Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 169/KH-UBND | Lào Cai, ngày 24 tháng 04 năm 2019 |
PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2014-2018
I. Khái quát về bệnh Cúm gia cầm
Bệnh Cúm gia cầm (sau đây viết tắt là CGC) là một bệnh truyền nhiễm ở loài gia cầm, chim (kể cả chim hoang dã) và động vật có vú (bao gồm cả người); do vi rút cúm A gây ra, trong đó có hai loại kháng nguyên H và N. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng vi rút gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao là H5N1 và H5N6. Trong chăn nuôi, gà thường bị mắc bệnh rất nặng, vịt thường mang mầm bệnh nhưng ít khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và là nguồn chủ yếu gieo rắc mầm bệnh ra môi trường. Một số chủng vi rút cúm gia cầm không gây bệnh cho gia cầm nhưng có thể lây truyền bệnh cho người và gây tử vong ở người (vi rút cúm A/H7N9).
Động vật mắc bệnh cúm gia cầm là các loài gia cầm như: Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu, đà điểu, chim hoang dã và động vật có vú thuộc mọi lứa tuổi. Đặc biệt vi rút có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người.
Tại Việt Nam từ năm 2014-2018 dịch CGC xuất hiện tại 323 xã, phường, thị trấn; trung bình mỗi năm phải tiêu hủy khoảng 80 nghìn con gia cầm. Đầu năm 2014 vi rút cúm A/H5N1 đã lây nhiễm cho 02 người và cả 02 người này đã tử vong. Từ tháng 4/2014 đến nay không phát hiện thêm ca bệnh trên người.
II. Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch CGC trên địa bàn tỉnh Lao Cai
1. Tình hình dịch bệnh
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ năm 2014-2018 bệnh CGC đã xuất hiện tại 10 xã, thị trấn thuộc các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát và Mường Khương làm 40.759 con gia cầm mắc bệnh và phải tiêu hủy, cụ thể:
- Năm 2014: Dịch cúm A/H5N1, H5N6 xảy ra trên đàn gia cầm tại 28 hộ của 10 thôn thuộc 05 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng làm 11.834 con gia cầm và 60 con chim trĩ mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy.
- Năm 2015: Dịch cúm A/H5N6 xảy ra tại 09 hộ/05 thôn của 03 xã thuộc huyện Bảo Thắng và huyện Mường Khương làm 7.961 con gia cầm mắc bệnh, chết phải tiêu hủy.
- Năm 2016: Dịch cúm A/H5N6 xảy ra tại 07 hộ/04 thôn của 02 xã thuộc 02 huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên đã làm 6.404 con gia cầm mắc bệnh, ốm, chết và phải tiêu hủy.
- Năm 2017: Dịch cúm A/H5N6 xảy ra trên đàn gia cầm của 05 hộ/04 xã thuộc 02 huyện Bát Xát và huyện Bảo Thắng làm tổng số 10.260 con gia cầm mắc bệnh, ốm, chết và phải tiêu hủy.
- Năm 2018: Từ ngày 10-11/8/2018 dịch Cúm A/H5N6 xảy ra trên đàn gia cầm của 02 hộ thuộc xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng đã làm 4.300 con gia cầm mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy.
(Có Phụ biểu số 01 các xã, phường thị trấn có dịch cúm gia cầm kèm theo)
2. Công tác phòng chống dịch bệnh
Hàng năm, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm; các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch CGC. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm, tổ chức tiêm phòng vắc xin CGC, kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
2.1. Công tác xử lý ổ dịch
Sau khi nhận tiếp nhận thông tin về dịch bệnh, cán bộ thú y nhà nước đã thực hiện ngay việc kiểm tra, xác minh, lấy mẫu bệnh phẩm đồng thời phối hợp huy động, tập trung lực lượng triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch CGC theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 69/2005/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2005 về việc hướng dẫn thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm (H5N1) ở gia cầm và Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn:
- Xử lý tiêu hủy gia cầm ốm, chết; phun hoá chất khử trùng, tiêu độc ổ dịch và xung quanh ổ dịch; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm; tập trung vào các địa bàn chăn nuôi tập trung có nguy cơ cao, khu vực giáp biên giới, địa bàn có hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, khu vực ổ dịch cũ nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch khi còn ở diện hẹp, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng;
- Thống kê, rà soát tổng đàn, triển khai ngay công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và các loại vắc xin khác theo kế hoạch tỉnh giao;
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng trên địa bàn (Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Thú y, chính quyền cơ sở...) kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tụ điểm tập kết, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm, nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định;
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về bệnh CGC, mức độ nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là cư dân khu vực biên giới để người dân chủ động các biện pháp phòng, chống dịch và không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu;
- Phối hợp với ngành Y tế trong việc phòng, chống bệnh CGC; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra trên người, báo cáo kịp thời về UBND tỉnh khi phát sinh trường hợp nghi bệnh CGC trên người;
- Tổ chức lấy mẫu giám sát cúm gia cầm cả bị động và chủ động tại các ổ dịch và một số chợ buôn bán gia cầm trên địa bàn tỉnh.
2.2. Công tác tiêm phòng
Từ năm 2014 đến năm 2018, tỉnh Lào Cai đã tổ chức triển khai tiêm phòng cho đàn gia cầm tổng cộng được 8.885.000 liều vắc xin cúm gia cầm, cụ thể:
- Năm 2014: Tiêm phòng được 827.400 liều, đạt 102% KH;
- Năm 2015: Tiêm phòng được 2.000.000 liều, đạt 100% KH;
- Năm 2016: Tiêm phòng được 2.057.600 liều, đạt 137 % KH năm;
- Năm 2017: Tiêm phòng được 2.000.000 liều, đạt 100 % KH năm;
- Năm 2018: Tiêm phòng được 2.00.000 liều vắc xin, đạt 100% KH năm.
2.3. Kết quả lấy mẫu giám sát cúm gia cầm
Từ năm 2014 đến năm 2018, tổ chức lấy mẫu giám sát CGC bị động và chủ động theo các Chương trình hỗ trợ của FAO, CDC và chương trình của tỉnh Lào Cai; tổng số 4.872 mẫu, trong đó có 32 mẫu bệnh phẩm giám sát bị động xét nghiệm vi rút, 4.840 mẫu gộp swab, môi trường và mẫu huyết thanh giám sát chủ động; kết quả phát hiện 18/32 mẫu giám sát bị động dương tính với vi rút cúm A/H5N6 và A/H5N1; 12/4.840 mẫu gộp swab, môi trường dương tính với với vi rút cúm A/H5N6 và A/H5N1.
2.4. Kiểm dịch vận chuyển
- Từ năm 2014 đến 2018:
+ Kiểm dịch xuất tỉnh: 37.275 con gia cầm thịt, 7.500 con gia cầm giống;
+ Kiểm tra nhập tỉnh: 1.233.744 con gia cầm giống, 372.267 con gia cầm thịt, 6.283.500 quả trứng gia cầm, 66.050 kg thịt gà đông lạnh.
2.5. Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc
Hàng năm phát động và thực hiện các đợt vệ sinh tiêu độc, khử trùng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngân sách tỉnh hỗ trợ mua, cấp phát 62.902 lít hoá chất và trang bị đầy đủ bảo hộ phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
2.6. Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện tại có Hợp tác xã Chăn nuôi gia súc, gia cầm Xuân Tiến, được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh CGC tại Giấy chứng nhận số 06/TY-ATDB ngày 06/11/2017. Hàng năm tiến hành kiểm tra, đánh giá cơ sở đảm bảo ATDB theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
2.7. Thông tin tuyên truyền
Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ tuyên truyền về bệnh CGC và biện pháp phòng, chống.
3. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng chống dịch CGC
3.1. Thuận lợi
- Tỉnh Lào Cai đã ban hành chính sách hỗ trợ cấp vắc xin CGC cho người chăn nuôi, hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch. Hỗ trợ tiêu hủy gia cầm do dịch bệnh.
- Việc phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các lực lượng trên địa bàn (Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Y tế, Thú y, chính quyền cơ sở...) trong việc phòng, chống bệnh CGC.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng về bệnh CGC, mức độ nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là cư dân khu vực biên giới để người dân chủ động các biện pháp phòng, chống dịch và không tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, vắc xin, hoá chất sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra.
- Hàng năm, tỉnh Lào Cai đều được Cục Thú y phân bổ, hỗ trợ kinh phí từ tổ chức FAO và CDC tài trợ để tổ chức lấy mẫu giám sát vi rút CGC; cán bộ kỹ thuật cũng được tham dự các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ về công tác giám sát, lẫy mẫu, điều tra ổ dịch... Hoạt động lấy mẫu giám sát chủ động, lấy mẫu giám sát bị động góp phần quan trọng trong việc triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh; đồng thời làm thay đổi hành vi của người chăn nuôi, người buôn bán gia cầm, nhất là người mua bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới trong việc ngăn chặn dịch CGC.
3.2. Khó khăn
- Chăn nuôi quy mô hộ nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao trên 80% số hộ chăn nuôi nên việc xây dựng, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật chăn nuôi nông hộ còn nhiều hạn chế, đặc biệt kiến thức về phòng, chống dịch bệnh; chất thải chăn nuôi không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường... đây chính là nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
- Giống gia cầm công nghiệp, các giống gà lai lông màu nuôi bán chăn thả còn phải nhập chủ yếu từ các tỉnh vùng xuôi lên (khoảng trên 01 triệu con/năm).
- Công tác quản lý dịch bệnh: Công tác kiểm tra, giám sát, phòng chống dịch tuy đã được triển khai thực hiện, song một cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chủ quan, lơ là; chỉ đạo kiểm tra, giám sát dịch chưa được thường xuyên, chặt chẽ, phát hiện dịch còn chậm.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn còn gặp nhiều khó khăn do người vận chuyển chưa chấp hành việc khai báo khi vận chuyển động vật đến.
- Tư tưởng chủ quan với dịch bệnh nên một bộ phận người chăn nuôi chưa thật sự chú trọng đến công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng và tiêm phòng vắc xin.
- Lào Cai có 05/9 huyện, thành phố có đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với tổng chiều dài gần 200 km. Trên địa bàn tỉnh có 01 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và nhiều lối mòn, lối mở biên giới, thường xuyên có hoạt động vận chuyển hàng hóa giao thương và du lịch giữa hai nước. Cư dân biên giới cũng có nhiều hoạt động trao đổi hàng hóa qua các lối mở, đây là cơ hội cho việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vào địa bàn.
- Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện như đường sắt, đường sông và đường bộ, đối với đường bộ có cao tốc Nội Bài - Lào Cai rất thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa với các vùng miền. Do đó nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm gia cầm vào địa bàn tỉnh thông qua hoạt động vận chuyển hàng hóa. Nhu cầu nhập gia cầm thịt và sản phẩm gia cầm nhập từ các tỉnh vào địa bàn là khá cao, do quy mô đầu tư chăn nuôi của người dân còn nhỏ lẻ, giá thành sản phẩm đầu ra còn cao...
- Tình trạng kinh doanh, buôn bán gia cầm không đúng nơi quy định, giết mổ gia cầm ngay tại chợ làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường xảy ra tại hầu hết các chợ trên địa bàn. Công tác khử trùng tiêu độc tại chợ buôn bán gia cầm còn chưa được thường xuyên, chỉ được thực hiện khi có đợt hoặc có dịch bệnh.
Tính đến thời điểm 01/10/2018 toàn tỉnh hiện có 4.021.000 con gia cầm, trong đó có trên 2/3 số gia cầm của các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ, thả rông; thường xuyên, không thực hiện biện pháp phòng, chống chống dịch cúm gia cầm và không thực hiện tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm.
Do vậy, việc xây dựng để tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019 - 2025, là hết sức cần thiết.
NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2019-2025
1. Mục đích
- Kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh CGC xảy ra và lây lan trên địa bàn; chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của CGC đối với sức khỏe cộng đồng và các hoạt động thương mại.
- Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch và không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
- Ngăn chặn không để các nhánh, các chủng vi rút mới nguy hiểm xâm nhiễm vào và lây lan rộng ở tỉnh Lào Cai.
- Tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm.
- Xây dựng thành công các cơ sở, chuỗi sản xuất gia cầm, sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm đáp ứng tiêu dùng trong tỉnh, xuất bán ra các tỉnh bạn, nước bạn làm tăng giá trị gia cầm, sản phẩm của gia cầm.
- Góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh CGC ở người do nhiễm các chủng vi rút cúm nguy hiểm (H5 và H7).
2. Yêu cầu
- Tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh CGC phải tuân theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và UBND tỉnh.
- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư.
- Luật Thú y.
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thú y;
- Căn cứ Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
- Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025”;
- Căn cứ yêu cầu thực tế: Bệnh Cúm gia cầm đã xuất hiện và lưu hành gây bệnh cho gia cầm trên địa bàn tỉnh từ năm 2004 đến nay và dự báo nguy cơ xảy ra dịch bệnh CGC trong thời gian tới là rất lớn.
- Phân vùng nguy cơ (cấp xã): là xã, phường, thị trấn, ổ dịch cũ (hoặc giám sát phát hiện vi rút CGC), có nguy cơ cao xảy bệnh CGC, để có cơ sở xây dựng các biện pháp và bố trí các nguồn lực tổ chức các hoạt động kiểm soát, tiêm phòng vắc xin bắt buộc phòng chống bệnh CGC phù hợp, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm dịch bệnh và tình hình thực tế.
- Tổ chức chủ động giám sát dịch bệnh để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi mới phát hiện, không để lây lan ra diện rộng; xác định chính xác chủng loại vi rút cúm lưu hành để có cơ sở lựa chọn chủng loại vắc xin phù hợp cho công tác phòng dịch bệnh CGC.
- Xử lý ổ dịch CGC theo quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng; tiêm phòng bao vây khi xuất hiện dịch bệnh CGC.
- Tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; đặc biệt là kiểm soát vận chuyển qua biên giới; tổ chức phòng, chống nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vào Việt Nam; kiểm soát ấp nở gia cầm, kiểm soát giết mổ gia cầm bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh.
- Tập trung và đẩy mạnh công tác xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi các cơ sở chăn nuôi gia cầm, sản xuất sản phẩm gia cầm an toàn bệnh CGC để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Xác định đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ và quy luật phát sinh, lây lan dịch bệnh, đánh giá dịch tễ, xác định lưu hành vi rút CGC; đánh giá hiệu lực và lựa chọn chủng loại vắc xin phù hợp, hiệu quả với chủng, nhánh vi rút CGC lưu hành trên địa bàn tỉnh.
- Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, nghi mắc bệnh CGC, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và các biện pháp chủ động phòng bệnh.
V. Các nội dung chính của Kế hoạch
1. Phân vùng để có cơ sở kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC
1.1. Nguyên tắc phân vùng nguy cơ (cấp xã) dựa trên các tiêu chí sau:
- Có đường biên giới với các nước láng giềng.
- Có ổ dịch CGC xảy ra trên địa bàn trong 5 năm (2014-2018);
- Có lưu hành vi rút CGC có khả năng gây ra dịch bệnh ở gia cầm và ở người (H5, H7, H9) qua kết quả giám sát chủ động trong 5 năm (2014-2018);
- Cơ cấu, tổng đàn gia cầm (bao gồm cả tổng đàn vịt): số lượng lớn, nuôi tập trung.
1.2. Xã, phường, thị trấn nguy cơ cao
Xã, phường, thị trấn nguy cơ cao có tối thiểu một trong những tiêu chí sau:
- Có đường biên giới thuộc các huyện Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai và thành phố Lào Cai.
- Có xuất hiện ổ dịch CGC trong 5 năm qua (2014-2018);
- Có phát hiện vi rút CGC (chủng A/H5N1, A/H5N6) trong 5 năm qua (2014-2018);
- Có tổng số hộ chăn nuôi gia cầm, số gia cầm, số hộ nuôi vịt và tổng đàn vịt có số lượng lớn thuộc 8/9 huyện, thành phố, cụ thể xã có: Trên 300 hộ nuôi gia cầm, với trên 25.000 con gia cầm; trong đó có trên 2.000 con ngan, vịt.
Tổng cộng có 104 xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao xảy ra dịch CGC.
(Có phụ biểu số 02 kèm theo)
1.3. Xã, thị trấn
Các xã nguy cơ thấp: Không có ổ dịch CGC xảy ra trong 5 năm qua (2014-2018); có tổng số hộ chăn nuôi gia cầm, số gia cầm, số hộ nuôi vịt và tổng đàn vịt có số lượng không nhiều.
Tổng cộng có 60 xã có nguy cơ thấp xảy ra dịch CGC.
1.4. Chuyển đổi xã, phường, thị trấn nguy cơ
Hằng năm, căn cứ tiêu chí phân vùng cấp nguy cơ nêu trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc chuyển đổi giữa các vùng nguy cơ; lập danh sách các xã nguy cơ cao, nguy cơ thấp gửi Cục Thú y để theo dõi, giám sát; trường hợp thấy cần thiết, Cục Thú y quyết định việc phân vùng nguy cơ cho phù hợp với tình hình dịch bệnh chung của cả nước.
2. Giám sát dịch bệnh
2.1. Giám sát tại xã, phường, thị trấn nguy cơ cao
2.1.1. Giám sát bị động
- Đàn gia cầm nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh CGC phải được lấy mẫu để xét nghiệm vi rút CGC và chẩn đoán phân biệt.
- Đàn gia cầm nghi có tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh CGC phải được giám sát, lấy mẫu xét nghiệm vi rút CGC.
- Kinh phí lấy mẫu, gửi mẫu, chẩn đoán xét nghiệm được lấy từ nguồn ngân sách tỉnh.
2.7.2. Giám sát chủ động
- Giám sát sau tiêm phòng và kinh phí giám sát lưu hành vi rút CGC của địa phương do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) chịu trách nhiệm xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện. Hằng năm, ngân sách của tỉnh bảo đảm kinh phí cho hoạt động giám sát này.
- Giám sát lưu hành vi rút CGC ở cấp quốc gia do Cục Thú y xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện. Hằng năm, ngân sách Trung ương bảo đảm chi trả kinh phí cho hoạt động giám sát này.
2.2. Giám sát tại xã, thị trấn nguy cơ thấp: Tổ chức chủ động lấy mẫu giám sát nhằm đáp ứng tiêu dùng trong huyện, trong tỉnh.
2.3. Giám sát CGC trên gia cầm nhập lậu: Các huyện, thành phố có đường biên giới chủ động tổ chức lấy mẫu giám sát CGC trên gia cầm nhập lậu bị bắt giữ trên địa bàn quản lý; kinh phí của tỉnh bảo đảm chi phí xét nghiệm.
3. Xử lý ổ dịch
Thực hiện việc xử lý ổ dịch theo quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y.
4. Tiêm vắc xin phòng bệnh
Năm 2019 tổ chức tiêm phòng tại 59 xã, phường, thị trấn thuộc vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch CGC. Hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, xác định, trình UBND tỉnh quy định phạm vi tiêm phòng vắc xin CGC.
4.1. Đối với xã, phường thị trấn nguy cơ cao: Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí mua vắc xin dự phòng và chi phí tiêm phòng bao vây ổ dịch CGC, tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn gia cầm nuôi trên địa bàn.
4.2. Đối với xã, thị trấn nguy cơ thấp: Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí dự phòng mua vắc xin tiêm phòng và chi phí tiêm phòng bao vây ổ dịch CGC hoặc khi có bằng chứng vi rút CGC lưu hành có khả năng gây bệnh và đàn gia cầm nhập về địa phương để nuôi với số lượng lớn.
5. Kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; quản lý, kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sống
5.1. Kiểm soát vận chuyển trong nước, quản lý, kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sống
- Thực hiện việc kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y; trong đó cần tăng cường phối hợp với các ngành liên quan như: Quản lý thị trường, Cảnh sát giao thông, Kiểm lâm,... với chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật tại các Chốt kiểm dịch đầu mối giao thông cũng như tại các địa bàn cơ sở có nguy cơ cao.
- Từng bước xây dựng hệ thống và cấp mã nhận dạng cho các trang trại chăn nuôi, tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gia cầm, sản phẩm gia cầm.
5.2. Kiểm soát buôn bán, vận chuyển qua biên giới
- Tổ chức kiểm soát hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biên giới; tăng cường kiểm tra chặt chẽ khu vực biên giới, cửa khẩu, bến bãi, lối mòn, lối mở kịp thời phát hiện hoạt động vận chuyển, nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vào Lào Cai.
- Tất cả các lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị bắt giữ phải được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm CGC và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Những huyện không có đường biên giới nếu phát hiện gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu hoặc nghi nhập lậu đi qua địa bàn cần kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi... do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm gây ra.
6. Kiểm soát giết mổ gia cầm
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
7. Kiểm soát ấp nở gia cầm
Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chăn nuôi và ấp nở gia cầm.
8. Vệ sinh tiêu độc khử trùng
- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp: Hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.
- Đối với các hộ chăn nuôi, gia trại: Hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút CGC.
- Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia cầm và các sản phẩm của gia cầm bằng vôi bột hoặc hóa chất; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ gia cầm; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.
Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động (khoảng 2 đến 3 đợt/năm). Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.
9. Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn bệnh CGC
Hằng năm, tổ chức hướng dẫn xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh; phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 12 cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh, đáp ứng tiêu dùng trong tỉnh, xuất bán ra các tỉnh bạn và hướng tới xuất khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm.
- Tổ chức chủ động lấy mẫu giám sát theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT ở tất cả (100%) cơ sở an toàn dịch bệnh bảo đảm không có mầm bệnh CGC.
- Hướng dẫn thực hiện việc duy trì trạng thái an toàn bệnh CGC đối với các cơ sở đã được công nhận.
10. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
- Tiếp tục tuyên truyền về nguy cơ dịch tái phát trên diện rộng, nguy cơ lây truyền qua vận chuyển gia cầm qua biên giới; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; không sử dụng giống gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mắc bệnh CGC, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh...
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, tổ chức các buổi tọa đàm hoặc viết thông điệp ngắn; xây dựng, in ấn tờ gấp, biển quảng cáo phân phát cho người chăn nuôi, dán ở nơi công cộng (chợ, nơi hội họp ở cấp thôn, xã).
11. Cập nhật thông tin và báo cáo dịch bệnh
- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình CGC xảy ra ở trong nước và nước bạn Trung Quốc; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh, kết quả giám sát CGC từ cấp xã, cấp huyện để tổng hợp báo cáo Cục Thú y theo quy định.
12. Cơ chế tài chính và kinh phí thực hiện
12.1. Cơ chế tài chính
- Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ giám sát chủ động theo chương trình hàng năm do Cục Thú y phân bổ; nguồn kinh phí do Tổ chức FAO và CDC hỗ trợ.
- Ngân sách tỉnh: Hỗ trợ giám sát bị động, chủ động; kinh phí mua vắc xin, hóa chất, tuyên truyền, xây dựng cơ sở ATDB...
- Ngân sách huyện, thành phố: Hỗ trợ tiêu hủy gia cầm bắt buộc phải tiêu hủy và các chi phí thực tế khác theo quy định.
- Người chăn nuôi: Chi trả công tiêm phòng, vật tư, hóa chất (vôi bột) ngoài phần hỗ trợ của nhà nước.
12.2. Kinh phí thực hiện
Khái toán kinh phí: 31.531.115.000, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát bệnh: 894.124.000 đồng;
- Ngân sách tỉnh: 11.380.691.000 đồng:
+ Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết, tuyên truyền trên hệ thống loa đài xã, Đài PT -TH tỉnh: 1.617.700.000 đồng;
+ Mua vắc xin: 6.130.400.000 đồng;
+ Chi phí quản lý, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch: 1.090.560.000 đồng;
+ Chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát bệnh: 2.408.280.000 đồng;
+ Kinh phí xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm: 133.751.800 đồng;
- Ngân sách huyện, thành phố: Chi phí quản lý, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch: 13.892.200.000 đồng.
- Người dân đóng góp: 5.364.100.000 đồng.
(Có các Phụ biểu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 và 10 kèm theo)
Kinh phí phòng, chống bệnh CGC năm 2019 thực hiện theo Kế hoạch số 342/KH-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Lào Cai về chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm tỉnh Lào Cai năm 2019.
UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống bệnh CGC trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Quan điểm chỉ đạo
- Thường xuyên chỉ đạo thực hiện quyết liệt, triệt để biện pháp phòng, chống bệnh CGC, trong đó xác định phòng bệnh là chính; trọng tâm là việc quản lý tốt đàn gia cầm; thực hiện tiêm phòng triệt để vắc xin CGC cho đàn gia cầm trong diện tiêm.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống bệnh CGC cấp huyện, cấp xã khi có dịch bệnh xảy ra.
- Tập trung nguồn lực thực hiện chống dịch, công bố dịch khi có dịch xảy ra theo quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Trách nhiệm thực hiện
2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch CGC năm kế hoạch;
- Xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí phòng chống dịch CGC gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trong ngành có liên quan phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Hàng năm xây dựng kế hoạch dự toán chi tiết, theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, các phòng ban chuyên môn của huyện, UBND các xã để thực hiện kế hoạch đạt kết quả.
+ Cung ứng vắc xin vật tư, hoá chất phòng chống dịch bệnh theo quy định. Tổ chức tiêm vắc xin CGC theo quy định của Cục Thú y.
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả của kế hoạch, những bài học rút kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất.
+ Thanh quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh và Trung ương theo quy định.
2.2. Sở Y tế
- Chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền về các phương pháp phòng bệnh CGC trên người giúp nhân dân hiểu, tự giác phòng bệnh CGC có thể lây sang người; đến ngay cơ sở Y tế để được tư vấn, điều trợ khi có sốt cao và có tiếp xúc với gia cầm ốm, nghi mắc CGC. Chuẩn bị đầy đủ số lượng thuốc phòng, chữa bệnh CGC trên người. Tổ chức tốt việc khám, tư vấn, vận động các trường hợp người tiếp xúc với gia cầm ốm, mắc bệnh, nghi mắc bệnh CGC.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh huyện, thành phố: Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y cùng cấp thực hiện tốt các nội dung phối hợp theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh truyền lây từ động vật sang người.
2.3. Sở Tài chính:
Căn cứ Kế hoạch phòng, chống bệnh CGC được UBND tỉnh phê duyệt; dự toán kinh phí do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổng hợp; cân đối ngân sách, thẩm định, tham mưu UBND tỉnh giao dự toán kinh phí phòng chống dịch bệnh theo quy định.
2.4. Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt để việc nhập lậu động vật và sản phẩm vào địa bàn tỉnh.
2.5. Các lực lượng Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường: Tăng cường phối hợp với lực lượng thú y và chính quyền địa phương kiểm soát tình hình nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm trên địa bàn.
2.6. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đảm bảo việc thông tin tuyên truyền chính xác, kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng chống dịch CGC.
2.7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh: Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, hội viên, đoàn viên huy động lực lượng tích cực tham gia phòng chống dịch CGC.
2.8. UBND các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn; tập trung nguồn lực vào vùng có nguy cơ cao, để sớm được đánh giá chuyển sang vùng có nguy cơ thấp.
- Căn cứ vào các nội dung kế hoạch, chỉ đạo UBND cấp xã, các đơn vị chức năng thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra.
- Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích cực tham gia việc thực hiện tốt các giải pháp của kế hoạch đề ra. Vận động người chăn nuôi đối ứng kinh phí phòng chống dịch cúm gia cầm như: Chi trả công tiêm phòng và các loại vắc xin, hóa chất khác ngoài phần hỗ trợ của nhà nước.
- Thực hiện công tác truyền thông phòng chống bệnh CGC ở các tuyến, đặc biệt là vùng khó khăn, sử dụng các biện pháp, hình thức tuyên truyền đa dạng phù hợp với từng điều kiện ở từng địa bàn, cơ sở.
- Cấp kinh phí hỗ trợ công tác phòng chống bệnh CGC theo nội dung Kế hoạch đã phê duyệt.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
+ Phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, thành phố duy trì hoạt động của mạng lưới thú y quản lý theo dõi việc nuôi gia cầm, tình hình bệnh CGC, tổ chức tiêm phòng bệnh CGC trên địa bàn.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác tiêm phòng, giám sát dịch bệnh, báo cáo dịch kịp thời theo quy định của Luật Thú y.
+ Thực hiện việc tuyên truyền, đọc bài phát thanh, cấp phát tờ rơi về bệnh CGC, vận động nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp khống chế bệnh CGC: Tiêm phòng, quản lý gia cầm, chăn nuôi gia cầm ATDB...
2.9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm phải tuân thủ các quy định về phòng chống bệnh CGC và hướng dẫn của cơ quan Thú y, chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh CGC; chi trả công tiêm phòng cho đàn gia cầm theo quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch nghiêm túc triển khai, thực hiện
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NGUY CƠ CAO BỆNH CÚM GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2014-2018
(Kèm theo Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT | Tên huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn | Địa bàn nguy cơ cao với bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2014-2018 |
| ||||
Có đường biên giới | Có ổ dịch cũ | Phát hiện lưu hành vi rút | Đàn gia cầm số lượng lớn |
| |||
I | TP Lào Cai | 3 |
| 5 | 4 |
| |
1 | Đồng Tuyển | x |
|
|
|
| |
2 | Vạn Hòa |
|
|
| x |
| |
3 | Phố Mới |
|
| x |
|
| |
4 | Kim Tân |
|
| x |
|
| |
5 | Lào Cai | x |
|
|
|
| |
6 | Duyên Hải | x |
| x |
|
| |
7 | Cốc Lếu |
|
| x |
|
| |
8 | Cam Đường |
|
|
| x |
| |
9 | Hợp Thành |
|
|
| x |
| |
10 | Pom Hán |
|
| x |
|
| |
11 | Tả Phời |
|
|
| x |
| |
II | H. Bát Xát | 10 | 1 | 1 | 1 |
| |
1 | Cốc San |
|
|
| x |
| |
2 | Quang Kim | x | x |
|
|
| |
3 | Thị Trấn |
|
| x |
|
| |
4 | Bản Qua | x |
|
|
|
| |
5 | Bản Vược | x |
|
|
|
| |
6 | Cốc Mỳ | x |
|
|
|
| |
7 | Trịnh Tường | x |
|
|
|
| |
8 | Nậm Chạc | x |
|
|
|
| |
9 | A Mú Sung | x |
|
|
|
| |
10 | A Lù | x |
|
|
|
| |
11 | Ngải Thầu | x |
|
|
|
| |
12 | Y Tý | x |
|
|
|
| |
III | H. Bảo Yên |
| 1 |
| 5 |
| |
1 | TT Phố Ràng |
|
|
| x |
| |
2 | Điện Quan |
| x |
|
|
| |
3 | Xuân Hòa |
|
|
| x |
| |
4 | Nghĩa Đô |
|
|
| x |
| |
5 | Bảo Hà |
|
|
| x |
| |
6 | Kim Sơn |
|
|
| x |
| |
IV | H. Sa Pa |
|
| 1 | 1 |
| |
1 | Thanh Phú |
|
|
| x |
| |
2 | Thị Trấn |
|
| x |
|
| |
V | H. Bảo Thắng | 1 | 7 | 1 | 6 |
| |
1 | Bản Phiệt | x |
|
|
|
| |
2 | Bản Cầm |
|
|
| x |
| |
3 | Phong Hải |
|
|
| x |
| |
7 | Thái Niên |
|
|
| x |
| |
4 | Phong Niên |
|
|
| x |
| |
5 | Xuân Quang |
| x |
|
| ||
6 | Gia Phú |
| x |
|
| ||
9 | Trì Quang |
|
|
| x | ||
8 | Sơn Hà |
| x |
|
| ||
10 | Xã Lu |
| x |
|
| ||
11 | Sơn Hải |
| x |
|
| ||
12 | Thị trấn Phố Lu |
|
|
|
| ||
13 | Xuân Giao |
| x |
|
| ||
14 | TT Tằng Loỏng |
|
|
| x | ||
15 | Phú Nhuận |
| x |
|
| ||
VI | H. Văn Bàn |
|
|
| 5 | ||
1 | TT Khánh Yên |
|
|
| x | ||
2 | Khánh Y.Trung |
|
|
| x | ||
3 | Tân An |
|
|
| x | ||
4 | Võ Lao |
|
|
| x | ||
5 | Văn Sơn |
|
|
| x | ||
VII | H Si Ma Cai | 3 |
|
|
| ||
1 | Sán Chải | x |
|
|
| ||
2 | Si Ma Cai | x |
|
|
| ||
3 | Nàn Sán | x |
|
|
| ||
VIII | H. Bắc Hà | 0 |
|
| 3 | ||
1 | Bảo Nhai |
|
|
| x | ||
2 | Cốc Ly |
|
|
| x | ||
3 | Thị Trấn Bắc Hà |
|
|
| x | ||
IX | H. Mường Khương | 9 | 1 |
| 1 | ||
1 | Bản Lầu | x | x |
|
| ||
2 | Bản Xen |
|
|
| x | ||
3 | Lùng Vai | x |
|
|
| ||
4 | Nậm Chảy | x |
|
|
| ||
5 | Mường Khương | x |
|
|
| ||
6 | Tung Chung Phố | x |
|
|
| ||
7 | Tả Ngài Chồ | x |
|
|
| ||
8 | Pha Long | x |
|
|
| ||
9 | Dìn Chin | x |
|
|
| ||
10 | Tả Gia Khâu | x |
|
|
| ||
Tổng cộng | 26 | 10 | 8 | 26 | |||
Ghi chú:
- Số xã, phường, biên giới: 26;
- Số xã có ổ dịch cũ: 11
- Số xã, phường thị trấn phát hiện lưu hành vi rút cúm gia cầm: 8
- Số xã, phường, thị trấn có tổng đàn gia cầm nuôi số lượng lớn: 26
DANH SÁCH PHÂN VÙNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NGUY CƠ CAO, NGUY CƠ THẤP VỚI BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ BẮT BUỘC TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
| Tên xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố | Phân vùng nguy cơ bệnh Cúm gia cầm | Xã, phường thị trấn tiêm phòng bắt buộc VX CGC | |
Nguy cơ cao | Nguy cơ thấp | |||
A8:E | TP Lào Cai | 17 | 0 | 13 |
1 | Bắc Cường | x |
| x |
2 | Đồng Tuyển | x |
| x |
3 | Vạn Hòa | x |
| x |
4 | Phố Mới | x |
|
|
5 | Kim Tân | x |
|
|
6 | Lào Cai | x |
| x |
7 | Duyên Hải | x |
|
|
8 | Cốc Lếu | x |
|
|
9 | Bình Minh | x |
| x |
10 | Cam Đường | x |
| x |
11 | Hợp Thành | x |
| x |
12 | Pom Hán | x |
| x |
13 | Bắc Lệnh | x |
| x |
14 | Xuân Tăng | x |
| x |
15 | Nam Cường | x |
| x |
16 | Tả Phời | x |
| x |
17 | Thống Nhất | x |
| x |
II | H. Bát Xát | 14 | 9 | 3 |
1 | Tòng Sành |
| x |
|
2 | Cốc San |
| x |
|
3 | Quang Kim | x |
| x |
4 | Phìn Ngan |
| x |
|
5 | Thị Trấn | x |
| x |
6 | Bản Qua | x |
| x |
7 | Bản Vược | x |
|
|
8 | Cốc Mỳ | x |
|
|
9 | Trịnh Tường | x |
|
|
10 | Nậm Chạc | x |
|
|
11 | A Mú Sung | x |
|
|
12 | A Lù | x |
|
|
13 | Ngải Thầu | x |
|
|
14 | Y Tý | x |
|
|
15 | Dền Sáng | x |
|
|
16 | Sàng Ma Sáo | x |
|
|
17 | Trung Lèng Hồ | x |
|
|
18 | Nậm Pung |
| x |
|
19 | Mường Hum |
| x |
|
20 | Dền Thàng |
| x |
|
21 | Pa Cheo |
| x |
|
22 | Bản Xèo |
| x |
|
23 | Mường Vi |
| x |
|
III | H. Bảo Yên | 11 | 7 | 11 |
1 | TT Phố Ràng | x |
| x |
2 | Yên Sơn |
| x |
|
3 | Lương Sơn |
| x |
|
4 | Long Phúc |
| x |
|
5 | Long Khánh |
| x |
|
6 | Việt Tiến | x |
| x |
7 | Điện Quan | x |
| x |
8 | Thượng Hà | x |
| x |
9 | Minh Tân | x |
| x |
10 | Tân Dương | x |
| x |
11 | Xuân Thượng | x |
| x |
12 | Xuân Hòa |
| x |
|
13 | Vĩnh Yên | x |
| x |
14 | Nghĩa Đô | x |
| x |
15 | Tân Tiến |
| x |
|
16 | Bảo Hà | x |
| x |
17 | Kim Sơn |
| x |
|
18 | Cam Cọn | x |
| x |
IV | H. Sa Pa | 4 | 14 | 0 |
1 | Trung Chải | x |
|
|
2 | Sa Pả | x |
|
|
3 | Tả Phìn |
| x |
|
4 | San Sả Hồ | x |
|
|
5 | Lao Chải |
| x |
|
6 | Hầu Thào |
| x |
|
7 | Sử Pán |
| x |
|
8 | Tả Van |
| x |
|
9 | Thanh Kim |
| x |
|
10 | Bản Phùng |
| x |
|
11 | Bản Hồ |
| x |
|
12 | Thanh Phú |
| x |
|
13 | Nậm Sài |
| x |
|
14 | Nậm Cang |
| x |
|
15 | Suối Thầu |
| x |
|
16 | B. Khoang |
| x |
|
17 | T.G.Phìn |
| x |
|
18 | Thị Trấn | x |
|
|
V | H. Bảo Thắng | 15 |
| 15 |
1 | Bản Phiệt | x |
| x |
2 | Bản Cầm | x |
| x |
3 | Phong Hải | x |
| x |
4 | Thái Niên | x |
| x |
5 | Phong Niên | x |
| x |
6 | Xuân Quang | x |
| x |
7 | Gia Phú | x |
| x |
8 | Trì Quang | x |
| x |
9 | Sơn Hà | x |
| x |
10 | Xã Lu | x |
| x |
11 | Sơn Hải | x |
| x |
12 | Thị Lu | x |
| x |
13 | Xuân Giao | x |
| x |
14 | Tằng Loỏng | x |
| x |
15 | Phú Nhuận | x |
| x |
VI | H. Văn Bàn | 8 | 15 | 8 |
1 | TT Khánh Yên | x |
| x |
2 | Khánh Y.Trung | x |
| x |
3 | K.Y.Hạ | x |
| x |
4 | K.Y.Thượng | x |
| x |
5 | Tân An | x |
| x |
6 | Võ Lao | x |
| x |
7 | Làng Giàng | x |
| x |
8 | Chiềng Ken |
| x |
|
9 | Tân Thượng |
| x |
|
10 | Minh Lương |
| x |
|
11 | Nậm Xé |
| x |
|
12 | Nậm Xây |
| x |
|
13 | Sơn Thủy |
| x |
|
14 | Nậm Mả |
| x |
|
15 | Nậm Dạng |
| x |
|
16 | Văn Sơn | x |
| x |
17 | Liêm Phú |
| x |
|
18 | Nậm Tha |
| x |
|
19 | Dương Quỳ |
| x |
|
20 | Hòa Mạc |
| x |
|
21 | Thẳm Dương |
| x |
|
22 | Dần Thàng |
| x |
|
23 | Nậm Chày |
| x |
|
VII | H Si Ma Cai | 7 | 6 | 0 |
1 | Lử Thẩn | x |
|
|
2 | Lùng Sui | x |
|
|
3 | Cán Cấu | x |
|
|
4 | Sán Chải | x |
|
|
5 | Quan Thần Sán |
| x |
|
6 | Cán Hồ |
| x |
|
7 | Si Ma Cai | x |
|
|
8 | Nàn Sán | x |
|
|
9 | Mản Thẩn |
| x |
|
10 | Bản Mế |
| x |
|
11 | Sín Chéng | x |
|
|
12 | Thào Chư Phìn |
| x |
|
13 | Nàn Sín |
| x |
|
VIII | H. Bắc Hà | 5 | 16 | 5 |
1 | Bào Nhai | x |
| x |
2 | Cốc Lầu | x |
| x |
3 | Hoàng Thu Phố |
| x |
|
4 | Thải Giàng Phố |
| x |
|
5 | Nậm Lúc | x |
| x |
6 | Bản Già |
| x |
|
7 | Tả Chải |
| x |
|
8 | Tả Van Chư |
| x |
|
9 | Lầu Thí Ngài |
| x |
|
10 | Tả Cổ Tỷ |
| x |
|
11 | Na Hối |
| x |
|
12 | Bản Liền |
| x |
|
13 | Nậm Đét |
| x |
|
14 | Nậm Mòn |
| x |
|
15 | Lùng Cải |
| x |
|
16 | Lùng Phình |
| x |
|
17 | Bản Phố |
| x |
|
18 | Cốc Ly | x | x | x |
19 | Bản Cái |
| x |
|
20 | Nậm Khánh |
| x |
|
21 | Thị Trấn Bắc Hà | x |
| x |
IX | H. Mường Khương | 12 | 4 | 4 |
1 | Bản Lầu | x |
| x |
2 | Bản Xen | x |
| x |
3 | Lùng Vai | x |
| x |
4 | Thanh Bình | x |
|
|
5 | Nậm Chảy | x |
|
|
6 | Mường Khương | x |
| x |
7 | Tung Chung Phố | x |
|
|
8 | Nấm Lư | x |
|
|
9 | Lùng Khấu Nhin |
| x |
|
10 | Cao Sơn |
| x |
|
11 | La Pan Tẩn |
| x |
|
12 | Tả Thàng |
| x |
|
13 | Tả Ngài Chồ | x |
|
|
14 | Pha Long | x |
|
|
15 | Dìn Chin | x |
|
|
16 | Tả Gia Khâu | x |
|
|
Tổng cộng: | 93 | 71 | 59 |
Ghi chú:
- Số xã, phường, thị trấn nguy cơ cao với bệnh Cúm gia cầm: 93;
- Số xã nguy cơ thấp: 71;
- Số xã, phường, thị trấn tiêm phòng bắt buộc vắc xin cúm gia cầm: 59.
TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: đồng
TT | Nội dung | Tổng số | Nguồn kinh phí | Đơn vị thực hiện | |||
NS Trung ương | NS tỉnh | NS huyện, TP | Dân đóng góp | ||||
1 | Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết, tuyên truyền trên hệ thống loa đài xã, Đài PT -TH tỉnh | 1,617,700,000 |
| 1,617,700,000 |
|
| UBND các huyện, thành phố; Chi cục CNTY |
2 | Kinh phí mua vắc xin, công tiêm phòng | 11,494,500,000 |
| 6,130,400,000 |
| 5,364,100,000 | Chi cục CNTY; các hộ chăn nuôi |
3 | Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch | 14,982,760,000 |
| 1,090,560,000 | 13,892,200,000 |
| Chi cục CNTY; UBND các huyện, thành phố |
4 | Kinh phí chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát bệnh | 3,302,404,000 | 894,124,000 | 2,408,280,000 |
|
| |
5 | Kinh phí xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm | 133,751,800 |
| 133,751,800 |
|
| |
Tổng cộng | 31,531,115,800 | 894,124,000 | 11,380,691,800 | 13,892,200,000 | 5,364,100,000 |
|
Ghi chú: Đối với kinh phí giám sát chủ động đề xuất kinh phí Trung ương hỗ trợ giám sát (nguồn kinh phí do Tổ chức FAO, CDC - Hoa Kỳ tài trợ). Trong trường hợp Trung ương không hỗ trợ, sử dụng ngân sách tỉnh để giám sát dịch bệnh.
PHÂN KỲ KINH PHÍ KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CÚM GIA CẦM TỈNH LÀO CAI NĂM 2019 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: đồng
TT | Nội dung | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||||
Tổng kinh phí | NS Trung ương | NS tỉnh | NS huyện, thành phố | Khác (Dân đóng góp) | Tổng kinh phí | NS Trung ương | NS tỉnh | NS huyện, thành phố | Khác (Dân đóng góp) | ||
1 | Hội nghị triển khai, tổng kết, tuyên truyền trên hệ thống loa đài xã, Đài PT -TH tỉnh | 233,900,000 |
| 233,900,000 |
|
| 229,000,000 |
| 229,000,000 |
|
|
2 | Kinh phí mua vắc xin, công tiêm phòng | 1,563,750,000 |
| 834,000,000 |
| 729,750,000 | 1,584,000,000 |
| 844,800,000 |
| 739,200,000 |
3 | Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch | 2,140,394,119 |
| 155,794,119 | 1,984,600,000 |
| 2,140,394,286 |
| 155,794,286 | 1,984,600,000 |
|
4 | Kinh phí chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát bệnh | 471,772,000 | 127,732,000 | 344,040,000 |
|
| 471,772,000 | 127,732,000 | 344,040,000 |
|
|
6 | Kinh phí xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm | 19,107,400 |
| 19,107,400 |
|
| 19,107,400 |
| 19,107,400 |
|
|
Tổng cộng | 4,428,923,519 | 127,732,000 | 1,586,841,519 | 1,984,600,000 | 729,750,000 | 4,444,273,686 | 127,732,000 | 1,592,741,686 | 1,984,600,000 | 739,200,000 |
TT | Nội dung | Năm 2021 | Năm 2022 | ||||||||
Tổng kinh phí | NS Trung ương | NS tỉnh | NS huyện, thành phố | Khác (Dân đóng góp) | Tổng kinh phí | NS Trung ương | NS tỉnh | NS huyện, thành phố | Khác (Dân đóng góp) | ||
1 | Hội nghị triển khai, tổng kết, tuyên truyền trên hệ thống loa đài xã, Đài PT -TH tỉnh | 233,900,000 |
| 233,900,000 | - |
| 229,000,000 |
| 229,000,000 | - |
|
2 | Kinh phí mua vắc xin, công tiêm phòng | 1,612,500,000 |
| 860,000,000 |
| 752,500,000 | 1,639,500,000 |
| 874,400,000 |
| 765,100,000 |
3 | Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ đạo phòng chống dịch | 2,140,394,119 |
| 155,794,119 | 1,984,600,000 |
| 2,140,395,119 |
| 155,795,119 | 1,984,600,000 |
|
4 | Kinh phí chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát bệnh | 344,040,000 | 127,732,000 | 344,040,000 |
|
| 344,040,000 | 127,732,000 | 344,040,000 |
|
|
5 | Xây dựng bản đồ dịch tễ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Kinh phí xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm | 19,107,400 |
| 19,107,400 |
|
| 19,107,400 |
| 19,107,400 |
|
|
Tổng cộng | 4,349,941,519 | 127,732,000 | 1,612,841,519 | 1,984,600,000 | 752,500,000 | 4,372,042,519 | 127,732,000 | 1,622,342,519 | 1,984,600,000 | 765,100,000 |
TT | Nội dung | Năm 2023 | Năm 2024 | ||||||||
Tổng kinh phí | NS Trung ương | NS tỉnh | NS huyện, thành phố | Khác (Dân đóng góp) | Tổng kinh phí | NS Trung ương | NS tỉnh | NS huyện, thành phố | Khác (Dân đóng góp) | ||
1 | Hội nghị triển khai, tổng kết, tuyên truyền trên hệ thống loa đài xã, Đài PT -TH tỉnh | 229,000,000 |
| 229,000,000 | - |
| 229,000,000 |
| 229,000,000 | - |
|
2 | Kinh phí mua vắc xin, công tiêm phòng | 1,666,500,000 |
| 888,800,000 |
| 777,700,000 | 1,689,750,000 |
| 901,200,000 |
| 788,550,000 |
3 | Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch | 2,140,394,119 |
| 155,794,119 | 1,984,600,000 |
| 2,140,394,119 |
| 155,794,119 | 1,984,600,000 |
|
4 | Kinh phí chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát bệnh | 471,772,000 | 127,732,000 | 344,040,000 |
|
| 471,772,000 | 127,732,000 | 344,040,000 | - |
|
5 | Xây dựng bản đồ dịch tễ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Kinh phí xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm | 19,107,400 |
| 19,107,400 |
|
| 19,107,400 |
| 19,107,400 | - |
|
Tổng cộng | 4,526,773,519 | 127,732,000 | 1,636,741,519 | 1,984,600,000 | 777,700,000 | 4,550,023,519 | 127,732,000 | 1,649,141,519 | 1,984,600,000 | 788,550,000 |
TT | Nội dung | Năm 2025 | Tổng kinh phí chung 2019 - 2025 | ||||||||
Tổng kinh phí | NS Trung ương | NS tỉnh | NS huyện, thành phố | Khác (Dân đóng góp) | Tổng kinh phí | NS Trung ương | NS tỉnh | NS huyện, thành phố | Khác (Dân đóng góp) | ||
1 | Hội nghị triển khai, tổng kết, tuyên truyền trên hệ thống loa đài xã, Đài PT -TH tỉnh | 233,900,000 |
| 233,900,000 | - |
| 1,617,700,000 |
| 1,617,700,000 |
|
|
2 | Kinh phí mua vắc xin, công tiêm phòng | 1,738,500,000 |
| 927,200,000 |
| 811,300,000 | 11,494,500,000 |
| 6,130,400,000 |
| 5,364,100,000 |
3 | Kinh phí quản lý, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch | 2,140,394,119 |
| 155,794,119 | 1,984,600,000 |
| 14,982,760,000 |
| 1,090,560,000 | 13,892,200,000 |
|
4 | Kinh phí chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát bệnh | 471,772,000 | 127,732,000 | 344,040,000 |
|
| 3,302,404,000 | 894,124,000 | 2,408,280,000 |
|
|
6 | Kinh phí xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm | 19,107,400 |
| 19,107,400 |
|
| 133,751,800 |
| 133,751,800 |
|
|
Tổng cộng | 4,603,673,519 | 127,732,000 | 1,680,041,519 | 1,984,600,000 | 811,300,000 | 31,531,115,800 | 894,124,000 | 11,380,691,800 | 13,892,200,000 | 5,364,100,000 |
DỰ TOÁN KINH PHÍ HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI, TUYÊN TRUYỀN BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: đồng
TT |
| ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Diễn giải |
Tổng cộng |
|
|
| 1,617,700,000 |
| |
I | Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết |
|
|
| 14,700,000 |
|
- | Hội nghị triển khai kế hoạch/Hội nghị sơ kết/Hội nghị đánh giá tổng kết công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm |
|
|
| 14,700,000 |
|
+ | Hội trường, phục vụ | Cuộc | 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
|
+ | Khánh tiết (Ma két) | Lần | 3 | 1,000,000 | 3,000,000 |
|
+ | Tài liệu | Bộ | 180 | 20,000 | 3,600,000 | 60 bộ/Hội nghị x 3 Hội nghị |
+ | Nước uống: | Người | 180 | 20,000 | 3,600,000 | 60 người/Hội nghị x 3 Hội nghị |
II | Công tác tuyên truyền |
|
|
| 1,603,000,000 |
|
1 | In tờ rơi tuyên truyền về bệnh cúm gia cầm |
|
|
| 210,000,000 |
|
- | Tờ rơi tuyên truyền | Tờ | 70,000 | 3,000 | 210,000,000 | 10.000 tờ/năm x 7 năm |
2 | Tuyên truyền về bệnh cúm gia cầm và công tác phòng, chống bệnh trên Đài phát thanh, truyền hình |
|
|
| 1,393,000,000 |
|
- | Tuyên truyền trên đài truyền thanh cấp xã | Lần phát/tháng/xã | 6,440 | 200,000 | 1,288,000,000 | 2 ngày/tháng x 4 tháng/năm x 7 năm x 200.000 đồng x 115 xã (70% số xã, phường trọng điểm - có hệ thống loa, đài hoạt động tốt) Phát liền trong 2 ngày của đầu các tháng 3, 4 và tháng 9, 10 hàng năm |
- | Tuyên truyền trên Đài phát thanh, truyền hình | Lần | 7 | 15,000,000 | 105,000,000 | 1 chuyên mục (1 lần)/năm x 7 năm |
TỔNG HỢP VẮC XIN VÀ KINH PHÍ TIÊM PHÒNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: đồng
TT | Tên huyện, TP | Tổng đàn gia cầm (con) | Số lượng vắc xin cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 (liều) | Kinh phí mua vắc xin và công tiêm phòng | |||||||||
2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | Tổng | Kinh phí mua vắc xin | Kinh phí chi trả công tiêm phòng | Tổng | |||
1 | Bảo Thắng | 1,495,000 | 1,770,000 | 1,790,000 | 1,820,000 | 1,850,000 | 1,880,000 | 1,900,000 | 1,950,000 | 12,960,000 | 5,184,000,000 | 4,536,000,000 | 9,720,000,000 |
2 | Bát Xát | 311,000 | 31,000 | 32,000 | 33,000 | 34,000 | 35,000 | 36,000 | 38,000 | 239,000 | 95,600,000 | 83,650,000 | 179,250,000 |
3 | TP Lào Cai | 177,000 | 81,000 | 82,000 | 83,000 | 84,000 | 85,000 | 87,000 | 90,000 | 592,000 | 236,800,000 | 207,200,000 | 444,000,000 |
4 | Sa Pa | 119,000 |
|
|
|
|
|
|
| - | - | - | - |
5 | Bảo Yên | 474,000 | 100,000 | 102,000 | 105,000 | 106,000 | 107,000 | 108,000 | 110,000 | 738,000 | 295,200,000 | 258,300,000 | 553,500,000 |
6 | Văn bản | 362,000 | 41,000 | 42,000 | 43,000 | 44,000 | 45,000 | 48,000 | 50,000 | 313,000 | 125,200,000 | 109,550,000 | 234,750,000 |
Cộng | 2,938,000 | 2,023,000 | 2,048,000 | 2,084,000 | 2,118,000 | 2,152,000 | 2,179,000 | 2,238,000 | 14,842,000 | 5,936,800,000 | 5,194,700,000 | 11,131,500,000 | |
7 | Si Ma Cai | 125,000 |
|
|
|
|
|
|
|
| - | - | - |
8 | Mường Khương | 180,000 | 36,000 | 37,000 | 38,000 | 39,000 | 40,000 | 42,000 | 45,000 | 277,000 | 110,800,000 | 96,950,000 | 207,750,000 |
9 | Bắc Hà | 210,000 | 26,000 | 27,000 | 28,000 | 29,000 | 30,000 | 32,000 | 35,000 | 207,000 | 82,800,000 | 72,450,000 | 155,250,000 |
Cộng | 515,000 | 62,000 | 64,000 | 66,000 | 68,000 | 70,000 | 74,000 | 80,000 | 484,000 | 193,600,000 | 169,400,000 | 363,000,000 | |
Tổng cộng | 3,453,000 | 2,085,000 | 2,112,000 | 2,150,000 | 2,186,000 | 2,222,000 | 2,253,000 | 2,318,000 | 15,326,000 | 6,130,400,000 | 5,364,100,000 | 11,494,500,000 |
Ghi chú: Số liệu tổng đàn gia cầm tính đến tháng 10/2018
DỰ TOÁN KINH PHÍ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: đồng
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Dự toán | Diễn giải |
| Tổng cộng |
|
|
| 1,120,560,000 |
|
1 | Xăng xe công tác trong tỉnh |
|
|
| 238,560,000 |
|
- | Xăng xe cho Lãnh đạo đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại cơ sở. | Lít | 8,400 | 20,000 | 168,000,000 | Bình quân 6 chuyến/huyện/năm x 8 huyện x 25 lít/chuyến x 20.000 đồng x 7 năm |
- | Hỗ trợ tiền đi lại cho cán bộ đi kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở | Km | 35,280 | 2,000 | 70,560,000 | Bình quân 70km/lượt x 2 lượt/tháng x 3 người x 12 tháng/năm x 7 năm x 2.000đồng/km |
2 | Công tác phí trong tỉnh |
|
|
| 739,200,000 |
|
- | Phụ cấp lưu trú | Ngày | 1,680 | 200,000 | 336,000,000 | 4 người x 5 ngày/tháng x 200.000 đ/ngày x 12 tháng x 7 năm |
- | Tiền ngủ | Tối | 1,008 | 400,000 | 403,200,000 | 4 người x 3 tối/tháng x 12 tháng x 400.000 đ/tối x 7 năm |
3 | Công tác phí ngoài tỉnh |
|
|
| 75,600,000 |
|
- | Xăng xe công tác | Lít | 2,240 | 20,000 | 44,800,000 | Xăng xe 01 chuyến x 160 lít/chuyến x 20.000 đồng x 02 chuyến/năm x 7 năm |
- | Lệ phí cầu, đường: | Chuyến | 14 | 800,000 | 11,200,000 | 02 chuyến/năm x 7 năm |
- | Phụ cấp lưu trú | Ngày | 42 | 200,000 | 8,400,000 | 02 người x 3 ngày/năm x 7 năm |
- | Tiền phòng ngủ | Phòng | 14 | 800,000 | 11,200,000 | 02 người/phòng x 2 tối/năm x 7 năm |
4 | Điện thoại, cước phí bưu chính: | Tháng | 84 | 300,000 | 25,200,000 | 12 tháng x 300.000 đ/tháng x 7 năm |
5 | Văn phòng phẩm, biểu mẫu: | Tháng | 84 | 500,000 | 42,000,000 | 12 tháng x 500.000 đ/tháng x 7 năm |
CHI TIẾT KINH PHÍ CHẨN ĐOÁN, XÉT NGHIỆM, GIÁM SÁT DỊCH BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: đồng
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Dự toán | Diễn giải |
| Tổng cộng (I+II+III) |
|
|
| 3,302,404,000 |
|
I | Kinh phí ngân sách Trung ương |
|
|
| 894,124,000 |
|
| Lấy mẫu giám sát chủ động tại chợ |
|
|
|
| Lấy mẫu tại 3 chợ/vòng x 12 vòng/năm x 7 năm |
1 | Công lấy mẫu | Mẫu |
|
| 64,260,000 |
|
| Công lấy mẫu Swab hầu họng (mẫu đơn) | Mẫu | 7,560 | 8,000 | 60,480,000 | 1 chợ lấy 30 mẫu Swab đơn/vòng x 3 chợ x 12 vòng = 1.080 mẫu/năm x 7 năm x 8.000 đồng/mẫu (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC) |
| Công lấy mẫu môi trường (mẫu đơn) | Mẫu | 1,260 | 3,000 | 3,780,000 | 1 chợ lấy 5 mẫu môi trường đơn/vòng x 3 chợ x 12 vòng = 180 mẫu/năm x 7 năm x 3.000 đồng/mẫu (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC) |
2 | Chi trả chủ hộ (lấy mẫu, bắt giữ...) | Mẫu | 7,560 | 5,000 | 37,800,000 | 1 chợ lấy 30 mẫu Swab đơn/vòng x 3 chợ x 12 vòng = 1.080 mẫu/năm x 7 năm x 5.000 đồng/mẫu |
3 | Hỗ trợ chi phí đi lại |
|
|
| 201,600,000 |
|
| Tiền đi lại cho cán bộ | Ngày | 504 | 200,000 | 100,800,000 | 2 người/ngày x 1 ngày/chợ x 3 chợ x 12 vòng/năm x 7 năm |
| Công tác phí cho cán bộ | Ngày | 504 | 200,000 | 100,800,000 | 2 người/ngày x 1 ngày/chợ x 3 chợ x 12 vòng/năm x 7 năm |
4 | Vật tư lấy mẫu |
|
|
| 220,864,000 |
|
+ | Quần áo bảo hộ sinh học | Bộ | 504 | 160,000 | 80,640,000 | 2 bộ/người/chợ x 3 chợ/vòng x 12 vòng x 7 năm |
+ | Đá khô bảo quản mẫu | Túi | 756 | 15,000 | 11,340,000 | 3 túi/chợ x 3 chợ/vòng x 12 vòng = 108 túi/năm x 7 năm |
+ | Găng tay cao su loại mỏng | Đôi | 504 | 6,000 | 3,024,000 | 2 đôi/chợ x 3 chợ/vòng x 12 vòng x 7 năm |
+ | Khẩu trang y tế | Cái | 210 | 6,000 | 1,260,000 | 2 cái/chợ x 3 chợ/vòng x 12 vòng x 7 năm |
+ | Khay Inox để dụng cụ | Cái | 14 | 250,000 | 3,500,000 | 2 cái/năm x 7 năm |
+ | Tăm bông lấy mẫu | Cái | 8,820 | 5,000 | 44,100,000 | 35 cái/chợ x 3 chợ/vòng x 12 vòng/năm x 7 năm |
+ | Thuốc sát trùng VIRKON: | Gói | 252 | 30,000 | 7,560,000 | 1 gói/chợ x 3 chợ/vòng x 12 vòng/năm x 7 năm |
+ | Cồn | Lít | 14 | 40,000 | 560,000 | 2 lít/12 vòng/năm x 7 năm |
+ | Ống Pacol đựng mẫu | Ống | 1,764 | 10,000 | 17,640,000 | 7 ống/chợ x 3 chợ/vòng x 12 vòng/năm x 7 năm |
+ | Dung dịch bảo quản mẫu | Lít | 14 | 1,500,000 | 21,000,000 | 2 lít/năm x 7 năm (tạm tính 1.500.000đồng/lít) |
+ | Hộp xốp bảo quản mẫu | Cái | 252 | 120,000 | 30,240,000 | 3 cái/vòng x 12 vòng/năm x 7 năm |
5 | Chi phí gửi mẫu xét nghiệm |
|
|
| 218,400,000 |
|
- | Công tác phí gửi mẫu: 2 lần/vòng x 12 vòng/năm x 7 năm | Lần | 168 | 1,300,000 | 218,400,000 | Vé tàu, xe: 900.000/chuyến; Tắc xi: 200.000/chuyến; Lưu trú: 1 ngày x 200.000 đồng |
6 | Chi phí quản lý, hoạt động, báo cáo |
|
|
| 151,200,000 |
|
- | Họp triển khai, hướng dẫn lấy mẫu | Khoán |
| 15,400,000 | 15,400,000 | 2.200.000 đồng/năm x 7 năm |
- | Chi phí hoạt động (văn phòng phẩm, in ấn, photo, liên lạc,...) (khoán) | Khoán |
| 35,000,000 | 35,000,000 | 5.000.000 đồng/năm x 7 năm |
- | … (lãnh đạo Chi cục) (khoán, 300.000 đồng/vòng) | Khoán | 84 | 300,000 | 25,200,000 | 300.000 đồng/tháng x 12 vòng/năm x 7 năm |
- | Công cán bộ CCCN&TY lập báo cáo kỹ thuật (khoán, 450.000 đồng/vòng) | Khoán | 84 | 450,000 | 37,800,000 | 450.000 đồng/tháng x 12 vòng/năm x 7 năm |
- | Công tác báo cáo, thanh quyết toán (khoán, 450.000 đồng/vòng) | Khoán | 84 | 450,000 | 37,800,000 | 450.000 đồng/tháng x 12 vòng/năm x 7 năm |
II | Kinh phí ngân sách tỉnh |
|
|
| 2,408,280,000 |
|
1 | Kinh phí lấy mẫu bệnh phẩm bị động |
|
|
| 590,590,000 |
|
1.1 | Công tác phí |
|
|
| 212,940,000 |
|
- | Hỗ trợ chi phí đi lại lấy mẫu | Ngày | 420 | 200,000 | 84,000,000 | 3 người/ngày x 20 ngày/năm x 7 năm x 200.000 đồng |
- | Tiền công lấy mẫu (mẫu phủ tạng) | Mẫu | 105 | 28,000 | 2,940,000 | 15 mẫu/năm x 7 năm x 28.000 đồng |
- | Phụ cấp công tác phí | Ngày | 420 | 200,000 | 84,000,000 | 3 người/ngày x 20 ngày/năm x 7 năm x 200.000 đồng |
- | Tiền thuê phòng ngủ | Phòng | 105 | 400,000 | 42,000,000 | 3 người/1 phòng/1 tối x 15 tối/năm x 7 năm x 400.000 đồng |
1.2 | Dụng cụ lấy mẫu |
|
|
| 38,500,000 |
|
- | Hộp xốp bảo ôn, bảo quản mẫu | Chiếc | 105 | 180,000 | 18,900,000 | 15 cái/năm x 7 năm |
- | Đá khô bảo quản mẫu | Túi | 210 | 15,000 | 3,150,000 | 30 túi/năm x 7 năm |
- | Găng tay cao su loại dày | Đôi | 210 | 25,000 | 5,250,000 | 30 đôi/năm x 7 năm |
- | Khẩu trang hoạt tính | Đôi | 210 | 45,000 | 9,450,000 | 30 đôi/năm x 7 năm |
- | Khay Inox để dụng cụ | Cái | 7 | 250,000 | 1,750,000 | 1 cái/năm x 7 năm |
1.3 | Công tác phí đi gửi mẫu |
|
|
| 136,500,000 |
|
| Vận chuyển mẫu đi Hà Nội: 15 chuyến/năm x 7 năm | Chuyến | 105 | 1,300,000 | 136,500,000 | Vé tàu, xe: 900.000/chuyến; Tắc xi: 200.000/ chuyến; Lưu trú: 1 ngày x 200.000 đồng |
1.4 | Chi phí xét nghiệm mẫu |
|
|
| 202,650,000 |
|
- | Chi phí xét nghiệm chẩn đoán bệnh: 105 mẫu chạy 2 subtype = 210 mẫu x 965.000 đồng/mẫu (Thông tư số 283/2016/TT-BTC) | Mẫu | 210 | 965,000 | 202,650,000 | Một mẫu yêu cầu xét nghiệm vi rút H5N1, H5N6, H7N9 thì chạy lần 1 tìm H5, chạy lần 2 tìm H7 |
2 | Lấy mẫu giám sát vi rút cúm gia cầm chủ động |
|
|
| 1,509,655,000 |
|
2.1 | Công tác phí |
|
|
| 124,950,000 |
|
- | Công tắc phí đi lại lấy mẫu | Ngày | 210 | 200,000 | 42,000,000 | 2 người chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm x 200.000 đồng |
- | Phụ cấp công lấy mẫu (mẫu Swab đơn) | Mẫu | 3150 | 8000 | 25,200,000 | 30 mẫu/chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm x 8.000 đồng (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC) |
- | Hỗ trợ chủ gia cầm được lấy mẫu (mẫu đơn) | Mẫu | 3150 | 5,000 | 15,750,000 | 30 mẫu chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm x 5.000 đồng |
- | Công tác phí đi lấy mẫu xét nghiệm: | Ngày | 210 | 200000 | 42,000,000 | 2 người/chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm x 150.000 đồng |
2.2 | Vật tư lấy mẫu |
|
|
| 141,505,000 |
|
- | Quần áo bảo hộ sinh học | Bộ | 210 | 160,000 | 33,600,000 | 2 người/chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm x 160.000 đồng |
- | Găng tay cao su mỏng: | Đôi | 210 | 6,000 | 1,260,000 | 2 người/chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm x 5.500 đồng |
- | ủng cao su: 8 đôi x 95.000 đồng | Đôi | 70 | 95,000 | 6,650,000 | 2 người/chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm x 95.000 đồng |
- | Túi nylon: | Kg | 7 | 100,000 | 700,000 | 1 kg/năm x 7 năm |
- | Khẩu trang hoạt tính | Đôi | 210 | 45,000 | 9,450,000 | 2 người/chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm x 45.000 đồng |
- | Bông thấm nước: | Kg | 14 | 240,000 | 3,360,000 | 2 kg/năm x 7 năm |
- | Cồn: | Lít | 14 | 40,000 | 560,000 | 2 lít/năm x 7 năm |
- | Đá khô bảo quản mẫu | Túi | 315 | 15,000 | 4,725,000 | 3 túi/chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm |
- | Hộp xốp bảo ôn, bảo quản mẫu | Hộp | 35 | 180,000 | 6,300,000 | 5 hộp/năm x 7 năm |
- | Khay Inox đựng dụng cụ, đựng mẫu | Cái | 14 | 250,000 | 3,500,000 | 2 cái/năm x 7 năm |
- | Thuốc sát trùng VIRKON: | Gói | 105 | 30,000 | 3,150,000 | 1 gói/chợ x 5 chợ x 3 vòng/năm x 7 năm |
- | Ống Pacol đựng mẫu | Ống | 3150 | 10,000 | 31,500,000 | 630 ống x 4.000 đồng/ống |
| Tăm bông lấy mẫu | Cái | 3,150 | 5,000 | 15,750,000 | 450 cái/năm x 7 năm x 2.000 đồng/cái (tăm bông vô trùng chuyên dụng) |
- | Môi trường bảo quản mẫu | Lít | 14 | 1,500,000 | 21,000,000 | 2 lít/năm x 7 năm (tạm tính 1.500.000đồng/lít) |
2.3 | Chi phí gửi mẫu |
|
|
| 27,300,000 |
|
- | Công tác phí gửi mẫu đi Hà Nội: (vé tàu, xe 900.000/chuyến, taxi 200.000/chuyến, lưu trú 200.000/ngày) | Chuyến | 21 | 1,300,000 | 27,300,000 | 1 vòng/chuyến x 3 vòng/năm x 7 năm |
2.4 | Chi phí xét nghiệm |
|
|
| 1,215,900,000 |
|
- | Tổng số mẫu xét nghiệm 630 mẫu chạy 2 subtype = 1260 mẫu x 965.000 đồng/mẫu (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC) | Mẫu | 1,260 | 965,000 | 1,215,900,000 | Một mẫu yêu cầu xét nghiệm vi rút H5N1, H5N6, H7N9 thì chạy lần 1 tìm H5, chạy lần 2 tìm H7 |
3 | Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm (mẫu máu) |
|
|
| 308,035,000 |
|
3.1 | Công tác phí đi lấy mẫu |
|
|
| 43,470,000 |
|
- | Công tác phí đi lại lấy mẫu: | Ngày | 84 | 200,000 | 16,800,000 | 4 người/ huyện x 3 huyện/năm x 7 năm x 200.000 đồng |
- | Phụ cấp công lấy mẫu: | Mẫu | 2,100 | 4,700 | 9,870,000 | 300 mẫu/năm x 7 năm x 4.700 đồng/mẫu (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC) |
- | Công tác phí đi lấy mẫu xét nghiệm: | Ngày | 84 | 200,000 | 16,800,000 | 4 người/ huyện x 3 huyện/năm x 7 năm x 200.000 đồng |
3.2 | Vật tư lấy mẫu |
|
|
| 55,265,000 |
|
- | Xi lanh nhựa lấy mẫu loại 10ml, Kim tiêm | Cái | 2,100 | 5,000 | 10,500,000 | 300 cái/năm x 7 năm |
- | Ống Eppendonrf đựng mẫu huyết thanh | Ống | 2,100 | 5,000 | 10,500,000 | 300 ống/năm x 7 năm |
- | Găng tay cao su mỏng vô trùng | Đôi | 350 | 6,000 | 2,100,000 | 50 đôi/năm x 7 năm |
- | Khẩu trang y tế | Cái | 350 | 6,000 | 2,100,000 | 50 cái/năm x 7 năm |
- | Khay Inox đựng dụng cụ, đựng mẫu | Cái | 14 | 250,000 | 3,500,000 | 2 cái/năm x 7 năm |
- | Hộp xốp bảo quản mẫu loại 10 lít | Hộp | 21 | 170,000 | 3,570,000 | 3 hộp/năm x 7 năm |
- | Quần áo bảo hộ sinh học | Bộ | 84 | 160,000 | 13,440,000 | 4 bộ/ huyện x 3 huyện/năm x 7 năm x 160.000 đồng |
- | Ủng cao su | Đôi | 84 | 95,000 | 7,980,000 | 4 đôi/huyện x 3 huyện/năm x 7 năm x 160.000 đồng |
- | Đá khô bảo quản, vận chuyển mẫu | Túi | 105 | 15,000 | 1,575,000 | 5 túi/huyện x 3 huyện/năm x 7 năm x 15.000 đồng |
3.3 | Chi phí đi Hà Nội gửi mẫu |
|
|
| 18,200,000 |
|
- | Công tác phí gửi mẫu đi Hà Nội 2 chuyến/năm x 7 năm | Chuyến | 14 | 1,300,000 | 18,200,000 | Vé tàu, xe 900.000/chuyến, taxi 200.000/chuyến, lưu trú 200.000/ngày |
3.4 | Chi phí xét nghiệm mẫu |
|
|
| 191,100,000 |
|
- | Định lượng kháng thể sau tiêm phòng | Mẫu | 2,100 | 91,000 | 191,100,000 | 300 mẫu/năm x 7 năm x 91.000 đồng/mẫu (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC) |
CHI TIẾT KINH PHÍ XÂY DỰNG CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: đồng
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Dự toán | Diễn giải |
| Kinh phí xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm |
|
|
| 133,751,800 | Dự kiến xây dựng 02 cơ sở/năm x 7 năm; mỗi cơ sở lấy 61 mẫu |
1 | Chi phí lấy mẫu |
|
|
| 20,813,800 |
|
- | Xăng xe cán bộ đi lấy mẫu: | Lít | 280 | 20,000 | 5,600,000 | 02 người x 5 lít/ người/lượt x 2 lượt x 20.000đồng/lít x 14 cơ sở |
- | Tiền công lấy mẫu huyết thanh | Mẫu | 854 | 4,700 | 4,013,800 | 61 mẫu/cơ sở x 14 cơ sở (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC) |
- | Phụ cấp công tác phí | Ngày | 56 | 200,000 | 11,200,000 | 02 người/ngày x 2 ngày x 14 cơ sở |
2 | Dụng cụ lấy mẫu |
|
|
| 26,124,000 |
|
- | Xilanh nhựa loại 10ml, kim tiêm | Cái | 854 | 5,000 | 4,270,000 | 61 cái/cơ sở x 14 cơ sở |
- | Ống Eppendonrf đựng mẫu huyết thanh | Ống | 854 | 6,000 | 5,124,000 | 61 ống/cơ sở x 14 cơ sở |
- | Hộp xốp bảo ôn, bảo quản vận chuyển mẫu | Cái | 14 | 180,000 | 2,520,000 | 1 hộp/1 cơ sở x 2 cơ sở/năm x 7 năm |
- | Bông thấm nước | Kg | 14 | 230,000 | 3,220,000 | 2kg/2 cơ sở/năm x 7 năm |
- | Cồn | Lít | 14 | 40,000 | 560,000 | 2 lít/2 cơ sở/năm x 7 năm |
- | Đá khô bảo quản mẫu | Túi | 56 | 15,000 | 840,000 | 04 túi/cơ sở x 14 cơ sở/7 năm |
- | Găng tay cao su mỏng | Đôi | 140 | 6,000 | 840,000 | 10 đôi/cơ sở x 2 cơ sở/năm x 7 năm |
- | Khẩu trang y tế | Đôi | 70 | 6,000 | 420,000 | 5 đôi/cơ sở x 2 cơ sở/năm x 7 năm |
- | Giấy tissu | Hộp | 14 | 25,000 | 350,000 | 1 hộp/cơ sở x 2 cơ sở/năm x 7 năm |
- | Khay Inox để mẫu, dụng cụ | Cái | 14 | 250,000 | 3,500,000 | 1 cái/cơ sở x 2 cơ sở/năm x 7 năm |
- | Quần áo bảo hộ sinh học | Bộ | 28 | 160,000 | 4,480,000 | 2 bộ/cơ sở x 2 cơ sở/năm x 7 năm |
3 | Chi phí xét nghiệm mẫu |
|
|
| 86,814,000 |
|
| Công tác phí vận chuyển mẫu đi Hà Nội xét nghiệm | Chuyến | 7 | 1,300,000 | 9,100,000 | Vé tàu, xe: 900.000/chuyến; Tắc xi: 200.000/chuyến; Lưu trú: 1 ngày x 200.000 đồng (2 cơ sở/chuyến/năm x 7 năm) |
| Phí xét nghiệm định lượng kháng thể | Mẫu | 854 | 91,000 | 77,714,000 | 61 mẫu/cơ sở x 2 cơ sở/năm x 7 năm x 91.000 đồng/mẫu (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC) |
4 | Kinh phí hỗ trợ Biển hiệu cho cơ sở an toàn dịch bệnh được công nhận và công tác phí |
|
|
| 67,200,000 |
|
- | Biển hiệu cho cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh: | Cái | 14 | 4,000,000 | 56,000,000 | Dự kiến có 02 cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh/năm x 7 năm, mỗi cơ sở được cấp 02 cái, biển hiệu được gắn tại cổng cơ sở và vị trí dễ quan sát, nhằm giới thiệu, quảng bá cơ sở ATD; 14 cái x 4.000.000đồng/cái = 56.000.000đồng (bao gồm chi phí làm biển, công vận chuyển, vật tư gắn, lắp biển...) |
- | Phụ cấp công tác phí: 02 cán bộ/ngày x 200.000đồng x 14 cơ sở | Ngày | 28 | 200,000 | 5,600,000 |
|
- | Hỗ trợ tiền đi lại cho cán bộ: 02 cán bộ/ngày x 200.000đồng x 14 cơ sở | Ngày | 28 | 200,000 | 5,600,000 |
|
DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 169/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: đồng
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Dự toán | Diễn giải |
| Tổng kinh phí (A + B) |
|
|
| 27,113,488,000 |
|
A | Kinh phí phòng, chống dịch bệnh - Ngân sách tỉnh |
|
|
| 13,221,288,000 |
|
I | Kinh phí phòng, chống dịch |
|
|
| 9,116,100,000 |
|
1 | Hóa chất, bảo hộ |
|
|
| 8,993,600,000 |
|
1.1 | Hóa chất (Iocid, Benkocid,...) | Lít | 35,000 | 190,000 | 6,650,000,000 | 5.000 lít/năm x 7 năm |
1.2 | Trang bị bảo hộ |
|
|
| 2,343,600,000 |
|
- | Bảo hộ sinh học: 558 người x 2 bộ/người = 1116 bộ/năm x 7 năm | Bộ | 7,812 | 160,000 | 1,249,920,000 | Gồm: 17 cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y; 164 Thú y cấp xã; 27 cán bộ trong BCĐ của 9 huyện, xã; thú y thôn, bản 350 người |
- | Kính bảo hộ : 558 người x 1 cái/người/năm x 7 năm | Cái | 3,906 | 45,000 | 175,770,000 | Gồm: 17 cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y; 164 Thú y cấp xã; 27 cán bộ trong BCĐ của 9 huyện, xã; thú y thôn, bản 350 người |
- | Găng tay cao su dày: 558 người x 2 đôi/người = 1116 đôi/năm x 7 năm | Đôi | 7,812 | 25,000 | 195,300,000 | Gồm: 17 cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y; 164 Thú y cấp xã; 27 cán bộ trong BCĐ của 9 huyện, xã; thú y thôn, bản 350 người |
- | Khẩu trang hoạt tính: 558 người x 2 cái/người = 1116 cái/năm x 7 năm | Cái | 7,812 | 45,000 | 351,540,000 | Gồm: 17 cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y; 164 Thú y cấp xã; 27 cán bộ trong BCĐ của 9 huyện, xã; thú y thôn, bản 350 người |
- | Ủng cao su: 558 người x 1 đôi/người/năm x 7 năm | Đôi | 3,906 | 95,000 | 371,070,000 | Gồm: 17 cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y; 164 Thú y cấp xã; 27 cán bộ trong BCĐ của 9 huyện, xã; thú y thôn, bản 350 người |
2 | Hỗ trợ cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực tiếp tham gia tiêu hủy gia cầm: | Lần | 378 | 100,000 | 37,800,000 | 02 người x 3 lần/huyện, TP x 9 huyện, TP x 100.000 đồng x 7 năm |
3 | Tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán/bộ Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, TP và Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y | Lớp | 7 | 12,100,000 | 84,700,000 | Tập huấn nâng cao năng lực điều tra dịch tể, giám sát ổ dịch, mổ khám lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu; chẩn đoán lâm sàng, mổ khám bệnh tích nhận biết dịch; phổ biến phần mềm báo cáo dịch... |
| Dự kiến cho 01 lớp: Thời gian 01 ngày /lớp |
|
|
| 12,100,000 | Dự kiến có 30 họp viên bao gồm 27 người/9 huyện, thành phố và 3 cán bộ Chi cục |
- | Thuê hội trường, phục vụ | HT | 1 | 1,500,000 | 1,500,000 |
|
- | Khánh tiết (ma két) | Bộ | 1 | 1,000,000 | 1,000,000 |
|
- | Tiền nước uống | Người/ngày | 30 | 20,000 | 600,000 |
|
- | Văn phòng phẩm, tài liệu | Bộ | 30 | 20,000 | 600,000 |
|
- | Mua, thuê động vật thực hành: |
|
|
| 5,800,000 |
|
+ | Mua lợn x 40 kg/con x 120.000đ/kg | Kg | 40 | 120,000 | 4,800,000 |
|
+ | Mua gà 5kg/2 con x 100.000 đồng/kg | Kg | 5 | 100,000 | 500,000 |
|
+ | Thuê trâu, bò thực hành | Con | 1 | 500,000 | 500,000 |
|
- | Dụng cụ thực hành |
|
|
| 2,000,000 |
|
+ | Panh, dao, kéo, cặp nhiệt độ, xi lanh, khẩu trang, găng tay, cồn, ống đựng mẫu,... | Bộ | 1 | 1,500,000 | 1,500,000 |
|
+ | Khay đựng dụng cụ | Cái | 2 | 250,000 | 500,000 |
|
- | Tiền giảng viên (1 người/ngày x 600.000đ/ngày) | Người | 1 | 600,000 | 600,000 |
|
II | Kinh phí dự phòng - Ngân sách tỉnh |
|
|
| 4,105,188,000 |
|
1 | Hóa chất (Iocid, Benkocid,…) | Lít | 14,000 | 190,000 | 2,660,000,000 | 2.000 lít/năm x 7 năm |
2 | Trang bị bảo hộ sinh học cho 558 người |
|
|
| 1,445,188,000 | (Gồm: 17 cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y; 164 Thú y cấp xã; 27 cán bộ trong BCĐ của 9 huyện, xã; thú y thôn, bản 350 người) |
- | Bảo hộ sinh học | Bộ | 3,906 | 160,000 | 624,960,000 |
|
- | Kính bảo hộ | Cái | 3,906 | 45,000 | 175,770,000 |
|
- | Găng tay cao su | Đôi | 3,906 | 25,000 | 97,653,000 |
|
- | Khẩu trang hoạt tính | Cái | 3,906 | 45,000 | 175,770,000 |
|
- | Ủng cao su | Đôi | 3,906 | 95,000 | 371,035,000 |
|
B | Kinh phí dự phòng - Ngân sách huyện, thành phố |
|
|
| 13,892,200,000 |
|
1 | Công tổ chốt (Tính bình quân 2 chốt/huyện, TP x 9 huyện, TP/năm x 7 năm) | Chốt | 126 | 28,000,000 | 3,528,000,000 | Dự kiến công trực tổ chốt cho một đợt dịch 40 ngày |
- | Ngày công tính cho 01 chốt | Chốt |
|
| 28,000,000 | Gồm 4 cán bộ hưởng lương và 1 cán bộ không hưởng lương |
+ | Cán bộ hưởng lương | Ngày | 120 | 100,000 | 12,000,000 | 4 người x 30 ngày x 100.000 đồng |
+ | Cán bộ không hưởng lương | Ngày | 30 | 200,000 | 6,000,000 | 1 người x 30 ngày x 200.000 đồng |
+ | Ngày nghỉ lễ, tết | Ngày | 50 | 200,000 | 10,000,000 | 5 người x 10 ngày x 200.000 đồng |
2 | Chi phí làm chốt tạm thời (bạt, biển báo, Balie,...) | Chốt | 126 | 4,500,000 | 567,000,000 | Dự kiến mỗi huyện 02 chốt x 9 huyện, thành phố x 7 năm |
3 | Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia cầm mắc bệnh Cúm. | Con | 210,000 | 35,000 | 7,350,000,000 | Dự kiến toàn tỉnh: 30.000 con/năm x 7 năm |
4 | Công khử trùng tiêu độc | Công | 11,480 | 200,000 | 2,296,000,000 | 01 người/xã, phường, TT x 164 xã, phường, TT x 10 công = 1.640 công/năm x 7 năm |
5 | Hỗ trợ cán bộ trực tiếp tham gia tiêu hủy (Thú y xã, thôn bản, trưởng thôn...) | Người | 756 | 200,000 | 151,200,000 | 03 người/lần x 4 lần x 9 huyện, TP x 200.000 đồng = 108 người/năm x 7 năm |
- 1Kế hoạch 730/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 624/QĐ-UBND năm 2019 về "Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2019-2025"
- 4Quyết định 1358/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt "Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2025"
- 5Quyết định 1171/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Thông tư 69/2005/TT-BNN hướng dẫn một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm (H5N1) ở gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật thú y 2015
- 4Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 5Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 283/2016/TT-BTC quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 10Quyết định 172/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 730/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 13Quyết định 624/QĐ-UBND năm 2019 về "Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2019-2025"
- 14Quyết định 1358/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt "Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2025"
- 15Quyết định 1171/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La
Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh cúm gia cầm tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019-2025
- Số hiệu: 169/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Đặng Xuân Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra