Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về “ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước”;

Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Quyết định 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020; Quyết định 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/20/2015 ban hành Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước 2016-2020;

Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0; Công văn số 2364/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và Công văn số 3993/BTTTT-THH ngày 04/12/2015 về việc thẩm định Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 23/9/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2015, định hướng đến năm 2020;

II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH NINH BÌNH

1. Hạ tầng CNTT

- Tổng số mạng LAN của các cơ quan nhà nước là trên địa bàn tỉnh: 26/26 đơn vị, đạt 100%.

- Tổng số máy chủ tại các cơ quan nhà nước là: 60 máy.

- Tổng số máy trạm của các cơ quan nhà nước trong tỉnh là: 2.146 máy.

- Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức toàn tỉnh: đạt 91%.

- Tỷ lệ các đơn vị được kết nối Internet băng thông rộng (ADSL): 26/26 đơn vị, đạt 100%.

- Hệ thống mạng truyền dẫn: Hiện đã kết nối và lắp đặt thiết bị đầu cuối cho tất cả các cơ quan nhà nước trong tỉnh bằng đường truyền cáp quang.

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước

- Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã được nâng cấp và đi vào hoạt động ổn định, nâng cao chất lượng phục vụ và cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp.

- Hiện tại đã triển khai ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc (eOffice) tại 26/26 đơn vị đạt 100%. Nhưng việc ứng dụng ở các đơn vị cũng còn hạn chế.

- Trên địa bàn tỉnh đã triển khai phần mềm một cửa điện tử tại trung tâm một cửa liên thông của 8/8 UBND các huyện, thành phố. Hệ thống phần mềm một cửa điện tử đã từng bước phát huy hiệu quả góp phần nâng cao năng lực quản lý điêu hành, hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Hiện nay, Trung tâm tích hợp dữ liệu cấp tỉnh thuộc Văn phòng UBND tỉnh, đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị, đường truyền đáp ứng việc tích hợp dữ liệu cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, song mới chỉ có cơ sở dữ liệu (CSDL): Văn bản quy phạm pháp luật; danh mục thư điện tử của cán bộ công chức trong tỉnh (có 2.235 địa chỉ hộp thư); hệ thống quản lý tên miền; Cổng thông tin điện tử; Công báo điện tử; hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành; hệ thống phần mềm hồ sơ công việc.

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức của tỉnh đã được cung cấp hộp thư điện tử là 95%, với tên địa chỉ hộp thư là xxxxx@ninhbinh.gov.vn.

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc là 58%.

+ Tỷ lệ trao đổi văn bản qua thư điện tử giữa các cơ quan trong tỉnh là 75%.

+ Tỷ lệ trao đổi văn bản qua thư điện tử với các cơ quan bên ngoài tỉnh, đạt khoảng 50%.

- Các CSDL tại các Sở, ban, ngành gồm: CSDL Quản lý cấp phát ngân sách tại Sở Tài chính; CSDL Cán bộ công chức tại Sở Nội vụ; CSDL đất đai, địa chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường; CSDL về giáo dục đào tạo tại Sở Giáo dục và Đào tạo; CSDL danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội và du lịch tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; CSDL khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Ban quản lý các khu công nghiệp và ngoài ra còn có một số CSDL hoạt động chuyên môn nghiệp vụ riêng của các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện như tài chính, kế toán, tổ chức cán bộ, quản lý nhân sự ngành.

3. Cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng số 25/26 đơn vị đã có trang thông tin điện tử (01 đơn vị chưa xây dựng được trang thông tin điện tử là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), đạt 96%

- Có tổng số 23/25 đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 đạt 92%.

- Có tổng số 5 đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 19,23%.

- Tổng số dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên trang thông tin điện tử: 1468 thủ tục.

Trong đó:

+ Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: 331 thủ tục

+ Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: 1086 thủ tục

+ Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: 50 thủ tục

+ Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: 1 thủ tục

4. Nguồn nhân lực CNTT

Ở cấp tỉnh Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên trách về lĩnh vực công nghệ thông tin, toàn tỉnh có tổng số cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin là 59 (trong đó: số cán bộ chuyên trách tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh là 47 và cấp huyện là 12).

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách về CNTT có 07 thạc sỹ, 50 đại học và 2 cao đẳng.

5. Các dự án ứng dụng CNTT đã được triển khai trong giai đoạn 2011 - 2015

Thực hiện Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 23/3/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2015 đã thực hiện được 55 dự án, với tổng kinh phí là: 15.800.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười lăm tỷ tám trăm triệu đồng).

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, gắn với cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành trong hệ thống chính quyền các cấp.

- Cung cấp dịch vụ công mức độ ngày càng cao cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của chính quyền các cấp minh bạch hơn. Từng bước hoàn thiện, phát triển chính quyền điện tử tại địa phương, phấn đấu trở thành tỉnh mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chuyên trách đạt chuẩn quốc gia, có khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

- Từng bước xây dựng và hình thành với quy mô phù hợp công nghiệp CNTT, chú trọng công nghiệp phần mềm và nội dung số, phát triển mạnh hướng dịch vụ đối với hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ ngày càng rộng rãi vào kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GRDP của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

2.1. Hạ tầng CNTT

- Tỷ lệ máy tính/CBCC cấp tỉnh và cấp huyện đạt 95%.

- 100% các đơn vị cấp Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố được đầu tư nâng cấp hạ tầng mạng LAN. Bổ sung thiết bị an toàn và bảo mật mạng (Firewall), thiết bị chuyển mạch trung tâm để cấu hình tạo vùng an toàn dữ liệu và trang bị thiết bị sao lưu dữ liệu.

- Đảm bảo 100% các đơn vị cấp xã có mạng nội bộ (LAN), kết nối internet băng rộng cáp quang và kết nối mạng WAN của tỉnh.

2.2. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

- Đảm bảo 100% cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã triển khai, kết nối liên thông Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành. Trong đó:

+ 70% văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh được ký số và gửi trong Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành.

+ 85% văn bản các Sở, ngành, UBND huyện gửi/nhận trên môi trường mạng và thực hiện liên thông.

+ 60% văn bản cấp xã và các đơn vị trực thuộc Sở, ngành được quản lý trên môi trường mạng và thực hiện liên thông đến cấp tỉnh.

+ Tối thiểu có 80% các thủ tục hành chính (thực hiện theo cơ chế 1 cửa, một cửa liên thông) ứng dụng trên phần mềm Một cửa điện tử liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn.

- Đến hết năm 2016 các sở, ban, ngành UBND các huyện, thành phố cung cấp hầu hết dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 và đạt 20% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

- Trong ngành Y tế:

+ 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện ứng dụng CNTT trong quản lý, khám chữa bệnh và kết nối liên thông.

+ Kết nối, liên thông hệ thống bệnh án điện tử và thanh toán BHYT đang được triển khai riêng lẻ tại từng bệnh viện, trung tâm y tế của tỉnh hiện nay.

- Trong ngành Giáo dục:

+ Có 90% trở lên các trường từ Trung học cơ sở có trang thông tin điện tử tích hợp trên Hệ thống thông tin ngành giáo dục để quản lý và giao tiếp được với học sinh, phụ huynh.

+ 100% cán bộ giáo viên tại các trường từ tiểu học trở lên sử dụng CNTT để thực hiện xây dựng giáo án điện tử, bài giảng điện tử.

2.3. Nhân lực CNTT

- Số lượng cán bộ chuyên trách CNTT trong các đơn vị cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện/thành phố: khoảng 80 cán bộ (trong đó mỗi đơn vị có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách CNTT). 100% cấp xã có cán bộ phụ trách tin học.

2.4. Chi phí đầu tư về ứng dụng và phát triển CNTT

Hàng năm, ngân sách tỉnh dành ít nhất 0,2 - 0,4% tổng thu ngân sách tỉnh để chi cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu

- Tập trung tuyên truyền quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Kế hoạch này. Qua đó cần nhấn mạnh tính tất yếu và yêu cầu bắt buộc phải ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan nhà nước, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả ứng dụng CNTT trong cơ quan, đơn vị mình.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân về mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch để thống nhất hành động. Tổ chức xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình tiêu biểu trong ứng dụng, phát triển CNTT.

v Phân công nhiệm vụ và lộ trình thực hiện:

+ Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố (kết hợp với cơ quan, đơn vị triển khai).

+ Thời gian thực hiện: Hàng năm.

2. Xây dựng, hoàn thiện tổ chức cơ chế và môi trường chính sách

2.1. Cụ thể hóa kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương về ứng dụng, phát triển CNTT, đảm bảo tính khả thi, sát hợp với đặc điểm, tình hình và nhu cầu phát triển của tỉnh.

2.2. Tiến hành sơ kết đánh giá Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn 2011-2015, kế hoạch đưa Ninh Bình trở thành tỉnh mạnh về CNTT (Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 23/3/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 07/6/2011 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - Truyền thông tại tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2015). Qua đó rà soát đánh giá các chỉ tiêu thực hiện, đánh giá sâu về lộ trình thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, lộ trình số hóa và giao dịch điện tử, an toàn an ninh thông tin, chứng thư số, ứng dụng thư điện tử công vụ, cung cấp thông tin, văn bản trên Cổng thông tin điện tử phục vụ các mục tiêu của tỉnh xây dựng chính quyền điện tử và thực hiện cải cách hành chính, đồng thời xây dựng Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT cho giai đoạn 2016-2020.

2.3. Ban hành chính sách quy định về mức chi cho đầu tư phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

2.4. Cụ thể hóa việc thực hiện chủ trương ưu tiên sử dụng các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có năng lực trong tỉnh triển khai các dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chủ trương về khuyến khích áp dụng hình thức thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước.

2.5. Ban hành các cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT có trình độ kỹ thuật cao về tỉnh làm việc nhằm phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Rà soát quy định đối với chức năng nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách CNTT, xây dựng chế độ phụ cấp đặc thù ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức làm CNTT trong cơ quan nhà nước..

v Phân công nhiệm vụ và lộ trình thực hiện:

TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Nội dung 2.1

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố

Thực hiện liên tục

 

2

Nội dung 2.2

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố

năm 2016

 

3

Nội dung 2.3

Kế hoạch và Đầu tư

Sở Thông tin và Truyền thông

năm 2016

 

4

Nội dung 2.4

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố

năm 2016

 

5

Nội dung 2.5

Sở Nội vụ

Sở Thông tin và Truyền thông

năm 2016

 

3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin đồng bộ, hiện đại

3.1. Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, nâng cấp và mở rộng mạng cáp quang, băng thông rộng đến cấp xã, thôn, tạo điều kiện cung cấp thông tin đến vùng sâu, vùng xa. Đa dạng hóa môi trường truy cập khai thác thông tin trên mạng cáp, trên thiết bị di động, đảm bảo không còn vùng lõm về sóng di động. Có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông đầu tư hạ tầng phục vụ người lao động, phòng chống bão lũ, xử lý ứng cứu thảm họa, thiên tai.

3.2. Phát triển mạng truyền số liệu chuyên dùng dành cho cơ quan nhà nước đến UBND cấp xã, phường, thị trấn để triển khai các dịch vụ công, thực hiện một cửa điện tử liên thông và các ứng dụng dùng chung. Bảo đảm sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước các cấp thông suốt, an toàn, bảo mật.

3.3. Nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh với công nghệ hiện đại (điện toán đám mây - cloud computing), có khả năng tích hợp ứng dụng và tích hợp hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn dựa trên công nghệ ảo hóa, làm cơ sở để xây dựng Khung kiến trúc nền tảng Chính phủ điện tử cho giai đoạn 2016-2020 bảo đảm an toàn, bảo mật và hoạt động liên tục 24/24h. Xây dựng hệ thống sao lưu dữ liệu dự phòng.

3.4. Cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng LAN cho những đơn vị có tỷ lệ % máy tính /cán bộ thấp và hạ tầng lạc hậu, nhằm nâng tỷ lệ máy tính/cán bộ đạt 100% cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện và 90% cán bộ công chức cấp xã có máy tính và thường xuyên sử dụng trong công việc.

3.5. Tiếp tục khai thác hiệu quả hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy đã được đầu tư.

v Phân công nhiệm vụ và lộ trình thực hiện:

TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Nội dung 3.1

Doanh nghiệp viễn thông

Sở Thông tin và Truyền thông

Giai đoạn 2016-2020

 

2

Nội dung 3.2

Sở Thông tin và Truyền thông

Doanh nghiệp viễn thông

Giai đoạn 2018 -2020

 

3

Nội dung 3.3

Văn phòng UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Giai đoạn 2016-2020

 

4

Nội dung 3.4

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Giai đoạn 2018 - 2020

 

4. Ứng dụng công nghệ thông tin

4.1. Ứng dụng CNTT dùng chung trong cơ quan nhà nước

4.1.1. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tham khảo các tỉnh, thành phố có trình độ phát triển CNTT cao để lập dự án, xây dựng Quy hoạch Khung kiến trúc (Framework) Chính quyền điện tử của tỉnh.

4.1.2. Xây dựng, duy trì ứng dụng CNTT trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh; đảm bảo tiếp cận, xử lý và phản hồi thông tin đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời. Nâng cấp các phần mềm ứng dụng như quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo, tiếp công dân, công báo điện tử, CSDL văn bản QPPL, quản lý văn bản chỉ đạo điều hành và các phần mềm ứng dụng khác nhằm phục vụ tốt hoạt động của UBND tỉnh.

4.1.3. Triển khai có hiệu quả và kết nối liên thông hệ thống Quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp từ cấp tỉnh đến cấp xã và đến các đơn vị trực thuộc cấp Sở, ngành. Thực hiện chỉ đạo điều hành công việc trên hệ thống phần mềm, kết hợp chữ ký số tiến đến không sử dụng văn bản giấy trong hệ thống cơ quan nhà nước.

4.1.4. Duy trì hoạt động ổn định, bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thư điện tử công vụ. Tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh trong công việc từ cấp tỉnh đến cấp xã.

4.1.5. Đẩy mạnh việc sử dụng phần mềm Một cửa điện tử liên thông cấp Sở. Khai thác có hiệu quả phần mềm Một cửa cấp huyện và đặc biệt ứng dụng tại cấp xã, đưa các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông cấp xã đến huyện, tỉnh.

4.1.6. Xây dựng danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ưu tiên cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin điện tử của đơn vị (Phụ lục số 1) để cung cấp phục vụ cho người dân và doanh nghiệp có nhu cầu. Đồng thời triển khai chữ ký số trong các giao dịch, từng bước nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 lên mức độ 4 theo lộ trình cung cấp.

4.1.7. Tiếp tục đầu tư ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực cần thiết trong đó cần chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng chuyên ngành như: tài chính, kế hoạch đầu tư, xây dựng, giao thông, công nghiệp, thương mại, văn hóa thể thao và du lịch, giáo dục đào tạo, lao động, y tế.

4.1.8. Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở dữ liệu chuyên ngành về dân cư, tài chính, thương mại, công nghiệp, tài nguyên môi trường, y tế, khoa học và công nghệ, giáo dục, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo phục vụ công tác điều hành và quản lý chung của các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước.

4.2. Ứng dụng CNTTphục vụ người dân và doanh nghiệp

4.2.1. Nâng cấp Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của các đơn vị đáp ứng việc cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước.

4.2.2. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (3,4) theo lộ trình. Thiết lập chuyên mục trao đổi trực tuyến giữa cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện với người dân và doanh nghiệp.

4.2.3. Giới thiệu mô hình ứng dụng CNTT trong các hoạt động (Thương mại, sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch, hợp tác xã, làng nghề...) mang lại hiệu quả. Kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất phần mềm hỗ trợ chuyển giao các giải pháp hỗ trợ CNTT cho công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tăng cường quảng bá sản phẩm, dịch vụ (phần mềm kế toán, tổng hợp, kế toán vật tư, quản lý lao động tiền lương, quản lý cửa hàng), các giải pháp phần mềm tích hợp, hỗ trợ về tự động hóa thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch điện tử theo kế hoạch của Bộ Công thương.

v Phân công nhiệm vụ và lộ trình thực hiện

TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Nội dung 4.1.1

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Giai đoạn 2016 -2017

 

2

Nội dung 4.1.2

Văn phòng UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Giai đoạn 2016 -2020

 

3

Nội dung 4.1.3

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Giai đoạn 2016 -2018

 

4

Nội dung 4.1.4

Văn phòng UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Giai đoạn 2016 -2020

 

5

Nội dung 4.1.5

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Giai đoạn 2016 -2020

 

6

Nội dung 4.1.6

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Giai đoạn 2016 - 2020

 

7

Nội dung 4.1.7

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Giai đoạn 2016 - 2020

 

8

Nội dung 4.1.8

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Giai đoạn 2016 - 2020

 

9

Nội dung 4.2.1

Văn phòng UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Giai đoạn 2016 -2017

 

10

Nội dung 4.2.2

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Giai đoạn 2016 -2020

 

11

Nội dung 4.2.3

Sở Công thương

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Giai đoạn 2016 -2020

 

5. Tạo điều kiện phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

- Phát triển công nghiệp CNTT (bao gồm phát triển công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm và nội dung số) làm tiền đề hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách ưu đãi, cơ chế và môi trường pháp lý đầu tư phát triển công nghiệp CNTT, tạo môi trường hấp dẫn hơn nữa thu hút các dự án về công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các công ty được thuê đất tại các khu công nghiệp, hưởng ưu đãi về chính sách thuế.

- Khuyến khích kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị truyền thông, lắp ráp linh kiện điện, thiết bị điện tử, trên cơ sở khai thác lợi thế về đất đai và nguồn lao động địa phương.

- Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển thị trường công nghiệp phần mềm, đặc biệt là thị trường gia công xuất khẩu phần mềm và dịch vụ. Doanh nghiệp xây dựng các phần mềm ứng dụng, cung cấp các giải pháp về ứng dụng và hệ thống; nghiên cứu phát triển ứng dụng trên nền mã nguồn mở. Tích cực tìm kiếm thị trường nhằm thực hiện từng bước sản xuất, gia công, chuyển giao công nghệ phần mềm có hiệu quả.

- Đào tạo nghiệp vụ quản lý Nhà nước về công nghiệp CNTT và đào tạo chuyên ngành phục vụ phát triển phần mềm và nội dung số.

- Đào tạo lực lượng kỹ sư phần mềm (lấy Trung tâm CNTT&TT làm nòng cốt) có ngoại ngữ tốt, liên kết với các doanh nghiệp trong nước tham gia gia công phần mềm và các dịch vụ về nội dung số.

v Tổ chức phân công và lộ trình thực hiện:

- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan.

- Thời gian thực hiện: giai đoạn 2016 - 2020

6. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

- Tập trung thực hiện công tác xây dựng phát triển và đào tạo, bồi dưỡng về CNTT; bảo đảm các cơ quan, đơn vị từ cấp huyện trở lên đều có đội ngũ cán bộ chuyên trách được đào tạo và có trình độ chuyên nghiệp về CNTT.

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản trị hệ thống mạng, an ninh mạng; quản lý triển khai, vận hành hệ thống CNTT cho CBCC chuyên trách về CNTT.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý CNTT cho đội ngũ lãnh đạo (CIO) các đơn vị cấp tỉnh và huyện. Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng ứng dụng và khai thác CNTT cho CBCC trong các cơ quan nhà nước.

- Tăng cường xã hội hóa công tác phổ cập tin học cho toàn xã hội. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CNTT dưới nhiều hình thức.

- Liên kết phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực CNTT chuyển giao các công nghệ mới, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực cho việc làm chủ các công nghệ mới.

v Tổ chức phân công và lộ trình thực hiện:

- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2016 - 2020

7. Đảm bảo an toàn an ninh thông tin

- Xây dựng quy định về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng công an, quân đội, cơ yếu, thông tin và truyền thông để sẵn sàng, chủ động phòng ngừa và xử lý các tình huống phát sinh trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.

- Đầu tư nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh theo công nghệ mới, kết hợp giải pháp bảo mật và an toàn thông tin. Đối với các Sở, ngành, địa phương có sử dụng một số máy chủ riêng lẻ phục vụ cho ứng dụng CNTT cần phải được trang bị các thiết bị an toàn an ninh thông tin và bảo mật như các thiết bị tường lửa (firewall) và các thiết bị khác.

- Tăng cường quản lý chặt chẽ và nâng cao hoạt động của Cổng thông tin điện tử tỉnh bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, báo chí xuất bản.

- Thường xuyên kiểm tra chặt chẽ các điểm truy nhập Internet công cộng và trò chơi trực tuyến. Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng Internet với mục đích xấu, vi phạm pháp luật, đạo đức và các chuẩn mực xã hội.

v Tổ chức phân công và lộ trình thực hiện:

- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2016-2020

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Hàng năm, ngân sách tỉnh dành ít nhất 0,2-0,4% tổng thu ngân sách tỉnh để chi cho đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin. Ưu tiên bố trí đủ vốn đầu tư cho các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực CNTT trong tỉnh. Hàng năm thực hiện tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và vốn sự nghiệp chi cho ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông.

- Hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ đã được phê duyệt, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, hạng mục CNTT và truyền thông trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

(Danh mục các dự án, dự toán kinh phí, đơn vị chủ trì thực hiện và nguồn kinh phí thực hiện đính kèm theo Phụ lục 2)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công nêu tại Mục III, các cơ quan, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Triển khai xây dựng và thực hiện các Quy hoạch, Kế hoạch về CNTT và truyền thông một cách có hiệu quả. Đồng thời chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các Sở, ngành và địa phương trong việc triển khai các ứng dụng, hạng mục CNTT hàng năm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển CNTT và truyền thông trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Hàng năm thực hiện tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và vốn sự nghiệp chi cho ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, hạng mục CNTT và truyền thông trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch đảm bảo phù hợp với tiến độ và tình hình thực tế thực hiện. Phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ tham mưu UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích các Doanh nghiệp tăng cường đầu tư CNTT; tham mưu UBND tỉnh bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển cho các dự án CNTT. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính đề xuất cơ chế, chính sách phát triển CNTT và truyền thông trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ban, ngành liên quan thẩm định tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách thường xuyên hàng năm cho ứng dụng CNTT theo kế hoạch.

4. Sở Nội vụ: Xây dựng kế hoạch thu hút nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là nhân lực an ninh mạng, mã nguồn mở cho các cơ quan nhà nước để bảo đảm nguồn lực đáp ứng nhu cầu thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh; xây dựng cơ chế chính sách, đãi ngộ, chế độ lương, phụ cấp phù hợp đối với cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ làm công tác chuyên trách CNTT, người có sáng kiến cải tiến trong lĩnh vực CNTT trong thời gian tới.

5. Các Sở, ban, ngành: UBND các huyện, thành phố

- Tập trung tuyên truyền, quán triệt nội dung của Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ.

- Trên cơ sở bám sát nội dung, yêu cầu của các văn bản chỉ đạo nêu trên, căn cứ nội dung Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai ứng dụng CNTT phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình, bảo đảm thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung của Kế hoạch. Định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Kế hoạch chi tiết của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 31/3/2016./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm TH&CB tỉnh;
- Lưu: VT, VP4, VP5, VP6.
QP/KH_CNTT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Dung

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN ƯU TIÊN CUNG CẤP MỨC ĐỘ 3, MỨC ĐỘ 4
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh)

STT

Tên thủ tục hành chính

Nhóm thủ tục hành chính cấp Tỉnh

1

Cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

2

Cấp phép văn phòng đại diện

3

Đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

4

Đăng ký giấy phép kinh doanh buôn bán các sản phẩm rượu

5

Cấp phép kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá

6

Cấp chứng chỉ hành nghề cho kỹ sư, kiến trúc sư

7

Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

8

Định giá, môi giới bất động sản

9

Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng

10

Cấp giấy phép xây dựng

11

Cấp phép quy hoạch xây dựng

12

Cấp phép bưu chính

13

Cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

14

Cấp chứng nhận hành nghề kinh doanh thuốc thú y

15

Cấp chứng nhận hoạt động tàu cá

16

Giấy phép khai thác thủy sản

17

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả, an toàn

18

Cấp phiếu lý lịch tư pháp

19

Đăng ký văn phòng giao dịch tổ chức hành nghề luật sư

20

Đăng ký hành nghề luật sư

21

Khai sinh có yếu tố nước ngoài

22

Giám hộ có yếu tố nước ngoài

23

Cấp, đổi giấy phép lái xe

24

Cấp phù hiệu xe tuyến cố định và sổ nhật trình chạy xe

25

Cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải

26

Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

27

Cấp giấy chứng nhận đầu tư

28

Cấp phép lao động cho người nước ngoài

29

Cấp giấy chứng nhận hoạt động Tổ chức khoa học và công nghệ

30

Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân

31

Cấp chứng chỉ hành nghề dược

32

Cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuốc

33

Cấp hộ chiếu công vụ, ngoại giao

34

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

35

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

36

Tặng, thừa kế, thế chấp, giao, cho thuê quyền sử dụng đất

37

Cấp phép lĩnh vực tài nguyên nước

38

Cấp phép khoáng sản

39

Cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

40

Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo

Nhóm thủ tục hành chính cấp Huyện

1

Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh

2

Đăng ký kinh doanh hợp tác xã

3

Đăng ký kinh doanh bia rượu thuốc lá

4

Cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

5

Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

6

Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất

7

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

8

Cấp giấy phép hoạt động sử dụng vỉa hè, lề đường

Nhóm thủ tục hành chính cấp xã

1

Khai sinh

2

Kết hôn

3

Đăng ký việc giám hộ

4

Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

5

Đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2016-2020, TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh)

Số TT

Tên nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT

Mục tiêu

Kinh phí (Triệu đồng)

Phân theo nguồn vốn (Triệu đồng)

Đơn vị chủ trì thực hiện

Thời gian thực hiện

Ngân sách TW hỗ trợ

Ngân sách địa phương

XDCB

Sự nghiệp

XDCB

Sự nghiệp

I

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

13.000

0

0

11.100

1.900

 

 

1

Mở rộng, tăng cường hoạt động của mạng LAN của UBND các huyện, thành phố

Đảm bảo mạng LAN của UBND các huyện, thành phố hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt đáp ứng mọi yêu cầu truy xuất thông tin, xử lý thông tin phục vụ quản lý điều hành của UBND các huyện, thành phố (mỗi đơn vị bố trí 100 triệu/1 năm cho việc tu bổ, nâng cấp mạng LAN).

Nguồn kinh phí do UBND các huyện, thành phố tự chủ.

 

 

 

 

UBND các huyện, thành phố

2016- 2020

2

Cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng LAN giai đoạn I cho 9 sở, ban, ngành, đơn vị (danh sách triển khai trong phụ lục 3)

Cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng LAN cho những đơn vị có tỷ lệ % máy tính/CBCC thấp và hạ tầng mạng LAN lạc hậu, nhằm tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện đạt tối thiểu 95% (300 máy tính x 10 triệu/máy)

3.000

 

 

3.000

 

Sở Thông tin và Truyền thông

2016

3

Tăng cường năng lực hoạt động của mạng LAN Văn phòng UBND tỉnh (mỗi năm 300 triệu cho tu bổ nâng cấp mạng LAN)

Đảm bảo mạng LAN Văn phòng UBND tỉnh hoạt động ổn định, an toàn, thông suối đáp ứng mọi yêu cầu truy xuất thông tin, xử lý thông tin phục vụ quản lý điều hành của UBND tỉnh.

Nâng cấp tốc độ đường truyền Internet đáp ứng yêu cầu truy cập vào các hệ thống thông tin của cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp.

1.500

 

 

 

1.500

Văn phòng UBND tỉnh

2016- 2020

4

Tăng cường năng lực hoạt động cho trung tâm CNTT và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông (Mỗi năm 300 triệu đồng).

Trang bị máy chủ và các thiết bị chuyên dụng cho Trung tâm CNTT& Truyền thông, thuê chuyên gia cao cấp trong nước về đào tạo tăng cường năng lực nghiên cứu và tư vấn triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong tỉnh.

600

 

 

600

 

Sở Thông tin và Truyền thông

2017- 2018

5

Cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng LAN giai đoạn II cho 9 Sở, ban, ngành, đơn vị (danh sách các đơn vị triển khai trong trong phụ lục 3)

Cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng LAN cho những đơn vị có tỷ lệ % máy tính/CBCC thấp và hạ tầng mạng LAN lạc hậu, nhằm tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, công chức đạt tối thiểu 100% (300 máy tính x 10 triệu/máy)

3.000

 

 

3.000

 

Sở Thông tin và Truyền thông

2019

6

Tăng cường hoạt động, đầu tư thiết bị hệ thống máy chủ của Sở TT&TT đảm bảo công tác an toàn, an ninh thông tin

Trang bị máy chủ và các thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh

400

 

 

 

400

Sở Thông tin và Truyền thông

2017; 2019

7

Nâng cấp tổng thể Hệ thống Cổng thông tin điện tử Ninh Bình

Nâng cấp tổng thể Hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình bằng phiên bản mới với nền tảng là công nghệ portal hiện đại nhất hiện nay, phục vụ quá trình xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh

4.500

 

 

4.500

 

Văn phòng UBND tỉnh

2017- 2018

II

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

11.450

0

0

5.200

5.250

 

 

1

Duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Ninh Bình, hệ thống phần mềm Theo dõi thực hiện ý kiến chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Dịch vụ công trực tuyến

Đảm bảo Cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Ninh Bình hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn dữ liệu, thông tin, phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, nội dung hình thức luôn được cập nhật đổi mới, thông tin được cung cấp đầy đủ

1.000

 

 

 

 

Văn phòng UBND tỉnh

2016- 2020

2

Duy trì hoạt động phần mềm Văn bản QPPL, Công báo điện tử tỉnh, Phần mềm Tiếp công dân

Nhằm cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng của cán bộ công chức, người dân và doanh nghiệp trên internet.

500

 

 

 

500

Văn phòng UBND tỉnh

2017- 2020

3

Nâng cấp toàn bộ Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành tiến tới mô hình tỉnh điện tử

Nâng cấp Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành trở thành hệ thống văn phòng điện tử tiến tới ứng dụng mô hình kết nối liên thông Sở điện tử và Huyện điện tử.

3.000

 

 

3.000

 

Sở Thông tin và Truyền thông

2016- 2018

4

Duy trì và mở rộng giải pháp an ninh mạng, trang bị bản quyền diệt virus cho 26 cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh (mỗi năm 800 triệu)

Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu của các cơ quan nhà nước (2.146 máy)

4.000

 

 

 

4.000

Sở Thông tin và Truyền thông

2016- 2020

5

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT của cho các cơ quan nhà nước.

Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo, các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và triển khai chiến lược, kế hoạch ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

200

 

 

200

 

Sở Thông tin và Truyền thông

2017- 2018

6

Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đảm bảo yêu cầu của cơ quan về quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

100

 

 

 

100

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2016

7

Xây dựng phần mềm quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực

Phần mềm quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực phục vụ giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch và chiến lược phát triển nhân lực

300

 

 

300

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2017

8

Xây dựng phần mềm quản lý thuê bao chứng thực số cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Đảm bảo công tác quản lý, theo dõi việc cấp, cấp lại, thu hồi, sử dụng chứng thư số của các cơ quan đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

300

 

 

300

 

Sở Thông tin và Truyền thông

2017

9

Triển khai thí điểm giải pháp truyền thông hợp nhất nội bộ

Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành công việc, hoạt động thông suốt của cơ quan nhà nước. Công khai tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đối tượng đến giao dịch, với mọi đối tượng từ cán bộ quản lý đến người dân một cách nhanh chóng và đồng bộ.

150

 

 

 

150

Sở Thông tin và Truyền thông

2017

10

Nâng cấp cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh

Nâng cấp cơ sở dữ liệu hệ thống của phần mềm bằng phiên bản mới phát triển hiện nay

100

 

 

 

100

Văn phòng UBND tỉnh

2019

11

Xây dựng phiên bản di động cho các ứng dụng Web tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh

Xây dựng các phiên bản dành cho cho thiết bị di động thông minh cầm tay... đối với những ứng dụng sử dụng công nghệ Web

300

 

 

300

 

Văn phòng UBND tỉnh

2016- 2017

12

Nâng cấp hệ thống phần mềm Quản lý văn bản điều hành (3 cấp)

Tiếp tục nâng cấp mở rộng hệ thống Quản lý ý kiến chỉ đạo điều hành từ cấp độ 2 sang cấp độ 3 (Văn bản chỉ đạo điều hành sẽ chuyển đến các phòng, bộ phận chuyên môn tại từng đơn vị)

600

 

 

600

 

Văn phòng UBND tỉnh

2018

13

Xây dựng giải pháp truyền thông hợp nhất tại Văn phòng UBND tỉnh

Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, thông báo tổng hợp tại Văn phòng UBND tỉnh hiển thị 5 loại thông tin trên các màn hình Tivi

200

 

 

 

200

Văn phòng UBND tỉnh

2018

14

Xây dựng hệ thống Đối thoại trực tuyến (lãnh đạo với người dân)

Xây dựng dịch vụ công trực tuyến hệ thống Đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo với người dân trên Cổng thông tin điện tử

500

 

 

500

 

Văn phòng UBND tỉnh

2020

15

Xây dựng phần mềm quản lý xuất bản phẩm, xuất bản tài liệu không kinh doanh

Nhằm tăng cường công tác quản lý, theo dõi các hoạt động xuất bản phẩm, xuất bản tài liệu không kinh doanh trên địa bàn tỉnh

200

 

 

 

200

Sở Thông tin và Truyền thông

2017

III

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

8.600

0

0

4.600

500

 

 

1

Xây dựng Cổng dịch vụ công của tỉnh và hệ thống quản lý văn bản 4 cấp tỉnh Ninh Bình

Hệ thống các dịch vụ công điện tử tỉnh Ninh Bình tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử (một cửa điện tử của tỉnh để cung cấp dịch vụ hành chính công)

3.500

 

 

 

3.500

Văn phòng UBND tỉnh

2016

2

Nâng cấp phần mềm một cửa điện tử cho UBND các huyện (8 đơn vị x 300 triệu/đơn vị)

Nhằm quản lý và giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân công khai, minh bạch giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước (triển khai tại UBND 8 huyện, thành phố).

Nguồn kinh phí do UBND các huyện, thị xã, thành phố tự chủ.

 

 

 

 

UBND các huyện, thành phố

2016- 2020

3

Xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến cấp độ 3: Cấp và sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ cá thể. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cấp phép xây dựng (nguồn kinh phí do chủ đầu tư tự chủ).

Giúp người dân và doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, khai báo và nộp hồ sơ cấp và sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ cá thể, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng trên địa bàn các huyện, thành phố.

Nguồn kinh phí do UBND các huyện, thị xã, thành phố tự chủ.

 

 

 

 

UBND các huyện, thành phố

2016- 2020

4

Nâng cấp trang thông tin điện tử Sở Lao động TB&XH

Đảm bảo có 50% số dịch vụ được thực hiện qua mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp

100

 

 

 

100

Sở Lao động TB& XH

2016

5

Xây dựng mạng liên văn phòng điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh

Kết nối, liên thông hệ thống văn phòng điện tử của các cơ quan nhà nước đã triển khai trong các giai đoạn trước, đáp ứng nhu cầu giao dịch trao đổi của hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt và liên kết giữa các đơn vị phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành mọi lúc, mọi nơi.

1.500

 

 

1.500

 

Sở Thông tin và Truyền thông

2018

6

Nâng cấp trang thông tin điện tử Ban quản lý các khu công nghiệp

Đảm bảo có 50% số dịch vụ được thực hiện qua mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp

100

 

 

 

100

Ban quản lý các khu công nghiệp

2019

7

Nâng cấp trang thông tin điện tử Sở Giao thông vận tải

Đảm bảo có 50% số dịch vụ được thực hiện qua mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp

100

 

 

 

100

Sở Giao thông vận tải

2019

8

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh nhằm đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin.

Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh

1.500

 

 

1.500

 

Văn phòng UBND tỉnh

2020

9

Xây dựng hệ thống tra cứu bằng tốt nghiệp trực tuyến

Tra cứu bằng tốt nghiệp được thực hiện qua mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp

100

 

 

100

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

2017

10

Xây dựng Kho học liệu mở

Xây dựng Kho học liệu mở phục vụ giáo viên, học sinh trên địa bàn tỉnh

200

 

 

200

 

Sở Giáo dục và Đáo tạo

2019- 2020

11

Nâng cấp trang thông tin điện tử của UBND các huyện, thành phố (100 triệu/đơn vị)

Đảm bảo có 50% số dịch vụ được thực hiện qua mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp

800

 

 

800

 

Sở Thông tin và Truyền thông

2017- 2018

12

Nâng cấp trang thông tin điện tử Sở Xây dựng

Đảm bảo có 50% số dịch vụ được thực hiện qua mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp

100

 

 

 

100

Sở Xây dựng

2017

13

Nâng cấp trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đảm bảo có 50% số dịch vụ được thực hiện qua mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp

100

 

 

 

100

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2020

14

Nâng cấp hệ thống Hộp thư điện tử công vụ tỉnh

Nâng cấp phiên bản phần mềm hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh đáp ứng hoạt động gửi nhận văn bản trong hệ thống hành chính tỉnh

500

 

 

500

 

Văn phòng UBND tỉnh

2018

IV

Phát triển nguồn nhân lực CNTT

1.800

0

0

0

1.800

 

 

1

Đào tạo cán bộ quản trị mạng, quản trị hệ thống thông tin, phục vụ công việc (200 triệu/năm).

Hàng năm bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ quản trị mạng, quản trị hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

1.000

 

 

 

1.000

Sở Thông tin và Truyền thông

2016- 2019

2

Chuẩn hóa về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (200 triệu/năm)

Hàng năm đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh về về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư số 03/TT-BTTTT ngày 11/3/2014

800

 

 

 

800

Sở Thông tin và Truyền thông

2017- 2020

 

Tổng cộng: (I + II + III + IV)

34.850

-

-

20.900

9.450

 

 

(Bằng chữ: ba mươi tư tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng)

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRIỂN KHAI CẢI TẠO, MỞ RỘNG, NÂNG CẤP MẠNG LAN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch Số 18/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh)

Số TT

Tên cơ quan, đơn vị

Giai đoạn (năm)

Ghi chú

1

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2016

 

2

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2016

 

3

Sở Y tế

2016

 

4

Sở Tài chính

2016

 

5

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

2016

 

6

Sở Giao thông Vận tải

2016

 

7

Sở Thông tin và Truyền thông

2016

 

8

Sở Giáo dục và Đào tạo

2016

 

9

Sở Tài nguyên và Môi trường

2016

 

10

Sở Nội vụ

2019

 

11

Thanh tra tỉnh

2019

 

12

Sở Khoa học và Công nghệ

2019

 

13

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2019

 

14

Sở Tư pháp

2019

 

15

Sở Xây dựng

2019

 

16

Thanh tra tỉnh

2019

 

17

Ban quản lý các khu công nghiệp

2019

 

18

Sở Công thương

2019

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2016 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 18/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 04/02/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Lê Văn Dung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/02/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản