Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 16 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

V/V CHỦ ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN, ĐẢM BẢO NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ DÂN SINH TRONG MÙA KHÔ NĂM 2020-2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 11/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở đồng bằng sông Cửu Long; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long về chủ động ứng phó nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2020-2021 tại Thông báo số 353/TB-VPCP ngày 05/10/2020 của Văn phòng Chính phủ.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng Kế hoạch chủ động triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh; đảm bảo triển khai kịp thời, thống nhất và hiệu quả.

- Rà soát tình hình, đánh giá khả năng tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020-2021 đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt của Nhân dân.

- Chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp, có hiệu quả, bảo đảm an toàn nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai và ổn định sản xuất và đời sống Nhân dân.

- Phối hợp công tác ngăn mặn, trữ ngọt để tạo nguồn nước ngọt cho các nhà máy nước tại các đô thị: thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên, các huyện: Kiên Lương, Kiên Hải và Phú Quốc.

2. Yêu cầu

- Mức ứng phó: xây dựng kế hoạch ứng phó tương ứng với kịch bản hạn- mặn đã xảy ra trong mùa khô năm 2019-2020.

- Các sở, ban ngành chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất và đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô năm 2020-2021.

- Sử dụng tiết kiệm nước, chủ động nguồn nước để đảm bảo cung cấp cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2020-2021 và Hè Thu năm 2021; đồng thời, phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cho diện tích sản xuất tôm- lúa.

- Chuẩn bị phương án, kế hoạch cấp nước, đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn, nhất là đối với người dân tại các khu vực khó khăn, vùng không có tuyến ống cấp nước, điều kiện giao thông đi lại không thuận lợi để lấy nước.

- Trong trường hợp hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng, thì cân đối nguồn nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi, tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao và quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.

II. NỘI DUNG

1. Nhận định xu thế khí tượng, thủy văn mùa khô năm 2020-2021

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kiên Giang:

- Hiện tượng Enso có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina vào các tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 với xác suất xảy ra 65-70%, nhưng có cường độ yếu và ít có khả năng kéo dài. Tổng lượng mưa từ tháng 10 ÷ 11/2020 trên lưu vực sông Mê Kông có thể được cải thiện và tăng ở mức trung bình nhiều năm (TBNN).

- Về thủy văn, xâm nhập mặn:

Tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông về đồng bằng sông Cửu Long (qua trạm Châu Đốc) trong toàn bộ mùa lũ 2020 chỉ đạt 55% TBNN và thấp hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 15%. Mùa lũ năm 2020 là mùa lũ thấp nhất trong vòng 10 năm vừa qua. Đỉnh lũ các trạm nội đồng trong tỉnh xuất hiện vào đầu tháng 11/2020, ở mức tương đương báo động I.

Tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô năm 2020-2021 từ thượng nguồn sông Mê Kông về đồng bằng sông Cửu Long ở mức thiếu hụt từ 20-35% so với TBNN và tương đương năm 2019; tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2020-2021 sẽ diễn ra gay gắt. Mặn bắt đầu xâm nhập trên sông Cái Lớn, Cái Bé từ đầu tháng 12/2020, độ mặn 4g/l xâm nhập trên sông Cái Lớn khoảng 20km (hết ranh giới xã Thới Quản, Gò Quao), trên sông Cái Bé khoảng 12km (xã Bình An, Châu Thành).

2. Xác định vùng có khả năng chịu ảnh hưởng cửa hạn hán, xâm nhập, thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt

2.1. Đối với sản xuất nông nghiệp: vùng ven biển từ thành phố Rạch Giá đến thành phố Hà Tiên; vùng ven sông Cái Lớn, sông Cái Bé; các huyện vùng U Minh Thượng.

2.2. Đối với nước sinh hoạt: trung tâm thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên; trung tâm của các huyện, các khu dân cư trong tỉnh và vùng hải đảo.

2.3. Đối với diện tích đất rừng: trọng tâm là Vườn Quốc gia Phú Quốc, Vườn Quốc gia U Minh Thượng.

3. Giải pháp thực hiện

3.1 Giải pháp công trình

3.1.1. Đảm bảo nước sinh hoạt vùng nông thôn và trung tâm các thành phố, các huyện; xã, phường, thị trấn trong tỉnh

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện:

- Vận hành hệ thống cống trên địa bàn thành phố Rạch Giá, ven sông Cái Bé thuộc huyện Châu Thành có hiệu quả; Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vận hành cửa van cống kênh Nhánh, thành phố Rạch Giá để giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập sâu vào kênh Rạch Giá- Long Xuyên, đảm bảo có đủ nước ngọt cung cấp cho hồ Tà Tây, thành phố Rạch Giá. Đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành lắp đặt, kịp thời vận hành cửa van cống rạch Tà Niên trong tháng 01/2021.

- Vận hành cống Ba Hòn, kết hợp đập ngăn mặn trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên tại xã Hòa Điền (đã đắp trong mùa khô 2019-2020), đảm bảo cung cấp nước ngọt cho nhà máy nước trên địa bàn huyện Kiên Lương. Vận hành công Hà Giang để ngăn mặn, đảm bảo nguồn nước cấp cho nhà máy nước Hà Tiên (hồ nước ngọt 01 triệu m3 tại huyện Giang Thành).

- Chủ động tích nước an toàn vào các hồ chứa: Dương Đông (huyện Phú Quốc), Bãi Nhà (huyện Kiên Hải) để cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân trên đảo vào mùa khô; đồng thời khẩn trương hoàn thành đưa vào sử dụng các hồ chứa nước đang xây dựng.

- Có kế hoạch đảm bảo nước sinh hoạt vùng nông thôn, kể cả ở đất liền và hải đảo; cụ thể:

Thổi rửa các giếng hiện có tại các xã đảo: Hòn Tre, An Sơn, Lại Sơn và Nam Du (huyện Kiên Hải) và các khu vực khó khăn về nguồn nước; khoan thêm giếng để dự phòng và bổ sung nguồn cho các trạm cấp nước để tăng khả năng khai thác đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các trạm cấp nước và điểm cấp nước tập trung. Theo dõi, thường xuyên cập nhật nguồn nước và chất lượng nước tại các sông, kênh, rạch để chủ động việc lấy nước cung cấp cho các trạm cấp nước nông thôn sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh.

Rà soát, thống kê các hộ dân ở phân tán thuộc các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa có trạm cấp nước hoặc chưa có tuyến ống đi qua, đầu tư hỗ trợ cấp nước nhỏ lẻ bằng bồn nhựa 05m3 chứa nước và hóa chất xử lý nước khẩn cấp (PAG) cho các hộ dân ở phân tán, những vùng khó khăn về nước sạch mà nguồn nước mặt có thể sử dụng được.

Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các Trạm cấp nước đang bị xuống cấp do xây dựng và sử dụng đã lâu và thiếu nguồn nước như: Thứ 7 (huyện An Biên), Thuận Hòa (huyện An Minh), Xà Xiêm (huyện Châu Thành), Thới Quản (huyện Gò Quao), Bình Giang (huyện Hòn Đất), huyện Giang Thành, Cửa Cạn (huyện Phú Quốc).

Kênh phí để khắc phục tình trạng thiếu nước của một số khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đảm bảo có nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2020-2021; cụ thể như sau:

- Hỗ trợ dụng cụ bồn chứa nước 05m3: 207 triệu đồng.

- Kéo dài tuyến ống, lắp đồng hồ: 10.200 triệu đồng.

- Hỗ trợ tiền, chi phí vận chuyển nước ra đảo, vùng sâu, vùng xa: 7.290 triệu đồng.

Tổng cộng: 17.697 triệu đồng

(Phụ lục I kèm theo)

b) Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang:

- Đối với hệ thống cấp nước thành phố Rạch Giá (hồ chứa nước Vĩnh Thông và kênh dẫn 560.000m3, công suất 55.000m3/ngày đêm và hệ thống cấp nước dự phòng 33.000m3/ngày đêm): sau 02 ngày không thu được nước vào hồ, sang ngày thứ 03 sẽ đưa các trạm xử lý cấp nước ngầm vào hoạt động và nhận nước từ Công ty Thạnh Lộc, Nhà máy nước Nam Rạch Giá. Thời gian duy trì cấp nước bình thường được 20 ngày, sau đó sẽ cấp bằng nguồn nước dự phòng 33.000 m3/ngày đêm.

- Đối với hệ thống cấp nước Hà Tiên - Hòn Chông - Kiên Lương: mạng lưới hệ thống cấp nước Hà Tiên, Hòn Chông, Kiên Lương được liên kết với nhau, do đó nếu khu vực Hòn Chông không thu được nước mưa vào hồ chứa, và tùy theo lượng nước còn lại trong hồ sẽ thực hiện cắt giảm công suất và tiếp nhận nguồn nước từ Hà Tiên và Kiên Lương để đảm bảo cáp nước an toàn cho khu vực Hòn Chông.

- Đối với hệ thống cấp nước huyện Phú Quốc: hiện tại, hồ chứa nước Dương Đông đang trong quá trình nâng cấp. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để điều tiết cung cấp nước hợp lý nhằm duy trì hoạt động cung cấp nước cho người dân trên địa bàn được liên tục và ổn định.

3.1.2. Đảm bảo ngăn mặn-giữ ngọt, phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Các địa phương trong tỉnh tập trung rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn để chủ động ứng phó. Thực hiện nạo vét kênh, mương để tăng cường khả năng trữ nước ngọt, sử dụng trong mùa khô.

- Vận hành hiệu quả hệ thống cống vùng Tứ giác Long Xuyên, ven biển An Biên - An Minh, đê bao U Minh Thượng và đê bao Ô Môn - Xà No để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đối với vùng ven biển An Biên- An Minh, một số khu vực cục bộ ở thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành bị xâm nhập mặn do hệ thống cống ngăn mặn chưa được xây dựng đồng bộ, cần sớm khảo sát, rà soát, nắm chắc tình hình có biện pháp gia cố, đắp mới các đập thời vụ tại các khu vực có khả năng bị nhiễm mặn. Thường xuyên kiểm tra, có giải pháp khắc phục ngay các điểm xâm nhập mặn, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt vùng nông thôn.

- Triển khai gia cố, đắp mới các đập ngăn mặn theo thời vụ để tăng cường bảo vệ lúa trong vụ Đông Xuân năm 2020-2021 và tiếp tục phòng, chống hạn mặn cho vụ Hè Thu năm 2021.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng hợp phương án đắp đập từ các đơn vị, địa phương, với tổng số đập là 340 đập; trong đó, 03 đập bằng cừ thép Larsen, 337 đập đất (280 đập mới, gia cố 57 đập cũ). Tổng kinh phí dự kiến là 33.760,5 triệu đồng; cụ thể như sau:

a) Các đập hoàn thành trước ngày 15/12/2020: tổng số 133 đập; trong đó, lưu 01 đập cừ Larsen trong mùa khô năm 2019-2020, đắp mới 80 đập, gia cố 52 đập; dự kiến kinh phí là 10.581 triệu đồng:

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang: kinh phí lưu đập T3-Hòa Điền, huyện Kiên Lương: 1.600 triệu đồng.

Huyện An Minh: gia cố 10 đập; kinh phí: 1.770 triệu đồng.

Huyện An Biên: đắp mới 01 đập, gia cố 19 đập; kinh phí: 292 triệu đồng.

Huyện Giang Thành: đắp mới 01 đập, gia cố 02 đập; kinh phí: 400 triệu đồng.

Huyện Kiên Lương: đắp mới 02 đập, gia cố 06 đập; kinh phí: 660 triệu đồng.

Huyện Gò Quao: đắp mới 76 đập, gia cố 15 đập; kinh phí: 5.859 triệu đồng.

b) Các đập dự phòng khi hạn, mặn xâm nhập sâu đến thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên: tổng số 207 đập; trong đó, 02 đập bằng cừ thép Larsen, đắp mới 200 đập, gia cố 05 đập; dự kiến kinh phí là 23.179,5 triệu đồng.

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh: 02 đập cừ thép Larsen tại kênh Ông Hiển, huyện Châu Thành, kênh Chưng Bầu, huyện Châu Thành và huyện Giồng Riềng; kinh phí 15.000 triệu đồng.

Huyện Hòn Đất: đắp mới 09 đập; kinh phí 1.400 triệu đồng.

Huyện Châu Thành: đắp mới 07 đập; kinh phí 1.435 triệu đồng.

Huyện Gò Quao: đắp mới 58 đập; kinh phí: 4.147,5 triệu đồng.

Huyện Giồng Riềng: đắp mới 126 đập; kinh phí: 1.135 triệu đồng.

Huyện An Biên: gia cố 05 đập; kinh phí: 62 triệu đồng.

(Phụ lục II kèm theo)

Các khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn ít hơn gồm xã: Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam thuộc huyện Gò Quao; xã: Bàn Tân Định, Bàn Thạch, Thạnh Hòa, Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Hòa Thuận và thị trấn Giồng Riềng thuộc huyện Giồng Riềng; các địa phương này theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn từ sông Cái Bé, sông Cái Lớn để sẵn sàng đắp đập ngăn mặn khi cần thiết.

3.2. Giải pháp phi công trình

- Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông, hướng dẫn để từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hiểu, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó mỗi gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, ấp, xã, huyện, tỉnh cần chủ động có giải pháp phù hợp để dự trữ nước ngọt ngay từ cuối mùa mưa, nhằm bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong các tháng mùa khô, không để bị động, bất ngờ. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. Xây dựng các chương trình tập huấn, tăng cường vai trò của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền, cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm, hợp lý.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến mặn. Tăng cường công tác điều tra xâm nhập mặn trên các tuyến kênh chính, kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương và nhân dân biết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.

- Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch và chỉ đạo điều chỉnh lịch thời vụ lúa Đông Xuân 2020-2021 sớm hơn, sử dụng giống lúa ngắn ngày để đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm áp lực thiếu nước trong giai đoạn từ giữa đến cuối vụ khi xảy ra hạn - mặn kéo dài, gay gắt. Kế hoạch gieo sạ lúa Đông Xuân 289.000ha, trong đó: Vùng U Minh Thượng là vùng nhiễm mặn, bố trí sản xuất chủ yếu là lúa - tôm, vụ Đông Xuân 21.420ha bố trí gieo sạ sớm trong tháng 9, tháng 10/2020, thu hoạch dứt điểm trong tháng 12/2020, sau đó lấy nước mặn cho vụ tôm. Diện tích còn lại (267.5 80ha) trong vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu, chỉ đạo điều chỉnh gieo sạ sớm hơn so với thường năm từ 1/2 đến 1 tháng để cùng các biện pháp công trình khác đảm bảo an toàn, giảm áp lực thiếu nước tưới, mặn xâm nhập vào cuối vụ.

- Tổ chức hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, phòng trừ dịch hại và các kỹ thuật canh tác trong điều kiện hạn chế về nước tưới. Khuyến cáo nông dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới. Trên cơ sở đặc điểm nguồn nước của từng vùng, khu vực, hướng dẫn người dân bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ sản xuất hợp lý, khuyến cáo sử dụng giống lúa ngắn ngày; tăng cường thăm đồng, kết hợp kiểm tra các vùng sản xuất có khả năng bị ảnh hưởng mặn.

- Trường hợp nước đầu nguồn đổ về đồng bằng thấp trong thời gian dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang thống nhất lịch thực hiện lấy nước luân phiên trong vùng Tứ giác Long Xuyên để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ sản xuất.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện từ các nguồn vốn:

- Nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh và các nguồn hợp pháp khác: đắp đập ngăn mặn, nạo vét kênh, mương; duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi.

- Nguồn vốn từ hỗ trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi: nạo vét kênh, mương; duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi.

- Nguồn vốn từ Quỹ Phòng, chống thiên tai của tỉnh: thực hiện công tác hộ đê.

- Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 51.457,5 triệu đồng; trong đó:

Cấp nước sinh hoạt nông thôn (Phụ lục I): 17.697 triệu đồng.

Đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt (Phụ lục II): 33.760,5 triệu đồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc các sở, ban ngành và địa phương triển khai các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Thường xuyên tổng hợp tình hình, các đề xuất, kiến nghị của các ngành, địa phương, kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để có hướng xử lý, giải quyết kịp thời.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, duy tu sửa chữa các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; nhất là các công trình giữ ngọt, kiểm soát mặn, hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo kế hoạch để kịp thời đưa vào phục vụ sản xuất.

- Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến khí tượng, thủy văn, cập nhật tình hình mực nước đầu nguồn tại Châu Đốc và các trạm nội đồng trên địa bàn tỉnh. Triển khai công tác điều tra xâm nhập mặn trên các tuyến sông, kênh trục chính; kịp thời thông báo tình hình mặn, diễn biến mực nước cho các ngành, địa phương và Nhân dân biết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.

- Vận hành hiệu quả hệ thống công trên tuyến đê biển để ngăn mặn, giữ ngọt phù hợp theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất, từng khu vực. Phối hợp với các địa phương để thường xuyên kiểm tra, có giải pháp khắc phục ngay các điểm xâm nhập mặn, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt vùng nông thôn.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang để thống nhất lịch thực hiện lấy nước luân phiên trong vùng Tứ giác Long Xuyên nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ sản xuất. Vận động người dân làm thủy lợi nội đồng ngay từ đầu mùa khô.

- Phối hợp cùng các địa phương, tập trung chỉ đạo chăm sóc diện tích lúa vụ Đông Xuân năm 2020-2021, đề phòng thiếu nước, xâm nhập mặn từ giữa đến cuối vụ. Đồng thời, trên cơ sở đặc điểm nguồn nước của từng vùng, hướng dẫn, bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ sản xuất hợp lý; tăng cường thăm đồng, kết hợp kiểm tra các vùng sản xuất có khả năng bị ảnh hưởng mặn. Tổ chức hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, phòng trừ dịch hại và các kỹ thuật canh tác trong điều kiện hạn chế về nước tưới. Khuyến cáo người dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới.

- Tăng cường công tác khuyến nông, thực hiện tuyên truyền, phổ biến lịch thời vụ sản xuất và các thông tin liên quan đến hạn hán, xâm nhập mặn. Hướng dẫn người dân về phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết, nguồn nước, chủ động tích trữ nước ở các hồ chứa (đặc biệt là các hồ chứa trên các đảo), bảo đảm an toàn công trình và kế hoạch cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn trong mùa khô; tập trung triển khai đầu tư xây dựng các công trình cấp nước theo kế hoạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ở vùng nông thôn, hải đảo. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cấp nước nông thôn để kịp thời phục vụ dân sinh trong mùa khô.

- Phối hợp cùng với các địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân hiểu rõ tình hình biến đổi khí hậu, khó khăn về nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô để nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước và chủ động dự trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh về kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án, công trình ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh mang tính chất căn cơ, bền vững và phù hợp với quy luật.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin về dự báo, cảnh báo cháy rừng. Rà soát các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy, có phương án phòng, chữa cháy cụ thể cho từng địa bàn. Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác chuẩn bị tại cơ sở, kiểm tra, bảo dưỡng các trang thiết bị phòng, chữa cháy rừng, củng cố lực lượng, tăng cường dự báo cháy rừng. Tổ chức công tác ứng trực phòng cháy, chữa cháy rừng 24/24 giờ trong những tháng cao điểm của mùa khô và đảm bảo sẵn sàng thực hiện có hiệu quả theo phương châm “Bốn tại chỗ”.

- Tăng cường quan trắc môi trường để khuyến cáo kịp thời cho các doanh nghiệp, người dân nuôi trồng thủy sản có biện pháp chủ động đối phó, bảo vệ cho từng loại thủy sản. Phối hợp với các địa phương theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình xâm nhập mặn trên các tuyến sông, kênh, rạch, nhất là các khu vực tiếp giáp giữa ranh mặn và ngọt, các vùng mà hệ thống thủy lợi chưa khép kín, có thể ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.

- Tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

2. Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh

- Đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành Cống kênh Nhánh (thành phố Rạch Giá) và Cống rạch Tà Niên (huyện Châu Thành) để kịp thời vận hành trong mùa khô năm 2020-2021.

- Khẩn trương triển khai thi công các công trình xây dựng do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư để tạo nguồn tưới tiêu, ngăn mặn - giữ ngọt, phục vụ sản xuất: Cống- âu thuyền T3-Hòa Điền, Cống- âu thuyền vàm Bà Lịch, các cống và kè phá sóng trên tuyến đê biển An Biên - An Minh.

3. Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang

- Chủ động đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho Nhân dân trong phạm vi cấp nước của Công ty tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ độ mặn tại các kênh lấy nước vào các hồ để có kế hoạch trữ nước sử dụng trong mùa khô.

- Chuẩn bị phương án đảm bảo cấp nước dự phòng trong 20 ngày đối với khu vực thành phố Rạch Giá khi bị xâm nhập mặn, không lấy được nước ngọt vào hồ Tà Tây. Kiểm tra, vận hành thử hệ thống giếng khoan để sẵn sàng đưa vào sử dụng.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành, địa phương có liên quan tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh ưu tiên cân đối, bố trí nguồn lực để thực hiện các công trình cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và hỗ trợ thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo quy định. Trước mắt tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh tạm ứng kinh phí cho các đơn vị, địa phương kịp thời triển khai thực hiện các giải pháp theo Kế hoạch.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện đúng các thủ tục, quy định về lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu thi công các công trình ứng phó với tình hình hạn, mặn...

6. Sở Xây dựng

Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh định hướng, quy hoạch, các giải pháp về bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch và huy động, phân bổ các nguồn lực thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt, đẩy mạnh hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân, nhất là trong mùa khô hàng năm.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp các cơ quan, địa phương có liên quan trong việc bảo vệ, phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, khu vực bảo vệ nguồn nước và chỉ đạo xử lý khắc phục kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là tại các đập ngăn mặn tạm trong mùa khô ở các khu vực chưa xây dựng đồng bộ công trình kiểm soát mặn.

8. Sở Giao thông vận tải

Hoàn thành Dự án nâng cấp tỉnh lộ 965 (đê bao ngoài Vườn Quốc gia U Minh Thượng). Phối hợp địa phương xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang lộ giới. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng sụt lún tuyến đê bao trong mùa khô hạn.

9. Sở Y tế

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt; phòng, tránh phát sinh dịch bệnh do ảnh hưởng của xâm nhập mặn kéo dài.

10. Ban Chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tỉnh

Chỉ đạo các lực lượng chức năng, các địa phương có rừng và chủ rừng tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung, theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2020.

11. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang

Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, để truyền tải thông tin, nâng cao ý thức về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động thực hiện.

12. Công ty Điện lực Kiên Giang

Xây dựng kế hoạch đảm bảo cung cấp liên tục nguồn điện phục vụ cho các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh để vận hành cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

13. Ủy ban nhân dân; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2020-2021 với các kịch bản khả năng ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; bao gồm cả kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra năm 2019-2020, cần xác định từng vùng, từng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chỉ đạo, triển khai giải pháp cụ thể, bảo đảm nguồn nước ngọt cho sản xuất, sinh hoạt, nhất là nguồn nước cho các nhu cầu thiết yếu như nước sinh hoạt cho người dân, nước cho bệnh viện, trường học, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt, phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh.

- Chủ động thực hiện sớm việc nạo vét kênh, mương; gia cố, đắp đập ngăn mặn; duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ phòng, chống hạn mặn. Đề phòng các đợt triều cường, nước biển có khả năng dâng cao gây vỡ đập, nước mặn tràn qua đập.

- Tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn; tính toán, cân đối nguồn nước tưới cần thiết trong toàn bộ thời gian ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chủ động tích trữ nước ngọt, bảo đảm đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, tránh ảnh hưởng đến cây trồng.

- Huy động cả hệ thống chính trị trên địa bàn vào cuộc, tập trung công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động Nhân dân chủ động duy tu, sửa chữa máy bơm, trạm bơm để kịp thời bơm tưới khi cần thiết; sử dụng nước tiết kiệm, thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

- Vận động, hướng dẫn người dân chủ động có các biện pháp phòng, chống phù hợp theo phương châm “Bốn tại chỗ”, “Từ người dân, từ cơ sở là chính”. Mỗi hộ gia đình, mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chủ vườn phải chủ động các biện pháp phòng, chống, chủ động trữ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất; nhà nước hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn. Tuyên truyền, vận động người dân không xả rác thải vào các kênh, rạch nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, môi trường trong thời gian đắp đập tạm và đóng cống ngăn mặn, giữ ngọt.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa khác, để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; vận động doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình, nghiên cứu các mô hình, giải pháp về kỹ thuật sản xuất, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước để ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, hỗ trợ các thiết bị chứa nước, lọc nước cho người dân.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, đề nghị các sở, ban ngành chức năng có liên quan và các địa phương kịp thời báo cáo, đề xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tổng hợp, tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Phòng, chống thiên tai;
- Tổng cục Thủy lợi;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành cấp tỉnh (Đảng, CQ, ĐT và DNNN);
- Đài KTTV KG;
- UBND các huyện, TP;
- VP BCH PCTT TKCN&PTDS tỉnh;
- LĐVP, Phòng: KT, KGVX, TH;
- Lưu: VT, tvhung.

CHỦ TỊCH




Đỗ Thanh Bình

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ỨNG PHÓ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN TRONG MÙA KHÔ 2020-2021
(Kèm theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Số TT

Huyện/TP

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Dụng cụ chứa nước bồn nhựa (5m3)

Giếng khoan, kéo ống, lắp đặt đồng hồ

Hỗ trợ tiền, chi phí vận chuyển nước ra đảo, vùng sâu, vùng xa

Tổng

TỔNG CỘNG:

207

10,200

7,290

17,697

 

1

An Biên

27

3,400

523

3,950

 

2

An Minh

45

2,550

2,043

4,638

 

3

Hòn Đất

45

 

 

45

 

4

Kiên Hải

45

 

1,125

1,170

 

5

Kiên Lương

 

 

2,599

2,599

 

6

Giang Thành

45

4,250

 

4,295

 

7

Hà Tiên

 

 

1,000

1,000

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐẬP NGĂN MẶN, GIỮ NGỌT PHỤC VỤ SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT MÙA KHÔ NĂM 2020-2021
(Kèm theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Số TT

Cấp tỉnh/ cấp huyện

Địa điểm

Quy mô đập

Kết cấu

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Dài (m)

Rộng (m)

Chiều cao đập/ Cao trình đỉnh đập (m)

Đắp mới

Gia cố

Tổng

TỔNG CỘNG:

 

 

 

 

 

15,223

3,553

18,775.5

 

A

Danh mục đập hoàn thành trước ngày 15/12/2020

 

 

 

 

7,091

3,491

10,581

 

A1

Cấp tỉnh

 

 

 

 

 

1,600

 

1,600

 

 

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thực hiện:

 

 

 

 

 

1,600

 

1,600

Theo Công văn số 5414/VP-KT ngày 01/9/2020 của Văn phòng UBND tỉnh

 

Kinh phí lưu đập T3-Hòa Điền trên kinh Rạch Giá - Hà Tiên

Xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương

47

3.5

Đỉnh đập: 2,0

Cừ thép Larsen

1,600

 

 

 

A2

Cấp huyện

 

 

 

 

 

5,491

3,491

8,981

 

I

Giang Thành

 

 

 

 

 

200

200

400

 

1

Đập kinh HT6

Xã Phú Mỹ

10

2

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

100

 

 

2

Đập kinh nước ngọt Đồng Hòa

Xã Phú Mỹ

10

2

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

100

 

 

3

Đập kinh Som Bắc

Xã Phú Mỹ

20

3

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

200

 

 

 

II

Kiên Lương

 

 

 

 

 

300

360

660

 

1

Đập kinh 5

Xã Hòa Điền

10

5

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

 

60

 

 

2

Đập kinh 7

Xã Hòa Điền

10

5

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

 

60

 

 

3

Đập kinh 5 Thước I

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

60

 

 

4

Đập 327 I

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

60

 

 

5

Đập 327 nhánh 1

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

60

 

 

6

Đập 327 nhánh 2

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

60

 

 

7

Đập kinh An Bình 2

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

150

 

 

 

8

Đập kinh An Bình

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

150

 

 

 

III

Gò Quao

 

 

 

 

 

4,946

914

5,859

 

1

Đập kinh Ông Ga

Xã Vĩnh Phước B

12

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

42

 

 

2

Đập kinh Lộ Chủ Mon

Xã Vĩnh Phước B

32

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

112

 

 

3

Đập kinh Xẻo Cá (Phước Thọ)

Xã Vĩnh Phước B

14

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

49

 

 

4

Đập kinh phà Xáng Cụt

Xã Vĩnh Phước B

18

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

63

 

 

5

Đập kinh Xẻo Cá

Xã Vĩnh Phước B

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

70

 

 

6

Đập kinh Ba Ca

Xã Vĩnh Phước B

16

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

56

 

 

7

Đập kinh Cống Xéo (Phước Đạt)

Xã Vĩnh Phước B

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

70

 

 

8

Đập kinh Cầu Đỏ

Xã Vĩnh Phước B

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

70

 

 

9

Đập kinh Tư Tuất

Xã Vĩnh Phước B

8

2

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

28

 

 

10

Đập kinh 10 Nam

Xã Vĩnh Phước B

10

2

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

35

 

 

11

Đập kinh Lò Rèn

Xã Vĩnh Phước B

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

12

Đập kinh Tư Giờ

Xã Vĩnh Phước B

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

13

Đập kinh Năm Phát

Xã Vĩnh Phước B

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

14

Đập kinh Năm Dần

Xã Vĩnh Phước B

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

15

Đập kinh ranh Vĩnh Phước B-Vĩnh HH Nam

Xã Vĩnh Phước B

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

16

Đập kinh Năm Mai

Xã Vĩnh Phước B

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

70

 

 

17

Đập kinh Sóc Cạn

Xã Vĩnh Phước B

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

18

Đập kinh Cầu Trắng

Xã Vĩnh Phước B

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

19

Đập kinh Đai Tol

Xã Vĩnh Phước B

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

20

Đập kinh Đường Trâu

Xã Vĩnh Phước B- TT.Gò Quao

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

21

Đập kinh Dân Quân

TT.Gò Quao

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

70

 

 

22

Đập kinh Mương Lộ

TT.Gò Quao

30

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

105

 

 

23

Đập kinh Tư

Xã Thới Quản

6

2

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

21

 

 

24

Đập kinh Cả Mới nhỏ

Xã Thới Quản

26

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

91

 

 

 

25

Đập kinh Cả Mới lớn

Xã Thới Quản

30

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

105

 

 

 

26

Đập kinh Ráng 1

Xã Thới Quản

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

27

Đập kinh Xẻo Mủi

Xã Thới Quản

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

28

Đập Rạch 3 Cao

Xã Thới Quản

18

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

63

 

 

 

29

Đập kinh Xã Thanh

Xã Thới Quản

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

30

Đập kinh Cầu Dừa

Xã Thới Quản

29

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

101.5

 

 

 

31

Đập kinh 2 Giàu

Xã Thới Quản

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

32

Đập kinh Tổng Quản

Xã Thới Quản

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

33

Đập kinh Đường Tắc

Xã Thới Quản

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

34

Đập kinh Cỏ Khía

Xã Thới Quản

18

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

63

 

 

 

35

Đập kinh Đường Ruồng

Xã Thủy Liễu

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

36

Đập kinh Giải Phóng

Xã Thủy Liễu

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

37

Đập kinh Đường Tắc

Xã Thủy Liễu

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

38

Đập kinh Cả Bần

Xã Thủy Liễu

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

39

Đập kinh Chống Mỹ

Xã Thủy Liễu

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

40

Đập kinh ông Huề

Xã Thủy Liễu

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

41

Đập kinh 2 Bèo 1

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

42

Đập kinh 2 Bèo 2

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

43

Đập kinh Lục Sự

Xã Vĩnh Tuy

14

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

49

 

 

 

44

Đập kinh 2 Hồng

Xã Vĩnh Tuy

14

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

49

 

 

 

45

Đập kinh Cái Đĩa

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

46

Đập kinh 7 Quỳ 1

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

47

Đập kinh 7 Quỳ 2

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

48

Đập kinh 3 Cường 1

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

49

Đập kinh 3 Cường 2

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

50

Đập kinh 6 Hoài

Xã Vĩnh Tuy

14

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

49

 

 

 

51

Đập kinh Trâm Bầu

Xã Vĩnh Tuy

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

52

Đập kinh Ngọn Cái

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

53

Đập kinh Trâu Sấm

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

54

Đập kinh ông Bầu (giáp kinh Lộ Xe)

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

55

Đập kinh ông Bầu (giáp sông ngã ba Nước trong)

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

56

Đập kinh Xẻo Đước

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

52.5

 

 

57

Đập kinh Đường Trâu

Xã Vĩnh Tuy

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

58

Đập kinh Xã

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

59

Đập kinh Gốc Tre

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

60

Đập kinh Hãng

Xã Vĩnh Tuy

30

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

105

 

 

 

61

Đập kinh 10 Thủy

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

62

Đập kinh Tàu Đô 1

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

63

Đập kinh Tàu Đô 2

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

64

Đập kinh Láng Biển 1

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

65

Đập kinh Láng Biển 2

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

66

Đập kinh Dân Quân

Xã Vĩnh Tuy

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

67

Đập kinh Một

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

68

Đập kinh Hai 1

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

69

Đập kinh Hai 2

Xã Vĩnh Tuy

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

70

Đập kinh Thủy Lợi

Xã Vĩnh Tuy

14

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

49

 

 

 

71

Đập kinh 3

Xã Vĩnh Tuy

14

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

49

 

 

 

72

Đập kinh ranh giáp Lương Nghĩa

Xã Vĩnh Tuy

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

73

Đập kinh Hậu

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

74

Đập kinh Rọc Lá

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

75

Đập kinh 2 Chùa (giáp kinh Lộ Xe)

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

76

Đập kinh 2 Chùa (giáp sông ngã ba Nước trong).

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

77

Đập kinh 8 Lợi

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

78

Đập kinh 9 Lùn

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

79

Đập kinh Nông Trường (giáp kinh Lộ Xe)

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

80

Đập kinh Nông Trường (giáp sông ngã ba Nước trong)

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

81

Đập kinh Bờ Lu (giáp kinh Lộ Xe)

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

82

Đập kinh Bờ Lu (giáp sông ngã ba Nước trong)

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

83

Đập kinh Sơn Ca

Xã Vĩnh Thắng

14

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

49

 

 

 

84

Đập kinh Lẵm

Xã Vĩnh Thắng

8

2

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

28

 

 

 

85

Đập kinh Thủy Lợi 1

Xã Vĩnh Thắng

10

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

35

 

 

 

86

Đập kinh Thủy Lợi 2

Xã Vĩnh Thắng

10

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

35

 

 

 

87

Đập kinh 500

Xã Vĩnh Thắng

10

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

35

 

 

 

88

Đập kinh Nhà Thờ

Xã Vĩnh Thắng

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

53

 

 

 

89

Đập kinh 3 Thước

Xã Vĩnh Thắng

10

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

35

 

 

 

90

Đập kinh bà 4 Hoa 1

Xã Vĩnh Thắng

10

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

35

 

 

 

91

Đập kinh bà 4 Hoa 2

Xã Vĩnh Thắng

10

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

35

 

 

 

IV

An Biên

 

 

 

 

 

45

247

292

 

1

Đập kinh 500 vườn Cau giáp Kiểm 1

Xã Hưng Yên

13

3

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

 

17

 

 

2

Đập kinh Công Điền

Xã Hưng Yên

13

3

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

 

15

 

 

3

Đập kinh ông Tà

TT. Thứ Ba

10

3

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

 

13

 

 

4

Đập bờ bao kinh Thứ 3- cây Xoài

TT. Thứ Ba

300

2

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

45

 

 

 

5

Đập kinh hậu 500 (3 Xệ)

Xã Đông Yên

12

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

6

Đập kinh Ông 2 Binh (ông Mạnh)

Xã Đông Yên

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

11

 

 

7

Đập kinh 40 - kinh ngang Xã

Xã Đông Yên

11

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

8

Đập kinh Nhà Lầu - kinh ngang Xã (B.Đông)

Xã Đông Yên

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

13

 

 

9

Đập kinh Nhà Lầu - kinh ngang Xã (B.Tây)

Xã Đông Yên

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

10

Đập nhà ông Ngoan (nhà Lầu-Quản Di)

Xã Đông Yên

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

11

Đập kinh Họa Hình - kinh ngang Xã (B.Đông)

Xã Đông Yên

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

12

Đập kinh Họa Hình - kinh ngang Xã (B.Tây)

Xã Đông Yên

12

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

11

 

 

13

Đập kinh Họa Hình (Quản Di)

Xã Đông Yên

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

14

Đập kinh Trung Thành - kinh ngang Xã (B. Đông)

Xã Đông Yên

12

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

11

 

 

15

Đập kinh Trung Thành - kinh ngang Xã (B. Tây)

Xã Đông Yên

11

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

16

Đập kinh Trung Thành (Quản Di)

Xã Đông Yên

13

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

17

Đập kinh 15- kinh ngang Xã (B. Đông)

Xã Đông Yên

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

11

 

 

18

Đập kinh 15 - kinh lung Xẻo Đước

Xã Đông Yên

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

19

Đập k. 15 - kinh Ranh

Xã Đông Yên

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

12

 

 

20

Đập kinh Cơi 6

Xã Đông Thái

15

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

25

 

 

V

An Minh

 

 

 

 

 

 

1,770

1,770

 

1

Đập Xẻo Quao (Đê Quốc Phòng)

Xã Thuận Hòa

22

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

190

 

 

2

Đập thứ 9

Xã Thuận Hòa

35

6

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

350

 

 

3

Đập Xẻo Ngát

Xã Tân Thạnh

28

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

150

 

 

4

Đập Xẻo Lúa

Xã Tân Thạnh - Đông Hưng A

18

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

120

 

 

5

Đập Xẻo Nhàu Tả

Xã Tân Thanh

14

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

120

 

 

6

Đập Thuồng Luồng

Xã Đông Hưng A

25

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

170

 

 

7

Đập Rọ Ghe

Xã Đông Hưng A

28

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

450

 

 

8

Đập Chà Tre

Xã Vân Khánh Đông

16

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

60

 

 

9

Đập Mương Đào

Xã Vân Khánh Đông

27

6

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

100

 

 

10

Đập Rạch Ông (đê Quốc phòng)

Xã Vân Khánh Đông

22

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

60

 

 

B

Danh mục đập dự phòng

 

 

 

 

8,133

62

8,194.5

 

B1

Cấp tỉnh

 

 

 

 

 

15

 

15

 

 

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thực

 

 

 

 

 

15

 

15

 

1

Đập tạm trên kinh ông Hiển

Xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành

60

 

 

Cừ thép Larsen

9.000

 

 

 

2

Đập tạm trên kinh Chung Bầu

Xã Minh Hòa, huyện Châu Thành và xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng

50

 

 

Cừ thép Larsen

6.000

 

 

 

B2

Cấp huyện

 

 

 

 

 

8,118

62

8,180

 

I

Hòn Đất

 

 

 

 

 

1,400

 

1,400

 

1

Đập kinh tiêu - kinh 8 Nguyên

Xã Bình Sơn

8

4

Đỉnh đập: 2 ÷ 2,5

Đập đất

120

 

 

 

2

Đập kinh tiêu - bờ Tây kinh 287

Xã Bình Sơn

8

4

Đỉnh đập: 2 ÷ 2,5

Đập đất

120

 

 

 

3

Đập kinh tiêu - bờ Đông kinh 287

Xã Bình Sơn

8

4

Đỉnh đập: 2 ÷ 2,5

Đập đất

120

 

 

 

4

Đập kinh tiêu - bờ Tây kinh 286

Xã Bình Sơn

8

4

Đỉnh đập: 2 ÷ 2,5

Đập đất

120

 

 

 

5

Đập kinh tiêu - bờ Đông kinh 286

Xã Bình Sơn

8

4

Đỉnh đập: 2 ÷ 2,5

Đập đất

120

 

 

 

6

Đập kinh 200 (kinh T5)

Xã Bình Giang

40

3

Đỉnh đập: 2 ÷ 2,5

Đập đất

200

 

 

 

7

Đập kinh Đòn Giông (kinh T5)

Xã Bình Giang

40

3

Đỉnh đập: 2 ÷ 2,5

Đập đất

200

 

 

 

8

Đập kinh Đòn Giông (kinh 10)

Xã Bình Giang

40

3

Đỉnh đập: 2 ÷ 2,5

Đập đất

200

 

 

 

9

Đập kinh tiêu đê Quốc phòng (kinh 10)

Xã Bình Giang

40

3

Đỉnh đập: 2 ÷ 2,5

Đập đất

200

 

 

 

II

Châu Thành

 

 

 

 

 

1,435

 

1,435

 

1

Đập Tà Niên (Đình thần)

Xã Vĩnh Hòa Hiệp

 

 

 

Ván đặt khe phai

30

 

 

 

2

Đập Xẻo Thầy 7

Xã Bình An

12

3.5

Đỉnh đập: 1

Đập đất

135

 

 

 

3

Đập Rạch Gốc

Xã Bình An

13

3.5

Đỉnh đập: 1

Đập đất

170

 

 

 

4

Đập xẻo ông Xiêng

Xã Bình An

13

3.5

Đỉnh đập 1

Đập đất

140

 

 

 

5

Đập 4 Tùng

Xã Bình An

14

3.5

Đỉnh đập: 1

Đập đất

140

 

 

 

6

Đập vàm cây Thị

Xã Minh Hòa

26

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

450

 

 

 

7

Đập chụng Xà Đom

Xã Minh Hòa

20

3.5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

370

 

 

 

III

Giồng Riềng

 

 

 

 

 

1,135

 

1,135

 

1

Đập kinh Sở Tại - kinh Lô Bích

Xã Bàn Tân Định

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

2

Đập kinh 6 Phước - kinh Nước mặn

Xã Bàn Tân Định

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

3

Đập kinh 8 Hải - kinh Nước Mặn

Xã Bàn Tân Định

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

4

Đập kinh ông Cớ - kinh Nước mặn

Xã Bàn Tân Định

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

5

Rạch Tràm Chẹt nhỏ - kinh Nước

Xã Bàn Tân Định

14

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

14

 

 

 

6

Rạch Tràm Chẹt nhỏ - kinh Chùa

Xã Bàn Tân Định

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

7

Đập kinh Đường Trâu Lớn - kinh Chùa

Xã Bàn Tân Định

14

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

14

 

 

 

8

Đập kinh ông Cẩn - kinh Chùa

Xã Bàn Tân Định

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

9

Đập kinh Đường Trâu nhỏ - kinh

Xã Bàn Tân Định

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

10

Đập kinh ông Cớ - kinh Chùa

Xã Bàn Tân Định

15

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

15

 

 

 

11

Đập kinh lung ông Tà - kinh Na

Xã Bàn Tân Định

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

12

Đập kinh 9 Tăng - kinh KH13

Xã Bàn Tân Định

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

13

Đạp kinh 6 Vút - kinh KH13

Xã Bàn Tân Định

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

14

Đập kinh 6 Ức - kinh KH13

Xã Bàn Tân Định

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

15

Đập kinh Cơi 3 (2 đầu)

Xã Bàn Tân Định

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

16

Đập kinh cây Gòn (2 đầu)

Xã Bàn Tân Định

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

17

Đập kinh 7 Hên - rạch Tả Yểm

Xã Bàn Thạch

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

18

Kênh ông Tà - kinh xáng Cò Tuất

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

19

Kênh ông Tà - kinh Giồng Đá

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

20

Kênh ông Tà - rạch Tà Yểm

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

21

Kênh Cò Ke - rạch Ngã Bát

Xã Bàn Thạch

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

22

Kênh 6 Thước (2 đầu)

Xã Bàn Thạch

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

23

Kênh ông Danh - rạch Giồng Đá

Xã Bàn Thạch

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

24

Kênh 8 Mạnh (2 đầu)

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

25

Kênh Đôm Bô - rạch Ngã Bát

Xã Bàn Thạch

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

26

Kênh Đạo Thiện - rạch Ngã Bát

Xã Bàn Thạch

5

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

5

 

 

 

27

Kênh bà Thân - rạch Ngã Bát

Xã Bàn Thạch

5

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

5

 

 

 

28

Kênh ông Binh - rạch Ngã Bát

Xã Bàn Thạch

5

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

5

 

 

 

29

Kênh Long Tạo giáp Châu Thành

Xã Bàn Thạch

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

30

Kênh Danh Cảnh giáp Châu Thành

Xã Bàn Thạch

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

31

Kinh Danh Pol giáp kinh KH 3

Xã Bàn Thạch

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

32

Kênh Tân Bình hai đầu

Xã Bàn Thạch

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

33

Kênh 5 Nhơn (2 đầu)

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

34

Kênh ông Tương - K. Giồng Đá

Xã Bàn Thạch

5

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

5

 

 

 

35

Kênh Út Điệp - K.Giồng Đá

Xã Bàn Thạch

5

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

5

 

 

 

36

Kinh Út Phiến hai đầu

Xã Bàn Thạch

5

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

5

 

 

 

37

Kênh bà Duyên (2 đầu)

Xã Bàn Thạch

5

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

5

 

 

 

38

Kênh 7 Đẳng - K Nước mặn

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

39

Kênh 7 Phú - K Nước mặn

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

40

Kênh 4 Thiểu - rạch Cũ

Xã Bàn Thạch

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

41

Kênh 4 Nhiều - rạch Cũ

Xã Bàn Thạch

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

42

Kênh 5 Nhơn - K KH3

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

43

Kênh 5 Nhơn - K Ba Bằng

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

44

Kênh ông Sang - K.Rạch Chanh

Xã Bàn Thạch

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

45

Kênh Chung Sên - K.Rạch Chanh

Xã Bàn Thạch

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

46

Kênh ông Tà trắng- K KH3

Xã Bàn Thạch

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

47

Kênh 3 Tợ giáp kênh GR-BN

TT.Giồng Riềng

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

48

Kênh 5 An giáp kênh GR-BN

TT.Giồng Riềng

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

49

Kênh 4 Phu giáp kênh GR-BN

TT.Giồng Riềng

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

50

Kênh 3 Đông giáp kênh Rạch Chanh

TT.Giồng Riềng

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

51

Kinh Thằng Khù giáp kinh GR-BN

TT.Giồng Riềng

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

52

Kênh Nông trường giáp kênh GR-BN

TT.Giồng Riềng

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

53

Kênh rạch Chanh 2 giáp kênh GR-

TT.Giồng Riềng

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

54

Kênh 3 Tàu giáp kênh GR-BN

TT.Giồng Riềng

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

11

 

 

 

55

Kênh Tiền Huyện - K. Sóc Miên

Xã Thạnh Hòa

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

56

Kênh ông Quao - K.Sóc Miên

Xã Thạnh Hòa

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

57

Kênh 3 Lù-K Sóc Miên

Xã Thanh Hòa

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

58

Kênh 8 Cương - kênh KH3

Xã Thạnh Hòa

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

59

Kênh Mã Đá - K.Rạch Chanh 2

Xã Thạnh Hòa

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

60

Kênh 6 Nghĩa - K.Láng Sơn

Xã Thạnh Hòa

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

61

Kênh 3 Hoa - K.Rạch Chanh 2

Xã Thạnh Hòa

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

62

Kênh 4 Hoàng (2 đầu)

Xã Thạnh Hòa

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

63

Kênh 8 Khúc - kênh Nước mặn

Xã Thạnh Hòa

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

64

Kênh 3 Nhựt - kênh Nước Mặn

Xã Thạnh Hòa

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

65

Kênh 8 Hiếu - kênh Thầy Giáo

Xã Thanh Hòa

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

66

Kênh 4 Đậu - kênh Tà Ke

Xã Thạnh Hòa

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

67

Kênh 8 Chữ - kênh Tà Ke

Xã Thạnh Hòa

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

68

Kênh Bầu Đựng - K Thầy Giáo

Xã Thạnh Hòa

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

69

Kênh 3 Nhựt - K Bờ Chuối

Xã Thạnh Hòa

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

70

Kênh Út Trắng (2 đầu)

Xã Thạnh Hòa

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

71

Kênh Bờ Cảng - Kênh Tắc

Xã Thạnh Hòa

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

72

Rạch Tà Mách - sông Cái Bé

Xã Long Thạnh

15

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

15

 

 

 

73

Kênh 10 Cồ-sông Cái Bé

Xã Long Thạnh

15

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

15

 

 

 

74

Kênh xẻo Chát - sông Cái Bé

Xã Long Thạnh

17

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

17

 

 

 

75

Rạch Đường Trâu - K. Đường Xuồng

Xã Long Thạnh

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

76

Rạch Tà Mách - K. Đường Xuồng

Xã Long Thạnh

15

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

15

 

 

 

77

Kênh xẻo Chát - K. Đường Xuồng

Xã Long Thạnh

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

78

Kênh ông Duyên - rạch Cỏ Khía

Xã Long Thạnh

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

79

Rạch Long Ruôl - rạch Cỏ Khía

Xã Long Thạnh

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

80

Non Mau - rạch Cỏ Khía

Xã Long Thạnh

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

81

Đường Lạng - rạch Cỏ Khía

Xã Long Thạnh

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

82

Rạch Đường Trâu (2 đầu)

Xã Long Thạnh

15

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

15

 

 

 

83

Kênh 4 Tổng - sông Cái Bé

Xã Long Thạnh

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

84

Kênh 2 Tịch - sông Cái Bé

Xã Long Thạnh

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

85

Kênh 9 Nhóm - kinh Đường Gỗ

Xã Long Thạnh

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

86

Kênh ngọn Đường Gỗ- K Đường Gỗ

Xã Long Thạnh

15

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

15

 

 

 

87

Kênh ngọn Đường Gỗ- K 3 Định

Xã Long Thạnh

15

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

15

 

 

 

88

Kênh ngọn Đường Gỗ- sông Cái Bé

Xã Long Thạnh

15

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

15

 

 

 

89

Kênh ngọn cây Bàn - K Đường Gỗ vàm

Xã Long Thạnh

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

90

Kênh 2 Khá - K.Đường Gỗ vàm

Xã Long Thanh

5

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

5

 

 

 

91

Kênh Dòng Sầm (2 đầu)

Xã Vĩnh Thạnh

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

92

Kênh 8 Chi (2 đầu)

Xã Vĩnh Thanh

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

93

Kênh bà Chủ (2 đầu)

Xã Vĩnh Thạnh

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

94

Kênh rạch Phong Lưu - K. 6 Nheo

Xã Vĩnh Thạnh

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

95

Kênh ông Chủ (2 đầu)

Xã Vĩnh Thạnh

14

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

14

 

 

 

96

Kênh Xã - rạch cây Dừa

Xã Vĩnh Thạnh

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

97

Lung cái Nai - K. Lộ Xe

Xã Vĩnh Thạnh

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

98

Lung cái Nai - sông Cái Bé

Xã Vĩnh Thạnh

13

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

13

 

 

 

99

Kênh cây Vông - kênh KH5

Xã Vĩnh Thạnh

15

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

15

 

 

 

100

Kênh 5 Tốt - K KH 5

Xã Vĩnh Phú

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

101

Kênh 4 Hiểu - kênh Chùa xóm Giữa

Xã Vĩnh Phú

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

102

Kênh 4 Liễu - kênh 2 Thái

Xã Vĩnh Phú

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

103

Kênh 4 Hiểu - kênh KH6

Xã Vĩnh Phú

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

104

Kênh 2 Lái - kênh Sóc Ven

Xã Vĩnh Phú

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

105

Kênh 3 Rập-kênh 6 Thước

Xã Vĩnh Phú

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

106

Kênh ông Chương - kinh 2 Thái

Xã Vĩnh Phú

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

107

Kênh cây Vông - kênh KH6

Xã Hòa Thuận

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

108

Kênh 5 Phú - kênh KH6

Xã Hòa Thuận

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

109

Kênh Cùng - sông Cái Bé

Xã Hòa Thuận

12

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

12

 

 

 

110

Kênh 4 Tưng - sông Cái Bé

Xã Hòa Thuận

14

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

14

 

 

 

111

Kênh 3 Bé - kênh Ngang

Xã Hòa Thuận

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

112

Kênh 3 Phạn - kinh Ngang

Xã Hòa Thuận

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

113

Kênh 3 Phạn-kênh KH6

Xã Hòa Thuận

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

114

Kênh Bộ Thoàn - K.Ông Dèo

Xã Hòa Thuận

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

115

Kênh Giữa - K.Ông Dèo

Xã Hòa Thuận

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

116

Kênh 2 Tịch - K.Ông Dèo

Xã Hòa Thuận

7

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

7

 

 

 

117

Kênh 10 Cuống - K. xáng Ô Môn

Xã Hòa Thuận

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

118

Kênh 7 Mè - K. xáng Ô Môn

Xã Hòa Thuận

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

119

Kênh 5 Ựng - K.Mương Đào

Xã Hòa Thuận

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

120

Kênh Bé 2 - K.Mương Đào

Xã Hòa Thuận

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

121

Kênh Trâm Bầu - K.Mương Đào

Xã Hòa Thuận

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

122

Kênh Hàm Rồng - K.Mương Đào

Xã Hòa Thuận

6

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

6

 

 

 

123

Kênh Mới - sông Cái Bé

Xã Hòa Thuận

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

124

Kênh Mới - K. xáng Ô Môn

Xã Hòa Thuận

10

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

10

 

 

 

125

Kênh xẽo Cui - K.xáng Ô Môn

Xã Hòa Thuận

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

126

Kênh K15 - K. xáng Ô Môn (bờ bắc)

Xã Hòa Thuận

8

1,5

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

8

 

 

 

IV

Gò Quao

 

 

 

 

 

4,148

 

4,148

 

1

Đập kênh xóm Khu

Xã Thới Quản

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

2

Đập kênh Xà Bal

Xã Thủy Liễu

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

3

Đập kênh Tả Quen

Xã Thủy Liễu

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

4

Đập kênh ông Đỏ

Xã Thủy Liễu

17

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

59.5

 

 

 

5

Đập kênh Cả Bần

Xã Thủy Liễu

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

6

Đập kênh Ranh (Thủy Liễu-Định

Xã Thủy Liễu

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

7

Đập kênh 3 Khoai

Xã Thủy Liễu

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

8

Đập kênh đường về Bần Bé (giáp ranh Định Hòa)

Xã Thủy Liễu

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

9

Đập kênh 5 Đồng

Xã Vĩnh HH Nam

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

10

Đập kinh Bà Đạo

Xã Vĩnh HH Nam

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

11

Đập kênh xẻo Giá nhỏ

Xã Vĩnh HH Nam

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

12

Đập kênh xẻo Giá nhỏ

Xã Vĩnh HH Nam

35

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

122.5

 

 

 

13

Đập kênh Tài Phú

Xã Vĩnh HH Nam

35

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

122.5

 

 

 

14

Đập kênh Mương Lộ 1

Xã Vĩnh HH Nam

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

15

Đập kênh Tập đoàn

Xã Vĩnh HH Nam

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

16

Đập kênh xẻo Giá

Xã Vĩnh HH Nam

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

17

Đập kênh xáng Hậu

Xã Vĩnh HH Nam

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

18

Đập kênh 3 Thước

Xã Vĩnh HH Nam

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

19

Đập kênh 4 Thước

Xã Vĩnh HH Nam

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

20

Đập kênh cái Trâm

Xã Vĩnh HH Nam

30

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

105

 

 

 

21

Đập kênh Công Điền

Xã Vĩnh HH Nam

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

22

Đập kênh Đường Mây

Xã Vĩnh HH Nam

35

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

122.5

 

 

 

23

Đập kênh Mương Lộ 2

Xã Vĩnh HH Nam

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

24

Đập kênh Ngã Quát 1

Xã Vĩnh HH Bắc

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

25

Đập kênh Ngã Quát 2

Xã Vĩnh HH Bắc

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

26

Đập kênh Bửng Đế 1

Xã Vĩnh HH Bắc

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

27

Đập kênh Bửng Đế 2

Xã Vĩnh HH Bắc

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

28

Đập kênh ranh Làng

Xã Vĩnh HH Bắc

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

29

Đập kênh 9 Triễu

Xã Vĩnh HH Bắc

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

30

Đập kênh ông Kề 1

Xã Vĩnh HH Bắc

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

31

Đập kênh ông Kề 2

Xã Vĩnh HH Bắc

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

32

Đập kênh Ngã Cạy

Xã Vĩnh HH Bắc

35

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

122.5

 

 

 

33

Đập kênh Ngang Châu

Xã Vĩnh HH Bắc

35

5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

122.5

 

 

 

34

Đập kênh Đòn Dong

Xã Vĩnh HH Bắc

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

35

Đập kênh rạch ông Cả

Xã Vĩnh HH Bắc

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

36

Đập kênh ông Xiệu

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

37

Đập kênh ranh Vĩnh Phủ

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

38

Đập kênh Thủy Lợi

Xã Định An

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

39

Đập kênh Nông trường 1

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

40

Đập kênh Nông trường 2

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

41

Đập kênh Đường Sở

Xã Định An

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

42

Đập kênh Đường Trâu

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

43

Đập kênh Ngang

Xã Định An

18

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

63

 

 

 

44

Đập kênh Chợ (cặp Trường THPT)

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

45

Đập kênh ngọn Mồ Côi

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

46

Đập kênh cặp QL 61

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

47

Đập kênh Rạch Tìa

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

48

Đập kênh ranh Thị trấn

Xã Định An

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

49

Đập kênh Tha La

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

50

Đập kênh khu Chiến Lược

Xã Định An

15

3

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

52.5

 

 

 

51

Đập kênh Lộ Quẹo

Xã Định An

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

52

Đập kênh Ngang Rích

Xã Định Hòa

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

53

Đập kênh Tà Him

Xã Định Hòa

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

54

Đập kênh Thầy Cai 1

Xã Định Hòa

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

55

Đập kênh Thầy Cai 2

Xã Định Hòa

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

56

Đập kênh Thân B

Xã Định Hòa

25

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

87.5

 

 

 

57

Đập kênh ngọn Mồ Côi

Xã Định Hòa

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

58

Đập kênh Thầy Cai 3

Xã Định Hòa

20

4

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

70

 

 

 

V

An Biên

 

 

 

 

 

 

62

62

 

1

Đập kênh TL HTX Thành Công

TT. Thứ Ba

10

3

Đỉnh đập: 3,0

Đập đất

 

14

 

 

2

Đập kênh ông Đô

TT.Thứ Ba

12

3

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

 

12

 

 

3

Đập kênh ông Trạng

TT. Thứ Ba

12

3

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

 

12

 

 

4

Đập kênh ông Chí Hùng

TT. Thứ Ba

15

3

Đỉnh đập: 2,0

Đập đất

 

12

 

 

5

Đập kênh ông 7 Trà

TT. Thứ Ba

12

3

Đỉnh đập: 2,5

Đập đất

 

12

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2020 về chủ động thực hiện giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

  • Số hiệu: 154/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 16/10/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Đỗ Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/10/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản