- 1Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 2Thông tư 26/2019/TT-BCT quy định về biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Quyết định 4946/QĐ-BYT năm 2020 về tài liệu "Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng do Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
- 2Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
- 3Chỉ thị 19/CT-BYT năm 2020 về tăng cường thực thi quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- 4Công điện 488/CĐ-TTg năm 2022 chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia do Thủ tướng Chính phủ điện
- 5Công văn 446/BYT-DP năm 2024 tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1461/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 23 tháng 4 năm 2024 |
Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14/6/2019;
Căn cứ Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia;
Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-BYT ngày 23/6/2020 của Bộ Y tế về tăng cường thực thi các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành y tế;
Căn cứ Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
Thực hiện Công văn số 446/BYT-DP ngày 29/01/2024 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh năm 2024 như sau:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và xã hội; chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai và thi hành Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của ngành, địa phương; phát huy tinh thần trách nhiệm, gương mẫu chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang trong thực thi công vụ và sinh hoạt, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đảm bảo chất lượng, hiệu quả từ trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang đến cộng đồng dân cư.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia phải thực hiện thường xuyên, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai thi hành Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Quản lý, kiểm tra, theo dõi, xử lý vi phạm trong việc thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Các địa phương căn cứ tình hình thực tế để thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của địa phương.
- Tổ chức phát động ký cam kết giữa cơ quan, đơn vị với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia tại nơi làm việc; không uống rượu, bia ngay trước, trong thời gian làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc; không uống rượu, bia trước và trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
2. Thực hiện các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia
2.1. Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật và các quy định, chính sách về phòng, chống tác hại của rượu, bia tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung tuyên truyền các quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; không xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; không uống rượu, bia ngay trước, trong thời gian làm việc, nghỉ giữa giờ làm việc và tại nơi làm việc; địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tác hại của rượu bia bằng nhiều hình thức như: Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu; thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pano, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp; thi tuyên truyền, tìm hiểu; chiến dịch truyền thông: mittinh, tuyên truyền, cổ động; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng với nội dung đa dạng, phong phú, thiết thực phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của các sở, ngành, cơ quan.
- Truyền thông trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, thể thao và du lịch; truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người lao động, cho học sinh, sinh viên, cho người tham gia điều khiển phương tiện giao thông; truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh rượu, bia và trong các lĩnh vực liên quan khác.
2.2. Thực hiện quy định địa điểm không uống rượu, bia
- Thực hiện nghiêm quy định các địa điểm không uống rượu bia của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.
- Tăng cường thực hiện và kiểm tra quy định cấm sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, giữa hai buổi trong ngày làm việc, ngày trực và đưa nội dung quy định về cấm sử dụng rượu, bia vào nội quy, quy chế làm việc và tổ chức, giám sát việc thực hiện.
- Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ.
2.3. Quản lý việc khuyến mại, quảng cáo rượu, bia; việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia
Kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia của các tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia; việc thẩm định các tác phẩm sân khấu, điện ảnh trên địa bàn tỉnh; đảm bảo việc quảng cáo rượu, bia và thực hiện các nội dung liên quan đến quy định hạn chế hình ảnh diễn viên có sử dụng rượu, bia trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia
3.1. Quản lý đối với sản xuất và kinh doanh rượu, bia
- Quản lý chặt chẽ việc cấp phép sản xuất rượu nhằm mục đích kinh doanh, quản lý quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và nhãn hàng hóa đối với rượu.
- Tăng cường kiểm tra và thực hiện nghiêm việc cấp giấy phép kinh doanh rượu, bia theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và quy định khác của pháp luật về cấp phép kinh doanh.
3.2. Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- Rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Tăng cường biện pháp kiểm soát, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác sản xuất trong nước, nhập khẩu và biện pháp phòng, chống rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhập lậu, giả và không đảm bảo chất lượng.
4. Thực hiện các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia
4.1. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông; triển khai biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia.
4.2. Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe
- Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế.
- Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia.
- Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe ở cộng đồng theo hướng dẫn tại Quyết định số 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 của Bộ Y tế.
- Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia; phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4.3. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Thông tin kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia.
- Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng: Người thường xuyên uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia; thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia; trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai; người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
- Tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cộng đồng.
4.4. Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại các cơ sở giáo dục và cộng đồng
- Tăng cường công tác tuyên truyền, lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa tại cộng đồng.
- Vận động các tổ chức, cá nhân hạn chế việc uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội…; gia đình và khu dân cư không có người nghiện rượu, bia; không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
4.5. Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia
Tổ chức, hướng dẫn can thiệp giảm tác hại của rượu, bia cho phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc ở thai nhi; tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội; các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình liên quan đến sử dụng rượu, bia.
1. Nguồn kinh phí thực hiện triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp được bố trí từ ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên - chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của ngành y tế được UBND tỉnh giao dự toán tại Quyết định số 2587/QĐ-UBND ngày 13/12/2023 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2024 (thuộc sự nghiệp y tế; nội dung công việc thực hiện theo Phụ lục đính kèm).
3. Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chú trọng các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về tác hại của lạm dụng rượu, bia; đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức về phòng, chống tác hại của rượu, bia; triển khai khám sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe ở cộng đồng; lồng ghép việc triển khai thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch khác có liên quan.
- Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn biện pháp thi hành pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại các cơ sở y tế.
- Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết; tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác quản lý đối với sản xuất rượu thủ công báo cáo Bộ Công Thương.
- Triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về công tác quản lý, cấp phép đối với hoạt động sản xuất rượu thủ công.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu, bia; lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng rượu thủ công được sản xuất, lưu hành trên địa bàn.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Cục Quản lý thị trường Bình Thuận
Tăng cường công tác tuyên truyền và kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển bia, rượu giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc đăng tải thông tin, quảng cáo rượu, bia trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện tuyên truyền phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tuyên truyền hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác; thực hiện truyền thông, đăng tải thông tin về sử dụng rượu, bia bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật; cảnh báo tác hại của rượu, bia; phổ biến các quy định của Luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định, hướng dẫn có liên quan.
- Tập trung tuyên truyền các quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; phòng chống tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; không xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; không uống rượu, bia ngay trước, trong thời gian làm việc, nghỉ giữa giờ làm việc và tại nơi làm việc; địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc thẩm định các tác phẩm sân khấu, điện ảnh và trong việc tiếp nhận thông báo quảng cáo; đồng thời, đẩy mạnh công tác hậu kiểm việc thực hiện quy định của pháp luật về quảng cáo rượu, bia thuộc thẩm quyền phụ trách.
- Tham mưu, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia.
- Tăng cường các biện pháp tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn trong máu và hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân kiến thức, pháp luật liên quan đến quy định về nồng độ cồn trong máu và hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, các chế tài xử phạt và vận động người dân tuân thủ quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh, mua bán, vận chuyển bia, rượu và đồ uống có cồn không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi nhập lậu, kinh doanh sản phẩm rượu, bia không đúng quy định.
Trên cơ sở Quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của Sở Y tế, trong phạm vi dự toán ngân sách của ngành Y tế đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao năm 2024, Sở Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí đầy đủ, kịp thời.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Phan Thiết
- Xây dựng nội dung và tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại và phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên.
- Hướng dẫn kỹ năng tư vấn, phát hiện trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên tại cơ sở giáo dục và đào tạo bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quy định cấm uống và bán rượu, bia trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, người cao tuổi.
- Chỉ đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại và phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của người học; lồng ghép trong các hoạt động về pháp luật lao động để tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông cho người lao động về tác hại của rượu, bia, không uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, không vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
- Kiểm tra, giám sát quy định cấm uống và bán rượu, bia trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia thuộc lĩnh vực quản lý.
- Xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp giấy phép lái xe.
11. Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện các phóng sự, tọa đàm, viết tin, bài… về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia nhằm kêu gọi cộng đồng tích cực hưởng ứng tham gia thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương; huy động các nguồn lực, bố trí ngân sách hàng năm cho việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức tuyên truyền thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia, đặc biệt là hành vi sử dụng rượu, bia trong thanh, thiếu niên; tăng cường quản lý nhà nước đối với sản xuất và kinh doanh rượu thủ công tại địa phương.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Vận động, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ để các hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công chưa có giấy phép làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu theo quy định hoặc đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
- Hướng dẫn các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh thực hiện kê khai sản lượng rượu theo hướng dẫn của Sở Công Thương, thực hiện theo mẫu quy định tại Thông tư số 26/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
- Rà soát, thống kê các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công, sản lượng sản xuất rượu thủ công trên địa bàn báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Y tế để được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, giao Sở Y tế báo cáo, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG CÔNG VIỆC DO TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(đính kèm Kế hoạch số 1461/KH-UBND ngày 23/4/2024 của UBND tỉnh)
STT | NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG | Ghi chú |
1 | Tổ chức hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cho các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh |
|
2 | Truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức |
|
2.1 | Tổ chức một cuộc mittinh, tuyên truyền, cổ động về phòng, chống tác hại của rượu, bia |
|
2.2 | In tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền (Dự kiến 6.000 tờ) |
|
3 | Đào tạo, tập huấn |
|
3.1 | Tham gia Hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn do truyến trên tổ chức |
|
3.2 | Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về phòng chống tác hại của rượu, bia cho cán bộ y tế tuyến cơ sở (dự kiến 10 lớp với khoảng 500 học viên: 40-60 học viên/huyện) |
|
4 | Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại việc uống rượu, bia đối với sức khỏe |
|
| Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia gây ra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (134 cơ sở) |
|
5 | Kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia tại các huyện, thị xã, thành phố (1 lần/năm) |
|
6 | Sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác phòng chống tác hại của rượu, bia |
|
- 1Quyết định 991/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Kế hoạch 2431/KH-UBND thực hiện công tác Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022
- 3Kế hoạch 163/KH-UBND phòng, chống tác hại rượu, bia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
- 1Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
- 2Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 3Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
- 4Thông tư 26/2019/TT-BCT quy định về biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 4946/QĐ-BYT năm 2020 về tài liệu "Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng do Bộ Y tế ban hành
- 6Chỉ thị 19/CT-BYT năm 2020 về tăng cường thực thi quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- 7Công điện 488/CĐ-TTg năm 2022 chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia do Thủ tướng Chính phủ điện
- 8Quyết định 991/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 9Kế hoạch 2431/KH-UBND thực hiện công tác Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022
- 10Công văn 446/BYT-DP năm 2024 tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế ban hành
- 11Kế hoạch 163/KH-UBND phòng, chống tác hại rượu, bia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
Kế hoạch 1461/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2024
- Số hiệu: 1461/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 23/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định