Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/CT-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ CHỦ ĐỘNG TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ NGUY CƠ HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN TRONG MÙA KHÔ 2020-2021 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Công thiếu hụt từ 30-40% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông Mê Công ở mức rất thấp; Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng bổ sung cho Đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng mùa khô hiện mới trữ được gần 9 tỷ m3 nước, thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 23 tỷ m3 nước, thấp hơn năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ m3 nước.
Theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và thế giới, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Công trong những tháng cuối năm 2020 có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy điện thượng nguồn hiện đang ở mức thấp, các hồ thủy điện sẽ tăng cường tích nước, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước của các nước thượng nguồn sông Mê Công nên tổng lượng dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa khô 2020-2021 có khả năng thiếu hụt từ 20-35% so với trung bình nhiều năm.
Năm 2020, được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về Đồng bằng sông Cửu Long nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô năm 2020-2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng.
Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng, sự gia tăng khai thác nguồn nước ở các nước thượng nguồn hệ thống sông quốc tế và gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nội tại sẽ làm tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn.
Để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh, trước hết là trong các tháng mùa khô năm 2020-2021, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2020-2021 với các kịch bản khả năng ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, bao gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra các năm 2015-2016, 2019-2020. Cần xác định từng vùng, từng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chỉ đạo, triển khai giải pháp cụ thể, bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt;
- Huy động cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc, tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hiểu, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó mỗi gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xóm, ấp, làng, xã, huyện, tỉnh cần chủ động có giải pháp phù hợp để dự trữ nước ngọt ngay từ cuối mùa mưa nhằm bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong các tháng mùa khô, không để bị động, bất ngờ. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.
- Chủ động thực hiện sớm việc nạo vét kênh, rạch, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn...; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các công trình giữ ngọt, kiểm soát mặn, hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
- Tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn; tính toán, cân đối nguồn nước tưới cần thiết trong toàn bộ thời gian ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chủ động tích trữ nước ngọt, bảo đảm đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, tránh ảnh hưởng đến cây trồng;
- Thực hiện bố trí cơ cấu mùa, vụ gieo trồng phù hợp, bảo đảm xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2020-2021 ở các vùng ven biển nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn; ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
- Tổ chức quan trắc, giám sát tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng để kịp thời hướng dẫn người dân lấy nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
- Kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ đô thị sang khu vực nông thôn để bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tổ chức rà soát, cân đối nguồn nước phục vụ sinh hoạt tới từng hộ, thôn/ấp, xã, huyện, tỉnh, nhất là ở các vùng ven biển thường xuyên thiếu nước sinh hoạt để có giải pháp bảo đảm nguồn nước phù hợp; tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, như: bể, bồn, lu, túi đựng nước và các hình thức khác;
- Tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
- Tập trung lập quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án trong giai đoạn tới, trong đó cần ưu tiên đầu tư các dự án tích trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, cấp nước đô thị và nông thôn, đặc biệt các công trình có tính chất liên vùng, không hối tiếc, có tác động lan tỏa theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ;
- Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; vận động doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình, nghiên cứu các mô hình, giải pháp về kỹ thuật sản xuất, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước để ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, hỗ trợ các thiết bị chứa nước, lọc nước cho người dân.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổ chức theo dõi diễn biến và dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và xâm nhập mặn; kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương, cơ quan liên quan và người dân vùng ảnh hưởng để phục vụ công tác chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp;
- Tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt để xây dựng giải pháp và bản đồ trực tuyến cảnh báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng để phục vụ xây dựng kế hoạch cấp nước, hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra;
- Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là tại các khu vực không chủ động về nguồn nước, thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả để các địa phương, doanh nghiệp và người dân áp dụng;
- Hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu, giống cây trồng phù hợp cho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn; khuyến cáo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với cây ăn quả tại các vùng có nguy cơ nhiễm mặn cao;
- Hướng dẫn địa phương tính toán, xác định lượng nước tưới cần thiết cho các vùng cây ăn trái có nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn; giải pháp trữ nước, cung cấp nguồn nước tối thiểu để bảo đảm duy trì sức sống cho cây trồng. Hướng dẫn thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung; rà soát quy định về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, kiểm tra tình hình cấp nước khu vực nông thôn; vận động tổ chức trong nước, quốc tế hỗ trợ người dân ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là ở các vùng thường xuyên có nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng vượt quá khả năng xử lý của địa phương, rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại các địa phương, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương xây dựng, thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (kiểm tra, tổng hợp nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi, kế hoạch sử dụng nước, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng phù hợp,...), chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo tổ chức theo dõi, tăng cường dự báo, cung cấp các bản tin nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước thượng nguồn về Đồng bằng sông Cửu Long, diễn biến xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương phục vụ chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn;
- Tổ chức thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất cấp thẩm quyền xem xét đề nghị tăng cường xả nước từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn để góp phần đẩy mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long trong trường hợp cần thiết và hiệu quả.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng quản lý nhà nước được giao, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên cân đối nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và hỗ trợ thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo quy định.
5. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sinh hoạt, phòng, tránh phát sinh dịch bệnh do ảnh hưởng của xâm nhập mặn kéo dài.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động theo dõi tình hình thiếu đói do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài (nếu có), kịp thời, tổng hợp báo cáo cấp thẩm quyền xem xét hỗ trợ theo đúng quy định của phát luật.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông về tình hình, nguy cơ và các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để người dân biết, chủ động thực hiện, tăng cường sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.
8. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng các kênh song phương, diễn đàn/cơ chế hợp tác khu vực để thu thập, chia sẻ thông tin về nguồn nước và điều tiết của các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Mê Công, phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông khác tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông về tình hình, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, các biện pháp chỉ đạo ứng phó đến các cấp chính quyền, người dân trong khu vực.
10. Các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
- 1Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2020 về ứng phó xâm nhập mặn, hạn hán trên diện rộng do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 681/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án ứng phó hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra ở mức rất nghiêm trọng trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Kế hoạch 390/KH-UBND năm 2020 về ứng phó thảm họa hạn hán trên diện rộng tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 1832/QĐ-TTg năm 2020 về Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 354/VPCP-NN năm 2021 về theo dõi diễn biến dòng chảy trên sông Mê Công và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 515/VPCP-NN năm 2021 về theo dõi diễn biến xâm nhập mặn và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 6135/BTNMT-TNN thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du lưu vực sông Hồng những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Công điện 397/CĐ-TTg năm 2023 về chủ động triển khai biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ điện
- 9Công văn 3222/BNN-TL năm 2023 tổ chức các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 397/CĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Công văn 10707/BTNMT-TNN năm 2023 thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa cạn năm 2024 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Công điện 04/CĐ-TTg năm 2024 chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ điện
- 12Công văn 460/BXD-HTKT năm 2024 tăng cường các giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Luật Quy hoạch 2017
- 2Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2020 về ứng phó xâm nhập mặn, hạn hán trên diện rộng do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Quyết định 681/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án ứng phó hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra ở mức rất nghiêm trọng trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Kế hoạch 390/KH-UBND năm 2020 về ứng phó thảm họa hạn hán trên diện rộng tỉnh Bắc Kạn
- 6Quyết định 1832/QĐ-TTg năm 2020 về Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 354/VPCP-NN năm 2021 về theo dõi diễn biến dòng chảy trên sông Mê Công và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 515/VPCP-NN năm 2021 về theo dõi diễn biến xâm nhập mặn và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 6135/BTNMT-TNN thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du lưu vực sông Hồng những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Công điện 397/CĐ-TTg năm 2023 về chủ động triển khai biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ điện
- 11Công văn 3222/BNN-TL năm 2023 tổ chức các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 397/CĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Công văn 10707/BTNMT-TNN năm 2023 thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa cạn năm 2024 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 13Công điện 04/CĐ-TTg năm 2024 chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ điện
- 14Công văn 460/BXD-HTKT năm 2024 tăng cường các giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Bộ Xây dựng ban hành
Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2020 về chủ động triển khai biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 36/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/09/2020
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra