Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 13 tháng 05 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BCSĐ ngày 22 tháng 3 năm 2024 của Ban cán sự đảng UBND Tỉnh về việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm qua kết quả giám sát thường xuyên năm 2023 và sau Hội nghị kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban cán sự đảng UBND Tỉnh năm 2023, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Thời gian qua, việc huy động nguồn lực toàn xã hội để đầu tư phát triển đã đạt được kết quả cơ bản khá. Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2023 đạt hơn 61.000 tỷ đồng (cao hơn giai đoạn 2018 - 2020 khoảng 1,13 lần), trong đó vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước chiếm 29,92%, khu vực tư nhân chiếm 70,08%[1]. Tỷ trọng vốn đầu tư bình quân chiếm 20,77%/GRDP, tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt 6,3%/năm (giai đoạn 2018 - 2020 đạt 4,4%/năm).

Nguồn lực đầu tư công được tập trung vào hạ tầng kinh tế - xã hội[2], cơ bản đáp ứng theo yêu cầu phát triển của địa phương; các đô thị được chỉnh trang và đầu tư hạ tầng đồng bộ, tạo tiền đề để phát triển thành các đô thị hiện đại. Nhiều dự án có quy mô, kết nối liên vùng đang được Trung ương và Tỉnh được đầu tư và đang triển khai như: cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1), cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (giai đoạn 1), nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ, tuyến tránh Quốc lộ 30 - thành phố Cao Lãnh. Nhiều công trình đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa tỉnh lộ, huyện lộ hoàn thành và đưa vào khai thác góp phần gia tăng kết nối nội tỉnh[3].

Nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế cũng có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số bệnh viện, trường học, khu dân cư, thương mại do tư nhân đầu tư đã đưa vào hoạt động; các dự án xử lý rác thải đang được các nhà đầu tư triển khai thực hiện; đặc biệt là sự đóng góp của toàn xã hội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xoá đói, giảm nghèo, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển vẫn còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn ở mức thấp. Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu vẫn từ vốn đầu tư công; chưa có những công trình hạ tầng quy mô lớn được đầu tư từ nguồn vốn tư nhân hoặc theo hình thức đối tác công tư; ngành, lĩnh vực đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa đa dạng, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa thật sự bền vững, chưa kêu gọi được các dự án đầu tư lớn thuộc các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

II. KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025

1. Mục tiêu tổng quát

Phát huy tiềm năng lợi thế, huy động mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (GRDP), nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nhất là hạ tầng giao thông thông suốt, đồng bộ và chất lượng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện đại, văn minh; thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh.

2. Chỉ tiêu cụ thể

Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn giai đoạn 2024-2025 đạt khoảng 25%/GRDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2024 -2025 đạt hơn 64.000 tỷ đồng.

(Phụ lục I- gửi kèm theo)

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp tạo động lực để huy động nguồn lực đầu tư

1.1. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, công nghiệp tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư xã hội

a) Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, thông suốt tạo tác động lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy tăng vốn đầu toàn xã hội

- Giai đoạn 2024 - 2025, UBND Tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ các tuyến cao tốc trên địa bàn Tỉnh (dự kiến giải ngân khoảng 6.866 tỷ đồng): Rút ngắn tiến độ xây dựng tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đến cuối nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành[4], Dự án thành phần 1 hoàn thành vào cuối năm 2025, Dự án thành phần 2 (cơ bản hoàn thành); cao tốc Cao Lãnh - Lộ Tẻ với tổng vốn 645 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào quý I năm 2024; cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh với tổng vốn gần 6.209,8 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào quý III năm 2024.

- Tiếp tục triển khai dự án Quốc lộ 30 giai đoạn 03 tuyến tránh thành phố Cao Lãnh, dự kiến năm 2024, giải ngân khoảng 362 tỷ đồng.

- Tiếp tục theo dõi tiến độ thực hiện Kế hoạch số 342/KH-UBND ngày 06/12/2021 của UBND Tỉnh về thực hiện xây dựng các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021 - 2025[5]. Dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn thành 22/23 công trình, 01 dự án (Hạ tầng giao thông Nam sông Tiền) thực hiện phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và triển khai thi công trong năm 2025 - 2026.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan kêu gọi đầu tư công trình giao thông trên địa bàn Tỉnh theo hình thức PPP và tiếp tục kiến nghị sửa đổi Luật số 64/2020/QH14 và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 theo hướng giảm quy mô kêu gọi đầu tư phù hợp với các địa phương. Tiếp tục kêu gọi đầu tư Cảng biển Lấp Vò (tổng mức đầu tư là 2.200 tỷ đồng), Cảng biển Thường Phước (tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng), Bến tàu du lịch Tân Mỹ (tổng mức đầu tư là 56 tỷ đồng), dự kiến huy động nguồn vốn giai đoạn 2024-2025 khoảng 500 tỷ đồng.

- Tiếp tục vận động xây dựng 212 cây cầu nông thôn, 11 công trình đường với tổng giá trị xây dựng trên 101 tỷ đồng, từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh.

Phân công thực hiện: Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố.

b) Sớm hoàn thành hạ tầng công nghiệp, tạo quỹ đất sạch kêu gọi đầu tư. Phấn đấu thu hút đầu tư, nâng cao tỷ lệ lấp đầy bình quân của Khu công nghiệp đến năm 2025 ít nhất 75% và Cụm công nghiệp ít nhất 82,01%.

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Khu công nghiệp Tân Kiều vào năm 2025; sớm triển khai đầu tư và đưa vào hoạt động các cụm công nghiệp đã được phê duyệt: CCN Quảng Khánh, CCN An Hoà, CCN Định An. Triển khai nhanh việc lập quy hoạch, mời gọi đầu tư các khu công nghiệp: KCN ĐT-DV Cao Lãnh ; KCN Cao Lãnh II; KCN Cao Lãnh III; KCN Sông Hậu 2, KCN Hòa Tân; đồng thời tiếp tục mời gọi đầu tư các cụm công nghiệp đã được quy hoạch: CCN Tiểu thủ công nghiệp (TP Cao Lãnh); CCN Tân Thạnh; CCN Vĩnh Thới; CCN Phú Hiệp; CCN Tân Phú Đông để tạo điều kiện thu hút các dự án đến đầu tư phát triển tại Đồng Tháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoàn thành các dự án: Dự án đầu tư xây dựng Khu Kinh tế quốc phòng Tân Hồng (giai đoạn 3); Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3). Triển khai đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng cửa khẩu quốc tế Thường Phước và cửa khẩu Mộc Rá thuộc Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp.

Phân công thực hiện: Ban Quản lý Khu Kinh tế, Sở Công Thương, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 959 chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố.

1.2. Đảm bảo vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế có vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2024 - 2025, phấn đấu huy động tiền gửi tăng trưởng bình quân khoảng 12-14%; tín dụng tăng trưởng bình quân khoảng 15%; nợ xấu dưới 3%/tổng dư nợ.

- Triển khai các tổ chức tín dụng trên địa bàn kế hoạch, thực hiện các giải pháp thu hút nguồn vốn huy động tại chỗ, tranh thủ nguồn vốn điều hòa từ Hội sở để đáp ứng nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương giai đoạn 2024 - 2025; xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, chia sẻ khó khăn với khách hàng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động.

- Đẩy mạnh triển khai và theo dõi kết quả các chương trình tín dụng ưu đãi; kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của khách hàng liên quan đến hoạt động ngân hàng để phối hợp tháo gỡ. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư; triển khai gói 15.000 tỷ đồng Chương trình hỗ trợ tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn.

Phân công thực hiện: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Tỉnh thực hiện.

1.3. Tập trung hoàn thành các quy hoạch, phát triển đô thị; tạo điều kiện tiếp cận nguồn lực đất đai, đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng và san lấp cho nhu cầu xã hội

a) Về công tác quy hoạch

- UBND huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch; khẩn trương hoàn thành các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; quan tâm quy hoạch dọc theo các tuyến đường, tạo quỹ đất, thu hút các dự án đến đầu tư, hạn chế tình trạng kéo dài thời gian hoặc chấm dứt thực hiện dự án do công tác quy hoạch.

- Ban Quản lý Khu Kinh tế chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố có liên quan khẩn trương hoàn thành việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp tại Quyết định số 1580/QĐ-TTg ngày 09/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ, để phù hợp với sự phát triển kinh tế quốc tế và thực tế địa phương.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố triển khai nhanh, hiệu quả Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Sở Xây dựng và UBND huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan:

+ Hoàn thành quy hoạch xây dựng vùng huyện và hỗ trợ hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn và các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, nhất là tại thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự để tăng tính hiệu quả triển khai các dự án thu hút đầu tư. Uỷ ban nhân dân thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự khẩn trương trình cấp thẩm quyền phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trong năm 2024.

+ Tham mưu UBND Tỉnh xây dựng ban hành Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Quan tâm phát triển mô hình phát triển chuỗi đô thị dọc theo các tuyến giao thông công cộng.

- Các Sở, ban, ngành Tỉnh và UBND huyện, thành phố công bố đầy đủ thông tin về các quy hoạch trên Trang Thông tin điện tử của đơn vị, địa phương; triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở dữ liệu về quy hoạch để kịp thời cung cấp thông tin, giới thiệu địa điểm đầu tư phù hợp khi có yêu cầu của nhà đầu tư.

b) Hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về đất đai, xác định phù hợp giá đất để sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan cho nhà đầu tư

- Sở Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố công bố đầy đủ thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên Trang Thông tin điện tử của đơn vị, địa phương; cập nhật thường xuyên thông tin biến động đất đai vào cơ sở dữ liệu về đất đai của Tỉnh; triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở dữ liệu về đất đai, đảm bảo kịp thời cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi có yêu cầu của nhà đầu tư. Đồng thời, đề xuất cơ chế cập nhật, bổ sung dự án phát sinh mới vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhằm rút ngắn thời gian tiếp cận đất đai đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- UBND các huyện, thành phố chủ động chuẩn bị mặt bằng để sớm có quỹ đất sạch thu hút các dự án đã đăng ký danh mục kêu gọi đầu tư.

- Sở Tài chính thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể; kịp thời tham mưu UBND Tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất. Nghiên cứu và báo cáo giải pháp trong năm 2024 cho UBND Tỉnh xem xét giá cho thuê đất phù hợp với mặt bằng chung khu vực để thu hút các nhà đầu tư.

c) Bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng và san lấp

Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh các giải pháp bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng và san lấp cho các dự án, công trình, chú trọng tận dụng đất, tro xỉ,…

1.4. Nâng cao chất lượng công tác phân bổ vốn đầu tư công

- Cân đối bố trí đủ nguồn lực cho các dự án theo kế hoạch vốn đầu tư công. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công góp phần dẫn dắt các nguồn vốn khác đầu tư phát triển. Vốn đầu tư tập trung bố trí cho các công trình, dự án trọng điểm, không dàn trải, tránh tình trạng công trình, dự án hoàn thành nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết công năng gây lãng phí. Việc bố trí vốn cho các dự án cần đảm bảo trên cơ sở định hướng kinh tế - xã hội theo quy hoạch hoặc định hướng trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Ngoài ra, chú ý việc tạo đòn bẩy thu hút nguồn lực đầu tư, vốn trong nhân dân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công hàng năm đạt 100%.

Phân công thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thực hiện phối hợp với các ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố .

1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần huy động nguồn lực xã hội hóa

- Tiếp tục triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Đổi mới công tác kiểm định, đánh giá chất lượng dạy học; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ và tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh, học viên; thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp, khởi nghiệp và phân luồng học sinh.

- Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực, các doanh nghiệp. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với nhu cầu thị trường. Nâng cao chất lượng hoạt động của các sàn giao dịch việc làm. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thu hút người lao động đi làm việc ở nước ngoài về sản xuất, kinh doanh tại Đồng Tháp. Thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Tỉnh.

Phân công thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND huyện, thành phố.

1.6. Tiếp tục cải cách hành chính nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

- Thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030, với trọng tâm thực hiện cải cách hành chính, thực thi công vụ. Giai đoạn 2024 - 2025, phấn đấu Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) thuộc "nhóm B" cả nước; Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) thuộc nhóm "Cao nhất" cả nước.

- Tiếp tục xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ Nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ban hành và vận dụng các chính sách thu hút tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đến công tác, làm việc tại tỉnh Đồng Tháp.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước thông qua việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Giải quyết đúng và trước hạn các hồ sơ thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình cách làm hay, nhất là nâng cao chất lượng hoạt động của Tổng đài 1022 để kịp thời nhận và xử lý phản ánh, vướng mắc, khó khăn, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân.

Phân công thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND huyện, thành phố.

2. Nhóm giải pháp huy động từ ngân sách địa phương, hỗ trợ của Trung ương và hỗ trợ tài chính quốc tế

2.1. Tăng thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước hiệu quả

Phấn đấu thu ngân sách nhà nước đến năm 2025 đạt ít nhất 10 nghìn tỷ đồng; Tỷ lệ chi đầu tư phát triển/chi cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2024 - 2025 đạt 29%.

- Tiếp tục nuôi dưỡng các nguồn thu có tỷ trọng lớn và ổn định như nguồn khu vực ngoài quốc doanh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của 04 doanh nghiệp nhà nước do UBND Tỉnh đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước để góp phần đóng góp tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. K ịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thu ngân sách. Thực hiện tốt công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế.

- Quản lý chặt chẽ tài sản công, nhất là thường xuyên rà soát, sắp xếp sử dụng hợp lý, hiệu quả các trụ sở nhà, đất công trên địa bàn Tỉnh, nếu dôi dư thực hiện đấu giá, cho thuê để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước dành chi đầu tư phát triển.

- Giai đoạn 2024 - 2025, thực hiện thoái vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp xuống còn 64% để có nguồn thu về ngân sách nhà nước địa phương.

- Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững; ưu tiên tăng tỷ lệ chi đầu tư phát triển và đảm bảo nguồn lực cho chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển con người và bảo đảm an sinh xã hội.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế và giao tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Phân công thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố.

2.2. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu, các nguồn vay ưu đãi, viện trợ của các tổ chức quốc tế

- Tranh thủ sự hỗ trợ vốn Trung ương để phân bổ thực hiện một số dự án dự án lớn có tính chất liên kết vùng (đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, bệnh viện đa khoa vùng,…); phân bổ thực hiện hiệu quả vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua Chương trình MTQG và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công theo lộ trình quy định.

- Huy động nguồn vốn thông qua các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; viện trợ dự án và phi dự án do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ. Tập trung thực hiện hiệu quả các 03 dự án: Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT); Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD- ICRSL) - WB9 + Tiểu dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười (các huyện phía Bắc tỉnh Đồng Tháp); Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng tại tỉnh Đồng Tháp. Dự kiến thực hiện khởi công mới 03 dự án: Dự án Hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp (đang khẩn trương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thành đề xuất chủ trương dự án sử dụng nguồn vốn vay ADB thuộc tuyến kết nối Kiên Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp); Dự án phát triển mạng lưới giao thông vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Tháp; Dự án Chống Chịu Khí hậu và Chuyển đổi Tổng hợp vùng ĐBSCL - tỉnh Đồng Tháp (MERIT - WB11) trong giai đoạn tới.

- Các cơ quan được giao chủ đầu tư thực hiện dự án cần thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý ngành Trung ương, các tổ chức có liên quan để kịp thời nắm bắt, chuẩn bị hồ sơ vay vốn để đảm bảo thời gian theo đúng quy định. Đối với các dự án đang thực hiện cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, đầy nhanh tiến độ và giải ngân vốn của dự án .

Phân công thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Ngoại vụ, cùng các Sở, ngành Tỉnh liên quan và UBND huyện, thành phố.

3. Nhóm giải pháp huy động nguồn lực xã hội

3.1. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng phát triển các thành phần kinh tế

Phấn đấu khu vực doanh nghiệp đóng góp vào GRDP của Tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 30%. Phấn đấu mỗi năm có ít nhất 650 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn hơn 3,57 nghìn tỷ đồng. Mỗi năm có ít nhất 5.900 hộ kinh doanh đăng ký mới với tổng vốn đăng ký ít nhất 900 tỷ đồng/năm. Mỗi năm ít nhất có 07 HTX thành lập mới.

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XI về phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021 - 2025.

- Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Duy trì vị trí thuộc nhóm “rất tốt” trên bảng xếp hạng cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Quán triệt chủ trương “đồng hành cùng doanh nghiệp”, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thu hút các thành phần kinh tế đầu tư tại tỉnh Đồng Tháp.

- Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 04/07/2023 của UBND Tỉnh về thực hiện Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030. Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết đầu tư. Quan tâm thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế lớn đang khảo sát tìm cơ hội đầu tư vào địa bàn tỉnh. Chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư để nhà đầu tư triển khai xây dựng đảm bảo tiến độ; giải quyết triệt để các dự án đã giao đất nhưng chậm triển khai, đưa vào hoạt động để tạo điều kiện cho các dự án khác đầu tư.

- Tiếp tục lan toả tinh thần khởi nghiệp song song với việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đưa hoạt động khởi nghiệp đi vào chiều sâu, có chọn lọc, theo định hướng các lĩnh vực thế mạnh, tiềm năng của Tỉnh. Hoàn thành và đưa vào sử dụng Không gian Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp.

- Tập trung củng cố, kiện toàn các hợp tác xã đủ mạnh để thực hiện tốt vai trò tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng. Phát triển mới hợp tác xã trên nền tảng Hội quán.

- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh cá thể có quy mô lớn chuyển thành doanh nghiệp.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng nghiên cứu cải thiện trình tự, thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

- UBND huyện, thành phố tạo sức lan tỏa phát triển phong trào khởi nghiệp trong học sinh các cấp, trong nhân dân gắn với đặc sản, vùng nguyên liệu của địa phương. Triển khai kịp thời cơ chế, chính sách, tạo điều kiện, khuyến khích hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển. Quản lý chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Phân công thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND huyện, thành phố.

3.2. Triển khai hiệu quả các chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào một số ngành lĩnh vực trọng điểm

Hằng năm, phấn đấu thu hút ít nhất 25 dự án/năm với tổng vốn đăng ký mới khoảng 5.000 tỷ đồng (có ít nhất 01 dự án FDI với vốn đăng ký 500 tỷ đồng).

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố

- Tham mưu UBND Tỉnh ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 (điều chỉnh, bổ sung) và công bố rộng rãi danh mục sau khi ban hành.

- Phối hợp thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp.

b) Trung tâm Xúc tiến thương mại, Du lịch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND huyện, thành phố

Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thông tin Danh mục dự án kêu gọi đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư đến các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND huyện, thành phố

- Triển khai thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp như: Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 199/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;…

- Tiếp tục huy động nguồn lực thông qua việc phát triển mạng lưới HTXNN, Trang trại, Hội quán nông dân.

- Huy động từ nguồn lực xã hội xây dựng nông thôn mới, trong đó vốn đầu tư doanh nghiệp; vốn đóng góp của người dân để thực hiện các công trình nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025, trên 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% xã nông thôn mới nâng cao đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có thêm 06 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

d) Sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố:

- Chủ động tháo gỡ và tham mưu UBND Tỉnh tháo gỡ các dự án đầu tư theo danh mục công trình, dự án tại Quyết định số 31/QĐ-UBND-HC ngày 11/01/2024 và Quyết định số 134/QĐ-UBND-HC ngày 07/02/2024 của Chủ tịch UBND Tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ các khó khăn thực hiện các dự án đầu tư để hoàn thành và đi vào hoạt động trong giai đoạn 2024 - 2025.

- Ngoài ra, tập trung thực hiện đưa vào hoạt động các các dự án đấu giá quyền sử dụng đất của cấp huyện quản lý.

e) Về công nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, phát triển đô thị, nhà ở xã hội; giáo dục, y tế, cấp nước và môi trường

- Các Sở, ngành Tỉnh và UBND huyện, thành phố:

+ Tăng cường thu hút các dự án đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, phát triển đô thị, nhà ở xã hội; giáo dục, y tế, cấp nước và môi trường.

+ Kịp thời sửa đổi theo hướng công khai, rõ ràng, cụ thể hơn các chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Tỉnh và triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, về đất đai, thuế nhập khẩu; các chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; một số chính sách khuyến khích đầu tư vào hoạt động Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách; nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2026 và các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại để góp phần thu hút các nhà đầu tư đến với Đồng Tháp.

+ Ưu tiên thu hút phát triển các ngành công nghiệp dược, chế biến nông thủy sản, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, điện tử, các ngành thân thiện với môi trường.

+ Tiếp tục thu hút đầu tư các dự án theo Quyết định 491/QĐ-UBND- HC của UBND Tỉnh ngày 28/4/2021 và phấn đấu hoàn thành việc thu hút các dự án đầu tư tại danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 (điều chỉnh, bổ sung) ngay khi được ban hành.

- Sở Xây dựng tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được giao cụ thể tại Quyết định số 338/QĐ -TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục kêu gọi đầu tư xã hội hóa 03 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng (01 dự án trường phổ thông 03 cấp và 02 dự án trường phổ thông 02 cấp).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, ngành Tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố

Căn cứ Kế hoạch này, cụ thể hoá và triển khai thực hiện bằng chương trình, kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương; tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện đạt hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Áp dụng Khung chỉ tiêu theo dõi tình hình huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (tại Phụ lục II kèm theo), báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hằng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý, bắt đầu từ Quý II/2024) , kiến nghị và đề xuất UBND Tỉnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 10) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành Tỉnh và UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt Kế hoạch của UBND Tỉnh; đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo định kỳ hằng quý (trước ngày 25 của tháng cuối quý), hàng năm (trước ngày 15 tháng 11) và tổng kết thực hiện (trước ngày 30 tháng 9 năm 2025), kiến nghị UBND Tỉnh các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch này.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp các ngành và đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của Kế hoạch nhằm tạo sự đồng thuận xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân để góp phần phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo các Nghị quyết, Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI đề ra.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh

Phối hợp với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, vận động đoàn viên, hội viên và huy động nguồn lực đầu tư từ các tầng lớp Nhân dân thực hiện các chương trình, đề án lớn của tỉnh, vận động người dân đóng góp xây dựng nông thôn mới, giải phóng mặt bằng xây dựng đường nông thôn, quốc lộ, cao tốc, hạ tầng công nghiệp, đô thị, thực hiện Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" từ nay đến năm 2025... góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong thời gian tới.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND Tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp) để cho ý kiến thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND Tỉnh;
- BCSĐ/UBND Tỉnh;
- UBMTTQ VN Tỉnh;
- CT và các PCT UBND Tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Các đơn vị thuộc VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, TH (Thư)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Phạm Thiện Nghĩa

 

PHỤ LỤC I

MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025
(Đính kèm Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

STT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Thực hiện giai đoạn 2021 - 2023

Kế hoạch giai đoạn 2024 - 2025

Giai đoạn 2021 - 2025

Phân công phụ trách

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Giai đoạn 2021 - 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2024 - 2025

A

B

C

1

2

3

4=1+2+3

5

6

7=5+6

8

9

 

GRDP giá hiện hành

Tỷ đồng

87,535

99,095

109,408

296,039

121,118

134,013

255,131

551,169

 

 

. Tốc độ tăng trưởng GRDP giá hiện hành

%

2.47%

13.21%

10.41%

8.60%

10.70%

10.65%

10.67%

9.42%

 

I

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI

Tỷ đồng

18,130

20,564

22,794

61,488

29,177

34,843

64,021

125,509

 

 

% so với GRDP

%

20.71%

20.75%

20.83%

20.77%

24.09%

26.00%

25.09%

22.77%

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-4.40%

13.43%

10.84%

6.32%

28.00%

19.42%

23.64%

12.94%

 

II

CƠ CẤU TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Vốn nhà nước trên địa bàn

%

30.32%

29.72%

29.79%

29.92%

24.91%

21.11%

22.84%

26.31%

 

2

Vốn ngoài nhà nước

%

66.55%

69.91%

69.89%

68.91%

73.59%

76.46%

75.15%

72.10%

 

3

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

%

3.13%

0.37%

0.32%

1.16%

1.50%

2.42%

2.00%

1.59%

 

III

PHÂN THEO NGUỒN VỐN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở KH&ĐT

1

Vốn nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng

5,497

6,111

6,790

18,398

7,268

7,357

14,625

33,023

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-4.16%

11.18%

11.11%

5.79%

7.04%

8.34%

4.09%

5.11%

 

1.1

Vốn trung ương quản lý

Tỷ đồng

509

649

725

1,883

785

820

1,605

3,488

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

35.97%

27.42%

11.86%

24.68%

8.24%

4.43%

6.32%

16.98%

 

1.2

Vốn địa phương quản lý

Tỷ đồng

4,988

5,463

6,065

16,515

6,483

6,537

13,019

29,535

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%/năm

-6.96%

9.52%

11.02%

4.20%

6.89%

0.83%

3.82%

4.05%

 

2

Vốn ngoài nhà nước

Tỷ đồng

12,065

14,377

15,932

42,374

21,472

26,643

48,114

90,489

 

2.1.

Vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước

Tỷ đồng

2,426

3,388

2,025

7,839

2,700

2,888

5,501

13,340

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

30.72%

39.66%

-40.22%

-63.62%

33.31%

6.94%

24.74%

16.32%

 

2.2.

Vốn đầu tư của dân cư

Tỷ đồng

9,640

10,989

13,906

34,535

18,772

23,755

42,527

77,062

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-9.52%

14.00%

26.55%

9.29%

34.99%

26.55%

30.70%

49.32%

 

3

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tỷ đồng

567

76

72

716

438

844

1,282

1,998

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

 

-21.09%

-86.57%

-5.20%

-53.51%

505.62%

192.86%

241.76%

3.26%

 

IV

PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tỷ đồng

1,329

1,511

1,519

4,359

1,826

2,015

3,841

8,200

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-29.67%

13.66%

0.53%

-7.03%

20.19%

10.38%

15.18%

1.29%

 

 

. Tỷ trọng trong Tổng vốn đầu tư

%

7.33%

7.35%

6.66%

7.09%

6.26%

5.78%

6.00%

6.53%

 

2

Công nghiệp - xây dựng

Tỷ đồng

2,741

1,785

1,674

6,200

2,337

2,470

4,807

11,007

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

46.89%

-34.88%

-6.22%

-3.55%

39.61%

5.69%

21.47%

5.77%

 

 

. Tỷ trọng trong Tổng vốn đầu tư

%

15.12%

8.68%

7.34%

10.08%

8.01%

7.09%

7.51%

8.77%

 

3

Thương mại - dịch vụ

Tỷ đồng

14,060

17,268

19,602

50,929

25,015

30,358

55,373

106,303

 

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-7.54%

22.82%

13.51%

8.83%

27.62%

21.36%

24.45%

14.83%

 

 

. Tỷ trọng trong Tổng vốn đầu tư

%

77.55%

83.97%

85.99%

82.83%

85.73%

87.13%

86.49%

84.70%

 

III

PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CẤP 1

 

18,409

21,266

23,898

62,277

31,465

35,027

64,678

125,940

 

*

Các ngành chiếm tỷ trọng lớn

(>91%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hoạt động làm thuê công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

Tỷ đồng

8,915

10,989

12,178

32,081

17,553

22,600

40,152

72,233

Sở CT

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-12.19%

23.27%

10.82%

6.25%

44.14%

28.75%

36.23%

17.36%

 

 

. Tỷ trọng trong Tổng vốn đầu tư

%

49.17%

53.44%

53.42%

52.17%

60.16%

64.86%

62.72%

57.55%

 

2

Vận tải kho bãi

Tỷ đồng

1,487

3,543

4,054

9,084

4,273

4,452

8,725

17,809

Sở GTVT

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-28.37%

138.34%

14.42%

25.01%

5.41%

4.17%

4.79%

16.49%

 

 

. Tỷ trọng trong Tổng vốn đầu tư

%

8.20%

17.23%

17.79%

14.77%

14.65%

12.78%

13.63%

14.19%

 

3

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Tỷ đồng

1,329

1,511

1,519

4,359

1,826

2,015

3,841

8,200

Sở

NN&PTNT

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-29.67%

13.66%

0.53%

-7.03%

20.19%

10.38%

15.18%

1.29%

 

 

. Tỷ trọng trong Tổng vốn đầu tư

%

7.33%

7.35%

6.66%

7.09%

6.26%

5.78%

6.00%

6.53%

 

4

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Tỷ đồng

1,968

1,326

1,322

4,616

1,770

1,828

3,598

8,214

Sở CT

 

. Tc đ tăng trưởng hằng năm

%

42.37%

-32.63%

-0.26%

-1.47%

33.83%

3.30%

17.58%

5.75%

 

 

. Tỷ trọng trong Tổng vốn đầu tư

%

10.86%

6.45%

5.80%

7.51%

6.07%

5.25%

5.62%

6.54%

 

5

Hoạt đng của Đảng cộng sn, tổ chức chính trị xã hi, quản lý nhà nưc, an ninh quốc png; bo đm xã hội bắt buc

T đồng

818

906

1,196

2,920

1,046

1,076

2,122

5,042

Sở, ban, nnh Tnh; tổ chc chính trị và xã hi

 

. Tc đ tăng trưởng hằng năm

%

22.14%

10.66%

32.10%

21.31%

-12.52%

2.82%

-5.16%

9.94%

 

 

. Tỷ trọng trong Tổng vốn đầu tư

%

4.51%

4.40%

5.25%

4.75%

3.59%

3.09%

3.32%

4.02%

 

6

Bán bn và bán lẻ; sửa chữa ô , mô , xe máy và xe có đng cơ khác

T đồng

537

626

1,063

2,226

980

1,104

2,084

4,310

Sở CT

 

. Tc đ tăng trưởng hằng năm

%

44.95%

16.73%

69.75%

42.15%

-7.79%

12.61%

1.90%

24.43%

 

 

. Tỷ trọng trong Tổng vốn đầu tư

%

2.96%

3.05%

4.66%

3.62%

3.36%

3.17%

3.26%

3.43%

 

*

Các ngành chiếm tỷ trng thp hơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xây dựng

T đồng

489

373

102

963

358

399

757

1,721

Sở XD

 

. Tc đ tăng trưởng hằng năm

%

112.57%

-23.79%

-72.72%

-23.83%

252.17%

11.51%

98.16%

11.66%

 

8

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

T đồng

375

306

315

996

300

236

536

1,532

Sở YT, Sở LĐ-TB&XH

 

. Tc đ tăng trưởng hằng năm

%

-33.62%

-18.42%

3.08%

-17.66%

-5.04%

-21.20%

-13.50%

-16.02%

 

9

Giáo dục và đào tạo

T đồng

1,005

473

199

1,677

241

248

488

2,165

Sở GD&ĐT

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

6.66%

-52.96%

-57.91%

-40.45%

21.00%

2.82%

11.54%

-23.46%

 

10

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Tỷ đồng

123

98

252

472

191

199

390

862

Sở CT

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

28.01%

-20.45%

157.96%

37.98%

-24.02%

4.13%

-11.05%

15.76%

 

11

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

Tỷ đồng

278

14

61

353

127

130

257

609

Sở NV

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

29.53%

-94.95%

333.15%

-34.33%

108.09%

2.85%

46.29%

-9.53%

 

12

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

Tỷ đồng

106

40

160

306

110

113

222

528

Sở CT

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

10.66%

-62.79%

303.31%

18.42%

-31.38%

2.83%

-16.00%

3.22%

 

13

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

Tỷ đồng

132

39

79

250

90

92

182

433

Sở CT

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-15.21%

-70.25%

100.45%

-20.33%

13.86%

2.78%

8.18%

-9.96%

 

14

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

Tỷ đồng

64

79

83

226

81

83

164

390

Sở VHTTDL

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-0.20%

22.18%

5.05%

8.60%

-2.02%

2.84%

0.38%

5.23%

 

15

Thông tin và truyền thông

Tỷ đồng

362

53

52

467

57

60

117

584

Sở TTTT

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

 

-85.40%

-2.21%

574.01%

10.92%

4.01%

7.41%

223.31%

 

16

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

Tỷ đồng

55

47

35

137

49

50

99

236

Sở KH&CN

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

88.41%

-14.70%

-26.35%

5.78%

41.58%

2.86%

20.67%

11.50%

 

17

Hoạt động dịch vụ khác

Tỷ đồng

5

23

92

120

43

44

87

207

SCT

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-66.87%

376.36%

292.62%

83.67%

-53.10%

2.79%

-30.57%

24.47%

 

18

Hoạt động kinh doanh bất động sản

Tỷ đồng

12

49

21

82

39

40

79

161

Sở XD

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

-3.20%

325.67%

-56.78%

21.22%

81.83%

4.13%

37.60%

27.52%

 

19

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Tỷ đồng

24

62

2

89

35

37

72

161

NHNNVN CN Tỉnh; BHXH

 

. Tốc độ tăng trưởng hằng năm

%

 

158.73%

-96.85%

 

1696.44%

4.25%

332.76%

 

 

20

Khai khoáng

Tỷ đồng

45

8

11

64

10

38

47

111

Sở CT

 

PHỤ LỤC II

KHUNG CHỈ TIÊU THEO DÕI TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Đính kèm theo Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh)

BIỂU 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN TRỌNG TÂM CỦA TỈNH

Quý …... Năm….....

Đơn vị báo cáo: Sở, ban, ngành Tỉnh

STT

CHỈ TIÊU

ĐVT

KH 2024

KH 2025

KẾT QUẢ THỰC HIỆN THEO QUÝ

PHÂN CÔNG PHỤ TRÁCH

THỰC HIỆN

SO VỚI QUÝ TRƯỚC

SO VỚI KH NĂM

I

THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

 

 

 

 

 

 

 

1

Thu NSNN trên địa bàn tỉnh (không bao gồm bổ sung từ ngân sách trung ương)

Tỷ đồng

9,266

10,162

 

 

 

Sở TC

2

Chi cân đối ngân sách địa phương

Tỷ đồng

16,638

17,099

 

 

 

Sở TC

 

Chi đầu tư phát triển

Tỷ đồng

4,923

4,795

 

 

 

 

3

Vốn đầu tư công

Tỷ đồng

6,678

6,208

 

 

 

Sở KHĐT

 

Giá trị giải ngân

Tỷ đồng

6,678

6,208

 

 

 

 

II

ĐẦU TƯ TƯ NHÂN

 

 

 

 

 

 

Sở KH&ĐT

1

Tổng số dự án trên địa bàn tỉnh

DA

 

 

 

 

 

 

 

Vốn thực hiện của các dự án đầu tư

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2

Dự án được cấp phép trong năm

DA

25

25

 

 

 

 

 

Tổng vốn đăng ký đầu tư

Tỷ đồng

5,000

5,000

 

 

 

 

3

Dự án FDI

DA

1

1

 

 

 

 

 

Tổng vốn đăng ký đầu tư

Tỷ đồng

500

500

 

 

 

 

III

XÃ HỘI HOÁ

 

 

 

 

 

 

Sở KH&ĐT và Sở, ngành liên quan

1

Xã hội hoá lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề

 

 

 

 

 

 

Sở GD&ĐT

 

Số dự án cấp phép

DA

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án đi vào hoạt động

DA

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: + Kinh phí đầu tư cho dự án

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí NSNN hỗ trợ GPMB

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2

Xã hội hoá lĩnh vực y tế

 

 

 

 

 

 

Sở YT

 

Số dự án cấp phép

DA

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án đi vào hoạt động

DA

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: + Kinh phí đầu tư cho dự án

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí NSNN hỗ trợ GPMB

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

Sở VHTT&DL

3

Xã hội hoá lĩnh vực văn hoá, thể dục, thể thao

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án cấp phép

DA

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án đi vào hoạt động

DA

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: + Kinh phí đầu tư cho dự án

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí NSNN hỗ trợ GPMB

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

4

Xã hội hoá lĩnh vực môi trường

 

 

 

 

 

 

Sở TNMT

 

Số dự án cấp phép

DA

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án đi vào hoạt động

DA

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: + Kinh phí đầu tư cho dự án

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí NSNN hỗ trợ GPMB

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

5

Xã hội hoá lĩnh vực giao thông, vận tải

 

 

 

 

 

 

Sở GTVT

 

Số dự án cấp phép

DA

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án đi vào hoạt động

DA

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: + Kinh phí đầu tư cho dự án

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí NSNN hỗ trợ GPMB

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

IV

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH, HTX

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp thành lập mới

DN

650

650

 

 

 

Sở KH&ĐT

 

Số vốn đăng ký thành lập mới

Tỷ đồng

3,575

3,575

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Công nghiệp chế biến, chế tạo

DN

 

 

 

 

 

 

 

Thương mại

DN

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng

DN

 

 

 

 

 

 

2

Hộ kinh doanh thành lập mới

 

5,770

6,060

 

 

 

Sở KH&ĐT; UBND huyện, thành phố

 

Số vốn đăng ký thành lập mới

Tỷ đồng

923

970

 

 

 

 

 

Số hộ kinh doanh thành lập mới

Dự án

 

 

 

 

 

 

3

Hợp tác xã thành lập mới

HTX

7

7

 

 

 

 

V

VỐN ĐẦU TƯ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

 

 

 

 

 

Sở NN&PTNT

1

Đề án TCC Ngành Nông nghiệp

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

1.1.

Vốn huy động từ NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trực tiếp cho Đề án

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: + Vốn TPCP

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

+ Vốn đầu tư phát triển

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

+ Vốn sự nghiệp

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lồng ghép các chương trình, dự án

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn từ ngân sách địa phương

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

1.2.

Vốn huy động ngoài NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ DN

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ các tổ chức tín dụng

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ người dân

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động khác

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2

Chương trình MTQG XD NTM

 

 

 

 

 

 

 

2.1.

Vốn huy động từ NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trực tiếp cho chương trình

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: + Vốn TPCP

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

+ Vốn đầu tư phát triển

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

+ Vốn sự nghiệp

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lồng ghép các chương trình, dự án

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn từ ngân sách địa phương

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2.2.

Vốn huy động ngoài NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ DN

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ các tổ chức tín dụng

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ người dân

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động khác

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

3

Chương trình nước sạch nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

3.1.

Vốn huy động từ NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trực tiếp cho chương trình

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lồng ghép các chương trình, dự án

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn từ ngân sách địa phương

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

3.2.

Vốn huy động ngoài NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ DN

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ các tổ chức tín dụng

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ người dân

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động khác

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

VI

LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM

 

 

 

 

 

 

Sở LĐ-TB&XH

1

Chương trình MTQG giảm nghèo

 

 

 

 

 

 

 

1.1.

Vốn huy động từ NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trực tiếp cho chương trình

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lồng ghép các chương trình, dự án

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn từ ngân sách địa phương

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

1.2.

Vốn huy động ngoài NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ DN

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ các tổ chức tín dụng

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ người dân

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động khác

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2

Chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng

 

 

 

 

 

 

 

2.1.

Vốn huy động từ NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trực tiếp cho chương trình

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lồng ghép các chương trình, dự án

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn từ ngân sách địa phương

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2.2.

Vốn huy động ngoài NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ DN

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ các tổ chức tín dụng

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ người dân

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động khác

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

VII

VỐN HUY ĐỘNG ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ

 

 

 

 

 

 

Sở TT&TT

2.1.

Vốn huy động từ NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trực tiếp cho Đề án

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lồng ghép các chương trình, dự án

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn từ ngân sách địa phương

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2.2.

Vốn huy động ngoài NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ DN

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ các tổ chức tín dụng

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ người dân

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động khác

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

VIII

VỐN VAY TỔ CHỨC, DÂN CƯ VAY SẢN XUẤT KINH DOANH HẰNG NĂM

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức

tỷ đồng

 

 

 

 

 

NHNNVN chi nhánh Tỉnh

 

Cá nhân

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn thụ hưởng từ chính sách khuyến công

tỷ đồng

 

 

 

 

 

Sở CT

 

Vốn vay từ nguồn Quỹ Đầu tư phát triển quản lý

tỷ đồng

 

 

 

 

 

Quỹ đầu tư phát triển tỉnh

IX

VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

 

 

 

 

 

 

Sở XD

1.

Vốn huy động từ NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trực tiếp

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lồng ghép

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn từ ngân sách địa phương

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2.

Vốn huy động ngoài NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ DN

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ các tổ chức tín dụng

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ người dân

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động khác

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

X

VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO

THÔNG

 

 

 

 

 

 

Sở GTVT

1.

Vốn huy động từ NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn trực tiếp

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lồng ghép

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Vốn từ ngân sách địa phương

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2.

Vốn huy động ngoài NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ DN

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ các tổ chức tín dụng

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ người dân

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

Huy động khác

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

XI

VỐN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ/ PHƯỜNG/ THỊ TRẤN

 

 

 

 

 

 

UBND huyện, thành phố

1

Vốn NSNN

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

2

Đóng góp của hộ dân cư góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân biếu tặng

tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 2: VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN PHÂN THEO NGUỒN VỐN VÀ KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ

Quý…… Năm……

Đơn vị báo cáo: Cục Thống kê

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tên chỉ tiêu

Mã số

Thực hiện quý trước quý báo cáo

Dự tính quý báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

A

B

1

2

3

TỔNG SỐ

(01=02+29+34=43+49+50+51+52)

1

 

 

 

A. PHÂN THEO NGUỒN VỐN

 

 

 

 

I. Vốn nhà nước trên địa bàn

(02=03+04+05+08+09+10)

2

 

 

 

- Ngân sách nhà nước (03=12+21)

03

 

 

 

- Trái phiếu Chính phủ (04=13+22)

04

 

 

 

- Tín dụng đầu tư phát triển (05=06+07)

05

 

 

 

+ Vốn trong nước (06=15+24)

06

 

 

 

+ Vốn nước ngoài (ODA) (07=16+25)

07

 

 

 

- Vốn vay từ các nguồn khác (08=17+26)

08

 

 

 

- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước (09=18+27)

09

 

 

 

- Vốn khác (10=19+28)

10

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

1. Vốn trung ương quản lý

(11=12+13+14+17+18+19)

11

 

 

 

a. Ngân sách nhà nước

12

 

 

 

b. Trái phiếu Chính phủ

13

 

 

 

c. Tín dụng đầu tư phát triển (14=15+16)

14

 

 

 

- Vốn trong nước

15

 

 

 

- Vốn nước ngoài (ODA)

16

 

 

 

d. Vốn vay từ các nguồn khác

17

 

 

 

e. Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước

18

 

 

 

f. Vốn khác

19

 

 

 

2. Vốn địa phương quản lý

(20=21+22+23+26+27+28)

20

 

 

 

a. Ngân sách nhà nước

21

 

 

 

b. Trái phiếu Chính phủ

22

 

 

 

c. Tín dụng đầu tư phát triển (23=24+25)

23

 

 

 

- Vốn trong nước

24

 

 

 

- Vốn nước ngoài (ODA)

25

 

 

 

d. Vốn vay từ các nguồn khác

26

 

 

 

e. Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước

27

 

 

 

f. Vốn khác

28

 

 

 

II. Vốn ngoài nhà nước (29=30+33)

29

 

 

 

1. Vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước (30=31+32)

30

 

 

 

- Vốn tự có

31

 

 

 

- Vốn khác

32

 

 

 

2. Vốn đầu tư của dân cư

33

 

 

 

III. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

(34=35+38)

34

 

 

 

1. Vốn tự có (35=36+37)

35

 

 

 

- Bên Việt Nam

36

 

 

 

- Bên nước ngoài

37

 

 

 

2. Vốn vay (38=39+40)

38

 

 

 

- Bên Việt Nam

39

 

 

 

- Bên nước ngoài

40

 

 

 

B. PHÂN THEO KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ

 

 

 

 

Trong đó: + Nhà xưởng, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong nước

41

 

 

 

+ Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất

42

 

 

 

1. Đầu tư xây dựng cơ bản

(43=44+45+46)

43

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

- Xây dựng và lắp đặt

44

 

 

 

- Máy móc, thiết bị

45

 

 

 

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác

46

 

 

 

Trong đó :

 

 

 

 

+ Chi đền bù, giải phóng mặt bằng

47

 

 

 

+ Tiền thuê đất hoặc mua quyền sử dụng đất

48

 

 

 

2. Mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản

49

 

 

 

3. Sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

50

 

 

 

4. Bổ sung vốn lưu động dưới dạng hiện vật bằng vốn tự có

51

 

 

 

5. Đầu tư khác

52

 

 

 

 

BIỂU 3: VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN PHÂN THEO MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ

Qúy……. Năm……

Đơn vị báo cáo: Cục Thống kê

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tên chỉ tiêu

Mã số

Thực hiện quý trước quý báo cáo

Dự tính quý báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

A

B

1

2

3

TỔNG SỐ (01+02+03+04+05+……+21)

 

 

 

 

Mục đích đầu tư

 

 

 

 

A. Nông, lâm nghiệp và Thủy sản

1

 

 

 

B. Khai khoáng

2

 

 

 

C.Công nghiệp chế biến, chế tạo

3

 

 

 

D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

4

 

 

 

E. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

5

 

 

 

F. Xây dựng

6

 

 

 

G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

7

 

 

 

H. Vận tải, kho bãi

8

 

 

 

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

9

 

 

 

J. Thông tin và truyền thông

10

 

 

 

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

11

 

 

 

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản

12

 

 

 

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

13

 

 

 

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

14

 

 

 

O. Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

15

 

 

 

P. Giáo dục và Đào tạo

16

 

 

 

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

17

 

 

 

R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

18

 

 

 

S. Hoạt động dịch vụ khác

19

 

 

 

T. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình

20

 

 

 

U. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

21

 

 

 

 

BIỂU 4: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LỚN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CỦA DOANH NGHIỆP ĐIỀU TRA TRONG KỲ

Quý ….năm

Đơn vị báo cáo: Cục Thống kê

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên dự án

Địa điểm xây dựng

Năm khởi công

Năm hoàn thành

Tổng mức đầu tư

Thực hiện quý trước quý báo cáo

Dự tính quý báo cáo

Tổng vốn đầu tư thực hiện từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

Lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công đến cuối quý báo cáo

I

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LỚN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN TRONG KỲ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LỚN CỦA DOANH NGHIỆP ĐIỀU TRA TRONG KỲ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Phân theo khu vực kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.359 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,09%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 6.200 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,08%; khu vực thương mại - dịch vụ đạt 50.929 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 82,83%

[2] Như giao thông đường tỉnh và giao thông nông thôn, hệ thống đê kè bảo vệ khu dân cư, hệ thống kênh thoát lũ, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp; các cơ sở khám chữa bệnh, trường học.

[3] Đường từ Sở Tư pháp kết nối đường Tân Việt Hòa; Đường ĐT.849 giai đoạn 1 (đoạn từ ĐT.848 đến QL 80); Hệ thống giao thông kết nối hạ tầng du lịch và nông nghiệp; Đường ĐT.852B giai đoạn 2 (đường vành đai Tây Bắc); Sửa chữa đường ĐT.844 đoạn từ An Long đến TT. Tràm Chim; Bến phà Tân Châu - Hồng Ngự (phía bờ huyện Hồng Ngự); Nâng cấp đường ĐT.848 đoạn từ vòng xoay khu công nghiệp C đến nút giao ĐT.849; Nâng cấp đường ĐT.848 đoạn từ nút giao ĐT.849 đến cầu Cái Tàu Thượng; Mở rộng đường ĐT.846 đoạn Mỹ An - Bằng Lăng; Đường vành đai Tây Bắc thuộc khu di tích Gò Tháp; Nâng cấp đường liên huyện Tân Hội Trung - Thanh Mỹ. Nâng cấp tải trọng cầu Tràm Chim trên đường ĐT.843, huyện Tam Nông, Mở trộng đường ĐT.849 đoạn từ ĐT.848 đến Quốc lộ 80. Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 11 công trình giao thông đường huyện, đang triển khai thi công 20 công trình, chuẩn bị đầu tư 6 công trình.

[4] Dự án thành phần 1 (16km) với tổng vốn 2.896 tỷ đồng đã khởi công vào ngày 25/6/2023, Dự án thành phần 2 (11,43km) với tổng vốn 804 tỷ đồng- Thủ tướng Chính phủ đã điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 19/12/2023.

[5] Giai đoạn 2024 - 2025, tiếp tục giải ngân khoảng 2.735 tỷ đồng (năm 2024 là 1.077 tỷ đồng; năm 2025 là 1.658 tỷ đồng). Riêng đối với Dự án Hạ tầng giao thông đường bộ Khu vực Nam Sông Tiền dự kiến giải ngân khoảng 1.800 tỷ đồng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2024 huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

  • Số hiệu: 167/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 13/05/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/05/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản