- 1Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 3Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 41/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/KH-UBND | Bình Định, ngày 08 tháng 02 năm 2021 |
Thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường.
- Phấn đấu đến hết năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 10% đối với thành phố Quy Nhơn; giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 30% (trong tổng lượng rác được thu gom) đối với các huyện, thị xã.
- Phấn đấu đến hết năm 2025: thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 100% đối với thành phố Quy Nhơn và 90% đối với đô thị khác; thu gom và xử lý 80% chất thải rắn nông thôn; 100% số xã được đơn vị có chức năng thu gom rác thải.
2. Yêu cầu
Khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn, đồng thời chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý chất thải rắn.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn việc phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải (bao gồm chất thải nhựa) để phổ biến cho các địa phương, các cơ quan, đoàn thể; làm căn cứ để các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.
- Rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý ô nhiễm, cải tạo, nâng cấp các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh; xử lý triệt để các bãi chôn lấp rác thải tự phát không theo quy định và ngăn chặn việc hình thành các bãi chôn lấp tự phát mới và không đầu tư các lò đốt không phù hợp với quy định tại QCVN 61 MT:2016/BTNMT về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt sẽ giao trách nhiệm cho UBND cấp huyện.
- Triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra hướng dẫn việc thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế nguy hại, lây nhiễm theo quy định (đối với các cơ sở không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế).
Triển khai thực hiện và đề xuất các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học về xử lý chất thải rắn; công nghệ xử lý, tái chế các phụ phẩm nông nghiệp đặc biệt là rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Đề xuất ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường hỗ trợ cho các hoạt động phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong kế hoạch ngân sách hàng năm.
- Hướng dẫn các địa phương bố trí kinh phí từ ngân sách cấp huyện, đồng thời đề xuất hỗ trợ ngân sách tỉnh để thực hiện công tác quản lý chất thải.
- Trong quá trình thẩm định quy hoạch các dự án đầu tư, quy hoạch khu dân cư phải chú trọng việc đảm bảo các hạng mục hạ tầng kỹ thuật về rác thải (các điểm tập kết xe đẩy tay, trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải,…)
- Hướng dẫn các các huyện, thị xã, thành phố trong việc quy hoạch, bố trí các điểm tập kết, trung chuyển rác thải trong các đô thị và điểm dân cư tập trung nông thôn bảo đảm vệ sinh môi trường phù hợp với quy định pháp luật; rà soát kiểm tra cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý rác thải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
- Xây dựng danh mục dự án, đề xuất UBND tỉnh ban hành để kêu gọi, xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các dự án xử lý chất thải rắn có công nghệ tiên tiến, hiện đại. Xây dựng các tiêu chí đấu thầu đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; trong đó, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan thực hiện tích hợp, cập nhập nội dung quy hoạch các khu vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc thực hiện các tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai việc thu gom, vận chuyển, xử lý các bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón sau sử dụng trong nông nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các địa phương tăng cường áp dụng, triển khai xử lý chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là tận dụng, tái chế phụ phẩm nông nghiệp thành sản phẩm có ích; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Thực hiện thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý chất thải rắn, đặc biệt là về công tác phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng đối với các cơ quan báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm tổ chức, cá nhân đối với công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định về việc thu gom và xử lý chất thải y tế nguy hại, lây nhiễm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường, trong đó đưa nội dung giảm thiểu chất thải rắn (bao gồm chất thải nhựa) vào các chương trình giáo dục và đào tạo dưới các hình thức khác nhau.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Triển khai thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn và tổ chức thực hiện quản lý và đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phân loại rác thải tại nguồn để triển khai theo lộ trình quy định theo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (có hiệu lực ngày 01/01/2022).
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình và tổ chức thực hiện xử lý ô nhiễm, cải tạo, nâng cấp các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh; xử lý triệt để các bãi chôn lấp rác thải tự phát không theo quy định và ngăn chặn việc hình thành các bãi chôn lấp tự phát mới, lò đốt rác thải quy mô cấp xã không phù hợp với quy định tại QCVN 61-MT:2016/BTNMT về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt; đối với các khu vực nông thôn phải tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost.
- Xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt trước ngày 31/3/2021.
- Định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm tổ chức điều tra, rà soát, tổng hợp báo cáo tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn cấp huyện, kết quả gửi UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
- Xây dựng Đề án tăng cường năng lực thu gom rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn theo chỉ đạo tại Kế hoạch 35/KH-UBND ngày 11/9/2017 của UBND tỉnh; trong đó cụ thể hóa phù hợp với các quy định tại Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 và Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ: ngân sách địa phương (ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện) theo phân cấp hiện hành hoặc huy động từ nguồn tài trợ, các nguồn xã hội hóa, các tổ chức xã hội và các nguồn khác (từ các chương trình, dự án, tài trợ của các tổ chức, cá nhân,…).
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố được phân công thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này có trách nhiệm chủ động lập dự toán kinh phí vào dự toán hàng năm của ngân sách cấp mình, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao chủ trì thực hiện các nội dung trong Kế hoạch có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 09/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 12/2019/QĐ-UBND và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 25/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 1446/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực và hạ tầng kỹ thuật thực hiện quản lý chất thải rắn do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 1Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 3Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 41/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 09/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 12/2019/QĐ-UBND và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 25/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 7Quyết định 1446/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực và hạ tầng kỹ thuật thực hiện quản lý chất thải rắn do tỉnh Trà Vinh ban hành
Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 41/CT-TTg về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 15/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định