Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 159/KH-UBND | Gia Lai, ngày 18 tháng 01 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá tình hình thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; các Nghị định quy định chi tiết và triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và hiệu quả quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. Qua đó nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về vị trí, vai trò của công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật tại địa phương để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn liên quan.
b) Cập nhật đầy đủ thông tin về quản lý, xử lý vi phạm hành chính để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính; theo dõi không để quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được thi hành hoặc áp dụng sai pháp luật, bỏ sót hành vi vi phạm hành chính.
c) Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong quá trình tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.
d) Xác định cụ thể nội dung công việc, sản phẩm đầu ra, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.
đ) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong quá trình thực hiện; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
A. CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
a) Nội dung công việc: Thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023.
Ngoài các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023, việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện thường xuyên, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực, địa bàn của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2023.
2. Xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện
a) Nội dung công việc:
- Nghiên cứu, rà soát, tổng hợp để xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi theo dõi.
b) Sản phẩm đầu ra: Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành cần theo dõi; văn bản đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ.
c) Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
d) Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2023.
3. Phổ biến các văn bản QPPL quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung công việc: Phổ biến các văn bản QPPL quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
b) Sản phẩm đầu ra: Tài liệu phổ biến; hội nghị tập huấn, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.
c) Đơn vị thực hiện:
- Đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành: Cơ quan, đơn vị phụ trách lĩnh vực trọng tâm, liên ngành chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
- Đối với lĩnh vực thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chủ trì thực hiện.
d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2023.
4. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung công việc: Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật trọng tâm, liên ngành do Thủ tướng Chính phủ giao; Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
b) Sản phẩm đầu ra: Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
c) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
d) Thời gian thực hiện: Hoàn thành chậm nhất ngày 28/02/2023.
4.2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Hoạt động kiểm tra
- Nội dung công việc: Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
- Phạm vi kiểm tra: Thực hiện kiểm tra tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
- Sản phẩm đầu ra: Kết luận kiểm tra.
- Đơn vị thực hiện:
Đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có liên quan triển khai thực hiện.
Đối với lĩnh vực thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chủ trì thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2023.
b) Hoạt động điều tra, khảo sát
- Nội dung công việc: Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
- Phạm vi điều tra, khảo sát: Thực hiện điều tra, khảo sát tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
- Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát.
- Đơn vị thực hiện:
Đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có liên quan triển khai thực hiện.
Đối với lĩnh vực thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chủ trì thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2023.
c) Hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát đột xuất: Căn cứ vào sự vụ cụ thể hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, việc kiểm tra, điều tra, khảo sát đột xuất được tiến hành đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
4.3. Tổ chức thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin
a) Nội dung công việc:
- Thu thập, tiếp nhận thông tin từ các báo cáo hành chính của cơ quan nhà nước; kết quả hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; các nguồn thông tin phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Xử lý thông tin tình hình thi hành pháp luật thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu, xác minh làm rõ thông tin cần xử lý (nếu thấy cần thiết) và đánh giá thông tin tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý.
b) Sản phẩm đầu ra: Văn bản thu thập thông tin; văn bản xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
c) Đơn vị thực hiện:
- Đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành: Cơ quan, đơn vị phụ trách lĩnh vực trọng tâm, liên ngành chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
- Đối với lĩnh vực thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chủ trì thực hiện.
d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2023.
4.5. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung công việc: Trên cơ sở kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, thực hiện xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và tổng hợp việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023.
b) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
c) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
d) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2023.
a) Nội dung công việc: Thu thập thông tin từ hoạt động quản lý hành chính, kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổng hợp xây dựng báo cáo kết quả về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
b) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo định kỳ công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023; báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo đột xuất, báo cáo theo chuyên đề về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
c) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
d) Thời gian thực hiện: Theo quy định tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
B. QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Nội dung công việc: Tổ chức phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
b) Sản phẩm đầu ra: Tài liệu phổ biến; hội nghị tập huấn, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.
c) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
d) Thời gian thực hiện:
- Hoạt động phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ: Thường xuyên trong năm 2023 .
- Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ: Quý II, III năm 2023.
2. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Nội dung công việc: Tổ chức kiểm tra theo Kế hoạch[1] và kiểm tra đột xuất việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực được giao quản lý đảm bảo các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định, văn bản khác có liên quan.
b) Phạm vi kiểm tra: Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
c) Sản phẩm đầu ra: Kết luận kiểm tra.
d) Đơn vị thực hiện:
- Đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có liên quan triển khai thực hiện.
- Đối với lĩnh vực thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chủ trì thực hiện.
đ) Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2023.
3. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Nội dung công việc: Thu thập thông tin từ báo cáo của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có liên quan; tổng hợp xây dựng báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
b) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật và yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
c) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
d) Thời gian thực hiện:
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 181/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước và yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
a) Chủ trì, phối hợp, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023; hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo Kế hoạch này.
c) Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xây dựng báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
d) Theo dõi, kiểm tra các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện
Trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước được giao, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra liên ngành công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành thuộc phạm vi quản lý (khi có đề nghị).
b) Thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ tại Kế hoạch này, đồng thời chủ động theo dõi, bổ sung kịp thời lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành do cơ quan cấp trên ban hành thuộc phạm vi quản lý của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện vào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 của đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động theo quy định pháp luật và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
c) Căn cứ Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 của cơ quan, đơn vị đã ban hành, triển khai thực hiện đúng, đầy đủ nội dung Kế hoạch đảm bảo hiệu quả.
d) Phối hợp với Sở Tư pháp trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 theo quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý về xử lý vi phạm hành chính tại cơ quan, đơn vị.
e) Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác, bí mật nhà nước trên các Cổng/Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 được sử dụng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện kịp thời phản ánh bằng văn bản về Chủ tịch UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để xem xét, xử lý theo thẩm quyền./.
| CHỦ TỊCH |
[1] Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai được ban hành trước ngày 15/3/2023.
- 1Quyết định 37/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 29/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 2Quyết định 85/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Kế hoạch 04/KH-UBND quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023
- 4Kế hoạch 17/KH-UBND tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2023
- 5Kế hoạch 11/KH-UBND về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Kế hoạch 604/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023
- 7Kế hoạch 55/KH-UBND triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2023
- 8Quyết định 14/2023/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong quản lý Nhà nước đối với công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 3Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 4Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước
- 5Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- 6Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 7Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- 8Quyết định 37/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 29/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 9Quyết định 85/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10Kế hoạch 04/KH-UBND quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023
- 11Kế hoạch 17/KH-UBND tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2023
- 12Kế hoạch 11/KH-UBND về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 13Kế hoạch 604/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023
- 14Kế hoạch 55/KH-UBND triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2023
- 15Quyết định 14/2023/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong quản lý Nhà nước đối với công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Kế hoạch 159/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 159/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 18/01/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Trương Hải Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra