Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/KH-UBND

Thái Bình, ngày 03 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT TẬP TRUNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Luật Thú y năm 2015, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; quy hoạch các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở chế biến sản phẩm động vật tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030; căn cứ thực trạng hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung và thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi theo trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh được giao tại Luật Thú y năm 2015 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023; số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023.

2. Yêu cầu

- Xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung đối với lợn và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 phù hợp với mục tiêu phát triển theo quy hoạch tỉnh Thái Bình và phát huy tiềm năng, lợi thế của các cơ sở giết mổ động vật hiện có.

- Đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa các khâu: Chăn nuôi - giết mổ - chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng lực giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi gắn với xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

- Tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ động vật phải đảm bảo đúng quy trình trước khi đưa sản phẩm ra kinh doanh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ

- Xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật theo lộ trình giảm dần những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, áp dụng công nghiệp giết mổ phù hợp với nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và điều kiện thực tế của các địa phương.

- Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo các quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; được quản lý và thực hiện kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Xây dựng các cơ sở chế biến, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi gắn với đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước và hướng đến xuất khẩu.

2. Lộ trình thực hiện

a) Đến năm 2025

- Kiểm tra, rà soát, sắp xếp giảm dần những cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ trong khu dân cư không đáp ứng các điều kiện của cơ sở giết mổ theo quy định (đăng ký kinh doanh, vệ sinh thú y, môi trường,...); khuyến khích các cơ sở giết mổ lợn có điều kiện, năng lực cải tạo, nâng cấp mở rộng quy mô hoặc xây mới hạ tầng cơ sở giết mổ đảm bảo các điều kiện theo quy định. Phấn đấu giảm từ 30% trở lên số cơ sở giết mổ lợn hiện có trên địa bàn tỉnh - tương đương với giảm được từ 330 cơ sở giết mổ lợn trở lên (chi tiết tại mục 1 của Phụ lục kèm theo).

- Rà soát, lựa chọn, quy hoạch đất để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung áp dụng công nghiệp giết mổ hiện đại, thiết bị tiên tiến tại huyện Thái Thụy và huyện Vũ Thư và cơ sở chế biến gắn với thị trường sản phẩm chăn nuôi tại thành phố Thái Bình[1].

- Thực hiện kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.

b) Đến năm 2030

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, hằng năm giảm được từ 14% số cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ hiện có, khuyến khích cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới cơ sở giết mổ lợn; phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh còn khoảng 196 cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ có đủ các điều kiện theo quy định và được thực hiện kiểm soát giết mổ (chi tiết tại mục 2 của Phụ lục kèm theo).

- Xây dựng 03 cơ sở giết mổ tập trung tại các huyện: Thái Thụy, Vũ Thư, Quỳnh Phụ và 03 cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi tại thành phố Thái Bình,[2] huyện Đông Hưng và huyện Vũ Thư; phấn đấu 100% sản phẩm chăn nuôi được giết mổ tại cơ sở giết mổ có kiểm soát [3].

- Phát triển một số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô tập trung, công nghiệp với thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại; xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi[4].

3. Giải pháp thực hiện

a) Tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

- Tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở giết mổ lợn thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sắp xếp lại các cơ sở giết mổ lợn theo hướng hoạt động giết mổ lợn chỉ được thực hiện tại các cơ sở đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; quá trình giết mổ đảm bảo đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và được kiểm soát giết mổ động vật theo quy định.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về điều kiện thực hiện hoạt động giết mổ động vật; quản lý an toàn thực phẩm; tác hại của việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc đối với sức khỏe con người; không tiếp tay cho các hành vi sản xuất kinh doanh trái quy định của pháp luật, không theo chỉ đạo của chính quyền địa phương; đảm bảo giết mổ an toàn để bảo vệ sức khoẻ người dân và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho sản xuất chăn nuôi của người dân địa phương.

- Công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa chỉ các cơ sở giết mổ động vật đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm có kiểm soát giết mổ; các điểm kinh doanh, buôn bán thực phẩm sau giết mổ theo quy định.

- Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp xử lý cơ sở giết mổ động vật hoạt động trái phép, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc đưa động vật đến các cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người tiêu dùng biết cách nhận biết và lựa chọn thực phẩm an toàn.

b) Tổ chức sắp xếp lại, nâng cấp các cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ

Để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho nhân dân, việc tổ chức sắp xếp, nâng cấp các cơ sở giết mổ phải thực hiện đồng bộ và có lộ trình, thời gian để thuận lợi cho chủ cơ sở giết mổ triển khai, thực hiện, cụ thể:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức thông báo, hướng dẫn các chủ cơ sở giết mổ nhỏ lẻ về các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (đăng ký kinh doanh, vệ sinh thú y, môi trường,...); quy định lộ trình, thời gian để chủ cơ sở giết mổ hoàn thành cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ theo kế hoạch của huyện, thành phố và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.

- Căn cứ vào thực tế các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ của địa phương, Ủy ban nhân dân xã tổ chức họp các cơ sở giết mổ và thống nhất lựa chọn những cơ sở giết mổ có điều kiện, năng lực cải tạo, nâng cấp, mở rộng quy mô, công suất giết mổ hoặc xây mới có đủ các điều kiện theo quy định và đủ công suất để tập trung những cơ sở giết mổ không đảm bảo các điều kiện theo quy định và không có điều kiện cải tạo nâng cấp trong xã đưa lợn vào giết mổ; xây dựng lộ trình giảm dần các cơ sở giết mổ không đảm bảo điều kiện theo kế hoạch của huyện, thành phố.

- Theo lộ trình, thời gian quy định trong kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá, yêu cầu các cơ sở giết mổ không đảm bảo các điều kiện theo quy định, không có điều kiện cải tạo nâng cấp dừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc chuyển vào giết mổ tại cơ sở đảm bảo các điều kiện.

- Khuyến khích các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (có điều kiện về tài chính, về quỹ đất, có nguyện vọng gắn bó với nghề lâu dài,...) đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ động vật để đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Huy động nguồn lực hợp pháp hoặc bố trí kinh phí để hỗ trợ các chủ cơ sở cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động giết mổ, phục vụ công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ.

c) Quản lý mạng lưới cơ sở giết mổ

- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trên địa bàn với các nội dung: Chấp hành quy định về đăng ký hộ kinh doanh; ký cam kết về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; chấp hành quy định về thực hiện kiểm soát giết mổ đối với động vật, sản phẩm động vật và kiểm dịch,...

- Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo thực hiện sắp xếp những điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn để đảm bảo điều kiện trong kinh doanh và thuận tiện cho người tiêu dùng.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện ký cam kết về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.

- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ tại các cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ động vật; hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y không đạt yêu cầu.

- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật theo quy định; công bố các tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và giám sát.

d) Kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo rà soát, bố trí quỹ đất, tích cực kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp gắn với chế biến và bảo vệ môi trường.

- Địa điểm cần bố trí quỹ đất để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp tại 03 huyện: Thái Thụy, Vũ Thư và Quỳnh Phụ; đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi tại thành phố Thái Bình, huyện Đông Hưng và huyện Vũ Thư.

- Kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

đ) Giải pháp về khoa học công nghệ

- Ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm an toàn để phổ biến ứng dụng triển khai thực hiện.

- Sử dụng công nghệ xử lý chất thải phù hợp; trong đó, ưu tiên những công nghệ mới, tiên tiến để xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động giết mổ, kinh doanh thực phẩm.

e) Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ: Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn; số 106/2024/NĐ-CP ngày 01/8/2024 quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi và Quyết định số 3316/QĐ-UBND ngày 07/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thái Bình.

- Triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, ngân hàng,... theo quy định của pháp luật hiện hành để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.

f) Giải pháp về tài chính

- Lồng ghép nguồn lực từ các đề án, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia,...để xây dựng hạ tầng phục vụ công tác giết mổ, cung ứng sản phẩm động vật an toàn theo chuỗi và giải quyết vấn đề chất thải trong sản xuất.

- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện: Các Nghị định của Chính phủ: Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018, số 106/2024/NĐ-CP ngày 01/8/2024; hỗ trợ xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; kinh phí để đảm bảo công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật.

- Đầu tư của các tổ chức, cá nhân kinh doanh: Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất trong kinh doanh giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật (nhà xưởng, trang thiết bị, áp dụng chương trình quản lý chất lượng,...) nhằm đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Ngay sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai, tổ chức thực hiện; xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình và giải pháp cụ thể các nhiệm vụ thuộc kế hoạch của tỉnh đến từng xã, thị trấn.

Riêng Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình: Kế hoạch cần đảm bảo có lộ trình, giải pháp cụ thể từng năm để hoàn thành nhiệm vụ không còn cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn các phường, xã; có giải pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện để đảm bảo nguồn cung thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn.

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở giết mổ hiện có chấp hành nghiêm chỉ đạo về sắp xếp lại các cơ sở giết mổ lợn để các chủ cơ sở (đáp ứng yêu cầu được lựa chọn vào mạng lưới) chủ động thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,... đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và chấp hành các quy định của pháp luật đối với hoạt động giết mổ động vật như: Đăng ký kinh doanh; ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; thực hiện kiểm soát giết mổ,...; đối với cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y thì chấp hành quy định về sắp xếp lại cơ sở giết mổ của xã hoặc dừng hẳn hoạt động giết mổ, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc chuyển vào giết mổ tại cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về sử dụng thực phẩm động vật được giết mổ tại các cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và có kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y theo quy định.

- Chỉ đạo chính quyền cấp xã tổ chức sắp xếp lại các cơ sở giết mổ lợn, các điểm, chợ bán động vật, sản phẩm động vật để đảm bảo thuận tiện cho việc kinh doanh của các hộ dân và phục vụ tốt nhất người tiêu dùng.

- Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm có liên quan đến trách nhiệm quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật, chợ kinh doanh sản phẩm động vật và đảm bảo công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định; kiên quyết chỉ đạo xóa bỏ các cơ sở giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, môi trường tại các huyện và xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại các phường thuộc thành phố Thái Bình.

- Chỉ đạo rà soát, bố trí quỹ đất kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.

- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Hằng năm, chỉ đạo rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời nội dung kế hoạch để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của tỉnh; kiến nghị, đề xuất liên quan đến các nội dung chưa phù hợp trong kế hoạch của tỉnh để xem xét điều chỉnh kịp thời (nếu có).

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng giết mổ không theo quy định, sản phẩm động vật kinh doanh không rõ nguồn gốc và mất an toàn thực phẩm trên địa bàn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Kế hoạch này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành có liên quan. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng, ban hành hướng dẫn thực hiện các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

- Kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện của các huyện, thành phố đảm bảo việc ban hành kế hoạch của các địa phương phải bám sát các nhiệm vụ, lộ trình thực hiện Kế hoạch của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ và chính sách hỗ trợ thực hiện kiểm soát giết mổ động vật tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định.

- Chủ trì, đôn đốc, theo dõi quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với các huyện, thành phố tổng hợp những kiến nghị, đề xuất liên quan đến các nội dung chưa phù hợp trong Kế hoạch của tỉnh, báo cáo và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh; tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nội dung liên quan tại Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và sản phẩm thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 và Kế hoạch triển khai Đề án theo Quyết định số 2848/QĐ-BNN-CN ngày 16/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ động vật tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định; tập huấn bổ sung lực lượng chuyên môn làm công tác kiểm soát giết mổ tại cơ sở.

- Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi và đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hệ thống kiểm soát chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi; đôn đốc, kiểm tra, giám sát, quản lý các dự án đầu tư đảm bảo theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành có liên quan tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các cơ chế, chính sách theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và pháp luật hiện hành.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hướng dẫn các thủ tục về đất đai, môi trường theo quy định của pháp luật đối với cơ sở giết mổ động vật.

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, môi trường trong hoạt động giết mổ động vật theo thẩm quyền.

6. Sở Y tế

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; chỉ đạo các đơn vị trong ngành chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác an toàn thực phẩm, xử lý vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm, những bệnh truyền lây giữa người và động vật, về ngộ độc thực phẩm, làm thay đổi thói quen, tập quán tiêu dùng thực phẩm của người dân theo hướng sử dụng thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, có kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các trường học yêu cầu các đơn vị cung ứng xuất ăn cho học sinh chỉ được sử dụng sản phẩm thịt động vật rõ nguồn gốc (có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm đối với sản phẩm xuất phát từ các cơ sở ngoài tỉnh hoặc sản phẩm thịt xuất phát từ các cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y và được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ đối với các sản phẩm xuất phát từ các cơ sở trong tỉnh).

8. Sở Công thương

- Dự báo nhu cầu của thị trường, phối hợp với các đơn vị liên quan quảng bá sản phẩm, khai thác và mở rộng thị trường đối với các sản phẩm gia súc, gia cầm qua giết mổ, chế biến tập trung.

- Kêu gọi tổ chức, cá nhân vào đầu tư các cơ sở giết mổ, thu mua, chế biến sản phẩm động vật.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình: Chỉ đạo, tuyên truyền nội dung quy định có liên quan đến giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật; các cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, có quản lý của chính quyền và cơ quan nhà nước; các sản phẩm được giết mổ, sơ chế, chế biến an toàn; công bố các trường hợp vi phạm, hình thức xử lý; hướng dẫn lựa chọn sản phẩm an toàn.

10. Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh

- Phối hợp kêu gọi, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật vào các khu công nghiệp và các địa phương trong tỉnh.

- Phối hợp tuyên truyền đến các doanh nghiệp trong Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh về việc sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc (thực phẩm từ động vật có kiểm dịch khi nhập từ tỉnh ngoài; từ cơ sở có kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thực phẩm cung cấp từ các cơ sở trong tỉnh); đồng thời, chỉ đạo các cụm công nghiệp phối hợp tuyên truyền đến các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp về việc sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc.

11. Công an tỉnh

- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác nắm tình hình trong việc xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật, kịp thời phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước đối với hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật.

- Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật theo đúng quy định của pháp luật.

12. Cục Quản lý thị trường tỉnh: Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh về giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường.

13. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

- Tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có bếp ăn tập thể thực hiện nghiêm việc sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục tổ chức các cuộc thăm quan, học tập, hội chợ để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm an toàn của tỉnh; phối hợp kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi tại tỉnh.

14. Các Sở, ngành và các tổ chức chính trị xã hội liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh

Trên đây là Kế hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh; 
- UBND huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NNTNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Văn Hoàn

 


PHỤ LỤC

DỰ KIẾN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 03/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)

1. Số cơ sở giết mổ động vật, cơ sở giết mổ lợn hiện đang hoạt động tại thời điểm tháng 7/2024

STT

Huyện

Thực trạng hiện nay

Dự kiến lộ trình giảm số cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y

Dự kiến số cơ sở giết mổ lợn tham gia mạng lưới đến năm 2030

 

Số đơn vị hành chính

Số đơn vị hành chính không có hộ giết mổ lợn

Tổng số cơ sở giết mổ động vật

Tổng số cơ sở giết mổ lợn

Năm 2025

Từ năm 2026-2030

Cộng

 

A

B

1

2

3

4

5=30%* cột 4

6=4-5-8

7=5+6

8

 

1

Đông Hưng

38

2

217

149

45

74

119

30

 

2

Hưng Hà

35

4

172

117

36

59

95

22

 

3

Kiến Xương

33

1

187

142

43

67

110

32

 

4

Quỳnh Phụ

37

6

245

169

51

89

140

29

 

5

Thái Thụy

36

4

225

172

52

89

141

31

 

6

Tiền Hải

32

3

155

127

39

59

98

29

 

7

Vũ Thư

30

5

268

167

50

94

144

23

 

8

Thành phố

19

5

133

62

19

43

62

0

 

 

Cộng

260

30

1.602

1.105

335

574

909

196

 


2. Dự kiến Danh sách các cơ sở giết mổ lợn tham gia mạng lưới cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030

STT

Tên cơ sở

Địa chỉ

Loại hình giết mổ

A

CƠ SỞ GIẾT MỔ TẬP TRUNG

 

1

 

Xã Thuần Thành, huyện Thái Thụy

Giết mổ tập trung

2

 

Xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ

Giết mổ tập trung

3

 

Huyện Vũ Thư

Giết mổ tập trung

B

CƠ SỞ GIẾT MỔ NHỎ LẺ

 

 

HUYỆN ĐÔNG HƯNG

 

1

Mai Văn Trường

Hồng Giang

Giết mổ nhỏ lẻ

2

Vũ Khắc Bốn

Đông Phương

Giết mổ nhỏ lẻ

3

Phạm Huy Sỹ

Đông Phương

Giết mổ nhỏ lẻ

4

Lã Quý Hoàng

Đông Sơn

Giết mổ nhỏ lẻ

5

Phạm Văn Khiên

Đông Quan

Giết mổ nhỏ lẻ

6

Trần Văn Thường

Trọng Quan

Giết mổ nhỏ lẻ

7

Phí Văn Toàn

Hà Giang

Giết mổ nhỏ lẻ

8

Phạm Như Chuyến

Hồng Bạch

Giết mổ nhỏ lẻ

9

Phạm Tuấn Khang

Minh Phú

Giết mổ nhỏ lẻ

10

Vũ Văn Nam

Đông Xuân

Giết mổ nhỏ lẻ

11

Phạm Văn Thoan

Đông Kinh

Giết mổ nhỏ lẻ

12

Bùi Văn Trình

Đông Á

Giết mổ nhỏ lẻ

13

Lương Xuân Diên

Lô Giang

Giết mổ nhỏ lẻ

14

Nguyễn Trọng Bộ

Liên Giang

Giết mổ nhỏ lẻ

15

Đỗ Xuân Huân

Phú Châu

Giết mổ nhỏ lẻ

16

Vũ Gia Hoạch

Đông La

Giết mổ nhỏ lẻ

17

Bùi Văn Chắt

Đông Tân

Giết mổ nhỏ lẻ

18

Nguyễn Cao Phóng

An Châu

Giết mổ nhỏ lẻ

19

Trần Văn Tùng

Mê Linh

Giết mổ nhỏ lẻ

20

Nguyễn Tất Hạnh

Chương Dương

Giết mổ nhỏ lẻ

21

Nguyễn Văn Dũng

Phong Châu

Giết mổ nhỏ lẻ

22

Nguyễn Văn Tuân

Đông Cường

Giết mổ nhỏ lẻ

23

Nguyễn Văn Vụ

Đông Vinh

Giết mổ nhỏ lẻ

24

Nguyễn Văn Thiềng

Minh Tân

Giết mổ nhỏ lẻ

25

Nguyễn Văn Quyết

Đô Lương

Giết mổ nhỏ lẻ

26

Mai Danh Thảo

Phú Lương

Giết mổ nhỏ lẻ

27

Trần Thị Nhàn

Đông Các

Giết mổ nhỏ lẻ

28

Phạm Văn Tường

Đông Dương

Giết mổ nhỏ lẻ

29

Nguyễn Thị Hồng

Thị Trấn

Giết mổ nhỏ lẻ

30

Trần Thị Kim Dinh

Đông Quang

Giết mổ nhỏ lẻ

 

HUYỆN HƯNG HÀ

 

31

Vũ Văn Đức

Điệp Nông

Giết mổ nhỏ lẻ

32

Hoàng Văn Quý

Kim Trung

Giết mổ nhỏ lẻ

33

Đỗ Văn Phúc

Kim Trung

Giết mổ nhỏ lẻ

34

Hoàng Văn Nhương

Minh Hòa

Giết mổ nhỏ lẻ

35

Nguyễn Minh Hải

Tân Tiến

Giết mổ nhỏ lẻ

36

Trần Văn thủy

TT. Hưng Nhân

Giết mổ nhỏ lẻ

37

Phạm Bá Tường

Bắc Sơn

Giết mổ nhỏ lẻ

38

Nguyễn Văn Đạt

Hồng An

Giết mổ nhỏ lẻ

39

Nguyễn Văn Định

Minh Khai

Giết mổ nhỏ lẻ

40

Bùi Xuân Trường

Thống Nhất

Giết mổ nhỏ lẻ

41

Nguyễn Văn Đường

Văn Cẩm

Giết mổ nhỏ lẻ

42

Nguyễn Văn Hanh

Duyên Hải

Giết mổ nhỏ lẻ

43

Nguyễn Văn Tâm

Cộng Hòa

Giết mổ nhỏ lẻ

44

Nguyễn Văn Công

Chi Lăng

Giết mổ nhỏ lẻ

45

Lê Xuân Bình

Hòa Tiến

Giết mổ nhỏ lẻ

46

Nguyễn Văn Nhượng

Minh Tân

Giết mổ nhỏ lẻ

47

Nguyễn Văn Lâm

Tân Lễ

Giết mổ nhỏ lẻ

48

Trần Thị Liễu

Tiến Đức

Giết mổ nhỏ lẻ

49

Nguyễn Văn Viết

Đoan Hùng

Giết mổ nhỏ lẻ

50

Cao Văn Tài

Phúc Khánh

Giết mổ nhỏ lẻ

51

Đoàn Bình Trọng

T.T. Hưng Hà

Giết mổ nhỏ lẻ

52

Nguyễn Thị Minh

Chí Hòa

Giết mổ nhỏ lẻ

 

HUYỆN KIẾN XƯƠNG

 

 

53

Trần Hữu Thọ

Bình Nguyên

Giết mổ nhỏ lẻ

54

Nguyễn Đình Lâm

Nam Cao

Giết mổ nhỏ lẻ

55

Nguyễn Trọng Dũng

Quang Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

56

Trần Văn Hải

Minh Quang

Giết mổ nhỏ lẻ

57

Trần Văn Dương

Minh Quang

Giết mổ nhỏ lẻ

58

Trường Quốc Biên

TT. Kiến Xương

Giết mổ nhỏ lẻ

59

Trương Minh Khiên

TT. Kiến Xương

Giết mổ nhỏ lẻ

60

Nguyễn Thị Thân

Thanh Tân

Giết mổ nhỏ lẻ

61

Nguyễn Văn Mỳ

Thanh Tân

Giết mổ nhỏ lẻ

62

Vũ Thị Len

Thanh Tân

Giết mổ nhỏ lẻ

63

Lê Thị Hải

Thanh Tân

Giết mổ nhỏ lẻ

64

Vũ Công Thỏa

Tây Sơn

Giết mổ nhỏ lẻ

65

Nguyễn Văn Huấn

Vũ Hoà

Giết mổ nhỏ lẻ

66

Tống Văn Tuyến

Vũ Thắng

Giết mổ nhỏ lẻ

67

Nguyễn Văn Phồng

Quang Minh

Giết mổ nhỏ lẻ

68

Bùi Văn Tình

Bình Thanh

Giết mổ nhỏ lẻ

69

Nguyễn Văn Tuấn

Minh Tân

Giết mổ nhỏ lẻ

70

Nguyên Doãn Thanh

Vũ Trung

Giết mổ nhỏ lẻ

71

Bùi Văn Phước

Quang Trung

Giết mổ nhỏ lẻ

72

Lê Văn Thành

Lê Lợi

Giết mổ nhỏ lẻ

73

Nguyễn Minh Tiến

Hồng Thái

Giết mổ nhỏ lẻ

74

Nguyễn Văn Toàn

Vũ Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

75

Phan Văn Trường

Vũ Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

76

Phạm Văn Hương

Bình Minh

Giết mổ nhỏ lẻ

77

Nguyễn Viết Toán

Thượng Hiền

Giết mổ nhỏ lẻ

78

Nguyễn Văn Toàn

Vũ Công

Giết mổ nhỏ lẻ

79

Phạm Văn Kỉnh

Nam Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

80

Bùi Văn Vinh

Nam Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

81

Ngô Văn Đậu

Nam Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

82

Vũ Ngọc Hải

Tây Sơn

Giết mổ nhỏ lẻ

83

Đoàn Văn Kiển

Vũ Lễ

Giết mổ nhỏ lẻ

84

Đoàn Văn Thiện

Vũ Lễ

Giết mổ nhỏ lẻ

 

HUYỆN QUỲNH PHỤ

 

85

Trần Văn Dương

An Đồng

Giết mổ nhỏ lẻ

86

Nguyễn Hữu Lê

Đông Hải

Giết mổ nhỏ lẻ

87

Trần Văn Quang

Quỳnh Nguyên

Giết mổ nhỏ lẻ

88

Trần Đăng Long

Quỳnh Hưng

Giết mổ nhỏ lẻ

89

Đặng Đức Hùng

An Hiệp

Giết mổ nhỏ lẻ

90

Phạm Văn Minh

Châu Sơn

Giết mổ nhỏ lẻ

91

Nguyễn Văn Tùng

Quỳnh Hoàng

Giết mổ nhỏ lẻ

92

Trần Thị Tuyết

An Vinh

Giết mổ nhỏ lẻ

93

Lê Văn Thái (Hằng)

Quỳnh Xá

Giết mổ nhỏ lẻ

94

Vũ Văn Tịnh

An Thái

Giết mổ nhỏ lẻ

95

Nguyễn Đức Mọng

Quỳnh Hội

Giết mổ nhỏ lẻ

96

Nguyễn Thị Thơm

Quỳnh Hội

Giết mổ nhỏ lẻ

97

Đào Thị Tư

TT An Bài

Giết mổ nhỏ lẻ

98

Nguyễn Văn Đoàn

Quỳnh Ngọc

Giết mổ nhỏ lẻ

99

Ngô Trọng Quyền

An Khê

Giết mổ nhỏ lẻ

100

Phạm Văn Nam

Đồng Tiến

Giết mổ nhỏ lẻ

101

Trần Văn Khương

An Vũ

Giết mổ nhỏ lẻ

102

Lê Duy Dương

An Vũ

Giết mổ nhỏ lẻ

103

Đỗ Thế Thiện

Quỳnh Hồng

Giết mổ nhỏ lẻ

104

Nguyễn Viết Lý             

Quỳnh Thọ

Giết mổ nhỏ lẻ

105

Nguyễn Công Sáng

Quỳnh Hoa

Giết mổ nhỏ lẻ

106

Nguyễn Bá Sinh

Quỳnh Minh

Giết mổ nhỏ lẻ

107

Nguyễn Văn Nhiễm

An Thanh

Giết mổ nhỏ lẻ

108

Đinh Văn Huynh

An Lễ

Giết mổ nhỏ lể

109

Phạm Xuân Phong

An Mỹ

Giết mổ nhỏ lẻ

110

Đào khắc Toản

An Ninh

Giết mổ nhỏ lẻ

111

Nguyễn Phú Vĩnh

An Tràng

Giết mổ nhỏ lẻ

112

Nguyễn Ngọc Thế

Quỳnh Khê

Giết mổ nhỏ lẻ

113

Bùi Gia Chút

Quỳnh Trang

Giết mổ nhỏ lẻ

 

HUYỆN TIỀN HẢI

 

114

Nguyễn Văn Đức

Đông Cơ

Giết mổ nhỏ lẻ

115

Trương Văn Đoàn

Nam Thanh

Giết mổ nhỏ lẻ

116

Vũ Văn Rực

Nam Hà

Giết mổ nhỏ lể

117

Trần Văn May

Đông Xuyên

Giết mổ nhỏ lẻ

118

Nguyễn Văn Vinh

Nam Thắng

Giết mổ nhỏ lẻ

119

Trần Văn Xiển

Đông Hoàng

Giết mổ nhỏ lẻ

120

Hà Văn Hoan

Đông Quý

Giết mổ nhỏ lẻ

121

Nguyễn Xuân Tùng

Vân Trường

Giết mổ nhỏ lẻ

122

Nguyễn Văn Luật

Đông Trà

Giết mổ nhỏ lẻ

123

Trần Văn Độ

Đông Lâm

Giết mổ nhỏ lẻ

124

Bùi Văn Điệp

Bắc Hải

Giết mổ nhỏ lẻ

125

Lê Thị Hoa

Thị Trấn

Giết mổ nhỏ lẻ

126

Bùi Văn Huy

Đông Phong

Giết mổ nhỏ lẻ

127

Nguyễn Văn Lương

Phương Công

Giết mổ nhỏ lẻ

128

Trần Lâm Tứ

Nam Hưng

Giết mổ nhỏ lẻ

129

Trần Văn Huy

Nam phú

Giết mổ nhỏ lẻ

130

Bùi Văn Tuấn

Đông Long

Giết mổ nhỏ lẻ

131

Nguyễn Văn Hạnh

Đông Minh

Giết mổ nhỏ lẻ

132

Lê Văn Thành

Vũ Lăng

Giết mổ nhỏ lẻ

133

Phạm Văn Hạnh

Nam Trung

Giết mổ nhỏ lẻ

134

Bùi Văn Kiều

Nam Chính

Giết mổ nhỏ lẻ

135

Bùi Văn Dũng

Đông Trung

Giết mổ nhỏ lẻ

136

Ngô Văn Bái

Tây Lương

Giết mổ nhỏ lẻ

137

Ngô Văn Hải

Tây Tiến

Giết mổ nhỏ lẻ

138

Phạm Văn Dương

Tây Phong

Giết mổ nhỏ lẻ

139

Vũ Văn Lộc

Nam Hải

Giết mổ nhỏ lẻ

140

Nguyễn Văn Tưởng

Nam Hồng

Giết mổ nhỏ lẻ

141

Nguyễn Văn Hiểu

Nam Thịnh

Giết mổ nhỏ lẻ

142

Đỗ Văn Nam

An Ninh

Giết mổ nhỏ lẻ

 

HUYỆN THÁI THỤY

 

143

Nguyễn Quang Huy

Hồng Dũng

Giết mổ nhỏ lẻ

144

Phạm Văn Hưng

Thụy Phong

Giết mổ nhỏ lẻ

145

Hoàng Nguyễn Bình

Thụy Xuân

Giết mổ nhỏ lẻ

146

Đinh Văn Mịnh

Thái Thịnh

Giết mổ nhỏ lẻ

147

Nguyễn Văn Duynh

Hòa An

Giết mổ nhỏ lẻ

148

Nguyễn Thiện Ngọc

Thái Thượng

Giết mổ nhỏ lẻ

149

Phạm Văn Hùng

Thái Thượng

Giết mổ nhỏ lẻ

150

Trần Thế Anh

Mỹ Lộc

Giết mổ nhỏ lẻ

151

Phạm Hữu Học

Thụy Ninh

Giết mổ nhỏ lẻ

152

Nguyễn Văn Phương

Dương Phúc

Giết mổ nhỏ lẻ

153

Phạm Đình Nhuộm

Thụy Trình

Giết mổ nhỏ lẻ

154

Nguyễn Đức Quân

Thuỵ Trường

Giết mổ nhỏ lẻ

155

Trần Quang Thế

Thái Giang

Giết mổ nhỏ lẻ

156

Trần Đức Nội

Thái Giang

Giết mổ nhỏ lẻ

157

Trịnh Xuân Hạnh

Thái Phúc

Giết mổ nhỏ lẻ

158

Phạm Thành Dân

Thái Phúc

Giết mổ nhỏ lẻ

159

Đàm Văn Hoan

Thái Nguyên

Giết mổ nhỏ lẻ

160

Nguyễn Đình Tụng

Thụy Sơn

Giết mổ nhỏ lẻ

161

Phạm Ngọc Toán

Dương Hồng Thủy

Giết mổ nhỏ lẻ

162

Đặng Thị Năm

Dương Hồng Thủy

Giết mổ nhỏ lẻ

163

Vũ Đình Trịnh

Thái Xuyên

Giết mổ nhỏ lẻ

164

Lê Quí Toản

Thụy Dân

Giết mổ nhỏ lẻ

165

Nguyễn Hữu Nghi

Thụy Thanh

Giết mổ nhỏ lẻ

166

Đào Viết Ninh

Thụy Văn

Giết mổ nhỏ lẻ

167

Trần Văn Canh

Thụy Hưng

Giết mổ nhỏ lẻ

168

Nguyễn Văn Thường

Thụy Quỳnh

Giết mổ nhỏ lẻ

169

Nguyễn Thế Nam

An Tân

Giết mổ nhỏ lẻ

170

Phạm Phú Long

Thụy Việt

Giết mổ nhỏ lẻ

171

Phạm Văn Hùng

Thụy Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

172

Phạm Đình Ba

Thụy Liên

Giết mổ nhỏ lẻ

173

Nguyễn Thị Chiên

Thái Thọ

Giết mổ nhỏ lẻ

 

HUYỆN VŨ THƯ

 

174

Trần Quang Tài

Vũ Tiến

Giết mổ nhỏ lẻ

175

Trần Xuân Trị

Vũ Tiến

Giết mổ nhỏ lẻ

176

Trần Văn Thao

Vũ Tiến

Giết mổ nhỏ lẻ

177

Đặng Xuân Hội

Vũ Hội

Giết mổ nhỏ lẻ

178

Mai Văn Ngọc

Vũ Hội

Giết mổ nhỏ lẻ

179

Nguyễn Văn Hạ

Minh Quang

Giết mổ nhỏ lẻ

180

Nguyễn Văn Đảm

Đồng Thanh

Giết mổ nhỏ lẻ

181

Nguyễn Viết Đạo

Đồng Thanh

Giết mổ nhỏ lẻ

182

Nguyễn Trung Thành

Đồng Thanh

Giết mổ nhỏ lẻ

183

Đồng Thị Thường

Tân Phong

Giết mổ nhỏ lẻ

184

Nguyễn Đức Cảnh

Tân Phong

Giết mổ nhỏ lẻ

185

Bùi Văn Hưng

Hòa Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

186

Nguyễn Văn Thắng

Hòa Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

187

Bùi Văn Đạt

Hòa Bình

Giết mổ nhỏ lẻ

188

Lê Thị Hiền

Hồng Lý

Giết mổ nhỏ lẻ

189

Đỗ Văn Hùng

Trung An

Giết mổ nhỏ lẻ

190

Nguyễn Văn Lệ

Trung An

Giết mổ nhỏ lẻ

191

Trần Văn Tùng

Song An

Giết mổ nhỏ lẻ

192

Phạm Văn Chuân

Thị Trấn

Giết mổ nhỏ lẻ

193

Nguyễn Văn Truỳ

Minh Lãng

Giết mổ nhỏ lẻ

194

Phạm Văn Biên

Minh Khai

Giết mổ nhỏ lẻ

195

Phan Bá Thuận

Tam Quang

Giết mổ nhỏ lẻ

196

Nguyễn Văn Vinh

Hồng Phong

Giết mổ nhỏ lẻ

 

 

 

 

 

 



[1] Mục tiêu theo thuyết minh Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

[2] Mục tiêu theo thuyết minh Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

[3] Mục tiêu theo thuyết minh Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

[4] Mục tiêu theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2024 xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030

  • Số hiệu: 152/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 03/10/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Lại Văn Hoàn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản