Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 161/KH-UBND | Lào Cai, ngày 06 tháng 04 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-BNV ngày 30/12/2020 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành kết quả tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Lào Cai năm 2020 (Báo cáo số 114/BC-UBND ngày 25/02/2021). Theo đó, kết quả tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số CCHC của tỉnh năm 2020 đạt 61,4203/65 điểm, một số tiêu chí, tiêu chí thành phần tài liệu kiểm chứng không đảm bảo để đánh giá đạt điểm tối đa hoặc một số tiêu chí không được tính điểm do không đạt tiêu chí (năm 2019: Hội đồng Trung ương thẩm định, chấm điểm tỉnh Lào Cai đạt 52,90/65 điểm, điểm đánh giá tác động của CCHC qua điều tra xã hội học: 29,95 điểm; tổng điểm đạt được: 82,85 điểm; xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố).
Để duy trì những thành tích, kết quả đã đạt được và cải thiện, nâng cao các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần đạt kết quả chưa cao, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch duy trì, cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh của tỉnh Lào Cai năm 2021, cụ thể như sau:
- Cải thiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nội dung của Chỉ số CCHC trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2020 theo kết quả do Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC của tỉnh đánh giá.
- Duy trì và tiếp tục nâng cao các nội dung của Chỉ số CCHC đã đạt được đánh giá mức điểm tối đa. Phấn đấu Chỉ số CCHC của tỉnh Lào Cai năm 2021 và các năm tiếp theo xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu trong cả nước.
- Tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành về Chỉ số CCHC cấp tỉnh của tỉnh Lào Cai.
- Các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan chủ trì các nội dung lĩnh vực của Chỉ số CCHC cấp tỉnh đánh giá đúng thực trạng, kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến việc xác định Chỉ số CCHC của ngành, địa phương.
- Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Kế hoạch số 341/KH-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về cải cách hành chính của tỉnh Lào Cai năm 2021; Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 01/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện Đề án “cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025” của khối các cơ quan hành chính nhà nước và Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 03/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc quyết liệt cải cách hành chính và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Có biện pháp khắc phục và tổ chức triển khai có chất lượng và hiệu quả việc nâng cao Chỉ số CCHC cấp tỉnh năm 2021 của tỉnh Lào Cai.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; huy động sự tham gia vào cuộc của các tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai xác định Chỉ số CCHC, đo lường sự hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Chỉ số nội dung “công tác chỉ đạo điều hành CCHC”:
1.1. Điểm tự chấm năm 2020:
Điểm tự đánh giá, chấm điểm năm 2020: 7/8,5 điểm; 1,5 điểm do Bộ Nội vụ chấm điểm trên cơ sở báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Mục tiêu và các tiêu chí cụ thể:
a) Mục tiêu: 100% các tiêu chí, tiêu chí thành phần năm 2021 phải đạt điểm tối đa theo Bộ tiêu chí ban hành.
b) Nội dung từng tiêu chí, tiêu chí thành phần:
- Bảo đảm mức độ hoàn thành kế hoạch hàng năm (bao gồm: Kế hoạch CCHC, tuyên truyền về CCHC...) đạt 100%.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ trong năm về công tác CCHC; công tác kiểm tra rà soát văn bản quy phạm pháp luật, công tác theo dõi thi hành pháp luật; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; công tác ứng dụng CNTT...
- Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC phải được thực hiện tối thiểu từ 30% số cơ quan, đơn vị trở lên. Kết quả kiểm tra, các vấn đề phát hiện phải được xử lý hoặc kiến nghị xử lý 100%...
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC; mục tiêu thực hiện: hoàn thành 100% kế hoạch UBND tỉnh giao. Đa dạng công tác tuyên truyền, thông qua các kênh truyền thông trên sóng Phát thanh - Truyền hình và các hình thức tuyên truyền khác trên Cổng thông tin điện tử, sân khấu hóa, băng rôn, khẩu hiệu...
- Tổ chức các hoạt động khảo sát, điều tra, đo lường sự hài lòng và thu nhận ý kiến của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp của tỉnh Lào Cai, bảo đảm mức độ hài lòng đạt từ 90% trở lên.
- Nâng cao chất lượng văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC của tỉnh; theo dõi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ CCHC của tỉnh...
- Có ít nhất 03 sáng kiến/giải pháp trở lên trong thực hiện nhiệm vụ CCHC của tỉnh trong năm.
- Thực hiện 100% nhiệm vụ đúng tiến độ nhiệm vụ Chính phủ giao cho tỉnh trong năm.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Nội vụ triển khai thực hiện tốt việc khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước để nâng cao Chỉ số SIPAS của tỉnh.
1.3. Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
2. Chỉ số nội dung “công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL của tỉnh”:
2.1. Điểm tự chấm năm 2020:
Điểm tự đánh giá, chấm điểm năm 2020: 5/5 điểm (đạt điểm tối đa).
2.2. Mục tiêu và các tiêu chí cụ thể:
a) Mục tiêu: 100% các tiêu chí, tiêu chí thành phần năm 2021 đạt điểm tối đa theo Bộ tiêu chí ban hành.
b) Nội dung từng tiêu chí, tiêu chí thành phần:
- Hoàn thành việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phân cấp hoặc chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Theo dõi thi hành pháp luật thông qua các hoạt động như: Thu thập thông tin thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật. Ban hành đầy đủ văn bản xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo thẩm quyền.
- Thực hiện công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực (nếu có) được kịp thời, đúng quy định.
- Kết quả sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế văn bản quy phạm pháp luật sau rà soát phải hoàn thành việc xử lý 100% các văn bản. Kết quả xử lý văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị phải hoàn thành việc xử lý 100% các văn bản.
2.3. Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
3. Chỉ số nội dung “công tác cải cách thủ tục hành chính”:
3.1. Điểm tự chấm năm 2020:
Điểm tự đánh giá, chấm điểm năm 2020: 13,4438/13,5 điểm; điểm không đạt: 0,0562 điểm, cụ thể:
- Tiêu chí 3.4.1 “tỷ lệ hồ sơ TTHC do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn”: 1,4628/1,5 điểm; không đạt điểm tối đa do trong năm 2020 tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 180.840/185.443 hồ sơ, bằng 97,5178%.
- Tiêu chí 3.4.2 “tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp huyện tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn”: 1,4823/1,5 điểm; không đạt điểm tối đa do trong năm 2020 tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 39.265/39.773 hồ sơ, bằng 98,8221%.
- Tiêu chí 3.4.3 “tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp xã tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn”: 0,9987/1 điểm; không đạt điểm tối đa do trong năm 2020 tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 201.628/201.893 hồ sơ đạt 99,8687%.
3.2. Mục tiêu và các tiêu chí cụ thể:
a) Mục tiêu: 100% các tiêu chí, tiêu chí thành phần năm 2021 đạt điểm tối đa theo Bộ tiêu chí ban hành.
b) Nội dung từng tiêu chí, tiêu chí thành phần:
- Kiểm soát quy định về ban hành TTHC theo thẩm quyền, không có TTHC ban hành trái thẩm quyền; 100% số vấn đề phát hiện qua rà soát được xử lý hoặc kiến nghị xử lý.
- Công bố TTHC, danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh đầy đủ, kịp thời; Nhập, đăng tải công khai TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi công bố. 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được công bố.
- 100% số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã công khai TTHC đầy đủ, đúng quy định tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC.
- 100% số TTHC được công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.
- 100% số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã đã công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên cổng thông tin điện tử hoặc cổng dịch vụ công của tỉnh.
- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông: 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được thực hiện theo cơ chế một cửa.
- Trên 100% số TTHC ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa các cấp theo danh mục được phê duyệt.
- Tối thiểu 100 TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông cùng; tối thiểu 100 TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông giữa các cấp chính quyền.
- Kết quả giải quyết TTHC: Phấn đấu tỷ lệ hồ sơ TTHC do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn. Thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xẩy ra trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ TTHC đầy đủ, đúng quy định.
- Trên 80% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được đánh giá chất lượng giải quyết TTHC đạt từ tốt trở lên.
- Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh thực hiện đúng quy định, 100% số PAKN được xử lý hoặc kiến nghị xử lý và công khai kết quả xử lý của cá nhân, tổ chức đối với quy định TTHC thuộc thẩm quyền.
3.3. Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
4. Chỉ số nội dung “công tác cải cách tổ chức bộ máy”:
4.1. Điểm tự chấm năm 2020:
Điểm tự đánh giá, chấm điểm năm 2020: 7/7 điểm (đạt điểm tối đa).
4.2. Mục tiêu và các tiêu chí cụ thể:
a) Mục tiêu: 100% các tiêu chí, tiêu chí thành phần năm 2021 đạt điểm tối đa theo Bộ tiêu chí ban hành.
b) Nội dung từng tiêu chí, tiêu chí thành phần:
- Thực hiện đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành về tổ chức bộ máy được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc tại tỉnh Lào Cai về: Sắp xếp tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các phòng chuyên môn cấp huyện; Thực hiện quy định về cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính.
- Tỷ lệ giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đạt trên 15% so với năm 2015.
- Thực hiện quy định: Về sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao không vượt quá số lượng biên chế hành chính được giao; về số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh không vượt quá số lượng người làm việc được giao; Giảm tỷ lệ biên chế đạt trên 15% trở lên so với năm 2015.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về phân cấp quản lý do Chính phủ và các bộ, ngành ban hành. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã. Xử lý các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra bảo đảm 100% số vấn đề phát hiện được xử lý hoặc kiến nghị xử lý.
4.3. Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
5. Chỉ số nội dung “cải cách chế độ công vụ”:
5.1. Điểm tự chấm năm 2020:
Điểm tự đánh giá, chấm điểm năm 2020: 7,5/7,5 điểm (đạt điểm tối đa).
5.2. Mục tiêu và các tiêu chí cụ thể:
a) Mục tiêu: 100% các tiêu chí, tiêu chí thành phần năm 2021 đạt điểm tối đa theo Bộ tiêu chí ban hành.
b) Nội dung từng tiêu chí, tiêu chí thành phần:
- Thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm: Ban hành kịp thời đầy đủ các văn bản để hoàn thiện quy định về vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm 100% cơ quan, tổ chức của tỉnh bố trí công chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt; 100% số đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh bố trí viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.
- Thực hiện đầy đủ, đúng quy định về:
Tuyển dụng công chức tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và về tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Lào Cai.
Thực hiện đúng quy định về việc thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức theo thẩm quyền của tỉnh.
Bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại các cơ quan hành chính, bảo đảm: 100 % số lãnh đạo cấp Sở và tương đương, lãnh đạo cấp phòng thuộc sở và tương đương, lãnh đạo cấp phòng thuộc UBND cấp huyện được bổ nhiệm đúng quy định.
Thực hiện quy định về đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2021, bảo đảm đúng quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, phân loại công chức, viên chức theo quy định; Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, Trong năm không có cán bộ, công chức làm việc tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức, viên chức: Thực hiện công tác báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức...đúng quy định; Mức độ hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức,viên chức... đạt 100 % kế hoạch giao.
- Mức độ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã: Bảo đảm 100% cán bộ và 100% công chức cấp xã... đạt chuẩn theo quy định.
5.3. Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
6. Chỉ số nội dung “cải cách tài chính công”:
6.1. Điểm tự chấm năm 2020:
Điểm tự đánh giá, chấm điểm năm 2020: 7,6097/8 điểm; điểm không đạt: 0,3903 điểm, cụ thể:
- Tiêu chí 6.1.1 “thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm”: 0,9623/1 điểm; không đạt điểm tối đa do trong năm 2020 thực hiện giải ngân được 5.428.326 triệu đồng/ Kế hoạch giao vốn 5.641.170 triệu đồng, bằng 96,23%.
- Tiêu chí 6.13 “tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính ngân sách”: 0,6474/1 điểm; không đạt điểm tối đa do năm 2020 tỉnh đã thực hiện nộp NSNN 425,827 triệu đồng/tổng số kiến nghị phải nộp NSNN 657,725 triệu đồng, bằng 64,74%.
6.2. Mục tiêu và các tiêu chí cụ thể:
a) Mục tiêu: 100% các tiêu chí, tiêu chí thành phần năm 2021 đạt điểm tối đa theo Bộ tiêu chí ban hành.
b) Nội dung từng tiêu chí, tiêu chí thành phần:
- Bảo đảm thực hiện đúng quy định về thực hiện công tác tài chính- ngân sách: Đạt tỷ lệ giải ngân từ 98% - 100% trở lên so với kế hoạch được giao; thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước trong năm không có sai phạm được phát hiện.
- Thực hiện 100% các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách; Ban hành đầy đủ các quy định về phân cấp quản lý tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; 100% số cơ quan, đơn vị ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; trên 80% số cơ sở nhà đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại và được xử lý; tổ chức kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý tài sản công.
- Thực hiện đúng quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, bảo đảm:
Số đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và số đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên tăng so năm trước ít nhất 2 đơn vị. Không có sai phạm được phát hiện trong năm về thực hiện quy định về sử dụng các nguồn tài chính và phân phối kết quả tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đạt trên 15% giảm chi trực tiếp ngân sách cho đơn vị sự nghiệp so với năm 2015.
6.3. Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
7. Chỉ số nội dung “Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số”:
7.1. Điểm tự chấm năm 2020:
- Điểm tự đánh giá, chấm điểm năm 2020: 10,3668 điểm/11 điểm. Điểm không đạt là 0,6332 điểm, cụ thể:
Tiêu chí 7.1.3 “tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử”: 0,826/1 điểm; không đạt điểm tối đa do trong năm 2020 được 82,598% văn bản trao đổi giữa các cơ quan HCNN dưới dạng điện tử.
Tiêu chí 7.1.9 “tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh được tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia”: 0,6484/1 điểm; không đạt điểm tối đa do tỷ lệ tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là 416/1.128 dịch vụ, bằng 36,87%.
Tiêu chí 7.2.1 “tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ”: 0,3564/0,5 điểm; không đạt điểm tối đa do số dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ chưa đạt 100% (tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3,4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 36%).
7.2. Mục tiêu và các tiêu chí cụ thể:
a) Mục tiêu: 100% các tiêu chí, tiêu chí thành phần năm 2021 đạt điểm tối đa theo Bộ tiêu chí ban hành.
b) Nội dung từng tiêu chí, tiêu chí thành phần:
- Về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh, trong đó:
Tổ chức triển khai, duy trì và cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử theo quy định.
Triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP).
Phấn đấu tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử đạt 100%.
Tối thiểu 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện, 60% hồ sơ công việc cấp xã được trao đổi dưới dạng điện tử, trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ công việc có nội dung mật).
100% các sở, ban, ngành của tỉnh; 100% UBND cấp huyện; trên 80% UBND cấp xã có tỷ lệ gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp chính quyền.
Vận hành Hệ thống thông tin một cửa điện tử kết nối liên thông tới 100% sở, ngành, huyện, xã trong tỉnh.
Cổng dịch vụ công đáp ứng chức năng, yêu cầu kỹ thuật và tích hợp đầy đủ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo danh mục được phê duyệt.
Tất cả số dịch vụ công đã được tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh phải đáp ứng đầy đủ chức năng, yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Đạt trên 30% báo cáo của UBND tỉnh được kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.
- Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó:
Tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trong năm đạt từ 50% số TTHC trở lên.
Tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 35-40%.
- Thực hiện quy định về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, trong đó: Tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận/trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI đạt từ 50% số TTHC trở lên; Tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận qua dịch vụ BCCI đạt từ 10% số hồ sơ TTHC trở lên; Tỷ lệ kết quả giải quyết TTHC được trả qua dịch vụ BCCI đạt từ 20% số hồ sơ TTHC trở lên.
- Về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, trong đó:
100% số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 và thực hiện đúng việc duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo quy định.
100% số đơn vị hành chính cấp xã công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001.
7.3. Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì:
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì các nội dung: Ứng dụng CNTT; cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Lào Cai và thực hiện quy định về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì nội dung: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 đối với cơ quan HCNN của tỉnh Lào Cai.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
8. Chỉ số nội dung “tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển KT-XH của tỉnh”:
8.1. Điểm tự chấm năm 2020:
Điểm tự đánh giá, chấm điểm năm 2020: 3,5/6 điểm; điểm không đạt: 2,5 điểm, cụ thể:
- Tiêu chí 8.2 “mức độ thu hút đầu tư của tỉnh”: 0/1 điểm; không được chấm điểm do tổng vốn đầu tư của tỉnh năm 2020 không cao hơn so với năm 2019 (năm 2020 bằng 77,6% so với năm 2019).
- Tiêu chí 8.5 “tỷ lệ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn”: 0/1 điểm; không được chấm điểm do tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 không tăng cao hơn năm 2019 (năm 2020 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,55%. Năm 2019 đạt 10,32%).
- Tiêu chí 8.6 “mức độ thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HĐND tỉnh giao”: 0,5/1 điểm; không đạt điểm tối đa do năm 2020 có 23/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch bằng 95,83%; có 1 chỉ tiêu không đạt là số lượt khách du lịch chỉ đạt 2.200/5.500 lượt người.
8.2. Mục tiêu và các tiêu chí thành phần:
a) Mục tiêu: 100% các tiêu chí, tiêu chí thành phần năm 2021 đạt điểm tối đa theo Bộ tiêu chí ban hành.
b) Nội dung từng tiêu chí, tiêu chí thành phần:
- Kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh (Chỉ số SIPAS), tỷ lệ hài lòng đạt từ 95% trở lên.
- Mức độ thu hút đầu tư của tỉnh năm 2021 cao hơn năm 2020.
- Mức độ phát triển doanh nghiệp của tỉnh:
Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 phải tăng từ 25-30% trở lên so với năm 2020.
Tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách của tỉnh của khu vực doanh nghiệp tăng so với năm trước liền kề.
- Thực hiện thu ngân sách năm 2021 của tỉnh vượt chỉ tiêu ít nhất 5% Kế hoạch được Chính phủ giao.
- Tỷ lệ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng cao hơn so với năm 2020.
- Mức độ thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Hội đồng nhân dân tỉnh giao 100% chỉ tiêu đạt và vượt.
8.3. Phân công trách nhiệm:
- Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ và các quan, đơn vị liên quan điều tra, khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Chỉ số SIPAS) năm 2021.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, trong đó trọng tâm của năm 2021 là: Thu hút đầu tư của tỉnh, tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới phải tăng so với năm trước; thu ngân sách của tỉnh vượt chỉ tiêu Kế hoạch được Chính phủ giao; thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
1. Trách nhiệm của Sở Nội vụ (cơ quan thường trực CCHC của tỉnh):
1.1. Là cơ quan đầu mối chủ trì tham mưu, giúp UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này. Chủ trì tham mưu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện và nâng cao Chỉ số nội dung công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ.
1.2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cải thiện các Chỉ số theo lĩnh vực được phân công. Đình kỳ Quý I, 6 tháng, Quý III, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện cải thiện Chỉ số CCHC của tỉnh.
1.3. Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị cải thiện, nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh (dự kiến trong Quý II/2021).
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:
2.1. Căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, cụ thể hóa thành nhiệm vụ của ngành, địa phương để thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung của Chỉ số CCHC. Các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì thực hiện cải thiện đối với từng Chỉ số cụ thể tại Mục II Kế hoạch này có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện các Chỉ số CCHC theo nội dung và mục tiêu đã được xác định tại biện pháp khắc phục của kế hoạch này và gửi Kế hoạch về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) tổng hợp, theo dõi, đánh giá vào tiêu chí chấm điểm CCHC hàng năm của đơn vị.
2.2. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng phục vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý, thông qua khả năng xử lý công việc và hành vi ứng xử của công chức với người dân để cải thiện mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
2.3. Định kỳ hàng Quý I, 6 tháng, Quý III, năm báo cáo việc triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền lồng ghép trong báo cáo CCHC gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2.4. Phối hợp với các đơn vị của Bộ Nội vụ, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam triển khai công tác điều tra xã hội học để đánh giá, xác định Chỉ số CCHC năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
2.5. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn trực thuộc và UBND các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý thực hiện đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
(Chi tiết phân công nhiệm vụ theo Phụ lục gửi kèm theo Kế hoạch này).
Trên đây là Kế hoạch duy trì, cải thiện và nâng cao Chỉ số CCHC cấp tỉnh của tỉnh Lào Cai năm 2021, yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2016 nâng cao chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Kế hoạch 165/KH-UBND về duy trì, cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) của tỉnh Lào Cai năm 2020
- 3Kế hoạch 177/KH-UBND về cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính (par index) tỉnh Hà Giang năm 2020
- 4Kế hoạch 214/KH-UBND về cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh Hà Giang năm 2021
- 5Kế hoạch 116/KH-UBND thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Tuyên Quang năm 2021 và các năm tiếp theo
- 6Kế hoạch 6006/KH-UBND về khắc phục những tồn tại, hạn chế và giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 và các năm tiếp theo do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Kế hoạch 1320/KH-UBND về khắc phục tồn tại, hạn chế và cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Gia Lai năm 2021 và những năm tiếp theo
- 8Kế hoạch 189/KH-UBND về cải thiện Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR Index) và Chỉ số hiệu quả quản trị công, hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2022 của tỉnh Đồng Nai
- 1Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 2Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2016 nâng cao chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2018 về quyết liệt cải cách hành chính và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Kế hoạch 165/KH-UBND về duy trì, cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) của tỉnh Lào Cai năm 2020
- 5Kế hoạch 177/KH-UBND về cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính (par index) tỉnh Hà Giang năm 2020
- 6Quyết định 1149/QĐ-BNV năm 2020 về phê duyệt Đề án "Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025” của khối các cơ quan hành chính nhà nước
- 8Kế hoạch 341/KH-UBND năm 2020 về cải cách hành chính tỉnh Lào Cai năm 2021
- 9Kế hoạch 214/KH-UBND về cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh Hà Giang năm 2021
- 10Kế hoạch 116/KH-UBND thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Tuyên Quang năm 2021 và các năm tiếp theo
- 11Kế hoạch 6006/KH-UBND về khắc phục những tồn tại, hạn chế và giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 và các năm tiếp theo do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 12Kế hoạch 1320/KH-UBND về khắc phục tồn tại, hạn chế và cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Gia Lai năm 2021 và những năm tiếp theo
- 13Kế hoạch 189/KH-UBND về cải thiện Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR Index) và Chỉ số hiệu quả quản trị công, hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2022 của tỉnh Đồng Nai
Kế hoạch 161/KH-UBND về duy trì, cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (Par Index) của tỉnh Lào Cai năm 2021
- Số hiệu: 161/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Trịnh Xuân Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra