- 1Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2011 về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Quyết định 650/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Khoản 1, Điều 1 Quyết định 1861/QĐ-UBND về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 160/KH-UBND | Phú Yên, ngày 24 tháng 10 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ NĂM 2017
Bệnh Tụ huyết trùng (Pasteurellosis) gia súc là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trâu, bò, lợn; bệnh gây ra tỷ lệ mắc cao, ảnh hưởng đến kinh tế cho người chăn nuôi. Vi khuẩn gây bệnh thường sống trên niêm mạc mũi, hầu, hạch amidan của một số gia súc khỏe mạnh, nhất là ở những con không được tiêm phòng. Vi khuẩn có thể sống được hàng tháng ở trong phân, rơm rác, trong đất chuồng nuôi. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì những vi khuẩn này tăng độc lực và gây bệnh cho gia súc.
Thực hiện Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 279/TTr-SNN ngày 14/10/2016), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò năm 2017 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC TIÊU.
1. Mục tiêu chung:
Tiếp tục khống chế bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò một cách bền vững trong năm 2017, nhằm phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giảm thiểu nguy cơ phát sinh các ổ dịch Tụ huyết trùng trâu, bò không để xảy ra các ổ dịch lớn, lây lan diện rộng.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Nhằm bảo vệ và phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh.
- Nhanh chóng dập tắt ổ dịch không để lây lan trên diện rộng.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG.
1. Phòng bệnh bằng vắc xin:
- Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò.
- Phạm vi tiêm phòng: Trên toàn tỉnh.
- Thời gian tiêm phòng:
+ Đợt 1 từ tháng 12 năm đến tháng 1 năm sau, đợt 2 từ tháng 7 đến tháng 8.
+ Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.
- Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm phòng.
2. Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc:
Sử dụng hóa chất sát trùng trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc khu vực chăn nuôi, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, phương tiện vận chuyển động vật, khu vực có ổ dịch xảy ra, các ổ dịch cũ và những khu vực có nguy cơ cao… theo hướng dẫn tại phụ lục 8 Hướng dẫn chung về vệ sinh, khử trùng tiêu độc, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Giám sát bệnh Tụ huyết trùng:
Thực hiện giám sát lâm sàng là chủ yếu để chủ động phát hiện bệnh: Quan sát, phát hiện gia súc mắc bệnh dựa trên những triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình của bệnh.
4. Xử lý gia súc mắc bệnh:
- Cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Các địa phương chuẩn bị địa điểm chôn lấp gia súc chết khi có dịch xảy ra. Việc tiêu hủy trâu, bò chết do bệnh tụ huyết trùng theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH.
1. Ngân sách tỉnh:
Khái toán kinh phí thực hiện (chưa bao gồm ngân sách cấp huyện):
Dự ước tổng kinh phí thực hiện 154.000.000 đồng, bao gồm:
- Kinh phí mua vaccin: Dự kiến mua vaccin là 58.300 liều, ước khoảng 153.000.000 đồng (mua vắc xin cấp miễn phí các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và các xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng).
- Kinh phí thẩm định giá mua: 1.100.000 đồng.
2. Ngân sách huyện
Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng, tập huấn, hội nghị (cấp huyện), triển khai tiêu độc khử trùng, bảo hộ lao động phòng chống dịch, bảo quản, vận chuyển vaccin từ huyện đến xã và trong quá trình tiêm phòng; kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc, sự cố trong và sau khi tiêm phòng, lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh (thực hiện theo Quyết định 719/QĐ-TTg, ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Quyết định số 1861/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của UBND tỉnh Phú Yên về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định 650/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 1 của Quyết định 1861/QĐ-UBND).
3. Chủ chăn nuôi:
Chủ chăn nuôi trâu, bò thuộc các địa phương không thuộc diện tỉnh hỗ trợ nêu trên chịu toàn bộ chi phí tiêm phòng cho đàn trâu, bò của mình.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch này; kiểm tra đôn đốc Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các địa phương trên địa bàn tình thực hiện Kế hoạch và tổng hợp tình hình báo cáo cho UBND tỉnh.
- Chủ động làm việc với Sở Tài chính và các sở liên quan để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò.
2. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch Tụ huyết trùng trâu, bò.
3. Các Sở, ngành có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương trong việc triển khai, thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch Tụ huyết trùng trâu, bò.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn quản lý; xây dựng kế hoạch thật chi tiết, cụ thể về phòng, chống Tụ huyết trùng trâu, bò của huyện, thị xã, thành phố và tổ chức thực hiện.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
THUYẾT MINH
KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ NĂM 2017
I. Cơ sở pháp lý xây dựng dự toán:
Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương.
II. Nhu cầu kinh phí thực hiện: (xem chi tiết tại phụ lục)
Tổng kinh phí thực hiện: 154.000.000 đồng (một trăm năm mươi bốn triệu đồng) bao gồm:
+ Kinh phí mua vắc xin 58.300 liều.
+ Các khoản chi khác liên quan 1.100.000 đồng.
DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ
Stt | Nội dung | Đ vị tính | Số lượng | Đơn giá (đ) | Thành tiền (đ) |
1 | Kinh phí mua vắc xin | liều | 58.300 | 2.625 | 153.037.500 |
2 | Chi phí thẩm định giá mua (dưới 200 triệu đồng) |
|
|
| 1.100.000 |
Tổng cộng |
|
|
| 154.137.500 |
Thuyết minh:
1. Số lượng vắc xin:
Theo đăng ký các huyện, số lượng vắc xin tiêm phòng cho đợt 1/2017 là 29.150 liều thì số lượng vắc xin cả năm 2017 là 29.150 liều x 2 đợt = 58.300 liều.
2. Giá vaccin tạm tính theo giá mua năm 2016.
3. Chi phí thẩm định giá mua: Theo chứng thư thẩm định giá số 714/16/CT.SACC ngày 29/4/2016 của Công ty CP tư vấn và thẩm định giá Đông Nam về thẩm định giá mua.
- 1Kế hoạch 4123/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2017
- 2Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh dại động vật năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2011 về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Quyết định 650/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Khoản 1, Điều 1 Quyết định 1861/QĐ-UBND về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Kế hoạch 4123/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2017
- 8Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh dại động vật năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 9Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 160/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Trần Hữu Thế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định