Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 5 năm 2020 |
ỨNG PHÓ VỚI TAI NẠN TÀU, THUYỀN TRÊN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH
Thực hiện Quyết định số 217/QĐ-UBQGƯPSCTT&TKCN ngày 16/4/2020 của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về việc ban hành Kế hoạch ứng phó cấp quốc gia về tai nạn tàu thuyền trên biển; đề xuất của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tại Văn bản số 740/BCH-TM ngày 06/5/2020; của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tại Văn bản số 73/PCTT ngày 07/5/2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Huy động nguồn lực, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả tai nạn tàu, thuyền trên biển nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế - xã hội và môi trường; giúp duy trì thường xuyên các lực lượng trên biển, góp phần đảm bảo vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược biển Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Làm cơ sở cho các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó; huy động lực lượng, phương tiện thuộc quyền tổ chức ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức huấn luyện, luyện tập; đề cao giải pháp phòng ngừa, phát huy tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác tìm kiếm cứu nạn tàu, thuyền trên biển.
- Tăng cường nguồn lực, phát huy tốt sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong hoạt động ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển.
3. Phạm vi, đối tượng:
Tổ chức, cá nhân của Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tàu, thuyền trên vùng biển Việt Nam và trong vùng nước cảng biển thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm thực hiện kế hoạch này.
1. Tình hình liên quan đến tai nạn trên biển:
a) Vùng ven bờ: (Theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ và theo Luật Thủy sản năm 2017, phân loại theo chiều dài, tàu cá hoạt động tuyến bờ có chiều dài nhỏ hơn 12m).
- Toàn tỉnh có 3.688 tàu cá (tàu cá có chiều dài từ 6m đến dưới 12m là 2.912 chiếc).
- Số lượng lao động trực tiếp trên tàu cá có 11.652 lao động.
- Ngư trường hoạt động: Vùng ven bờ Hà Tĩnh.
- Dự kiến nguyên nhân xảy ra tai nạn: Tàu thuyền bé; chất lượng đảm bảo an toàn trong sản xuất trên biển hạn chế; ý thức đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của một số bộ phận ngư dân kém; thường tập trung tại bãi ngang không có nơi neo đậu tránh trú bão an toàn nên chịu tác động lớn của sóng, gió khi có thời tiết xấu xảy ra.
- Khu vực xảy ra tai nạn: Tại vùng ven bờ Hà Tĩnh; trọng điểm là tại phường Kỳ Phương và Kỳ Nam của thị xã Kỳ Anh.
b) Vùng lộng: (Theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ và theo Luật Thủy sản năm 2017, tàu cá hoạt động tuyến lộng có chiều dài từ 12m đến dưới 15m).
- Số lượng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m của tỉnh là: 635 chiếc; ngoài ra có khoảng 200 tàu cá ngoại tỉnh tham gia hoạt động.
- Số lượng tổ chức cộng đồng và lao động trong tỉnh: Nghiệp đoàn nghề cá: (02 Nghiệp đoàn); Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển 67 tổ; có 4.445 lao động.
- Ngư trường hoạt động: Vùng lộng vùng biển Việt Nam, tập trung chủ yếu từ Đà Nẵng đến Quảng Ninh.
- Dự kiến nguyên nhân xảy ra tai nạn: Ý thức đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của một số bộ phận ngư dân còn hạn chế; cơ sở hạ tầng nghề cá chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; tàu cá thường bị tai nạn tại các khu vực trước cửa sông, cửa lạch khi vào bờ trú bão; tàu thuyền chất lượng kém, cũ kỹ, lạc hậu có thể bị chết máy hoặc phá nước khi bão xảy ra.
- Khu vực có thể xảy ra tai nạn: Vùng lộng tỉnh Hà Tĩnh; khu vực trước các cửa lạch.
c) Vùng khơi: (Theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ và Luật Thủy sản năm 2017, tàu cá hoạt động vùng khơi có chiều dài từ 15m trở lên).
- Số lượng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên: 141 chiếc.
- Số lao động: 1.128 lao động.
- Ngư trường hoạt động: vùng khơi biển Việt Nam, tập trung chủ yếu từ Đà Nẵng đến Quảng Ninh.
- Dự kiến nguyên nhân xảy ra tai nạn: Ý thức đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của một số bộ phận ngư dân còn hạn chế; cơ sở hạ tầng nghề cá chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; tàu cá thường bị tai nạn tại các khu vực trước cửa sông, cửa lạch khi vào bờ trú bão; tàu thuyền chất lượng kém, cũ kỹ, lạc hậu có thể bị chết máy hoặc phá nước khi bão xảy ra.
- Khu vực có thể xảy ra tai nạn: Vùng khơi của tỉnh Hà Tĩnh và của các địa phương; khu vực trước các cửa sông, cửa lạch.
d) Vùng nước cảng biển:
- Dự kiến nguyên nhân xảy ra tai nạn: Ý thức đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của một số bộ phận ngư dân còn hạn chế; cơ sở hạ tầng nghề cá chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; do bão, ATNĐ, do sự cố, đâm va.
- Khu vực có thể xảy ra tai nạn: Trong vùng nước cảng biển.
- Số lượng tàu thuyền phân loại theo chiều dài: Tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên là 141 chiếc; tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m là 635 chiếc; tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m là 2.912 chiếc.
2. Dự kiến một số loại hình tai nạn tàu, thuyền trên biển có thể xảy ra:
- Tàu vận tải hàng hóa (bao gồm tàu hàng tổng hợp, tàu hàng rời, tàu dầu, tàu khí hóa lỏng, tàu công-ten-nơ...) trong nước hoặc nước ngoài đâm va với tàu, thuyền khác làm chết, bị thương, mất tích một hoặc nhiều người và gây chìm, cháy, nổ, ô nhiễm môi trường biển (tràn dầu hoặc hóa chất độc), ở vùng biển tỉnh Hà Tĩnh.
- Một tàu hoặc nhóm tàu cá bị sự cố, mất liên lạc, hỏng máy, cháy, nổ, chìm tàu do lỗi kỹ thuật, gặp thời tiết nguy hiểm trên biển hoặc đâm va với tàu khác làm chết, bị thương, mất tích một hoặc nhiều người.
- Tàu chở khách du lịch (bao gồm cả du thuyền) trong nước hoặc nước ngoài đâm va với tàu vận tải, va đá ngầm hoặc thời tiết gió bão nguy hiểm... làm chết, bị thương, mất tích một hoặc nhiều người và gây chìm, cháy, nổ, tràn dầu trên biển.
3. Lực lượng ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển:
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: 50 người.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 30 người
- Công an tỉnh: 30 người.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 10 người.
- Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh: 10 người.
- Trạm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Hà Tĩnh: 02 người.
- Các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực hàng hải trong khu vực: 20 người.
- Các sở, ngành, địa phương: 100 người.
- Tàu, thuyền của các tổ đội đánh bắt hải sản nơi xảy ra tai nạn: Từ 10 đến 20 người.
- Tàu thuyền của các tổ đội đánh bắt hải sản gần nơi xảy ra tai nạn: Từ 20 đến 30 người.
4. Phương tiện ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển:
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: 03 phương tiện.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 phương tiện.
- Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh: 02 phương tiện.
- Tàu, thuyền của các tổ đội đánh bắt hải sản nơi xảy ra tai nạn: Từ 01 đến 03 tàu.
- Tàu thuyền của các tổ đội đánh bắt hải sản gần nơi xảy ra tai nạn: Từ 03 đến 05 tàu.
- Tàu thuyền của các doanh nghiệp cảng biển trong khu vực và các tàu thuyền đang hoạt động gần khu vực xảy ra tai nạn có thể huy động tham gia TKCN.
1. Công tác phòng, ngừa tai nạn tàu thuyền trên biển:
- Công tác tuyên truyền, giáo dục: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong thực hiện công tác đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển. Tăng cường hướng dẫn cho ngư dân các biện pháp phòng tránh sự cố, thiên tai, tai nạn; chủ động làm tốt công tác thông báo, cảnh báo cho ngư dân về tình hình thiên tai, tai nạn.
- Công tác huấn luyện, diễn tập: Thường xuyên huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ ứng phó sự cố, tai nạn tàu thuyền trên biển cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn, nhất là lực lượng chuyên trách; hàng năm xây dựng kế hoạch, phương án diễn tập TKCN và tổ chức, diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển, trong vùng nước cảng biển nhằm nâng cao khả năng chỉ huy, điều hành, xử lý khi có tình huống.
- Công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện: Tổ chức đăng ký, đăng kiểm, làm thủ tục cho người, phương tiện chặt chẽ, đúng quy trình và quy định của pháp luật. Kiên quyết không cho các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật và các quy định an toàn hàng hải khi xuất cảng biển, cửa sông, cửa lạch.
- Công tác đầu tư trang thiết bị ứng phó: Đầu tư mua sắm các loại trang bị, phương tiện, vật tư ứng phó sự cố, tai nạn tàu, thuyền trên biển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có kế hoạch hỗ trợ vật tư, trang bị cho ngư dân khi hành nghề trên biển.
2. Khi xảy ra tai nạn tàu, thuyền trên biển:
- Công tác tiếp nhận, xử lý, xác minh thông tin: Chỉ đạo lực lượng chuyên trách ứng trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin sự cố, tai nạn; tổ chức xác minh cụ thể, chính xác và tham mưu xử lý kịp thời.
- Công tác lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ: Chỉ đạo Cơ quan Thường trực tìm kiếm cứu nạn trên biển xây dựng kế hoạch sử dụng lực lượng, phương tiện và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Công tác triển khai phương tiện, lực lượng: Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ để ứng cứu; trường hợp vượt quá khả năng thì điều động lực lượng, phương tiện tăng cường hoặc đề xuất cấp trên chi viện, hỗ trợ khi cần thiết.
- Công tác phối hợp, hiệp đồng: Trên cơ sở quy chế, kế hoạch phối hợp của các sở, ngành, địa phương đã ký kết, để triển khai các phương án phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ và đạt hiệu quả.
- Công tác khắc phục hậu quả, tổng kết, báo cáo: Tổ chức khắc phục hậu quả kịp thời, thăm hỏi, động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất và triển khai các biện pháp hỗ trợ theo quy định của pháp luật giúp ngư dân sớm ổn định cuộc sống và tái sản xuất; thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo vụ việc theo quy định phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo và rút kinh nghiệm.
IV. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ TAI NẠN TÀU THUYỀN TRÊN BIỂN
Thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, trang thiết bị tại chỗ và hậu cần tại chỗ); ưu tiên cứu người trước, cứu phương tiện và hàng hóa sau, giảm thấp nhất thiệt hại về người, tài sản Nhà nước và Nhân dân.
2. Khu vực, đối tượng tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển:
a) Khu vực:
- Khu vực vùng ven bờ: Vùng biển ven bờ huyện thuộc các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh; các khu vực neo đậu tránh trú bão Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Lạch Khẩu; vùng nước Cảng cá Xuân Hội/ Nghi Xuân, Thạch Kim/ Lộc Hà.
- Khu vực vùng lộng: Phía ngoài vùng biển ven bờ ra khoảng 20 hải lý.
- Khu vực vùng khơi: Phía ngoài vùng lộng đến phía tây đường phân định Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Hoàng Sa và vùng biển các địa phương khác.
- Khu vực vùng nước cảng biển: Trong vùng nước cảng biển.
b) Đối tượng tìm kiếm cứu nạn:
- Tàu thuyền nội tỉnh.
- Tàu thuyền ngoại tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Tàu vận tải trong nước và quốc tế.
- Lực lượng tìm kiếm: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tổ đội (nhóm) đánh bắt hải sản.
- Lực lượng cứu hộ và cứu nạn: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, lực lượng các huyện, thành phố, thị xã, các tổ đội (nhóm) đánh bắt hải sản.
- Lực lượng cứu thương: Sở Y tế.
- Lực lượng chữa cháy: Công an tỉnh.
- Lực lượng bảo đảm: Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông.
V. NHIỆM VỤ CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Chủ trì tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xây dựng các kế hoạch ứng phó và phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện kế hoạch đến các sở, ban, ngành, địa phương. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tập huấn, tuyên truyền ngư dân trên địa bàn nắm các nội dung về các quy định bảo đảm an toàn hàng hải, quy định thông tin liên lạc, kỹ năng nghiệp vụ về TKCN, cứu hộ.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật, nắm chắc thông số kỹ thuật, chất lượng, số lượng phương tiện, ngành nghề hoạt động của ngư dân trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, đăng ký kiểm chứng, thống kê đầy đủ các thông tin về người, phương tiện, hải trình, ngư trường. Kiên quyết không cho xuất bến đối với tàu thuyền hết hạn đăng kiểm, thiếu thiết bị đảm bảo an toàn theo quy định; nghiêm khắc xử lý thuyền trưởng, máy trưởng không có giấy phép, không đủ khả năng điều khiển phương tiện, chứng chỉ hành nghề.
- Tổ chức hệ thống thông tin đảm bảo hoạt động liên lạc thông suốt giữa các cấp, giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh với các cơ quan, đơn vị liên quan và giữa Bộ đội Biên phòng tỉnh với các tàu đánh cá trên biển.
- Tổ chức bắn pháo hiệu cảnh báo bão, ATNĐ, kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh trú; phối hợp các ngành, địa phương hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền neo đậu trú tránh đảm bảo an toàn.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển làm tốt công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá; thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đúng các quy định về trang bị kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản. Tổ chức trực 24/24h để tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; tham mưu, lập quy hoạch, xây dựng các khu tránh trú bão theo thẩm quyền và quản lý chặt chẽ các khu nuôi trồng thủy sản.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, chính quyền địa phương và các sở, ngành có liên quan làm tốt công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá, kiên quyết không cho ra khơi (xuất bến) những phương tiện thiếu các thủ tục, giấy tờ và các trang thiết bị theo quy định; thực hiện tốt công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển. Quản lý chặt chẽ hoạt động nghề cá; nắm chắc thông tin tàu cá hoạt động trên biển; kịp thời cảnh báo thời tiết nguy hiểm, thiên tai trên biển và thông báo cho các chủ tàu, thuyền trưởng. Phối hợp tập huấn, tuyên truyền ngư dân trên địa bàn nắm các nội dung liên quan đến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; các quy định bảo đảm an toàn hàng hải, quy định thông tin liên lạc, hệ thống giám sát hành trình, nghiệp vụ về TKCN, cứu hộ trên biển.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh): Tiếp nhận và kịp thời truyền phát, báo cáo diễn biến vụ việc; tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; tham mưu chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
c) Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển các quy định pháp luật về công tác đảm bảo an toàn hàng hải và TKCN. Làm tốt công tác kiểm định, quản lý tàu thuyền và quản lý luồng, tuyến hàng hải theo quy định.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan cung cấp kịp thời các thông tin về thời tiết, khí tượng thủy văn, thông tin cảnh báo diễn biến của thời tiết cho các tổ chức, cá nhân sở hữu và điều hành phương tiện hoạt động trên biển biết và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
- Xác định thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứ nạn, ứng phó sự cố.
e) Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Tuyên truyền, thực hiện tốt công tác an toàn lao động và tham mưu giải quyết chế độ chính sách cho ngư dân, người lao động; phối hợp với sở, ngành, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố, tai nạn trên biển theo quy định.
f) Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Cục tần số vô tuyến điện (Trung tâm tần số VTĐ khu vực VI), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm và sử dụng tần số, thiết bị thu phát vô tuyến điện đối với các phương tiện nghề cá; chỉ đạo đôn đốc các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật và các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an toàn cho người, phương tiện khi hoạt động trên biển.
g) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển:
Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân và chủ phương tiện hoạt động trên biển về những quy định pháp luật liên quan đến công tác an toàn hàng hải và tìm kiếm cứu nạn. Tích cực tham gia xây dựng, củng cố các tổ, đội tàu thuyền an toàn theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới của địa phương mình; có chính sách hỗ trợ, động viên các tổ, đội tàu thuyền sẵn sàng tham gia TKCN khi có tình huống xảy ra.
2. Khi xảy ra tai nạn tàu, thuyền trên biển, trong vùng nước cảng biển:
2.1. Đối với tai nạn xảy ra trên biển:
a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin và thường xuyên giữ liên lạc với tàu bị nạn và người báo tin. Báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh nắm, chỉ đạo.
- Chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Sở chỉ huy hiện trường để ứng phó với tai nạn tàu, thuyền trên biển.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo, huy động tổ, đội tàu thuyền đang đánh bắt hải sản nơi tàu bị nạn kịp thời ứng cứu. Trường hợp không có khả năng thì huy động các tổ, đội tàu đang hoạt động gần khu vực tàu bị nạn đến ứng cứu.
- Trường hợp vượt quá khả năng của các tổ, đội tàu thuyền báo cáo, tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh điều động các lực lượng, phương tiện của tỉnh tham gia cứu hộ, cứu nạn. Chủ trì điều hành công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.
- Trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
b) Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh:
Tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin và tìm kiếm cứu nạn trên biển báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các đơn vị liên quan để phối hợp triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
- Tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin và thường xuyên giữ liên lạc với tàu bị nạn và người báo tin. Báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh nắm, chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn.
- Phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thông báo, huy động tổ, đội tàu thuyền đang đánh bắt hải sản nơi tàu bị nạn kịp thời ứng cứu. Trường hợp không có khả năng thì huy động các tổ, đội tàu đang hoạt động gần khu vực tàu bị nạn đến ứng cứu và điện báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh nắm, chỉ đạo.
d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Điều động lực lượng, phương tiện phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển khi có yêu cầu.
đ) Công an tỉnh:
- Điều động lực lượng, phương tiện phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển khi có yêu cầu.
- Đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; tổ chức điều tra, kết luận vụ việc nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
e) Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan chỉ đạo, điều phối các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh tổ chức đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
f) Sở Y tế:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương bảo đảm nhân lực, xe cứu thương, thuốc và vật tư y tế thiết yếu để sẵn sàng phục vụ cấp cứu. Chỉ đạo, tổ chức việc sơ cấp cứu, vận chuyển, điều trị nạn nhân bị tai nạn kịp thời, hiệu quả. Trong tình huống cần thiết chủ trì tham mưu UBND tỉnh thiết lập cơ sở để tiếp nhận, phân loại, cấp cứu ban đầu, điều trị và chuyển tuyến phù hợp”.
g) Sở Tài chính:
Trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ của các sở,, ngành, địa phương, Sở Tài chính tổng hợp, thẩm định và tham mưu UBND tỉnh phương án bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện thanh toán, chi trả cho tập thể, cá nhân tham gia tìm kiếm cứu nạn đối với những loại tàu cá thuộc cấp tỉnh quản lý
h) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển nơi xảy ra sự cố:
Chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể xã hội và huy động phương tiện, trang thiết bị, lực lượng trên địa bàn tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu người bị nạn; tiếp nhận, bảo vệ, quản lý phương tiện bị nạn được tập kết tại địa phương.
i) Các tổ, đội tàu thuyền, doanh nghiệp vận tải:
- Nắm, cung cấp thông tin về việc tàu thuyền bị nạn với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở nông nghiệp và Phát triển, nông thôn, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh và chính quyền địa phương về phương tiện bị nạn, số hiệu, mã nhận dạng hàng hải, thời gian bị nạn, yêu cầu trợ giúp gì; tên, địa chỉ, phương thức liên lạc với chủ phương tiện; tần số liên lạc với tàu bị nạn; tình trạng sức khỏe thuyền viên, phương tiện; thời tiết, thủy văn khu vực bị nạn; khả năng ứng cứu.
- Chủ động thông báo cho các tàu cùng tổ, đội hoặc các tàu xung quanh đến tham gia cứu hộ, cứu nạn; duy trì mạng thông tin liên lạc với tàu bị nạn, các đài thông tin TKCN và các địa phương, đơn vị liên quan.
2.2. Đối với sự cố, tai nạn tàu thuyền trên vùng nước cảng biển:
a) Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh:
- Tổ chức trực ban 24/14h tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin và thường xuyên giữ liên lạc với tàu thuyền bị nạn và người cung cấp thông tin báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh biết để chỉ đạo.
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh trong việc huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng cứu các tình huống tai nạn hàng hải trong vùng nước quản lý một cách nhanh chóng, hiệu quả. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý vụ việc tai nạn hàng hải trong vùng nước quản lý theo thẩm quyền.
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Điều động lực lượng, phương tiện phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh, địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển vùng nước cảng biển khi được yêu cầu.
c) Sở Tài chính:
Phối hợp kiểm định, lập biên bản xác định xác định hư hỏng; chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành hoàn thành thủ tục thanh toán chi trả cho các tập thể cá nhân có liên quan.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển:
Theo địa bàn phụ trách điều động lực lượng, phương tiện phối hợp với các ngành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển vùng nước cảng biển khi được yêu cầu.
d) Các tổ chức, cá nhân:
Theo đề nghị của các ngành, địa phương nhanh chóng điều động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng biển.
1. Bảo đảm thông tin liên lạc:
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
+ Số điện thoại: 0239.3.856.730;
+ Số fax: 0239.3.857.170.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
+ Số điện thoại: 0239.3.856.330;
+ Số fax: 0239.3.892.650;
+ Tần số hoạt động quy định: 9339 KHz (sóng ngày), 6973 KHz (sóng đêm). (Trong điều kiện hoạt động thường xuyên: thời gian dùng sóng ngày từ 06h00 đến 17h59, đêm từ 18h00 đến 05h59; chế độ trực canh là 15 phút các đầu giờ).
- Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Số điện thoại TT Tiểu ban an toàn nghề cá trên biển: 0239.2.241.126 và số điện thoại: 0912.255.372.
- Kênh (tần số) Trạm bờ: Tần số gọi 7903kHz; tần số liên lạc 7909kHz.
- Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh:
+ Số điện thoại thường trực: 0239.3.868.830; VHF kênh 16.
+ Số điện thoại Trạm Phối hợp TKCN hàng hải Hà Tĩnh: 02393 868 967; VHP kênh 16.
+ Số fax: 0239.3.868 968.
- Nguồn ngân sách: Sử dụng ngân sách địa phương, theo Điều 2 Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thanh toán nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động.
- Đối tượng, trách nhiệm, định mức, thủ tục thanh toán: Theo Thông tư số 92/2009/TC-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thanh toán nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TKCN, ứng phó hậu quả thiên tai.
1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh): phụ trách chung.
- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh): Trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó sự cố, tai nạn tàu thuyền trên biển.
2. Cơ quan Thường trực:
Giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh là Cơ quan Thường trực ứng phó sự cố tai nạn tàu thuyền trên biển.
Các Sở, ngành và địa phương liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai ứng phó với tai nạn tàu, thuyền trên biển, báo cáo kết quả về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tiểu ban an toàn nghề cá trên biển) để theo dõi, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3066/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn tàu, thuyền trên biển; tai nạn máy bay; tai nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 2Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Kế hoạch 2726/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2020 về ứng phó tai nạn tàu bay dân dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Kế hoạch 5928/KH-UBND năm 2020 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên sông, biển do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Thông tư 92/2009/TT-BTC hướng dẫn thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm hoạ do Bộ Tài chính ban hành
- 2Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2015 tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 3066/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn tàu, thuyền trên biển; tai nạn máy bay; tai nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 4Luật Thủy sản 2017
- 5Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 6Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7Kế hoạch 2726/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển do tỉnh Bến Tre ban hành
- 8Quyết định 217/QĐ-UBQGƯPSCTT&TKCN năm 2020 Kế hoạch ứng phó cấp quốc gia về tai nạn tàu thuyền trên biển do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 9Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2020 về ứng phó tai nạn tàu bay dân dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10Kế hoạch 5928/KH-UBND năm 2020 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên sông, biển do thành phố Đà Nẵng ban hành
Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về ứng phó với tai nạn tàu, thuyền trên biển tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 173/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Đặng Ngọc Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra