Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1463/KH-UBND

Gia Lai, ngày 15 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”

Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức viên chức giai đoạn 2018 - 2025”; Hướng dẫn số 490/UBDT-HVDT ngày 17/5/2019 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025” cụ thể như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;

- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Công văn số 9127/BTC-HCSN ngày 31/7/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025";

- Công văn số 490/UBDT-HVDT ngày 17/5/2019 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

- Nghị quyết số 98/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Nghị quyết số 75/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh quy định mức chi về công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai,

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2025

- Tối thiểu 75% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, 3, 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

III. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn tỉnh; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng sau:

- Nhóm đối tượng 1: Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nhóm đối tượng 2: Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc tỉnh ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc HĐND tỉnh, UBND tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện; Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nhóm đối tượng 3: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, Phó ban ngành trục thuộc huyện ủy, thành ủy, thị ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học nội trú, bán trú ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nhóm đối tượng 4: Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; Cán bộ, công chức cấp xã; Bí thư chi bộ, trưởng thôn, làng ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

IV. CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU VÀ HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG

1. Chương trình, tài liệu:

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban hành.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Hình thức bồi dưỡng

2.1. Kiến thức dân tộc

- Nhóm đối tượng 1: thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình: lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng; cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

- Nhóm đối tượng 2: Bồi dưỡng tập trung 03 ngày /năm và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

- Nhóm đối tượng 3: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).

- Nhóm đối tượng 4: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).

2.2. Tiếng dân tộc thiểu số

Tiếng DTTS được tổ chức cho nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 ở cấp huyện, xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

V. KẾ HOẠCH MỞ LỚP

1. Bồi dưỡng kiến thức dân tộc: Dự kiến giai đoạn 2021-2025, tổ chức 113 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 3 nhóm đối tượng (đối tượng 2, 3 và 4) với 7.960 người, đạt tỷ lệ 78,3%, cụ thể như sau:

a. Năm 2021: Tổ chức 2 lớp cho nhóm đối tượng 2 (160 người), 5 lớp cho nhóm đối tượng 3 (350 người), 16 lớp cho nhóm đối tượng 4 (1.120 người).

b. Năm 2022: Tổ chức 2 lớp cho nhóm đối tượng 2 (160 người), 7 lớp cho nhóm đối tượng 3 (490 người), 15 lớp cho nhóm đối tượng 4 (1.050 người).

c. Năm 2023: Tổ chức 1 lớp cho nhóm đối tượng 2 (80 người), 6 lớp cho nhóm đối tượng 3 (420 người), 15 lớp cho nhóm đối tượng 4 (1.050 người).

d. Năm 2024: Tổ chức 6 lớp cho nhóm đối tượng 3 (420 người), 16 lớp cho nhóm đối tượng 4 (1.120 người).

e. Năm 2025: Tổ chức 7 lớp cho nhóm đối tượng 3 (490 người), 15 lớp cho nhóm đối tượng 4 (1.050 người).

2. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Dự kiến giai đoạn 2021-2025, rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Dân tộc giao Học viện Dân tộc chủ trì thực hiện 15 lớp Bồi dưỡng tiếng DTTS cho 1.050 người thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 cấp huyện, cấp xã, đạt tỷ lệ 80%, cụ thể: mỗi năm 03 lớp (70 người/lớp).

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025 là 14.693.000.000 đồng. (Gửi kèm Phụ lục Kế hoạch thực hiện Bồi dưỡng kiến thức dân tộc và bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025).

2. Nguồn kinh phí thực hiện đề án: Ngân sách Trung ương hỗ trợ.

Trong điều kiện nguồn ngân sách địa phương chưa thể cân đối được, chủ yếu phụ thuộc vào phân bổ Trung ương nên không thể bố trí nguồn vốn cho dự án. Do đó, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc xem xét, hỗ trợ cho địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc

- Là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc cụ thể hóa chương trình tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm vùng miền cho cán bộ công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 tại địa phương.

- Hàng năm (tháng 6), trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025” của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Dân tộc xây dựng kế hoạch và dự toán cho năm sau gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí thực hiện.

- Phối hợp Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan quy định cụ thể kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng DTTS là một trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hằng năm theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ.

- Hàng năm rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Dân tộc giao Học viện Dân tộc chủ trì thực hiện Bồi dưỡng tiếng DTTS cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 cấp huyện, cấp xã theo Kế hoạch.

- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả; tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết và tổng hợp báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định.

2. Sở Nội vụ

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể về kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số là một trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ.

3. Sở Tài chính

- Hàng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách và dự toán do Ban Dân tộc lập theo đúng thời gian quy định, Sở Tài chính tổng hợp tham mưu UBND tỉnh có văn bản báo cáo Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc bổ sung kinh phí cho tỉnh Gia Lai để thực hiện Kế hoạch.

4. Các Sở, ban, ngành và đơn vị thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Hằng năm phối hợp Ban Dân tộc, các đơn vị liên quan rà soát và cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng DTTS theo lộ trình đề ra tại Kế hoạch này.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc) để xem xét, giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Ủy ban Dân tộc Quốc hội;
- T.T Tỉnh ủy; T.T HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Chánh và các PCVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Thành

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC VÀ BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 1463/KH-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Gia Lai)

TT

Nhóm đối tượng

Tổng số

Giai đoạn 2021 - 2025

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí

(triệu đồng)

1

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC

10,162

7,960

113

78.3

14,693.00

1

Đối tượng 1

26

0

0

0.0

0.00

2

Đối tượng 2

434

400

5

92.2

358.50

3

Đối tượng 3

2,202

2,170

31

98.5

2,588.50

4

Đối tượng 4

7,500

5,390

77

71.9

11,746.00

4.1

Cán bộ có hưởng lương

3,331

3,220

46

96.7

3,841.00

4.2

Cán bộ không hưởng lương

4,169

2,170

31

52.1

7,905.00

II

BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

1,312

1,050

15

80.0

Không tổng hợp nhu cầu kinh phí do UBDT chủ trì triển khai thực hiện công tác Bồi dưỡng tiếng DTTS và chưa có chương trình bồi dưỡng cụ thể

1

Đối tượng 3

534

420

6

78.7

2

Đối tượng 4

778

630

9

81.0

TỔNG CỘNG

11,474

9,010

113

 

14,693.00

Ghi chú: Theo biểu Dự toán kinh phí tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc gửi kèm:

Kinh phí tổ chức 1 lớp đối tượng 2 (80 người/lớp) là 71,7 triệu đồng;

Kinh phí tổ chức 1 lớp đối tượng 3 (70 người/lớp) là 83,5 triệu đồng;

Kinh phí tổ chức 1 lớp đối tượng 4 (70 người/lớp): - Đối với CB có hưởng lương là 83,5 triệu đồng;

- Đối với CB không hưởng lương là 255,0 triệu đồng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1463/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Gia Lai ban hành

  • Số hiệu: 1463/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 15/07/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Võ Ngọc Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản