1

5

3

2

7

5

2

7

4

3

4

1

3

II

Cấp tiểu học

139

136

38

139

8

131

5/

2

29

24

2

22

50

1

29

27

1

26

27

2

25

1

TP Hưng Yên

14

12

2

14

2

12

4

1

3

 

 

 

4

1

3

1

 

1

5

 

5

2

Tiên Lữ

13

10

3

13

0

13

2

 

2

1

 

1

3

 

3

4

 

4

3

 

3

3

Phù Cừ

12

12

5

12

1

11

4

 

4

4

1

3

1

 

1

2

 

2

1

 

1

4

Kim Động

11

14

 

11

2

9

4

1

3

2

 

2

 

 

 

1

 

1

4

1

3

5

Ân Thi

20

11

3

20

0

20

2

 

2

5

 

5

7

 

7

5

 

5

1

 

1

6

Yên Mỹ

17

20

7

17

1

16

4

 

4

 

 

 

3

 

3

5

1

4

5

 

5

7

Mỹ Hào

13

16

8

13

1

12

2

 

2

3

 

3

3

 

3

2

 

2

3

1

2

8

Văn Lâm

11

16

5

11

0

11

2

 

2

2

 

2

4

 

4

2

 

2

1

 

1

9

Văn Giang

10

13

5

10

0

10

5

 

5

2

 

2

1

 

1

2

 

2

 

 

 

10

Khoái Châu

18

12

 

18

1

17

2

 

2

5

1

4

4

 

4

3

 

3

4

 

4

III

Cấp THCS

169

135

65

169

44

125

22

6

16

41

18

23

38

11

27

38

6

32

30

3

27

1

TP Hưng Yên

19

14

5

19

5

14

 

 

 

4

3

1

3

1

2

5

 

5

7

1

6

2

Tiên Lữ

14

11

6

14

7

7

2

1

1

6

5

1

2

1

1

2

 

2

2

 

2

3

Phù Cừ

15

10

3

15

3

12

2

 

2

5

3

2

2

 

2

3

 

3

3

 

3

4

Kim Động

18

11

2

18

12

6

3

2

1

5

3

2

6

4

2

3

3

 

1

 

1

5

Ân Thi

21

14

8

21

3

18

2

1

1

5

 

5

5

2

3

5

 

5

4

 

4

6

Yên Mỹ

18

18

12

18

3

15

 

 

 

3

 

3

5

 

5

8

2

6

2

1

1

7

Mỹ Hào

14

15

9

14

0

14

1

 

1

4

 

4

3

 

3

3

 

3

3

 

3

8

Văn Lâm

12

20

9

12

1

11

4

 

4

2

1

1

3

 

3

3

 

3

 

 

 

9

Văn Giang

12

8

4

12

1

11

5

1

4

2

 

2

1

 

1

 

 

 

4

 

4

10

Khoái Châu

26

14

7

26

9

17

3

1

2

5

3

2

8

3

5

6

1

5

4

1

3

IV

Cấp THPT

39

25

13

32

7

25

5

0

5

9

1

8

9

5

4

4

1

3

5

0

5

 

Tổng số trường các bậc học

535

403

186

506

120

386

86

23

63

101

28

73

112

34

78

108

23

85

99

12

87

 

PHỤ LỤC 2.

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

TT

Đơn vị

Tổng số trường hiện có

Số trường KĐCLGD đến hết năm 2020

Số trường KĐCLGD giai đoạn 2021-2025

Chia ra theo cấp độ

Chia ra theo năm

CĐ I

CĐ II

CĐ III

2021

2022

2023

2024

2025

I

Bậc mầm non

188

149

188

22

100

66

28

27

36

43

54

1

TP Hưng Yên

20

13

20

4

10

6

2

4

4

5

5

2

Huyện Tiên Lữ

17

13

17

1

11

5

1

1

3

8

4

3

Huyện Phù Cừ

14

14

14

 

6

8

4

2

4

2

2

4

Huyện Kim Động

17

17

17

 

9

8

3

3

1

3

7

5

Huyện Ân Thi

22

18

22

1

16

5

3

5

5

4

5

6

Huyện Yên Mỹ

24

17

24

7

6

11

2

1

5

8

8

7

TX Mỹ Hào

18

15

18

2

5

11

1

4

5

4

4

8

Huyện Văn Lâm

14

10

14

3

8

3

2

2

1

2

7

9

Huyện Văn Giang

14

11

14

3

6

5

6

 

1

 

7

10

Huyện Khoái Châu

28

21

28

1

23

4

4

5

7

7

5

II

Cấp tiểu học

139

131

139

0

68

71

31

24

30

27

27

1

TP Hưng Yên

14

14

14

 

3

11

4

 

4

1

5

2

Huyện Tiên Lữ

13

13

13

 

8

5

2

1

3

4

3

3

Huyện Phù Cừ

12

12

12

 

7

5

4

4

1

2

1

4

Huyện Kim Động

11

11

11

 

4

7

4

2

 

1

4

5

Huyện Ân Thi

20

19

20

 

14

6

2

5

7

5

1

6

Huyện Yên Mỹ

17

17

17

 

1

16

4

 

3

5

5

7

TX Mỹ Hào

13

12

13

 

2

11

2

3

3

2

3

8

Huyện Văn Lâm

11

8

11

 

9

2

2

2

4

2

1

9

Huyện Văn Giang

10

10

10

 

4

6

5

2

1

2

 

10

Huyện Khoái Châu

18

15

18

 

16

2

2

5

4

3

4

III

Cấp THCS

169

141

169

0

109

60

22

41

38

38

30

1

TP Hưng Yên

19

13

19

 

11

8

 

4

3

5

7

2

Huyện Tiên Lữ

14

10

14

 

14

 

2

6

2

2

2

3

Huyện Phù Cừ

15

13

15

 

8

7

2

5

2

3

3

4

Huyện Kim Động

18

15

18

 

11

7

3

5

6

3

1

5

Huyện Ân Thi

21

20

21

 

19

2

2

5

5

5

4

6

Huyện Yên Mỹ

18

17

18

 

3

15

 

3

5

8

2

7

TX Mỹ Hào

14

12

14

 

4

10

1

4

3

3

3

8

Huyện Văn Tâm

12

11

12

 

9

3

4

2

3

3

 

9

Huyện Văn Giang

12

11

12

 

6

6

5

2

1

 

4

10

Huyện Khoái Châu

26

19

26

 

24

2

3

5

8

6

4

IV

Cấp THPT

39

22

39

7

17

15

5

9

10

8

7

 

Tổng số trường các bậc học

535

443

535

29

294

212

86

101

114

116

118

 

PHỤ LỤC 3.

KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, SỬA CHỮA CƠ SỞ VẬT CHẤT, MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ CÁC TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

A. KINH PHÍ ĐẦU TƯ TÍNH THEO ĐƠN VỊ

TT

Đơn vị

Số trường

Diện tích xây dựng còn thiếu
(Đơn vị tính: m2)

Kinh phí đầu tư 2021-2025
(Đơn vị tính: triệu đồng)

Nguồn kinh phí

Phòng học

Phòng học bộ môn

Khối phục vụ học tập

Khối hành chính - quản trị

Khu vệ sinh, để xe

Xây dựng

Mua sắm trang thiết bị dự kiến

Tổng kinh phí

Ngân sách cấp huyện, xã

Ngân sách cấp tỉnh

I

TP. HƯNG YÊN

53

13169

3328

11599

7634

3314

288697

73462

362659

353659

8700

1

Trường MN

20

5860

0

3130

2125

519

92142

25310

117452

114352

2800

2

Trường TH

14

3088

0

4193

2036

795

77482

18900

96582

93982

2600

3

Trường THCS

19

4221

3328

4276

3473

2000

119073

29252

148625

145325

3300

II

TIÊN LỮ

44

15539

6406

18271

5521

13351

598355

66657

665012

658812

6400

1

Trường MN

17

6341

590

2884

1760

1435

274820

25310

300130

298030

2300

2

Trường TH

13

4328

1135

3915

1784

1930

144500

20080

164580

163180

1400

3

Trường THCS

14

4870

4681

11472

1977

9986

179035

21267

200302

197602

2700

III

PHÙ CỪ

41

8934

4019

5497

2594

2960

414078

77010

491088

484988

5800

1

Trường MN

14

4450

780

1210

1453

1490

221146

37410

258556

255856

2400

2

Trường TH

12

1822

1570

2947

911

765

85200

17000

102200

100300

1900

3

Trường THCS

15

2662

1669

1340

230

705

107732

22600

130332

128832

1500

IV

ÂN THI

63

17404

7655

10632

7419

6275

570753

110500

681553

673153

8400

1

Trường MN

22

6832

996

2092

2313

1122

166675

16700

183675

180175

3500

2

Trường TH

20

7011

2749

3746

1480

1885

219750

68700

288450

285650

2800

3

Trường THCS

21

3561

3910

4794

3626

3268

184328

25100

209428

207328

2100

V

KIM ĐỘNG

46

10032

7703

11800

4818

4457

393586

48300

441886

434386

7300

1

Trường MN

17

4253

200

1999

1664

1395

140200

16570

156770

154170

2400

2

Trường TH

11

1480

1638

7046

638

1260

62297

14230

76527

75427

1100

3

Trường THCS

18

4299

5865

2755

2516

1802

191089

17500

208589

204789

3800

VI

YÊN MỸ

59

36256

6163

12027

5428

7701

812240

116322

928562

922762

6000

1

Trường MN

24

9966

598

7055

2588

2235

262740

45250

307990

305990

2200

2

Trường TH

17

5416

2474

1460

1640

1936

178500

33197

211697

209997

1700

3

Trường THCS

18

20874

3091

3512

1200

3530

371000

37875

408875

406775

2100

VII

TX. MỸ HÀO

45

19952

5434

7120

5245

6006

359514

95284

454798

450698

3900

1

Trường MN

18

6150

322

1347

1057

1000

85462

14944

100406

100206

0

2

Trường TH

13

7404

2182

2373

1658

2760

139452

35015

174467

171767

2700

3

Trường THCS

14

6398

2930

3400

2530

2246

134600

45325

179925

178725

1200

VIII

VĂN LÂM

37

15835

5000

8683

4875

5847

420171

83330

503501

497701

5800

1

Trường MN

14

6188

414

1761

419

637

117121

25180

142301

140801

1500

2

Trường TH

11

4926

2140

2246

1778

2100

165070

36000

201070

198870

2200

3

Trường THCS

12

4721

2446

4676

2678

3110

137980

22150

160130

158030

2100

IX

KHOÁI CHÂU

72

18169

10055

6965

6456

3419

472102

103600

575902

563502

13000

1

Trường MN

28

8151

681

2292

2457

923

178400

24050

202450

197550

5500

2

Trường TH

18

3384

2376

1571

1766

716

108000

40850

148850

145850

3000

3

Trường THCS

26

6634

6998

3102

2233

1780

185702

38700

224602

220102

4500

X

VĂN GIANG

36

11692

3591

5936

6318

6260

427752

68070

495822

492422

3400

1

Trường MN

14

4863

688

1070

1474

1230

185000

16150

201150

200250

900

2

Trường TH

10

3084

1131

3136

2592

1750

124152

22120

146272

144872

1400

3

Trường THCS

12

3745

1772

1730

2252

3280

118600

29800

148400

147300

1100

XI

TRƯỜNG THPT

39

19013

6228

27303

7940

8758

499953

151340

651365

0

651365

 

Cộng toàn tỉnh

535

185995

65582

125833

64248

68348

5257201

993875

6252148

5532083

720065

1

Trường MN

188

63054

5269

24840

17310

11986

1723706

246874

1970880

1947380

23700

2

Trường TH

139

50094

18076

34925

18740

16820

1482803

330142

1813145

1787445

26600

3

Trường THCS

169

61985

36690

41057

22715

31707

1729139

289569

2019208

1994808

23900

4

Trường THPT

39

19013

6228

27303

7940

8758

499953

151340

651365

0

651365

B. KINH PHÍ ĐẦU TƯ TÍNH THEO NĂM

TT

Năm

Số trường

Diện tích xây dựng còn thiếu
(Đơn vị tính: m2)

Kinh phí đầu tư 2021-2025
(Đơn vị tính: triệu đồng)

Nguồn kinh phí

Phòng học

Phòng học bộ môn

Khối phục vụ học tập

Khối hành chính - quản trị

Khu vệ sinh, để xe

Xây dựng

Mua sắm trang thiết bị dự kiến

Tổng kinh phí

Ngân sách cấp huyện, xã

Ngân sách cấp tỉnh

1

Năm 2021

86

27615

8923

21058

8411

10761

827258

151000

978958

832893

146065

2

Năm 2022

101

34926

15939

20069

14954

11168

1065571

210772

1276343

1048743

227100

3

Năm 2023

114

44881

13382

24232

14387

13893

1164536

244344

1408880

1292180

117200

4

Năm 2024

116

50966

15484

21008

13741

12567

1254558

171187

1425745

1321645

104100

5

Năm 2025

118

27607

11854

39466

12755

19959

945278

216572

1162222

1036622

125600

 

Cộng

535

185.995

65.582

125.833

64.248

68.348

5.257.201

993.875

6.252.148

5.532.083

720.065

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, phổ thông tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 192/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 21/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
  • Người ký: Nguyễn Duy Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản