- 1Luật Đầu tư công 2019
- 2Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 4Nghị quyết 97/2018/NQ-HĐND về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Quyết định 39/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 7Kế hoạch 64/KH-UBND về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Kế hoạch 2415/KH-UBND năm 2020 về Chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 9Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2021 về thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030
- 10Kế hoạch 1364/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 11Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Điều 9 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Kế hoạch 811/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 429/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 13Quyết định 399/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2025
- 14Kế hoạch 1478/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 15Kế hoạch 1576/KH-UBND năm 2022 về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2030
- 16Kế hoạch 2582/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 17Kế hoạch 2541/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 18Kế hoạch 3040/KH-UBND năm 2022 về phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 19Quyết định 79/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Gia Lai
- 20Quyết định 80/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 21Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 22Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 23Kế hoạch 1028/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2030
- 24Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023 về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do Chính phủ ban hành
- 25Kế hoạch 1949/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2030
- 26Kế hoạch 2064/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 27Kế hoạch 2517/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 106/NQ-CP về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 28Quyết định 1748/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2024 thực hiện "Đề án phát triển vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 30Quyết định 431/QĐ-BNN-TT năm 2024 phê duyệt “Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030” (Gồm các cây: cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Luật Đầu tư công 2019
- 2Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 4Nghị quyết 97/2018/NQ-HĐND về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Quyết định 39/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 7Kế hoạch 64/KH-UBND về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Kế hoạch 2415/KH-UBND năm 2020 về Chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 9Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2021 về thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030
- 10Kế hoạch 1364/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 11Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Điều 9 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Kế hoạch 811/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 429/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 13Quyết định 399/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2025
- 14Kế hoạch 1478/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 15Kế hoạch 1576/KH-UBND năm 2022 về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2030
- 16Kế hoạch 2582/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 17Kế hoạch 2541/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 18Kế hoạch 3040/KH-UBND năm 2022 về phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 19Quyết định 79/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Gia Lai
- 20Quyết định 80/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 21Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 22Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 23Kế hoạch 1028/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2030
- 24Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023 về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do Chính phủ ban hành
- 25Kế hoạch 1949/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2030
- 26Kế hoạch 2064/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 27Kế hoạch 2517/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 106/NQ-CP về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 28Quyết định 1748/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2024 thực hiện "Đề án phát triển vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 30Quyết định 431/QĐ-BNN-TT năm 2024 phê duyệt “Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030” (Gồm các cây: cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1307/KH-UBND | Gia Lai, ngày 31 tháng 05 năm 2024 |
Thực hiện Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 811/QĐ-BNN-TT ngày 20/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03/7/2019 của Tỉnh ủy về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Tỉnh ủy về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;
Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;
Căn cứ Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 638/KH-UBND ngày 22/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tổ chức lại sản xuất, phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng; đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, liên kết các khâu sản xuất, phân phối theo chuỗi các sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra thị trường; tăng tỷ trọng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, theo hướng xanh, hữu cơ, tuần hoàn, đa giá trị, kết hợp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả, chất lượng các loại cây trồng; đảm bảo phát triển sản xuất hiệu quả, bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển sản xuất trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nội dung của Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các chủ trương, định hướng, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Các nhiệm vụ triển khai phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phát huy được lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, từng bước khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế tác động của các thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển sản xuất trồng trọt theo chuỗi giá trị, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương liên quan làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Mục tiêu chung
Phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, gia tăng giá trị xuất khẩu; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng, chống có hiệu quả thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho nông dân góp phần vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh và an ninh lương thực Quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân 4 - 5%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt bình quân trên 10%/năm.
- Đảm bảo tưới chủ động trên 85% diện tích đất chuyên trồng lúa; 70% diện tích cây trồng cạn được tưới, trong đó ít nhất 30% diện tích có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và tương đương trên 50%, trồng trọt hữu cơ trên 1%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt trên 60%.
- Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt trên 01 tỷ USD.
- Giá trị sản phẩm bình quân trên 01 ha đất trồng trọt đạt 150 - 160 triệu đồng.
3. Tầm nhìn đến năm 2050
Phấn đấu đến năm 2050, trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại thuộc nhóm đứng đầu khu vực Tây Nguyên và cả nước. Các sản phẩm ngành trồng trọt được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường. Gia Lai trở thành Trung tâm chế biến nông sản của khu vực Tây Nguyên và khu vực 13 tỉnh trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
III. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
a) Phát triển trồng trọt theo hướng tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường. Hướng sản xuất trồng trọt theo mô hình kinh tế tuần hoàn, nhất là chuỗi trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đầu ra của tiểu ngành này thành đầu vào chất lượng của tiểu ngành khác nhằm khai thác và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên, hạn chế chất thải, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
b) Nghiên cứu, chọn tạo, nhập nội, chuyển giao các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu và đáp ứng với yêu cầu đa dạng của thị trường. Bảo tồn, phục tráng, khai thác và phát triển giống cây trồng bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế cao, gắn với vùng sinh thái và chỉ dẫn địa lý. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu sản xuất giống theo hướng công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh liên kết công tư trong nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất cung ứng hạt giống, cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh. Đến năm 2030, diện tích trồng các giống mới tạo ra từ các kỹ thuật công nghệ sinh học chiếm trên 30%;
c) Đổi mới phương thức quản lý, sử dụng và kinh doanh giống cây trồng, tiếp tục quản lý chặt chẽ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), đẩy mạnh ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM). Đến năm 2030, trên 70% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, cây dược liệu, hoa, cây cảnh, 70% diện tích cây ngô, 70% cây công nghiệp ứng dụng IPHM; qua đó giảm ít nhất 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật và 30% lượng phân bón hóa học; trên 90% số xã thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng theo quy định. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong dự tính dự báo sinh vật gây hại cây trồng; kiểm soát tổn thất sau thu hoạch do sinh vật hại kho gây nên; bảo vệ sức khỏe con người, động vật và môi trường sinh thái.
d) Sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, nhất là đất, nước theo nguyên tắc thị trường; kiểm soát mức độ suy thoái đất, duy trì bảo vệ độ phì đất, tối ưu hoá các mục đích sử dụng đất nông nghiệp; bảo đảm an ninh và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; tăng cường tạo nguồn, tích nước, điều tiết, quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước phục vụ nông nghiệp.
đ) Tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc; đến năm 2030, trên 50% diện tích cây trồng được cấp mã số vùng trồng. Phát triển và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần và xúc tiến thương mại. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất trên cơ sở hợp đồng tạo điều kiện thuận lợi để cấp chứng nhận chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Liên kết các khâu sản xuất, phân phối theo chuỗi các sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra thị trường. Tăng tỷ trọng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, theo hướng hữu cơ kết hợp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả, chất lượng, giá trị gia tăng, thúc đẩy xuất khẩu nông sản hàng hóa của tỉnh. Đến năm 2030, giá trị sản phẩm trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trên 45%. Hình thành trên 30 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với sơ chế, chế biến theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với tổng quy mô khoảng 8.621 ha, trong đó tại huyện Đak Đoa với diện tích khoảng 3.681 ha, huyện Chư Prông với diện tích khoảng 663 ha, huyện Kbang với diện tích khoảng 2.888 ha và các vùng còn lại với diện tích khoảng 1.389 ha; điển hình như: dự án phát triển bền vững ngành hàng điều, hồ tiêu, cây ăn quả Việt Nam tại huyện Đak Đoa với diện tích 2.000 ha, dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đak Đoa với diện tích 459,044 ha, dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về sản xuất rau, hoa, cây ăn quả tại huyện Chư Prông với diện tích 500 ha, dự án trồng và chế biến cây lược liệu có giá trị (sâm Ngọc Linh, Lan Kim Tuyến, Mật nhân, Sâm dây...) tại huyện Kbang với diện tích khoảng 1.000 ha...
e) Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị trước hết đối với sản phẩm chủ lực tại các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh tại một số vùng sản xuất tập trung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản. Phát triển và áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất nông sản cả về số lượng, chất lượng và gia tăng giá trị, nhất là công nghệ bảo quản lạnh đối với sản phẩm rau, củ, quả và cây ăn quả của tỉnh. Đến năm 2030, sản phẩm chế biến sâu tăng khoảng 10 - 15%/năm. Trên 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm cây trồng hàng hóa chủ lực của tỉnh (cà phê, tiêu, chè, điều, cây ăn quả...) là qua chế biến và chế biến sâu.
g) Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ nông sản; tăng cường trao đổi thông tin về cảnh báo thị trường, yêu cầu thị trường, rào cản kỹ thuật, kiến thức về hội nhập… để giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển, thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững, ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất địa phương và yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Ưu tiên phát triển kênh tiêu thụ nông sản có liên kết chuỗi để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng “được mùa, mất giá”, chủ động thị trường và giá bán nông sản, từ đó nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh.
2. Định hướng phát triển một số cây trồng chủ lực và tiềm năng của tỉnh
a) Cà phê
- Chuyển đổi một phần diện tích cà phê kém hiệu quả, đặc biệt ở những vùng khó khăn về nước tưới sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu và các cây trồng khác có hiệu quả, giá trị kinh tế cao hơn. Đẩy mạnh tái canh các vườn cà phê già cỗi, sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao và thực hiện có kết quả kế hoạch phát triển cà phê đặc sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đến năm 2030 phát triển diện tích cà phê vối đặc sản khoảng 2.340 ha, sản lượng khoảng 1.700 tấn.
- Áp dụng rộng rãi kỹ thuật tưới nước tiên tiến, tiết kiệm, trồng xen, cây chắn gió, cây che phủ, tủ gốc và tạo cảnh quan cà phê; từng bước áp dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch và sản xuất cà phê chứng nhận.
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống sân phơi và máy sấy đối với sơ chế cà phê bằng phương pháp khô. Tăng cường hợp tác công tư; khuyến khích nông dân hợp tác trong sơ chế cà phê với quy mô vừa và áp dụng phương pháp chế biến bán ướt đối với cà phê vối, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về phẩm cấp nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo.
- Đẩy mạnh chế biến, đa dạng hoá các sản phẩm cà phê, đặc biệt chế biến sâu để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và tạo sự khác biệt của cà phê Gia Lai, gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và xây dựng, phát triển thương hiệu cà phê Gia Lai.
b) Hồ tiêu
- Tập trung quản lý quy mô phát triển hồ tiêu phù hợp nhu cầu thị trường. Giảm một phần diện tích không phù hợp trồng hồ tiêu, diện tích hồ tiêu già cỗi, bị bệnh hại nặng sang cây trồng khác có hiệu quả, giá trị kinh tế cao hơn.
- Tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới trong nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao giống hồ tiêu sạch bệnh có năng suất, chất lượng và chống chịu sâu bệnh hại; xây dựng cơ cấu giống phù hợp thị trường tiêu thụ cho từng vùng sinh thái. Ưu tiên giải pháp trồng xen nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững.
- Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về thiết kế vườn trồng, sử dụng trụ sống, tưới nước tiết kiệm, sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh hại; sản xuất hồ tiêu có chứng nhận, hồ tiêu hữu cơ và xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng. Tăng cường chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm hồ tiêu như tinh dầu hồ tiêu, tiêu đen, tiêu trắng chất lượng cao, tiêu nghiền bột, tiêu đỏ, tiêu xanh khô và tiêu muối phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất hồ tiêu.
c) Điều
- Chuyển đổi một phần diện tích điều kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác có hiệu quả, giá trị kinh tế cao hơn. Chú trọng trồng thay thế, ghép cải tạo và trồng mới cây điều bằng giống mới, năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật thâm canh điều như đốn tỉa tạo tán, tưới nước tiết kiệm, xử lý ra hoa, khai thác đa giá trị trên vườn điều, trồng xen, nuôi xen. Phấn đấu đến năm 2030, năng suất điều bình quân của tỉnh đạt trên 15 tạ/ha.
- Đẩy mạnh chuyển giao, nhân rộng các mô hình nông dân sản xuất thâm canh điều có hiệu quả. Tổ chức sản xuất, xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa nhóm nông hộ, tổ hợp tác trồng điều với doanh nghiệp thu mua thông qua hợp đồng kinh tế.
- Tăng cường chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm có chất lượng như nhân điều chế biến sâu; khai thác triệt để các sản phẩm ngoài hạt điều như kết hợp sản xuất dầu vỏ hạt điều, dịch ép từ quả điều chế biến cồn khô; ván ép từ gỗ điều và bã vỏ điều, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và kinh doanh điều.
d) Cao su
- Khai thác lợi thế tiềm năng về đất đai, khí hậu, lao động các tiểu vùng để phát triển cây cao su đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chuyển đổi diện tích đất trồng cao su không phù hợp, kém hiệu quả sang trồng rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu và các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường ở những chân đất thích hợp và dành một phần quỹ đất để phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng mủ cao su, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa và cải thiện môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2030, năng suất cao su bình quân của tỉnh đạt khoảng 1,8 tấn mủ/ha.
- Đổi mới, cải tiến công nghệ và đẩy mạnh phát triển chế biến sâu ở các cơ sở chế biến mủ cao su hiện có trên địa bàn làm cơ sở thay đổi cơ cấu sản phẩm nguyên liệu cao su phù hợp với nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.
đ) Sắn
- Phát triển ổn định vùng sản xuất sắn làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn, phục vụ chăn nuôi và các nhu cầu khác. Khuyến khích phát triển cây sắn tập trung ở những vùng, những nơi đảm bảo yêu cầu áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sắn; chỉ trồng sắn ở những vùng, những nơi có điều kiện thâm canh; chuyển toàn bộ diện tích sắn ở độ dốc cao trên đất lâm nghiệp (rừng bị tàn phá) sang trồng rừng, trồng cây trồng khác phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Đẩy nhanh việc xây dựng cánh đồng sắn lớn, áp dụng cơ giới hóa, tưới và thâm canh; hình thành các vùng sản xuất sắn quy mô lớn, tập trung gắn với xây dựng mã số vùng trồng; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến, tạo sự cân đối giữa sản xuất và chế biến; thúc đẩy đổi mới công nghệ chế biến, sản xuất theo hướng tuần hoàn; đa dạng các sản phẩm chế biến sâu từ bột sắn, các sản phẩm phục vụ công nghiệp, dược phẩm...
- Tập trung nghiên cứu và chuyển giao giống sắn có năng suất, hàm lượng tinh bột cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là các loại bệnh như bệnh khảm lá sắn, bệnh chổi rồng; áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác bền vững; áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình canh tác sắn bền vững trên đất dốc; thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM); tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh nhằm cải tạo đất; trồng xen canh, luân canh sắn với các cây họ đậu,...
e) Lúa gạo
- Ổn định diện tích gieo trồng khoảng 70.000 ha, sản xuất lúa theo hướng chất lượng cao, xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm gạo của tỉnh, nhất là các sản phẩm gạo đặc sản của địa phương đã có chỉ dẫn địa lý “Gạo Ba Chăm”, “Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Phú Thiện, Gạo Ia Lâu - Chư Prông”; hình thành cơ sở sản xuất lúa giống chất lượng cao gắn với sơ chế, bảo quản lúa gạo trên địa bàn các huyện sản xuất lúa gạo trọng điểm của tỉnh.
- Sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa. Bố trí cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng theo hướng thuận thiên có kiểm soát thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung gieo trồng các giống lúa chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường và áp dụng quy trình canh tác bền vững, giảm vật tư đầu vào; hình thành các vùng chuyên sản xuất lúa hàng hóa, nâng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận lên trên 90%, tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất đến thu hoạch.
- Tăng cường chế biến sâu, phát triển đa dạng các sản phẩm có giá trị cao từ lúa, gạo, như tinh bột, thực phẩm chức năng, dầu ăn, bánh cao cấp, mỹ phẩm, dược liệu...; tăng cường chế biến các phụ phẩm lúa gạo (rơm, rạ, trấu, cám) để tăng giá trị gia tăng từ lúa gạo.
g) Ngô
- Rà soát quỹ đất trồng ngô, thực hiện chuyển đổi một phần diện tích trồng ngô lấy hạt hiệu quả kém sang trồng cây trồng khác có hiệu quả và giá trị kinh tế cao hơn; khuyến khích phát triển ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi, ngô thực phẩm phục vụ thị trường ăn tươi và chế biến.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh như đẩy mạnh việc nguyên cứu chuyển giao những giống lai năng suất, chất lượng cao, kháng sâu, chịu hạn, những giống có hàm lượng protein cao, sinh khối lớn phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi; những giống ngô thực phẩm (ngô đường, ngô nếp...); hoàn thiện, chuyển giao gói kỹ thuật thâm canh đồng bộ; tăng cường cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất ngô, trước mắt ưu tiên khâu thu hoạch, tẽ hạt, sấy và bảo quản hạt ngô.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi liên kết với nông dân/tổ hợp tác/hợp tác xã sản xuất, thu mua ngô tươi tại các vùng sản xuất tập trung để sấy đạt độ ẩm tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp/tổ chức/hợp tác xã/cá nhân đầu tư hệ thống sấy, làm dịch vụ sấy ngô cho nông dân tại các vùng sản xuất tập trung.
h) Rau
- Trên cơ sở phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu để tăng diện tích và đa dạng chủng loại, mùa vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu. Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung trên địa bàn tỉnh theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo cho người dân Gia Lai và người tiêu dùng trong nước được sử dụng rau xanh an toàn và hướng đến phát triển, xuất khẩu bền vững; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đến năm 2030, diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30 - 33% tổng diện tích rau của tỉnh.
- Xây dựng một số mô hình điểm về ứng dụng công nghệ cao, tưới tiết kiệm, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic) và xây dựng các cụm liên kết gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ rau tại các địa phương, các vùng có sản lượng rau lớn. Trước mắt tập trung củng cố và thành lập mới các hợp tác xã hoặc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng sản xuất rau xanh hàng hóa hiện có tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện Đak Pơ, Kông Chro, Đak Đoa, Ia Grai, Kbang, Phú Thiện để phát triển, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, chuyên canh, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
i) Hoa, cây cảnh
- Gia Lai có lợi thế về nhiều loại hoa và cây cảnh quý, có giá trị kinh tế cao, đang được nhiều địa phương phát triển. Trong những năm tới tiếp tục mở rộng diện tích trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng sinh thái. Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất hoa, cây cảnh chuyên canh gắn với du lịch nông nghiệp tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các địa phương theo hướng tập trung làng nghề, nông nghiệp đô thị phục vụ du lịch, phục vụ nhu cầu hoa tươi hàng ngày cho gia đình và các tổ chức xã hội, góp phần tăng thu nhập cho nông dân vùng ven đô thị có diện tích đất hạn chế.
- Khuyến khích các hình thức liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng khoa học, công nghệ mới, công nghệ số trong công tác quản lý, sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh.
k) Cây ăn quả
- Tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng thâm canh cây ăn quả chủ lực tập trung trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái, gắn với phát triển cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa các đối tác, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và thông qua hợp đồng kinh tế. Ưu tiên phát triển một số cây ăn quả có lợi thế, thị trường tiêu thụ như chuối, chanh leo, sầu riêng, xoài, dứa...
- Đẩy mạnh rải vụ thu hoạch cây ăn quả gắn với liên kết vùng phát triển bền vững; phát triển nhanh các vùng sản xuất an toàn được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP,... được cấp mã số vùng trồng; áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản sản phẩm.
- Tăng cường chế biến, đa dạng hoá các sản phẩm, đặc biệt chế biến sâu gia tăng giá trị và tạo sự khác biệt của một số loại trái cây có lợi thế của Gia Lai gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu trái cây Gia Lai với một số loại trái cây lợi thế.
- Đến năm 2030, hình thành trên 25 mô hình sản xuất thâm canh cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao gắn với sơ chế, chế theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
l) Cây dược liệu
- Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trong tự nhiên và gây trồng; khoanh vùng bảo vệ các loại cây thuốc quý, hiếm, nằm trong danh mục cần bảo vệ để bảo tồn nguồn gen và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển các chủng loại dược liệu hàng hóa, trong đó ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu có lợi thế cạnh tranh lớn nhờ phù hợp các tiểu vùng khí hậu, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, trên cơ sở liên kết vùng phát triển các dược liệu quý; xây dựng sản xuất theo chuỗi giá trị liên vùng và ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở vùng có điều kiện phát triển dược liệu; đồng thời, khai thác tối đa và có hiệu quả các tiềm năng lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn trí thức bản địa về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.
- Đến năm 2030, thu hút đầu tư xây dựng ít nhất 04 cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trên địa bàn tỉnh; xây dựng thương hiệu ít nhất 04 sản phẩm dược liệu và có ít nhất 10 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.
3. Định hướng phát triển trồng trọt các vùng sinh thái
a) Vùng phía Đông Bắc và Đông Nam của tỉnh (bao gồm: Thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện Kbang, Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa)
Tập trung phát triển cây trồng có lợi thế, cây trồng chịu hạn có giá trị kinh tế cao như xoài, dứa, dừa, na (mãng cầu), cây ăn quả có múi, cây dược liệu, sắn, mía, ngô hạt và ngô sinh khối, rau và đậu đỗ các loại,...; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao; chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để né tránh thiên tai nhất là hạn hán; phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp theo hướng sinh thái, hữu cơ, kết hợp sản phẩm đặc sản gắn với du lịch sinh thái.
b) Vùng phía Tây và Trung tâm của tỉnh (bao gồm: Thành phố Pleiku và các huyện Đak Đoa, Mang Yang, Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Pưh)
Phát triển vùng chuyên canh một số cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, cây ăn quả, cây dược liệu,...; chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng trên diện tích cao su, cà phê, hồ tiêu, điều kém hiệu quả; hình thành các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với cây ăn quả, rau, hoa và cây dược liệu. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện logistics và nâng cao năng lực chế biến nông sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm vườn cây ăn quả và thưởng thức cá nước ngọt,...
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân về vai trò, tầm quan trọng của trồng trọt với các giá trị kinh tế, môi trường và ổn định xã hội. Tăng cường, đa dạng hóa các hình thức, nội dung truyền thông để người dân, doanh nghiệp và các thành phần xã hội nhận thức về chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt; về tăng trưởng xanh; về sản xuất trồng trọt theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, đa giá trị, giảm phát thải,...
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội nhằm tạo sự đồng thuận, khí thế mới, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, gia tăng giá trị xuất khẩu; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái; phòng chống có hiệu quả thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh việc phổ biến các văn bản pháp luật về lĩnh vực trồng trọt, đất đai, giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... nhằm nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật của người dân, doanh nghiệp và các tầng lớp xã hội có liên quan.
2. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất
- Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kết nối với hệ thống tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt chế biến sâu, chế biến phụ phẩm áp dụng công nghệ cao đối với các ngành hàng có lợi thế gắn với tiêu thụ sản phẩm; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh, hữu cơ và các chế phẩm sử dụng trong trồng trọt thân thiện với môi trường; khuyến khích người sản xuất sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sử dụng sinh vật có ích trên cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Tiếp tục đổi mới, khuyến khích phát triển hợp tác xã nông nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trò của hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp đem lại lợi ích thiết thực cho xã viên. Ưu tiên hình thành hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quản trị tiên tiến, đủ sức tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, nhất là ở các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn.
- Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, dồn điền, đổi thửa và liên kết sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh cơ giới hóa; hình thành các vùng sản xuất và chế biến chuyên canh đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Chú trọng phát triển các tổ hợp nông, công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ với nông dân theo mô hình sản xuất nông nghiệp đa chức năng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng khác nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt.
3. Phát triển thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản hàng hóa của tỉnh
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm. Thực hiện tốt sự liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, giữa các thành phần kinh tế và nông dân.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông sản hàng hóa. Nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đối với từng loại nông sản chủ lực của tỉnh; đồng thời, cập nhật, thông tin kịp thời về chính sách thương mại của các quốc gia và của từng thị trường về thị phần, thị hiếu, giá cả, rào cản kỹ thuật, thuế quan..., kịp thời thông tin đến doanh nghiệp và người dân để chủ động điều chỉnh sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường.
- Tăng cường quản lý chất lượng từ khâu giống, canh tác đến thu hoạch, bảo quản, chế biến đảm bảo sản phẩm trồng trọt đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế. Áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kinh doanh tiêu thụ nông sản.
- Phát triển, tổ chức lại thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu; kết nối mạng lưới tiêu thụ toàn cầu với mục tiêu là tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản; nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa Gia Lai. Phát triển thương mại điện tử.
- Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân đẩy mạnh việc: Thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ và chứng nhận sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nông sản; phổ biến sâu rộng các quy định, rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, nhất là các thị trường tiêu thụ nông sản lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ,... để tạo điều kiện thâm nhập , gia tăng giá trị xuất khẩu.
- Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế; nghiên cứu, đánh giá tác động của hội nhập quốc tế đem lại đối với nông sản hàng hóa chủ lực Gia Lai; tuyên truyền phổ biến để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người dân có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân về các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.
- Đổi mới các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản hàng hóa của tỉnh thông qua tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo, diễn đàn. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường mới; tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại của các nước nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nông sản Gia Lai thâm nhập vào thị trường quốc tế.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản ứng dụng công nghệ chế biến mới, nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, sản xuất các sản phẩm chế biến sâu, có thời gian bảo quản lâu, phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới ở các nước.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản, chỉ dẫn địa lý; tăng cường hoạt động kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân.
- Tập trung nghiên cứu chuyển giao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường, khuyến khích đổi mới, sáng tạo để tạo ra các giá trị và sản phẩm mới.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, ưu tiên các lĩnh vực: Nghiên cứu chuyển giao và chọn tạo các giống lúa mới, giống cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa chủ lực có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, sử dụng tiết kiệm nước và phân bón; bảo tồn, phục tráng, khai thác và phát triển các giống cây trồng bản địa, đặc hữu, có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao, gắn với vùng sinh thái và chỉ dẫn địa lý; nghiên cứu sản xuất các loại phân bón công nghệ cao, chế phẩm sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học, KIT chẩn đoán bệnh, phát hiện dư lượng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật; nghiên cứu, đánh giá độ phì của đất canh tác và giải pháp quản lý, sử dụng, bổ sung dinh dưỡng, phục hồi đất, giảm phát thải khí nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Tăng cường phối hợp nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, sản xuất hữu cơ, tuần hoàn gắn với chuỗi giá trị cho các đối tượng cây trồng chủ lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật hóa học, giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường; công nghệ, thiết bị phục vụ cơ giới hóa, tự động hóa trong thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chế biến sâu một số nông sản chủ lực có lợi thế của tỉnh.
- Thực hiện nghiên cứu theo cơ chế đặt hàng; gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp, hợp tác xã; kết hợp nghiên cứu với đào tạo và khuyến nông, giữa sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi nghiên cứu khép kín.
- Xây dựng và hình thành các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện của các vùng sinh thái đặc biệt là các sản phẩm cây trồng hàng hóa chủ lực.
- Phát triển và hướng đến đồng bộ các công cụ phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt: Số hóa dữ liệu đất đai nông nghiệp, số hóa vùng trồng, cây trồng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thị trường; kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước và sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu số sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt; đồng thời, phát triển quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến đến tiêu thụ tạo sự minh bạch thông tin, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao trong thu thập, quản lý thông tin, phân tích dữ liệu về quản lý vùng trồng, cảnh báo thiên tai, dịch bệnh.
- Xây dựng, hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến, xuất khẩu nông sản. Xây dựng và quảng bá nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là mô hình tổ chức sản xuất mới: mô hình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic); mô hình ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM); mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ; mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn; sản xuất kết hợp du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm vườn cây ăn quả, thưởng thức cá nước ngọt... Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cho các địa phương trong tỉnh áp dụng.
5. Đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ, tiếp cận công nghệ hiện đại để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thị trường, trên cơ sở khai thác các chương trình khuyến nông, đào tạo nghề và doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia đầu tư theo hướng xã hội hóa. Chú trọng đào tạo kỹ năng quản trị, kỹ thuật trồng trọt, quản lý sinh vật gây hại và an toàn thực phẩm cho nông dân thông qua các chương trình dạy nghề, hoạt động khuyến nông.
- Mở rộng các hình thức đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật theo TOT, FFS để thực hành và đào tạo nghề cho người sản xuất trồng trọt, đặc biệt là nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nông nghiệp và hợp tác xã, trong đó đặc biệt là đội ngũ quản lý hợp tác xã, thành viên, người sáng lập khởi nghiệp các hợp tác xã nhằm trang bị kiến thức đảm bảo hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
6. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng
- Phát triển hệ thống thủy lợi đa mục tiêu gắn với xây dựng đồng ruộng; ứng dụng công nghệ thông tin quản lý và sử dụng nước hiệu quả; sử dụng nước linh hoạt; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng: Đường, điện, thủy lợi, giao thông nội đồng; kết nối các vùng sản xuất tập trung với các tuyến giao thông giữa các vùng đáp ứng nhu cầu vận chuyển nông sản; phát triển liên kết hệ thống kho chứa, nhà máy chế biến nông sản, chợ đầu mối...
7. Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
- Kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật từ tỉnh xuống cơ sở, đảm bảo việc theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thực thi pháp luật về trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Tăng cường năng lực tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách quản lý ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật của tỉnh tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và quy định của pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, làm tốt chức năng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất đảm hiệu quả và bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.
- Tập trung nhân lực, nguồn lực vào những nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý, kiến tạo ra giá trị mới cho ngành trồng trọt. Xã hội hóa các dịch vụ công về trồng trọt, bảo vệ thực vật để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia.
8. Hoàn thiện và triển khai một số cơ chế, chính sách đột phá
a) Chính sách đất đai
- Hoàn thiện công tác quy hoạch, lập bản đồ địa chính, dữ liệu quản lý đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo thuận lợi trong giao dịch, bảo đảm về đất đai; tiếp tục rà soát, sửa đổi đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm. Tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để các tổ chức, cá nhân có điều kiện pháp lý vay vốn ngân hàng và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; phòng, chống có hiệu quả thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Chính sách tài chính, tín dụng
- Rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt phù hợp thúc đẩy sản xuất vùng khó khăn, đồng thời tạo động lực phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung có thế mạnh. Tăng cường các hoạt động tín dụng cho vay và cải cách thủ tục, điều kiện cho vay đầu tư phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, đa giá trị, giảm phát thải; ưu tiên nguồn vốn cho vay các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.
- Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia. Huy động tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn và mở rộng quy mô phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm đã có thương hiệu.
c) Chính sách về đầu tư
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trồng trọt.
- Đổi mới cơ chế, đơn giản thủ tục, tạo điều kiện khuyến khích thu hút viện trợ quốc tế, đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 108/2019/NQ/HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh “Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
d) Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Đổi mới hoạt động đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn. Đào tạo các chuyên gia nông nghiệp theo lĩnh vực, ngành hàng; đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành nông nghiệp về kỹ năng đàm phán, pháp lý, phân tích thị trường, quản lý sinh thái, quản lý trách nhiệm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh; đào tạo “nông dân chuyên nghiệp”, “lao động tay nghề cao”,...
e) Cơ chế về liên doanh, liên kết
- Đa dạng hóa nguồn vốn cho xây dựng và phát triển vùng liên kết sản xuất nguyên liệu lớn trên địa bàn tỉnh từ nhiều nguồn khác nhau.
- Áp dụng các cơ chế, chính sách triển khai thực hiện trên địa bàn: Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Điều 9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 39/2019/QĐ-UBND ngày 26/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai,…
9. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển sản xuất trồng trọt
- Mở rộng hợp tác với các đơn vị nghiên cứu khoa học, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã và đang hoạt động tại tỉnh để tranh thủ thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Ưu tiên hợp tác một số nội dung sau: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, quy trình và công nghệ sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, trao đổi thông tin và nguồn gen cây trồng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trồng trọt; hợp tác đầu tư, liên kết sản xuất, dự báo và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng hàng hóa chủ lực của tỉnh,...
- Tận dụng các FTAs thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Phổ biến kịp thời và hướng dẫn thực hiện tốt các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Xây dựng và triển khai thực hiện có kết quả các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản hàng hóa của tỉnh; chủ động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, hài hòa hóa quy định trong nước và quốc tế.
- Tổ chức kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch hằng năm, 5 năm hoặc đột xuất. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện thực tiễn.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá ngành trồng trọt của các địa phương trong tỉnh đảm bảo kịp thời, chính xác, phục vụ công tác quản lý và hướng dẫn người dân, doanh nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp, hiệu quả.
Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để triển khai thực hiện Chiến lược:
1. Nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Kinh phí lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án đầu tư công, ...
3. Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và kinh phí hợp pháp khác.
VI. CÁC ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ƯU TIÊN THỰC HIỆN
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan đầu mối hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
- Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển để thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định liên quan pháp luật về đầu tư công.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm kiếm cơ hội đầu tư, thực hiện dự án đầu tư, gắn với thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
3. Sở Tài chính
Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán cho năm sau, trên cơ sở dự toán của các đơn vị liên quan xây dựng gửi Sở Tài chính theo đúng quy định, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối theo khả năng ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
4. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã các hoạt động xúc tiến thương mại; mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản. Thông tin về thị trường nước ngoài, trọng tâm là các quốc gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam và các thị trường tiêu thụ nông sản lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ,... để tạo điều kiện các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, thúc đẩy xuất khẩu nông sản hàng hóa của tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì tham mưu xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan tới hỗ trợ tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; triển khai các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trồng trọt, phát triển kinh tế nông thôn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tập thể, cá nhân đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Gia Lai đối với các sản phẩm hàng hóa, nông sản có thế mạnh của tỉnh.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý về đất đai, khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn, bảo toàn đa dạng sinh học.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan hướng dẫn cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thông tin, tuyên truyền các nội dung của Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản nông sản.
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo nghề gắn với địa chỉ sử dụng lao động cụ thể thông qua kết nối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành liên quan triển khai kế hoạch phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc hiệu thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại các thị trường khách du lịch trên địa bàn tỉnh.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh
Chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng và Quỹ Tín dụng nhân dân trên địa bàn triển khai có hiệu quả các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.
11. Các sở, ban, ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý Nhà nước được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan trong Kế hoạch đã đề ra.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ các mục tiêu, định hướng và giải pháp của Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn phù hợp với điệu kiện thực tiễn của địa phương.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành. Bố trí kinh phí địa phương, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất trồng trọt theo hướng xanh, hữu cơ, tuần hoàn, đa giá trị kết hợp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả, chất lượng các loại cây trồng nông sản hàng hóa có lợi thế của địa phương.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành liên quan xây dựng, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm, cây trồng chủ lực của địa phương; ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ; xây dựng, hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn sản xuất với tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông sản; xây dựng, hình thành các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt và thiết lập, xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nông sản, thúc đẩy xuất khẩu nông sản hàng hóa có lợi thế của địa phương.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn thực hiện có kết quả các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch đề ra. Định kỳ trước ngày 15/11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng quy định.
13. Trân trọng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
Chủ động, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành có liên quan triển khai Kế hoạch có hiệu quả; đẩy mạnh công tác truyền thông và vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân tham gia phát triển sản xuất nông sản hàng hóa theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, đảm bảo an toàn thực phẩm; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái; sản xuất có trách nhiệm với người tiêu dùng và xã hội,... để tạo sự đồng thuận, chung sức và quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để phối hợp tháo gỡ kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
(Kèm theo Kế hoạch số: 1307/KH-UBND ngày 31 tháng 05 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
TT | Chương trình, đề án, kế hoạch | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
01 | Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 (Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2040 |
02 | Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2030 |
03 | Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2030 (Quyết định số 721/QĐ- UBND ngày 27/11/2023 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2030 |
04 | Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2030 |
05 | Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 638/KH-UBND ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2050 |
06 | Kế hoạch đảm bảo an toàn thực thẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022 - 2030 (Kế hoạch số 1576/KH- UBND ngày 20/7/2022 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2022 - 2030 |
07 | Kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030 (Kế hoạch số 916/KH- UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2030 |
08 | Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2022 - 2025 |
09 | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2030 |
10 | Kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2030 (Kế hoạch số 1028/KH-UBND ngày 30/4/2023 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2030 |
11 | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 24/01/2024 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2024 - 2030 |
12 | Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2030 (Kế hoạch số 1949/KH-UBND ngày 26/7/2023 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2030 |
13 | Kế hoạch trồng tái canh cà phê và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022 - 2025 (Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Gia Lai) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện trồng cà phê và thành phố Pleiku | Giai đoạn 2022 - 2025 |
14 | Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 1364/KH-UBND ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh) | Sở Công Thương | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2030 |
15 | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 2541/KH-UBND ngày 03/11/2022 của UBND tỉnh) | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2022 - 2030 |
16 | Kế hoạch Chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Kế hoạch số 2415/KH-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh) | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2030 |
17 | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 811/KH-UBND ngày 26/4/2022 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2022 - 2030 |
18 | Kế hoạch phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Kế hoạch số 3040/KH-UBND ngày 24/12/2022 của UBND tỉnh) | Sở Y tế | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2045 |
19 | Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 2517/KH-UBND ngày 20/9/2023 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2025 |
20 | Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh) | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
21 | Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 2064/KH-UBND ngày 04/8/2023 của UBND tỉnh) | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2025 |
22 | Kế hoạch thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025 (Kế hoạch số 490/KH-UBND ngày 06/3/2023 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2025 |
23 | Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 1478/KH-UBND ngày 09/7/2022 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2022 - 2050 |
24 | Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025 (Kế hoạch số 2582/KH-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2022 - 2025 |
25 | Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Kế hoạch số 812/KH-UBND ngày 23/12/2022 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2023 - 2025 |
26 | Kế hoạch phát triển cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017 - 2025 (Quyết định số 1018/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2017 - 2025 |
27 | Thực hiện Quyết định số 79/QĐ- UBND ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Gia Lai | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hàng năm |
28 | Thực hiện Quyết định số 80/QĐ- UBND ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh Gia Lai về ban hành Danh mục các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hàng năm |
29 | Thực hiện Chương trình khuyến nông tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
30 | Thực hiện Chương trình hành động số 825/CTr-UBND ngày 28/4/2022 của UBND tỉnh về đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030 | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2022 - 2030 |
31 | Thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 5190/QĐ/BNN-BVTV ngày 07/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan | Hàng năm |
32 | Triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 5415/QĐ/BNN-BVTV ngày 18/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan | Hàng năm |
33 | Tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hoàn thành quý II, năm 2024 |
34 | Rà soát, xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống thủy lợi, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hàng năm |
35 | Xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường | Hàng năm |
36 | Đề xuất các đề tài nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các sản phẩm cây trồng hàng hóa có lợi thế của địa phương | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Hàng năm |
37 | Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với giống, vật tư nông nghiệp, nông sản, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan | Hàng năm |
38 | Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; triệt để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho giải quyết nhanh các yêu cầu và đáp ứng có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực trồng trọt | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hàng năm |
39 | Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế song phương, đa phương đã ký kết có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực trồng trọt; hỗ trợ và giám sát thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế có hiệu quả, nhất là trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN và các FTAs | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ngành, đơn vị liên quan | Hàng năm |
- 1Luật Đầu tư công 2019
- 2Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 4Nghị quyết 97/2018/NQ-HĐND về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Quyết định 39/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 7Kế hoạch 64/KH-UBND về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Kế hoạch 2415/KH-UBND năm 2020 về Chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 9Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2021 về thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030
- 10Kế hoạch 1364/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 11Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Điều 9 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Kế hoạch 811/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 429/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 13Quyết định 399/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2025
- 14Kế hoạch 1478/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 15Kế hoạch 1576/KH-UBND năm 2022 về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2030
- 16Kế hoạch 2582/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 17Kế hoạch 2541/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 18Kế hoạch 3040/KH-UBND năm 2022 về phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 19Quyết định 79/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Gia Lai
- 20Quyết định 80/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 21Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 22Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 23Kế hoạch 1028/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2030
- 24Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023 về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do Chính phủ ban hành
- 25Kế hoạch 1949/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2030
- 26Kế hoạch 2064/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 27Kế hoạch 2517/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 106/NQ-CP về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 28Quyết định 1748/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2024 thực hiện "Đề án phát triển vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 30Quyết định 431/QĐ-BNN-TT năm 2024 phê duyệt “Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030” (Gồm các cây: cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Kế hoạch 1307/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 1307/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 31/05/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Dương Mah Tiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/05/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định