Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/KH-UBND

Sơn La, ngày 13 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ TIÊU CHUẨN CỦA HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030”.

Căn cứ Quyết định số 1696/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Kế hoạch của Ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2029 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 20,21,22,23/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ quy định về mã số, tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT công lập.

Căn cứ Kế hoạch số 164-KH/TU ngày 04/10/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng theo tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đào tạo đội ngũ CBQL giáo dục, giáo viên các cấp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt trình độ (thạc sỹ, tiến sỹ) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục trong các nhà trường; đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, phù hợp với quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; đảm bảo chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đảm bảo yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý đội ngũ CBQL giáo dục, giáo viên ngành giáo dục; thống nhất kế hoạch và kiểm soát chặt chẽ công tác bồi dưỡng CBQL giáo dục và giáo viên trên địa bàn tỉnh để đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng (cơ sở chủ trì và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng; trình tự và thủ tục đăng ký, trình duyệt, tổ chức triển khai; thanh tra, kiểm tra các lớp đào tạo, bồi dưỡng).

2. Yêu cầu

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại tỉnh Sơn La.

- Đơn vị chủ trì, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật về điều kiện tuyển sinh, mở lớp đào tạo, bồi dưỡng và các yêu cầu về chất lượng, cách thức, kế hoạch và tiến độ tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng.

- Công tác lựa chọn, cử CBQL giáo dục, giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, khuyến khích được CBQL giáo dục và giáo viên tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực và không gây ảnh hưởng tới chất lượng dạy học của cơ sở giáo dục.

- Thống nhất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non, phổ thông và tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp trong toàn tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn toàn tỉnh tỉnh theo quy định để đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

II. KẾ HOẠCH VÀ LỘ TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đầu đàn có trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ)

1.1. Hình thức, thời gian đào tạo: Đào tạo tập trung trong thời gian hè hoặc ngày thứ 7, chủ nhật trong tuần.

1.2. Địa điểm: Tại thành phố Sơn La.

1.3. Lộ trình thực hiện: Từ năm 2020 đến 2025 cử CBQL giáo dục, giáo viên mầm non, phổ thông có nhu cầu đi đào tạo sau đại học; đảm bảo đến năm 2025 toàn bộ 15% cán bộ quản lý, giáo viên là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, đội ngũ giáo viên cốt cán trong trường mầm non, phổ thông có trình độ thạc sỹ theo lộ trình tại Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 10/3/2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2020 và đạt tỷ lệ 8% viên chức trong ngành giáo dục có trình độ thạc sỹ theo quy định tại Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.

1.4. Kinh phí thực hiện: Do người học tự nguyện đóng góp theo quy định hiện hành của nhà nước và quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học chủ trì thực hiện đào tạo.

1.5. Đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh thuộc các đối tượng nằm trong kế hoạch đào tạo và có nhu cầu, tự nguyện tham gia đào tạo sau đại học.

1.6. Số lượng đào tạo

a) Đối với giáo viên

Đào tạo trình độ sau đại học các chuyên ngành: Đào tạo khoảng 500 người (chú trọng giáo viên cấp THCS và THPT).

b) Đối với cán bộ quản lý

- Đào tạo sau đại học chuyên ngành: Đào tạo khoảng 350 cán bộ quản lý và giáo viên trong diện quy hoạch hiện chưa có trình độ thạc sỹ.

- Đào tạo sau đại học quản lý giáo dục, quản trị nhà trường: Đào tạo khoảng 250 cán bộ quản lý và giáo viên trong diện quy hoạch có trình độ thạc sỹ về quản lý giáo dục nhằm nâng cao năng lực trong công tác quản lý.

2. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học (tích hợp liên môn) theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông

2.1. Hình thức, thời gian bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung trong thời gian hè hoặc thứ 7, chủ nhật trong tuần.

2.2. Địa điểm: Tại thành phố Sơn La hoặc mở các lớp bồi dưỡng tại các huyện theo nhu cầu thực tế, khả năng bố trí của các huyện, thành phố.

2.3. Lộ trình thực hiện: Từ năm 2020 đến 2023 cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo đến năm 2025 đáp ứng đủ điều kiện giảng dạy các môn học mới, môn học tích hợp liên môn.

2.4. Kinh phí thực hiện: Do người học đóng góp theo quy định hiện hành của nhà nước và quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học; kinh phí nhà nước hỗ trợ theo quy định (nếu có).

2.5. Đối tượng và số lượng cử đi đào tạo, bồi dưỡng

a) Cấp tiểu học

- Đối tượng: Giáo viên cấp tiểu học giảng dạy các môn học mới, môn học tích hợp liên môn trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Số lượng dự kiến: 1.250 giáo viên

* Về bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng dạy tích hợp liên môn cho khoảng 440 giáo viên (218 giáo viên Âm nhạc; 222 giáo viên Mỹ thuật) để dạy môn Nghệ thuật.

+ Bồi dưỡng dạy tích hợp liên môn cho khoảng 53 giáo viên Tin học hiện có để dạy môn Tin học và Công nghệ.

+ Bồi dưỡng khoảng 757 giáo viên văn hóa để dạy Hoạt động trải nghiệm.

* Về đào tạo văn bằng 2 đối với giáo viên nhằm đáp ứng theo lộ trình chương trình giáo dục phổ thông

Từ năm học 2021 đến năm 2024 dự kiến dôi dư 978 giáo viên văn hóa cấp tiểu học do thay đổi số tiết, môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018; đồng thời thiếu 940 giáo viên Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất.

Để đáp ứng được số lượng giáo viên giảng dạy môn Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất đảm bảo theo lộ trình và bố trí hợp lý được số giáo viên văn hóa dôi dư đảm bảo không làm tăng biên chế; dự kiến số giáo viên cần đào tạo văn bằng 2 theo bộ môn như sau:

 + Đối với môn Thể dục: Đào tạo khoảng 201 giáo viên văn hóa dôi dư đào tạo văn bằng 2 để dạy môn Giáo dục thể chất.

+ Đối với môn ngoại ngữ: Đào tạo khoảng 461 giáo viên văn hóa dôi dư đào tạo văn bằng 2 để dạy Ngoại ngữ.

+ Đối với môn Tin học và Công nghệ: Đào tạo khoảng 250 giáo viên văn hóa dôi dư đào tạo văn bằng 2 để dạy môn Tin học và Công nghệ.

b) Cấp trung học cơ sở

- Đối tượng: Giáo viên cấp THCS giảng dạy các môn học mới, môn học tích hợp liên môn trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Số lượng dự kiến: 2.407 giáo viên, trong đó:

* Về bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng dạy tích hợp liên môn để dạy môn Lịch sử và Địa lý cho khoảng 403 giáo viên (250 giáo viên Lịch sử và 226 giáo viên Địa lý).

+ Bồi dưỡng dạy tích hợp liên môn cho khoảng 783 giáo viên (227 giáo viên Vật lý, 242 giáo viên Hóa học, 314 giáo viên Sinh học) để dạy môn Khoa học tự nhiên.

+ Bồi dưỡng dạy tích hợp liên môn cho khoảng 409 giáo viên (216 giáo viên Âm nhạc; 193 giáo viên Mỹ thuật) để dạy môn Nghệ thuật.

+ Bồi dưỡng khoảng 577 giáo viên văn hóa để dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

+ Bồi dưỡng khoảng 235 giáo viên văn hóa để dạy Giáo dục địa phương.

* Về đào tạo văn bằng 2 đối với giáo viên nhằm đáp ứng theo lộ trình chương trình giáo dục phổ thông

Từ năm học 2021 đến năm 2024 dự kiến dôi dư 550 giáo viên văn hóa cấp THCS do thay đổi số tiết, môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018; đồng thời thiếu 300 giáo viên Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất.

Để đáp ứng được số lượng giáo viên theo định mức quy định để giảng dạy môn Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất đảm bảo theo lộ trình và bố trí hợp lý được số giáo viên văn hóa dôi dư đảm bảo không làm tăng biên chế; dự kiến số giáo viên cần đào tạo văn bằng 2 theo bộ môn như sau:

+ Đối với môn Tin học: Đào tạo khoảng 100 giáo viên Toán học đào tạo văn bằng 2 để dạy Tin học.

+ Đối với môn Thể dục: Đào tạo khoảng 75 giáo viên Công nghệ, Giáo dục công dân đào tạo văn bằng 2 để dạy Thể dục.

 + Đối với môn Ngoại ngữ: Đào tạo khoảng 150 giáo viên Ngữ văn đào tạo văn bằng 2 để dạy Ngoại ngữ.

c) Cấp trung học phổ thông

- Đối tượng: Giáo viên cấp THPT dạy các môn học mới, môn tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Số lượng dự kiến: 353 giáo viên, trong đó:

* Về bồi dưỡng:

+ Môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Cần bồi dưỡng khoảng 350 giáo viên văn hóa để dạy bộ môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

+ Môn giáo dục địa phương: Cần bồi dưỡng khoảng 79 giáo viên văn hóa để dạy bộ môn Giáo dục địa phương.

+ Môn giáo dục Kinh tế và Pháp luật: Cần bồi dưỡng khoảng 79 giáo viên văn hóa dôi dư để dạy bộ môn Kinh tế và Pháp luật.

* Về đào tạo:

Theo lộ trình từ năm học 2021 đến năm 2024 dự kiến cần đào tạo văn bằng 2 cho khoảng 75 giáo viên dôi dư ở một số bộ môn Sinh học, Công nghệ, Toán học... để dạy Giáo dục quốc phòng và An ninh.

3. Bồi dưỡng đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

3.1. Hình thức, thời gian, địa điểm, kinh phí và lộ trình bồi dưỡng

3.1.1. Hình thức, thời gian bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung trong thời gian hè hoặc ngày thứ 7, chủ nhật trong tuần.

3.1.2. Địa điểm: Tại thành phố Sơn La hoặc mở các lớp bồi dưỡng tại các huyện theo nhu cầu thực tế của địa phương.

3.1.3. Lộ trình thực hiện: Từ năm 2020 đến 2025 cử CBQL giáo dục, giáo viên mầm non, phổ thông đi bồi dưỡng; đảm bảo đến năm 2025 toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định đối với chức danh nghề nghiệp hiện đang giữ và vị trí trong trong quy hoạch cán bộ quản lý, lãnh đạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.1.4. Kinh phí thực hiện: Do người học đóng góp theo quy định hiện hành của nhà nước và quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ trì thực hiện bồi dưỡng; kinh phí nhà nước hỗ trợ theo quy định (nếu có).

3.1.5. Đối tượng bồi dưỡng:

Cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn đối với các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức giáo viên mầm non, phổ thông.

3.2. Số lượng bồi dưỡng

3.2.1. Cấp mầm non

a) Đối với giáo viên

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Bồi dưỡng khoảng 2.682 giáo viên hiện chưa có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ chưa đảm bảo theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III và hạng II theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non công lập.

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học: Bồi dưỡng khoảng 682 giáo viên hiện chưa có chứng chỉ tin học hoặc chứng chỉ tin học chưa đảm bảo theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III và hạng II theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non công lập.

- Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên: Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp cho khoảng 2.754 giáo viên mầm non hạng III và hạng II chưa có chứng chỉ bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non công lập.

- Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn: Bồi dưỡng cho khoảng 650 giáo viên mầm non hiện đang là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ theo quy định.

b) Đối với cán bộ quản lý

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Bồi dưỡng khoảng 296 cán bộ quản lý hiện chưa có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ chưa đáp ứng đảm bảo theo quy định về tiêu chuẩn điều kiện đối với cán bộ quản lý.

- Bồi dưỡng chứng chỉ quản lý trường học cho cán bộ quản lý và giáo viên trong diện quy hoạch đảm bảo đủ điều kiện trước khi bổ nhiệm và bổ nhiệm lại; bồi dưỡng lại cho CBQL trường học có chứng chỉ quản lý trường học được cấp trước thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; dự kiến tổng số 565 CBQL.

3.2.2. Cấp tiểu học

a) Đối với giáo viên

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Bồi dưỡng khoảng 2.105 giáo viên hiện chưa có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ chưa đảm bảo theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III và hạng II theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học công lập.

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học: Bồi dưỡng khoảng 2.127 giáo viên hiện chưa có chứng chỉ tin học hoặc chứng chỉ tin học chưa đảm bảo theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III và hạng II theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học công lập.

- Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên: Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp cho khoảng 1.354 giáo viên tiểu học hạng III và hạng II chưa có chứng chỉ bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học công lập.

- Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn: Bồi dưỡng cho khoảng 550 giáo viên hiện đang là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.

b) Đối với cán bộ quản lý

+ Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Bồi dưỡng khoảng 216 cán bộ quản lý hiện chưa có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ chưa đáp ứng đảm bảo theo quy định về tiêu chuẩn điều kiện đối với cán bộ quản lý.

+ Bồi dưỡng chứng chỉ quản lý trường học cho cán bộ quản lý và giáo viên trong diện quy hoạch đảm bảo đủ điều kiện trước khi bổ nhiệm và bổ nhiệm lại; bồi dưỡng lại cho CBQL trường học có chứng chỉ quản lý trường học được cấp trước thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; dự kiến tổng số 665 người.

3.3.3. Cấp trung học cơ sở

a) Đối với giáo viên

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Bồi dưỡng khoảng 2.182 giáo viên chưa có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ chưa đảm bảo theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III và hạng II theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên THCS công lập.

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học: Bồi dưỡng khoảng 1.546 giáo viên hiện chưa có chứng chỉ tin học hoặc chứng chỉ tin học chưa đáp ứng đảm bảo theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III và hạng II theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên THCS công lập.

- Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên: Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp cho khoảng 1.514 giáo viên THCS hạng III và hạng II chưa có chứng chỉ bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên THCS công lập.

- Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn: Bồi dưỡng cho khoảng 450 giáo viên hiện đang là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.

b) Đối với cán bộ quản lý

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Bồi dưỡng khoảng 116 cán bộ quản lý hiện chưa có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ chưa đảm bảo theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ quản lý.

- Bồi dưỡng chứng chỉ quản lý trường học cho cán bộ quản lý và giáo viên trong diện quy hoạch đảm bảo đủ điều kiện trước khi bổ nhiệm và bổ nhiệm lại; bồi dưỡng lại cho CBQL trường học có chứng chỉ quản lý trường học được cấp trước thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; dự kiến tổng số 465 người.

3.4.4. Cấp trung học phổ thông

a) Đối với giáo viên

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Bồi dưỡng khoảng 660 giáo viên hiện chưa có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ chưa đảm bảo theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên THPT công lập.

- Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học: Bồi dưỡng khoảng 346 giáo viên hiện chưa có chứng chỉ tin học hoặc chứng chỉ tin học chưa đảm bảo theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên THPT công lập.

- Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên: Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp cho khoảng 1.714 giáo viên giáo viên THPT hạng III và hạng II chưa có chứng chỉ bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên THPT công lập.

 - Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn: Bồi dưỡng cho khoảng 500 giáo viên hiện đang là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và dự nguồn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục theo quy định.

b) Đối với cán bộ quản lý

- Bồi dưỡng chứng chỉ quản lý trường học cho cán bộ quản lý và giáo viên trong diện quy hoạch đảm bảo đủ điều kiện trước khi bổ nhiệm và bổ nhiệm lại; bồi dưỡng lại cho CBQL trường học có chứng chỉ quản lý trường học được cấp trước thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; dự kiến tổng số 550 người.

- Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên cho CBQL: Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THPT hạng III và hạng II khoảng 150 CBQL hiện chưa có chứng chỉ bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Thông tư Bộ giáo dục và Đào tạo về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên THPT công lập.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm Sở Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể hàng năm và hướng dẫn UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng giáo dục - đào tạo, các trường thuộc Sở cử CBQL giáo dục, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch; thẩm định, lựa chọn các đơn vị đủ điều kiện thực hiện chủ trì và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên của tỉnh theo kế hoạch (ưu tiên các trường của tỉnh triển khai theo kế hoạch); thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

a) Quản lý hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh; đảm bảo thực hiện đúng các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà nước về tổ chức liên kết đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên.

b) Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý các đối tượng tham gia liên kết đào tạo (cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo, cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo) theo đúng quy định.

c) Tổng hợp, thẩm định trình UBND tỉnh văn bản đề nghị cơ sở chủ trì đào tạo, bồi dưỡng thực hiện liên kết đào tạo, bồi dưỡng (chương trình, nội dung bồi dưỡng; chỉ tiêu, số lượng tuyển sinh; chứng chỉ bồi dưỡng) theo quy định.

d) Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên trên địa bàn tỉnh; tổ chức thanh tra hoặc tham gia thanh tra các hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn; xử lý những sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên theo quy định của pháp luật.

e) Đối với các lớp liên kết đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên trên địa bàn tỉnh chỉ được phép mở khi có văn bản thẩm định của Sở Giáo dục và Đào tạo trình với Chủ tịch UBND tỉnh cho phép thực hiện liên kết đào tạo, bồi dưỡng.

g) Định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên với UBND tỉnh theo quy định.

2. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố

Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo số liệu chính xác về số lượng CBQL giáo dục, giáo viên các cấp học cần đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và tiêu chuẩn điều kiện của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông với Sở Giáo dục và Đào tạo sắp xếp, bố trí thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để CBQL giáo dục, giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc UBND tỉnh:

Chủ động, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổng hợp, nắm bắt nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên trình Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, giáo viên Ngành Giáo dục tỉnh Sơn La, yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc UBND tỉnh; các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở Nội vụ (đ/biết);
- Sở Tài chính (đ/biết)
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các trường cao đẳng, trung cấp thuộc UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVXPhương. 06 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phạm Văn Thủy

 

PHỤ LỤC

CHI TIẾT SỐ LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CBQL, GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch s167/KH-UBND ngày 13/8/2020 của UBND tỉnh)

TT

Chương trình bồi dưỡng

Số người

Tổng Số lớp

Năm 2020 (số lượng học viên 70 người/lớp)

Năm 2021 (số lượng học viên 70 người/lớp)

Năm 2022 (số lượng học viên 70 người/lớp)

Tổng

A

Cấp Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên

 

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ

2.682

38

14

14

10

76

2

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học

682

10

4

4

2

20

3

Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

2.754

39

15

15

9

78

4

Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

650

9

5

4

 

18

 

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ

296

5

3

2

 

10

2

Bồi dưỡng, bồi dưỡng lại cấp chứng chỉ quản lý trường học cho CBQL và GV trong diện quy hoạch

565

8

4

4

 

16

B

Cấp Tiểu học

 

 

 

 

 

 

I

Bồi dưỡng theo chương trình GDPT

 

 

 

 

 

 

1

Môn Nghệ thuật

440

6

2

2

2

6

2

Môn Tin học và Công nghệ

53

1

1

 

 

1

3

Môn Hoạt động trải nghiệm

757

10

3

4

4

10

II

Đào tạo văn bằng 2 để giảng dạy theo chương trình GDPT

 

 

 

 

 

 

1

Môn Thể dục

201

3

1

2

 

3

2

Môn ngoại ngữ

461

7

2

3

2

7

3

Môn Tin học và Công nghệ

250

4

2

2

 

4

III

Bồi dưỡng đáp ứng theo tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên

 

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ

2.105

30

10

10

10

60

2

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học

2.127

30

10

10

10

60

3

Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

1.354

19

10

5

4

38

4

Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

550

8

5

3

 

16

 

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ

216

4

4

 

 

8

2

Bồi dưỡng, bồi dưỡng lại cấp chứng chỉ quản lý trường học cho CBQL và GV trong diện quy hoạch

665

10

6

4

 

20

C

Cấp THCS

 

 

 

 

 

 

I

Bồi dưỡng theo chương trình GDPT

 

 

 

 

 

 

1

Môn Lịch sử và Đại lý

403

8

2

3

3

8

2

Môn Khoa học tự nhiên

783

11

3

4

4

11

3

Môn Nghệ thuật

409

8

2

3

3

8

4

Môn Hoạt động trải nghiệm

577

9

3

3

3

9

5

Môn Giáo dục địa phương

235

3

1

2

 

3

II

Đào tạo văn bằng 2 để giảng dạy theo chương trình GDPT

 

 

 

 

 

 

1

Môn Tin học

100

2

1 ( 50 học viên/lớp)

1 (50 học viên/lớp)

 

2

2

Môn Thể dục

75

1

1

 

 

1

3

Môn Ngoại ngữ

150

2

1

1

 

2

III

Bồi dưỡng đáp ứng theo tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên

 

81

34

31

15

161

1

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ

2.182

31

12

14

5

62

2

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học

1.546

22

8

7

6

43

3

Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

1.514

21

10

7

4

42

4

Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

450

7

4

3

 

14

 

Cán bộ quản lý

 

9

6

3

 

 

1

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ

116

2

2

 

 

4

2

Bồi dưỡng, bồi dưỡng lại cấp chứng chỉ quản lý trường học cho CBQL và GV trong diện quy hoạch

465

7

4

3

 

14

D

Cấp THPT

 

 

 

 

 

 

I

Bồi dưỡng theo chương trình GDPT

 

 

 

 

 

 

 

Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

350

5

2

3

 

5

 

Môn Giáo dục địa phương

79

1

1

 

 

1

 

Môn Kinh tế và pháp luật

79

1

1

 

 

1

II

Đào tạo văn bằng 2 để giảng dạy theo chương trình GDPT

 

 

 

 

 

 

 

Môn GDQP-AN

75

 

 

 

 

 

III

Bồi dưỡng đáp ứng theo tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên

 

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ

660

9

5

4

 

18

2

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học

346

5

3

2

 

10

3

Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

1.714

25

12

9

4

50

4

Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

500

3

2

1

 

6

 

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng, bồi dưỡng lại cấp chứng chỉ quản lý trường học cho CBQL và GV trong diện quy hoạch

265

4

2

2

 

8

2

Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp

150

2

2

 

 

4

D

Đào tạo (thạc sỹ, tiến sỹ) theo nhu cầu

 

 

 

 

 

 

I

Giáo viên

 

22

11

9

2

22

1

Đào tạo thạc sỹ chuyên ngành

500

10

4 (45 học viên/lớp)

4 (45 học viên/lớp)

2 (45 học viên/lớp)

10

II

Cán bộ quản lý, GV diện quy hoạch

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo thạc sỹ chuyên ngành

350

7

4 (45 học viên/lớp)

3 (45 học viên/lớp)

 

7

2

Đào tạo thạc sỹ QLGD

250

5

3 (45 học viên/lớp)

2 (45 học viên/lớp)

 

5

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2020 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông và tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Sơn La ban hành

  • Số hiệu: 167/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 13/08/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Phạm Văn Thủy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/08/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản