Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/KH-UBND

Sơn La, ngày 19 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019; Quyết định số 708/QĐ-BCT ngày 26/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch cải thiện Chỉ số hiệu quả Logistics của Việt Nam. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch Nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

- Cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ.

- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh. Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng, thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại điện tử và xuất nhập khẩu.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Triển khai chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics

- Vận dụng các chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 và các quy định liên quan nhằm khuyến khích đầu tư, thành lập các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai các quy định của Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019; Quyết định 708/QĐ-BCT ngày 26/3/2019 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch cải thiện chỉ số hiệu quả Logistic của Việt Nam.

2. Nâng cấp hạ tầng, Cơ sở vật chất phục vụ logistics

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics. Đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics.

- Khuyến khích phát triển Trung tâm Logistics tại khu cửa khẩu quốc gia Lóng Sập - huyện Mộc Châu nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu sang Lào.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng thương mại đặc biệt là các chợ đầu mối nông sản, chợ biên giới.

- Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường bộ kết nối với các Cảng, bến thủy nội địa, các tuyến trục chính đến cửa khẩu để rút ngắn thời gian, chi phí trong hoạt động vận tải, giao thương hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương tiện.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cấp 2 cửa khẩu quốc gia (Chiềng Khương và Lóng Sập), trong đó trọng tâm là Cửa khẩu Lóng Sập - Mộc Châu thành cửa khẩu quốc tế.

- Khuyến khích đầu tư kho bãi, các điểm tập kết xe tải, container, xe của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính.

- Đầu tư trang thiết bị, kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện phục vụ hoạt động logistics.

3. Nâng cao năng lực các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

- Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics của địa phương tham gia các sự kiện, triển lãm, hội thảo logistics tại trong và ngoài nước.

- Phối hợp các Viện nghiên cứu, Trường Đại học xây dựng chương trình, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp; Phổ biến, tuyên truyền về các tập quán, luật pháp quốc tế, các điều khoản Hiệp định thương mại quốc tế liên quan đến logistics; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics.

- Khuyến khích, từng bước tích hợp sâu dịch vụ logistics với các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp để tạo thành chuỗi lưu thông hàng hóa linh hoạt, rút ngắn thời gian, chi phí giao nhận nguyên vật liệu và sản phẩm.

4. Ứng dụng công nghệ và tối ưu khả năng truy xuất

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, nâng cấp hệ thống internet,...

- Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, minh bạch hóa, tin học hóa thủ tục hải quan; cải tiến quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ các nước trong khu vực Châu Á và quốc tế.

- Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong hoạt động quản lý của đơn vị theo quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, thông qua đó nâng cao năng lực, đảm bảo khả năng giám sát và truy xuất hàng hóa trong quá trình cung ứng.

5. Rút ngắn thời gian và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả thông quan

Đẩy mạnh áp dụng thanh toán trực tuyến trong các dịch vụ công trực tuyến. Cải cách kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính. Rà soát, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh bất hợp lý.

III. KINH PHÍ

Sử dụng nguồn vốn kinh phí không tự chủ, kinh phí sự nghiệp công thương, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp theo quy định

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung Kế hoạch này, các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể tại cơ quan, đơn vị để chủ động triển khai và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

2. Sở Tài chính hàng năm, cân đối khả năng ngân sách, tham mưu trình UBND tỉnh kinh phí thực hiện dịch vụ logistics.

3. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, các địa phương trong chức năng nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả kế hoạch; tham mưu điều chỉnh kế hoạch kịp thời để cập nhật phù hợp theo từng giai đoạn.

Trên đây là Kế hoạch Nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La, đề nghị các Sở, Ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND;
- Các sở, ngành cấp tỉnh;
- BTV các huyện ủy, thành ủy (phối hợp chỉ đạo);
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh; Cổng thông tin điện tử;
- Chánh văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, Biên KT. 35 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA TỈNH SƠN LA

STT

Nhiệm vụ

quan chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện/hoàn thành

I

Triển khai chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics

1

Rà soát, nghiên cứu vận dụng các chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 và các quy định liên quan nhằm khuyến khích đầu tư, thành lập các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Công Thương,  UBND các huyện,  thành phố

Thường xuyên

2

Tuyên truyền, triển khai các quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

Sở Công Thương

Sở Thông tin truyền thông; Đài phát thanh truyền hình tỉnh; Báo Sơn La; các đơn vị liên quan.

Thường xuyên

II

Nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ logistics

1

Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông với mục tiêu phát triển logistics trên cơ sở Quyết định 2150/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển giao thông vận tải tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, đảm bảo tính thống nhất

Sở Giao thông vận tải

UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

2

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường bộ kết nối với các Cảng, bến thủy nội địa, các tuyến trục chính đến cửa khẩu để rút ngắn thời gian, chi phí trong hoạt động vận tải, giao thương hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương tiện.

Sở Giao thông Vận tải

UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

3

Khuyến khích phát triển Trung lâm Logistics tại khu cửa khẩu quốc gia Lóng Sập - huyện Mộc Châu nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu sang Lào

Sở Công Thương

UBND huyện Mộc Châu, Sở Giao thông vận tải

2019-2025

4

Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng thương mại đặc biệt là các chợ đầu mối nông sản, chợ biên giới, siêu thị, kho, bãi tập kết chung chuyển hàng hóa

Sở Công Thương

Sở Kế hoạch Đầu tư, UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

5

Đầu tư trang thiết bị, kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện phục vụ hoạt động logistics

Sở Khoa học & Công nghệ

Sở Giao thông vận tải

2019-2025

III

Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ

1

Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics của địa phương tham gia các sự kiện, triển lãm, hội thảo logistics tại trong và ngoài nước.

Sở Công Thương

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Sở Kế hoạch Đầu tư

Thường xuyên

2

Phối hợp các Viện nghiên cứu, Trường Đại học xây dựng chương trình, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp; Phổ biến, tuyên truyền về các tập quán, luật pháp quốc tế, các điều khoản Hiệp định thương mại quốc tế liên quan đến logistics; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics.

Sở Công Thương

Các cơ quan, đơn vị liên quan

2019-2025

IV

Ứng dụng công nghệ và tối ưu khả năng truy xuất

1

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, nâng cấp hệ thống internet...

Sở thông tin truyền Thông

Các cơ quan, đơn vị liên quan

2019-2025

2

Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong hoạt động quản lý của đơn vị theo quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Các Sở ngành liên quan

 

Thường xuyên

3

Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử qua đó nâng cao năng lực, đảm bảo khả năng giám sát và truy xuất hàng hóa trong quá trình cung ứng.

Sở Công Thương

Các Sở ngành liên quan

2019-2025

V

Rút ngắn thời gian và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả thông quan

1

Rà soát, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh bất hợp lý

Các sở ngành liên quan

 

Thường xuyên

2

Thực hiện cải cách hành chính; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng và phát triển đội ngũ công chức có đủ năng lực, phẩm chất, tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp; không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây tốn kém và tạo ra những chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.

Các sở ngành liên quan

 

Thường xuyên

3

Đẩy mạnh áp dụng thanh toán trực tuyến trong các dịch vụ công trực tuyến. Cải cách kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Các Chi cục Hải quan

Các sở ngành liên quan

Thường xuyên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2019 về nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La

  • Số hiệu: 172/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 19/07/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Hoàng Quốc Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản