Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1580/KH-UBND | Hải Phòng, ngày 06 tháng 09 năm 2016 |
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
- Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020;
- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 11/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp quá tải bệnh viện, mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh;
- Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình;
- Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22/3/2013 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013 - 2020;
- Quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020;
- Công văn số 1471/BYT-KCB ngày 21/3/2016 của Bộ Y tế về việc cho phép Hải Phòng là 1 trong 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế) xây dựng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình điển hình.
Xây dựng thành công mô hình bác sĩ gia đình dựa trên các quan điểm và nguyên tắc hoạt động của bác sĩ gia đình, như sau:
- Y học gia đình là một chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình. Đây là chuyên ngành rộng, lồng ghép giữa y học lâm sàng với sinh học và khóa học hành vi.
- Bác sĩ gia đình là bác sĩ chuyên khoa y học gia đình, được đào tạo để hành nghề tại tuyến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, có nhiệm vụ chăm sóc đầu tiên và liên tục cho người bệnh cũng như người khỏe theo những nguyên tắc đặc thù.
- Bác sĩ gia đình hoạt động trên nguyên tắc liên tục, toàn diện, phối hợp theo hướng dự phòng, dựa vào cộng đồng và gia đình.
- Chức năng bác sĩ gia đình: Chăm sóc ban đầu cho người dân tại cộng đồng theo hướng dự phòng.
- Hoạt động của bác sĩ gia đình: Cung ứng dịch vụ chăm sóc toàn diện, lồng ghép, liên tục và toàn diện cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với người bệnh; tham vấn, vận động lối sống lành mạnh, loại bỏ các hành vi nguy cơ đối với bệnh tật nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế thành phố nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục và thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải bệnh viện.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giai đoạn 2016 -2017:
Xây dựng thí điểm, hoàn thiện mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại thành phố Hải Phòng.
2.1.1. Xây dựng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình, gồm các loại hình:
a) Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, bao gồm:
- Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập;
- Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa tư nhân.
b) Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa của bệnh viện đa khoa công lập tuyến huyện.
c) Trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.
Quy mô, chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện theo các quy định hiện hành hướng dẫn về y học gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.1.2. Thành lập tối thiểu 15 phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn các quận, huyện: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên.
2.2. Giai đoạn 2018 - 2020:
Trên cơ sở kết quả của giai đoạn thí điểm và mô hình chuẩn phòng khám bác sĩ gia đình, triển khai nhân rộng và phát triển phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn các quận, huyện còn lại của thành phố.
1. Nhiệm vụ:
1.1. Xây dựng thí điểm, hoàn thiện mô hình phòng khám bác sĩ gia đình:
Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình được xác định như sau:
1.1.1. Trạm Y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình:
a) Về nhân lực:
- Đảm bảo đủ nhân lực theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Có bác sĩ đa khoa được đào tạo tối thiểu 3 tháng về y học gia đình.
b) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị:
Theo quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020.
c) Về nhiệm vụ:
- Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn nhưng phải theo nguyên lý toàn diện và liên tục.
- Thực hiện quản lý sức khỏe cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo nguyên lý y học gia đình.
- Thực hiện chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định chuyển tuyến y học gia đình. Tùy theo tình hình bệnh tật của người bệnh mà bác sĩ gia đình có thể chuyển tuyến đến bệnh viện thành phố hoặc bệnh viện Trung ương mà vẫn được coi là đúng tuyến.
- Thực hiện tư vấn sức khỏe, sàng lọc, tầm soát phát hiện bệnh sớm.
- Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời.
- Được thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại gia đình người bệnh, bao gồm: Khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: Thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung, tiêm, truyền dịch.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo về y học gia đình và các vấn đề liên quan; là cơ sở đào tạo thực hành chuyên ngành y học gia đình.
1.1.2. Phòng khám bác sĩ gia đình:
Gồm phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân (gồm cả phòng khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có nhu cầu hoạt động theo mô hình phòng khám bác sĩ gia đình) và phòng khám bác sĩ gia đình thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện nhà nước).
a) Về nhân lực:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình (trong giai đoạn thí điểm, bác sĩ đa khoa được đào tạo về y học gia đình 3 tháng).
- Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải được đào tạo về y học gia đình.
- Riêng đối với phòng khám bác sĩ gia đình thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện nhà nước) thì các bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện có thể luân chuyển tham gia khám, chữa bệnh tại phòng khám bác sĩ gia đình.
b) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị:
- Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. Phải có nơi đón tiếp người bệnh, có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất 10m2. Ngoài ra, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.
- Có thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.
- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đã đăng ký.
c) Về nhiệm vụ:
Phòng khám bác sĩ gia đình được thực hiện các nhiệm vụ sau nhưng phải đảm bảo nguyên lý toàn diện và liên tục:
- Tham gia phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Khám bệnh, chữa bệnh:
+ Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp;
+ Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật và khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế;
+ Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi;
+ Thực hiện chuyển tuyến y học gia đình: Là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên môn; tiếp nhận người bệnh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chuyển đến để tiếp tục chăm sóc và điều trị. Thực hiện theo hướng dẫn chuyển tuyến y học gia đình của Bộ Y tế, tùy theo tình hình bệnh tật của người bệnh mà bác sĩ gia đình có thể chuyển tuyến đến bệnh viện tuyến thành phố hoặc bệnh viện tuyến Trung ương mà vẫn được coi là đúng tuyến. Riêng đối với phòng khám bác sĩ gia đình thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện, việc chuyển tuyến y học gia đình bao gồm cả việc chuyển người bệnh vào các khoa lâm sàng của bệnh viện vẫn được coi là đúng tuyến.
+ Được thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại gia đình người bệnh, bao gồm: Khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: Thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung, tiêm, truyền dịch;
+ Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ.
- Phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe.
- Tư vấn sức khỏe:
+ Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng;
+ Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật;
+ Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo về y học gia đình và các vấn đề liên quan; là cơ sở đào tạo thực hành chuyên ngành y học gia đình.
1.2. Triển khai nhân rộng và phát triển phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn toàn thành phố:
Trên cơ sở xây dựng thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình điển hình nêu trên, hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá thực tiễn hoạt động của mô hình phòng khám bác sĩ gia đình để bổ sung, hoàn thiện quy mô, chức năng, nhiệm vụ; sau đó tiến hành triển khai nhân rộng và phát triển phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn toàn thành phố.
2. Giải pháp:
2.1. Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho phòng khám bác sĩ gia đình:
- Thành lập Ban Chỉ đạo, nhóm hỗ trợ kỹ thuật nhằm hướng dẫn các phòng khám bác sĩ gia đình; giám sát việc thực hiện Kế hoạch; phê duyệt kế hoạch triển khai của các đơn vị; tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho những đơn vị đang thực hiện phòng khám bác sĩ gia đình.
- Phối hợp với các trường đại học y dược tổ chức triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho cán bộ quản lý; bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tham gia phòng khám bác sĩ gia đình.
- Phối hợp với các trường đại học y dược tổ chức lớp đào tạo dài hạn cho bác sĩ tham gia phòng khám bác sĩ gia đình (bao gồm: Bác sĩ chuyên khoa định hướng, bác sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú...).
- Thực hiện luân phiên bác sĩ có trình độ chuyên môn bác sĩ gia đình tại các bệnh viện quận, huyện, trung tâm y tế dự phòng quận, huyện và bệnh viện tuyến thành phố đến các trạm y tế để hỗ trợ trong giai đoạn đầu mới thành lập phòng khám bác sĩ gia đình.
2.2. Bổ sung trang thiết bị phục vụ cho phòng khám bác sĩ gia đình:
Căn cứ quy định của Bộ Y tế về danh mục trang thiết bị của trạm y tế (Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020), đầu tư bổ sung các trang thiết bị cho trạm y tế theo lộ trình phân kỳ.
2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý bệnh nhân:
- Xây dựng các biểu mẫu khám (chỉ định điều trị), xét nghiệm (chỉ định cận lâm sàng), chuyển bệnh nhân, báo cáo y khoa, xây dựng bệnh án điện tử, bệnh án giấy,... phù hợp với mô hình phòng khám bác sĩ gia đình.
- Xây dựng mạng quản lý thông tin (nối mạng hệ thống: Mạng LAN, Internet) tại các cơ sở khám chữa bệnh bác sĩ gia đình và các bệnh viện.
- Đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin phục vụ cho mạng lưới khám chữa bệnh bác sĩ gia đình.
- Phối hợp việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thanh toán bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để xây dựng phần mềm tin học quản lý hoạt động bác sĩ gia đình.
- Xây dựng, ứng dụng hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử y học gia đình.
2.4. Xây dựng kế hoạch truyền thông về mô hình bác sĩ gia đình:
Hoạt động truyền thông quảng bá mô hình bác sĩ gia đình triển khai rộng trên tất cả các loại hình truyền thông nhằm giúp cộng đồng thay đổi nhìn nhận về tuyến y tế cơ sở với chất lượng khám, chăm sóc sức khỏe cho từng cá thể trong cộng đồng.
a) Đối tượng:
- Truyền thông cho đối tượng là cộng đồng giúp người dân hiểu rõ về mô hình bác sĩ gia đình tại Hải Phòng, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia khám chữa bệnh tại phòng khám bác sĩ gia đình.
- Truyền thông cho đối tượng là cán bộ y tế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế tại phòng khám bác sĩ gia đình, cán bộ y tế tại các bệnh viện là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất với mục đích giúp cán bộ y tế hiểu được vai trò, lợi ích của việc tư vấn, hướng dẫn người bệnh, cộng đồng cũng như những kỹ năng tư vấn, truyền thông cần thiết nhất góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh, tật.
- Truyền thông cho đối tượng là phóng viên của các cơ quan truyền thông đại chúng để đồng hành cùng ngành Y tế quảng bá hoạt động của mô hình bác sĩ gia đình với những thông tin thống nhất và định hướng đúng có lợi cho cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe.
b) Kênh truyền thông:
- Truyền thông đại chúng: Thông qua truyền hình, phát thanh, báo, trang web của Sở Y tế và Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe để xây dựng chuyên mục riêng về bác sĩ gia đình; trang web của các đơn vị y tế.
- Truyền thông nhóm: Mạng lưới truyền thông tuyến quận, huyện; tổ chức nói chuyện cho cộng đồng.
- Tài liệu truyền thông: Tờ rơi, poster, băng rôn, video clip.
c) Nội dung truyền thông chính:
- Giới thiệu mô hình bác sĩ gia đình và giới thiệu kế hoạch của thành phố.
- Giới thiệu quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người dân đến khám tại phòng khám bác sĩ gia đình; giới thiệu quy trình khám, chữa bệnh và thanh, quyết toán; giới thiệu quyền lợi, nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm y tế.
- Giới thiệu địa chỉ các đơn vị y tế đã triển khai phòng khám bác sĩ gia đình.
- Giới thiệu hiệu quả của các phòng khám bác sĩ gia đình điểm đang thực hiện; hiệu quả khám chữa bệnh từ mô hình phòng khám bác sĩ gia đình qua từng giai đoạn.
- Cung cấp thông tin liên quan về mô hình phòng khám bác sĩ gia đình cho các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn thành phố.
V. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Nguồn nhân lực:
- Sử dụng nguồn nhân lực là nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên...) kể cả trong và ngoài công lập đã được đào tạo chuyên ngành y học gia đình (đối với những người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe tại phòng khám bác sĩ gia đình), được cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình (đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình).
- Tận dụng nguồn nhân lực là các bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện nhà nước) có thể luân chuyển tham gia khám, chữa bệnh tại phòng khám bác sĩ gia đình thuộc bệnh viện đó.
- Khuyến khích khối y tế tư nhân thành lập, phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân (gồm: Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập, phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa tư nhân) khi đáp ứng đủ điều kiện theo các quy định hiện hành.
2. Nguồn lực tài chính:
- Kinh phí của đơn vị (các mục chi hoạt động chuyên môn, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế tiêu hao, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất).
- Kinh phí hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực của Sở Y tế, Bộ Y tế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn viện trợ khác.
- Kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố cấp bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động, gồm: Nghiên cứu, đánh giá, xây dựng mô hình hoạt động của bác sĩ gia đình (có nguồn riêng đã cấp cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố); hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tập huấn... cho các phòng khám bác sĩ gia đình; công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản lý, in ấn hồ sơ bệnh án bác sĩ gia đình; truyền thông và triển khai các hoạt động khác nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của Kế hoạch (sơ kết, tổng kết, khen thưởng…)
- Nguồn ngân sách bảo hiểm bảo hiểm y tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Trong quá trình chờ Bộ Y tế ban hành các quy định về cơ chế tài chính của dịch vụ y tế do bác sĩ gia đình cung cấp, tạm thời áp dụng cơ chế tài chính, thực hiện lồng ghép bảo hiểm y tế và hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình, như sau:
- Thực hiện lồng ghép chính sách bảo hiểm y tế với hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình.
- Cơ chế quản lý tài chính: Thực hiện theo các quy định của Nhà nước về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập.
- Cơ chế thu, chi tài chính:
+ Được thu phí từ khách hàng trên nguyên tắc bù đắp được chi phí;
+ Bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ đóng phần chênh lệch, cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng dịch vụ y tế do bác sĩ gia đình cung cấp theo các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+ Chi trả cho hoạt động của bộ phận trực tiếp và các bộ phận hỗ trợ.
1. Sở Y tế:
- Là cơ quan thường trực thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Giúp Ủy ban nhân thành phố quản lý nhà nước về y học gia đình.
- Chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, duy trì đảm bảo chất lượng dịch vụ của các mô hình phòng khám bác sĩ gia đình.
- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai Kế hoạch và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất giải quyết các vướng mắc, khó khăn với Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế.
- Xây dựng dự toán chi tiết, đề xuất kinh phí thực hiện Kế hoạch, phối hợp Tài chính xây dựng dự toán hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn.
- Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính:
Phối hợp cùng Sở Y tế xây dựng dự toán hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thanh phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn.
3. Bảo hiểm xã hội thành phố:
Phối hợp với Sở Y tế thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế, chuyển tuyến đối với các dịch vụ y tế và bệnh nhân thuộc phòng khám bác sĩ gia đình theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng để người dân có kiến thức và hiểu biết về mô hình bác sĩ gia đình.
5. Các cơ quan báo, đài thành phố:
Phối hợp với ngành Y tế tổ chức phát sóng, đăng tải các phóng sự, thông điệp truyền thông nhằm quảng bá, giới thiệu về mô hình bác sĩ gia đình.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo và giám sát các cơ sở y tế công lập, các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn quản lý tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; đề xuất khen thưởng cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt Kế hoạch.
7. Các đơn vị y tế và các phòng khám bác sĩ gia đình:
- Tổ chức thực hiện và phối hợp tốt trong quy trình khám bệnh, chữa bệnh bác sĩ gia đình, bảo đảm tốt nhất và hiệu quả nhất đối với bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại phòng khám bác sĩ gia đình và chuyển viện theo đề nghị của bác sĩ gia đình.
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về mô hình hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc báo cáo đột xuất với Sở Y tế, Phòng Y tế quận, huyện về hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 1045/QĐ-UBND-HC năm 2015 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020
- 2Quyết định 2121/QĐ-UBND năm 2015 Phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2015-2020” do Tỉnh An Giang ban hành
- 3Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2016 phát triển mô hình bác sĩ gia đình tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020
- 4Kế hoạch 5688/KH-UBND năm 2016 triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2016 -2020
- 5Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2016 nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2020d
- 6Kế hoạch 259/KH-UBND năm 2016 triển khai nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình năm 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2018-2020
- 1Quyết định 92/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 935/QĐ-BYT năm 2013 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 4667/QĐ-BYT năm 2014 về Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 1045/QĐ-UBND-HC năm 2015 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020
- 6Quyết định 2121/QĐ-UBND năm 2015 Phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2015-2020” do Tỉnh An Giang ban hành
- 7Thông tư 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2016 về tăng cường giải pháp giảm quá tải bệnh viện, mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1568/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2016 phát triển mô hình bác sĩ gia đình tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020
- 11Kế hoạch 5688/KH-UBND năm 2016 triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2016 -2020
- 12Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2016 nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2020d
- 13Kế hoạch 259/KH-UBND năm 2016 triển khai nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình năm 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 14Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2018-2020
Kế hoạch 1580/KH-UBND năm 2016 xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Hải Phòng giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 1580/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/09/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Xuân Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra