Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1376/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 10 tháng 5 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (sau đây gọi tắt là Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
- Triển khai các nội dung quy định tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg đối với việc thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành ứng phó của các đơn vị trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu nhằm đảm bảo sẵn sàng và ứng phó kịp thời, phối hợp hiệu quả mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại đối với môi trường, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
- Xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động chuẩn bị, tổ chức ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg đến với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn định kỳ theo quy định.
- Ban hành Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh1
- Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, cảng trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.
- Tập huấn, tuyên truyền về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu tại các địa phương và cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường biển, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các lực lượng và phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố tràn dầu kịp thời, ưu tiên đảm bảo thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời cho cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó.
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó. Huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
- Chỉ huy, chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu theo kế hoạch khẩn cấp ứng phó của tỉnh. Huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của địa phương và của các Bộ, ngành trên địa bàn tỉnh2 về triển khai ứng phó sự cố tràn dầu. Chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan kiểm tra, xác định tình huống, triển khai ứng phó sự cố tràn dầu chưa rõ nguyên nhân trên địa bàn tỉnh.
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiếp nhận và xử lý thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh theo Điều 13, 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ- TTg. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các sở, ngành, đơn vị liên quan; của địa phương, các cảng, cơ sở, dự án và các Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh bạn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu để phối hợp ứng phó; đồng thời, báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để chuẩn bị phương án hỗ trợ khi cần thiết.
- Báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chỉ huy, chỉ đạo về ứng phó sự cố tràn dầu.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Là cơ quan thường trực ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phương án và phân công chuẩn bị lực lượng, phương tiện thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương hướng dẫn xây dựng, thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cấp huyện và cơ sở (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ- TTg)3 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn, triển khai các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, quy định hướng dẫn việc sử dụng chất phân tán dầu tràn và danh mục chất phân tán được phép sử dụng cho cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra một cách nhanh nhất4.
- Chủ trì, tham mưu, hướng dẫn, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trong khắc phục và làm sạch đường bờ, quản lý chất thải sau thu gom;
các phương án bảo vệ vùng nhạy cảm; quan trắc đánh giá mức độ ô nhiễm; xây dựng các chương trình phục hồi môi trường sau tràn dầu; phối hợp với các cơ quan liên quan xác định nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu5, tham gia điều tra đánh giá thiệt hại và lập hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành liên quan cập nhật Bản đồ nhạy cảm phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan xác minh nguyên nhân tràn dầu chưa rõ nguồn gốc xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp, đánh giá năng lực thực tế của các đơn vị ứng phó sự cố chuyên nghiệp để tham mưu đưa vào danh sách lực lượng ứng phó nòng cốt có thể huy động của tỉnh.
- Theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
- Là đơn vị thường trực công tác cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh trên đất liền, chủ trì chỉ huy hiện trường6 khi có sự cố tràn dầu xảy ra trên đất liền.
- Chủ trì, huy động lực lượng quân đội trên địa bàn tỉnh tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên đất liền khi xảy ra sự cố tràn dầu và theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng và triển khai các phương án, kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của lực lượng vũ trang, sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên đất liền.
- Phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện, đào tạo cho lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu, phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Là đơn vị thường trực công tác cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh trên biển; chủ trì chỉ huy hiện trường khi được chỉ định7 khi có sự cố tràn dầu xảy ra trên biển. Phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận tham gia cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực cảng, đường thủy nội địa.
- Chủ trì, sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị, huy động lực lượng trên địa bàn tỉnh tham gia, phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu trên biển khi có tình huống và theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh các phương án ứng phó đối với sự cố tràn dầu trên biển. Phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận xây dựng, triển khai kế hoạch, huy động nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực các cảng, đường thủy nội địa.
- Phối hợp với các Sở, ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở trong khu vực biên giới biển của tỉnh.
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện, đào tạo cho lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu, phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển.
5. Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với các tàu chở dầu, tàu chở hóa chất tại cảng và các tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển, đường thủy nội địa biển do Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận quản lý để ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.
- Tham mưu về bảo đảm an toàn hàng hải và giao thông đường thủy trong quá trình huy động tàu, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trong khu vực.
- Khẩn trương điều động tàu, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu; đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển8;
- Yêu cầu chủ cơ sở, chủ tàu để xảy ra sự cố tràn dầu tại khu vực cảng, đường thủy nội địa, biển liên hệ với các đơn vị có năng lực ứng phó sự cố tràn dầu triển khai lực lượng và phương tiện, trang thiết bị ngăn chặn kịp thời, thu hồi dầu không cho dầu tràn ra ngoài môi trường; đồng thời, xây dựng phương án trục vớt phương tiện (bao gồm ứng phó sự cố tràn dầu, bơm hút dầu) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố tràn dầu do tàu gây ra khi nằm trong vùng nước cảng biển do đơn vị quản lý, đối với trường hợp xảy ra trên biển không thuộc vùng nước cảng biển khi được cấp có thẩm quyền giao điều tra.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tiến hành giám sát, đánh giá tình hình hiệu quả việc khắc phục sự cố tràn dầu.
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chủ động lực lượng, phương tiện tham gia phối hợp với các sở, ngành tổ chức chữa cháy và cứu hộ cứu nạn xảy ra trong sự cố tràn dầu.
- Chỉ đạo các lực lượng công an phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong quá trình ứng phó sự cố và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu.
- Phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở kế hoạch, phương án và đề xuất của các sở, ngành có liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí vốn đầu tư theo kế hoạch được phê duyệt và theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
- Căn cứ kế hoạch của các, ngành và kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
- Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt9.
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn quản lý theo phân cấp; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc ứng phó sự cố tràn dầu khi có sự cố xảy ra trên địa bàn quản lý.
- Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch của địa phương về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật và nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ, hiểm họa, phòng ngừa và ứng phó với sự cố tràn dầu.
10. Các sở, ban ngành, đơn vị liên quan
- Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị mình tham gia ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu khi được Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có thẩm quyền huy động.
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và Quyết định này đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị.
11. Trách nhiệm của cơ sở hoạt động, kinh doanh xăng dầu
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo Phụ lục II, Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả sau khi được phê duyệt10.
- Hàng năm có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 6 tháng triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường.
- Đầu tư trang thiết bị, vật tư, nhân lực đảm bảo triển khai ứng phó khẩn cấp ban đầu ngay khi sự cố xảy ra; từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cảng, cơ sở theo quy định; ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị có năng lực ứng phó để triển khai khi có tình huống.
- Triển khai, huy động lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở; đồng thời, thông báo đến Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan có liên quan khi có sự cố xảy ra để phối hợp ứng phó.
- Huy động lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại các cơ sở khác khi có yêu cầu trợ giúp của cơ sở khác hoặc sự điều động của lực lượng chức năng; hiệp đồng với các đơn vị có năng lực ứng phó sự cố tràn dầu để kịp xử lý khi có sự cố xảy ra.
- Bảo đảm kinh phí và chi trả toàn bộ cho hoạt động ứng phó, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu gây ra theo quy định pháp luật.
- Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng như: Thay đổi quy mô đầu tư, thay đổi thiết kế dẫn đến thay đổi nội dung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt, chủ cơ sở phải báo cáo cơ quan đã phê duyệt kế hoạch và chỉ được thực hiện những thay đổi đó sau khi có văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
- Kịp thời báo cáo sự cố tràn dầu xảy ra; định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện, cập nhật các nội dung trong kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu lồng ghép vào nội dung báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường.
12. Các đơn vị hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp đóng chân trên địa bàn tỉnh
- Phối hợp, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và thiết bị chuyên dùng cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở, ngành kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc đối với các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tham gia tư vấn, đào tạo; diễn tập; hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường,… khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- Tham gia vào kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh và sẵn sàng tham gia vào hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan chức năng
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, trang thiết bị, tập huấn, đào tạo, diễn tập; tham gia ứng phó sự cố tràn dầu khi xảy ra sự cố cho các cơ sở trên địa bàn tỉnh thông qua ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở.
Trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, chỉ đạo./.
| CHỦ TỊCH |
1 Thay thế Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh.
2 Quy định tại khoản 1, Điều 19, Quyết định 12/2021/QĐ-TTg.
3 Thay thế Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014 và Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014.
4 Được quy định tại khoản 3, Điều 16, Quyết định 12/2021/QĐ-TTg.
5 Được quy định tại khoản 2, Điều 19, Quyết định 12/2021/QĐ-TTg.
6 Được quy định tại khoản 2, Mục VI, Quyết định 133/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu.
7 Được quy định tại khoản 2, Mục VI, Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu.
8 Được quy định tại khoản 3 Điều 15, Quyết định 12/2021/QĐ-TTg
9 Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg, Công văn số 158/UB ngày 09/4/2021 của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
10 Quy định tại Điều 7 Quyết định 12/2021/QĐ-TTg
- 1Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2020 về ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2021 về ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hậu Giang
- 3Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2022 về ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 21/2022/QĐ-UBND quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5Quyết định 16/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 12/2020/QĐ-UBND Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Quyết định 851/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế hoạt động ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 2391/QĐ-UBND
- 1Quyết định 15/2014/QĐ-UBND về Quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Luật Đầu tư công 2019
- 3Quyết định 38/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 15/2014/QĐ-UBND
- 4Quyết định 133/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2020 về ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Quyết định 12/2021/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2021 về ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hậu Giang
- 8Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2022 về ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 9Quyết định 21/2022/QĐ-UBND quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 10Quyết định 16/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 12/2020/QĐ-UBND Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 11Quyết định 851/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế hoạt động ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 2391/QĐ-UBND
Kế hoạch 1376/KH-UBND năm 2022 triển khai Quyết định 12/2021/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 1376/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tuấn Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra