Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/KH-UBND | Sơn La, ngày 01 tháng 06 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 07/CT-BCT NGÀY 12/5/2021 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI CUNG CẦU, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG; CHỐNG CÁC HÀNH VI ĐẦU CƠ, GĂM HÀNG VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG TÌNH HÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương về các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 75/TTr-SCT ngày 20/5/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương về các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La, với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nội dung trong Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương.
- Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các sở, ngành và chính quyền địa phương các cấp; đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các đơn vị trong việc triển khai thực hiện.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
II. NỘI DUNG
1. Theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh. Xây dựng phương án đánh giá nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu; chủ động rà soát, bổ sung phương án “Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La” theo từng cấp độ đảm bảo sẵn sàng đáp ứng phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu với các tổ chức tín dụng để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong tình hình hiện nay.
3. Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 31 tháng 01 năm 2020; Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 11 tháng 3 năm 2020 về việc tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19.
4. Triển khai các biện pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa, đảm bảo các phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân được lưu thông thông suốt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID19; chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Công văn số 898/BYT-MT ngày 07/2/2021 về việc hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa và các văn bản chỉ đạo liên quan khác của Chính phủ, Bộ, ngành.
5. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và xuất khẩu, các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu vực đông dân cư, khu, cụm công nghiệp, vùng sâu, vùng xa, nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
6. Tổ chức các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường; phối hợp với các địa phương khác trên cả nước tổ chức hoặc tham gia các Chương trình kết nối cung cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm lương thực, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng sẵn sàng phục vụ nhân dân.
7. Triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp và đồng thời thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã vào vụ thu hoạch, ưu tiên hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch bệnh.
8. Tuyên truyền và thông tin đầy đủ, kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân địa phương; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.
9. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật, hàng hóa chất lượng không đảm bảo; kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử; kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu qua biên giới.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì tham mưu rà soát, bổ sung phương án “Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La” theo từng c ấp độ đảm bảo sẵn sàng đáp ứng phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
- Triển khai các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19; Tổ chức các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh; kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, giải pháp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, ưu tiên hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch bệnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với các cơ sở hoạt động thương mại, cơ sở sản xuất công nghiệp, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chỉ đạo Trung tâm xúc tiến đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng; triển khai chuỗi các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông sản chuẩn bị vào thời vụ thu hoạch hiệu quả và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.
3. Sở Tài chính
Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá (đăng ký, kê khai, điều chỉnh giá, niêm yết, trợ cước, trợ giá, công khai thông tin về giá), chú trọng giá các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu và hàng hóa phục vụ dân sinh và phòng chống dịch, kiểm soát và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng.
4. Sở Giao thông vận tải
Triển khai các biện pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa, đảm bảo các phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân được lưu thông thông suốt và đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Triển khai công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và thông tin đầy đủ, kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân.
6. Cục Quản lý thị trường
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi về đầu cơ, găm hàng và lợi dụng bệnh dịch để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm; chú trọng kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử; phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu qua biên giới.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động xây dựng phương án Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn theo từng cấp độ đảm bảo sẵn sàng đáp ứng phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các sở, ngành triển khai các kế hoạch, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, ưu tiên hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi về đầu cơ, găm hàng và lợi dụng bệnh dịch để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với các cơ sở kinh doanh thương mại và sản xuất trên địa bàn.
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, khó khăn phát sinh, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai giải pháp nhằm tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp bị tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 phù hợp với trạng thái “bình thường mới” do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND quy định một số chế độ hỗ trợ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 1095/QĐ-UBND năm 2021 quy định về tạm thời mức hỗ trợ cho cơ sở cách ly tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 4Quyết định 1550/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2021 và tết Nhâm Dần năm 2022
- 5Kế hoạch 12226/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Kế hoạch 560/KH-UBND thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 1Chỉ thị 04/CT-BCT năm 2020 về tăng cường giải pháp ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra của ngành Công Thương do Bộ Công thương ban hành
- 2Chỉ thị 06/CT-BCT năm 2020 về tiếp tục tập trung thực hiện giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 do Bộ Công thương ban hanh
- 3Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai giải pháp nhằm tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp bị tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 phù hợp với trạng thái “bình thường mới” do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5Công văn 898/BYT-MT năm 2021 về hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa do Bộ Y tế ban hành
- 6Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND quy định một số chế độ hỗ trợ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Quyết định 1095/QĐ-UBND năm 2021 quy định về tạm thời mức hỗ trợ cho cơ sở cách ly tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 8Chỉ thị 07/CT-BCT năm 2021 về thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp do Bộ Công Thương ban hành
- 9Quyết định 1550/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2021 và tết Nhâm Dần năm 2022
- 10Kế hoạch 12226/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 11Kế hoạch 560/KH-UBND thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 07/CT-BCT về giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật về hoạt động thương mại trong tình hình phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Sơn La ban hành
- Số hiệu: 138/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 01/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Lê Hồng Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra