- 1Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 2Quyết định 398/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 69/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 433/QĐ-UBND năm 2017 quy định chỉ tiêu đối với nội dung, tiêu chí Trung ương giao cho tỉnh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1298/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 21 tháng 7 năm 2017 |
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11/3//2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Nghị quyết số 04 NQ/TU ngày 15/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến 2020.
- Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chỉ tiêu đối với các nội dung, tiêu chí Trung ương giao cho tỉnh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020;
1. Mục đích
Xây dựng nông thôn tỉnh Quảng Bình có kết cấu hạ tầng- kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định giàu bản sắc văn hóa, dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
2. Yêu cầu
2.1. Xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được Chính phủ ban hành.
2.2. Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
2.3. Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
2.4. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương; có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
2.5. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện. Tầng lớp nhân dân thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”.
3. Mục tiêu
3.1. Giai đoạn 2017 - 2020 có thêm 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó: năm 2017 có thêm 09 xã đạt chuẩn, năm 2018 có thêm 09 xã đạt chuẩn, năm 2019 có thêm 10 xã đạt chuẩn và năm 2020 có thêm 10 xã đạt chuẩn. Đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 80 xã (chiếm 59% số xã của tỉnh) đạt chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới). Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt trên 16,5 tiêu chí/xã; số xã dưới 10 tiêu chí chiếm dưới 25%.
3.2. Các xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 được công nhận lại đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.
III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Kế hoạch thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới
1.1. Về quy hoạch (Tiêu chí số 1)
Đến hết năm 2016, toàn tỉnh đã có 136/136 xã có quy hoạch được phê duyệt và ban hành quy định quản lý quy hoạch. Các địa phương căn cứ vào điều kiện và tình hình phát triển kinh tế xã hội cụ thể của địa phương, rà soát điều chỉnh quy hoạch (nếu thấy cần thiết) theo hướng không điều chỉnh quy hoạch tổng thể, chỉ điều chỉnh quy hoạch chi tiết khi có sự thay đổi.
1.2. Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
a. Giao thông (Tiêu chí số 2)
- Nội dung thực hiện:
+ Đến năm 2020 có 209 km đường trục xã, liên xã được cứng hoá. Trong đó: Năm 2017: 51,5 km, năm 2018: 66,9 km, năm 2019: 52,4 km, năm 2020: 38,3km.
+ Đến năm 2020 có 636,8 km đường trục thôn, xóm được cứng hoá. Trong đó: Năm 2017: 188,6 km, năm 2018: 226,7 km, năm 2019: 183,9 km, năm 2020: 122,3km.
+ Đến năm 2020 có 596,2 km đường ngõ, xóm được cứng hoá. Trong đó: Năm 2017: 167,1 km, năm 2018: 171,2 km, năm 2019: 155,8 km, năm 2020: 106,1km.
+ Đến năm 2020: 682,1 km đường trục chính nội đồng được cứng hoá. Trong đó: Năm 2017: 159,8 km, năm 2018: 207,5 km, năm 2019: 186,8 km, năm 2020: 128,1km.
- Tiến độ thực hiện: Đến năm 2020 có 114 xã, hoàn thành tiêu chí Giao thông, đạt 83,8% (đến tháng 6/2017 đã có 55/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 40,4%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 14 xã, năm 2018 có thêm 13 xã, năm 2019 có thêm 19 xã, năm 2020 có thêm 13 xã.
b. Thuỷ lợi (Tiêu chí số 3)
- Nội dung thực hiện: Đến năm 2020 có 369,7 km kênh mương cần cứng hóa để đảm bảo diện tích tưới đạt trên 85%. Trong đó: Năm 2017: 82,5 km, năm 2018: 147,8 km, năm 2019: 113,5 km, năm 2020: 52,9 km.
- Tiến độ thực hiện: Đến năm 2020 có 119 xã hoàn thành tiêu chí Thủy lợi, đạt 87,5% (đến tháng 6/2017 đã có 84/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 61,76%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 19 xã, năm 2018 có thêm 05 xã, năm 2019 có thêm 5 xã, năm 2020 có thêm 06 xã.
c. Điện (Tiêu chí số 4)
- Nội dung thực hiện: Ngành điện quản lý đầu tư toàn bộ trạm biện áp, cột điện, đường dây tải điện. Chính quyền và người dân tham gia hiến đất, giải phóng mặt bằng.
- Tiến độ thực hiện: Đến năm 2020 có 136 xã số xã hoàn thành tiêu chí Điện, đạt 100% (đến tháng 6/2017 đã có 131/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 96,3%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 02 xã, năm 2018 có thêm 02 xã, năm 2020 có thêm 01 xã.
d. Trường học (Tiêu chí số 5)
- Nội dung thực hiện: Đến năm 2020 có 96 trường học các cấp được xây mới, sữa chữa, nâng cấp. Trong đó: Năm 2017: 31 trường, năm 2018: 24 trường, năm 2019: 23 trường, năm 2020: 18 trường.
- Tiến độ thực hiện: Đến năm 2020 có 126 xã hoàn thành tiêu chí Trường học, đạt 92,7 % (đến tháng 6/2017 đã có 65/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt chiếm 47,8%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 26 xã, năm 2018 có thêm 20 xã, năm 2019 có thêm 9 xã, năm 2020 có thêm 6 xã.
e. Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí số 6)
- Nội dung thực hiện:
+ Đến năm 2020 có 87 nhà văn hóa xã, hội trường đa năng được nâng cấp, xây mới. Trong đó: Năm 2017: 21 nhà, năm 2018: 31 nhà, năm 2019: 27 nhà, năm 2020: 08 nhà.
+ Đến năm 2020 có 120 khu vui chơi, giải trí, sân thể thao cho trẻ em và người cao tuổi được nâng cấp, sửa chữa, xây mới. Trong đó: Năm 2017: 18 khu, năm 2018: 43 khu, năm 2019: 39 khu, năm 2020: 20 khu.
+ Đến năm 2020 có 394 nhà văn hóa thôn, bản, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng được nâng cấp, sửa chữa, xây mới. Trong đó: Năm 2017: 128 nhà, năm 2018: 120 nhà, năm 2019: 83 nhà, năm 2020: 63 nhà.
- Tiến độ thực hiện: Đến năm 2020 có 129 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa, đạt 94,9 % (đến tháng 6/2017 đã có 63/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 46,3%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 22 xã, năm 2018 có thêm 18 xã, năm 2019 có thêm 18 xã, năm 2020 có thêm 8 xã.
g. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (Tiêu chí số 7)
- Nội dung thực hiện: Đến năm 2020 có 87 chợ, nơi trao đổi mua bán hàng hóa được nâng cấp, sửa chữa, xây mới. Trong đó: Năm 2017: 22 điểm, năm 2018: 30 điểm, 2019: 18 điểm, năm 2020: 17 điểm.
- Tiến độ thực hiện: Đến năm 2020 có 128 xã hoàn thành tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đạt 94,1 % (đến tháng 6/2017 đã có 92/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 67,7%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 9 xã, năm 2018 có thêm 10 xã, năm 2019 có thêm 9 xã, năm 2020 có thêm 8 xã.
h. Thông tin và truyền thông (Tiêu chí số 8)
- Nội dung thực hiện:
+ Đến năm 2020 có 37 điểm bưu chính được nâng cấp, sửa chữa, xây mới. Trong đó: Năm 2017: 10 điểm, năm 2018: 10 điểm, năm 2019: 11 điểm, năm 2020: 06 điểm.
+ Đến năm 2020 có 91 điểm dịch vụ viễn thông, Internet được nâng cấp, xây dựng. Trong đó: Năm 2017: 15 điểm, năm 2018: 28 điểm, năm 2019: 28 điểm, năm 2020: 20 điểm.
+ Đến năm 2020 có 250 đài truyền thanh và hệ thống loa được nâng cấp, trang bị. Trong đó: Năm 2017: 106 đài, năm 2018: 52 đài, năm 2019: 54 đài, năm 2020: 38 đài.
- Tiến độ thực hiện: Đến năm 2019 có 136 xã hoàn thành tiêu chí Bưu điện, đạt 100 % (đến tháng 6/2017 đã có 134/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 98,5%)
i. Nhà ở dân cư (Tiêu chí số 9)
- Nội dung thực hiện: Đến năm 2020 có 1430 nhà tạm, nhà dột nát được sửa chữa, xây dựng. Trong đó: Năm 2017: 428 nhà, năm 2018: 387 nhà, năm 2019: 334 nhà, năm 2020: 281 nhà.
- Tiến độ thực hiện: Đến năm 2020 có 134 xã hoàn thành tiêu chí Nhà ở dân cư, đạt 98,5% (đến tháng 6/2017 đã có 117/136 xã hoàn thành tiêu chí này, chiếm 86%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 5 xã, năm 2018 có thêm 6 xã, năm 2019 có thêm 3 xã, năm 2020 có thêm 3 xã.
1.3. Phát triển kinh tế và quan hệ sản xuất nông thôn
a. Thu nhập (Tiêu chí số 10): Đến năm 2020 có 113 xã đạt tiêu chí Thu nhập, đạt 83,9% (đến tháng 6/2017 đã có 82/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 60,29%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 03 xã, năm 2018 có thêm 05 xã, năm 2019 có thêm 06 xã, năm 2020 có thêm 17 xã.
b. Tỷ lệ hộ nghèo (Tiêu chí số 11): Đến năm 2020 có 105 xã hoàn thành tiêu chí Hộ nghèo, đạt 77,2% (đến tháng 6/2017 đã có 62/136 xã hoàn thành tiêu chí này, chiếm 45,6%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 06 xã, năm 2018 có thêm 10 xã, năm 2019 có thêm 09 xã, năm 2020 có thêm 18 xã.
c. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (Tiêu chí số 12): Đến năm 2020 có 128 xã hoàn thành tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, đạt 94,1% (đến tháng 6/2017 đã có 104/136 xã hoàn thành tiêu chí này, chiếm 76,47%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 08 xã, năm 2018 có thêm 04 xã, năm 2019 có thêm 08 xã, năm 2020 có thêm 04 xã.
d. Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13): Đến năm 2020 có 136 xã hoàn thành tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất, đạt 100% (đến tháng 6/2017 đã có 110/136 xã hoàn thành tiêu chí này, chiếm 80,9%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 07 xã, năm 2018 có thêm 07 xã, năm 2019 có thêm 09 xã, năm 2020 có thêm 03 xã.
1.4. Văn hóa - xã hội - môi trường
a. Giáo dục và Đào tạo (Tiêu chí số 14): Đến năm 2020 có 133 xã hoàn thành tiêu chí Giáo dục và đào tạo, đạt 97,8% (đến tháng 6/2017 đã có 116/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 85,3%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 05 xã, năm 2018 có thêm 06 xã, năm 2019 có thêm 02 xã, năm 2020 có thêm 04 xã.
b. Y tế (Tiêu chí số 15): Đến năm 2020 có 136 xã hoàn thành tiêu chí Y tế, đạt 100% (đến tháng 6/2017 đã có 125/136 xã hoàn thành tiêu chí này, chiếm 91,9%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 05 xã, năm 2018 có thêm 04 xã, năm 2019 có thêm 01 xã, năm 2020 tăng thêm 01 xã.
c. Văn hoá (Tiêu chí số 16): Đến năm 2020 có 123 xã hoàn thành tiêu chí Văn hoá, đạt 90,4% (đến tháng 6/2017 đã có 79/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 58,1%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 17 xã, năm 2018 có thêm 10 xã, năm 2019 có thêm 10 xã, năm 2020 có thêm 07 xã.
d. Môi trường và An toàn thực phẩm (tiêu chí số 17): Đến năm 2020 có 131 xã hoàn thành tiêu chí Môi trường, đạt 96,3% (đến tháng 6/2017 đã có 80/136 xã hoàn thành tiêu chí này, chiếm 58,8%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 14 xã, năm 2018 có thêm 17 xã, năm 2019 có thêm 07 xã, năm 2020 có thêm 13 xã.
1.5. Hệ thống chính trị
a. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (Tiêu chí số 18): Đến năm 2020 có 127 xã hoàn thành tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, đạt 93,4% (đến tháng 6/2017 đã có 105/136 xã hoàn thành tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, đạt 77,2%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 09 xã, năm 2018 có thêm 7 xã, năm 2019 có thêm 04 xã, năm 2020 có thêm 02 xã.
b. Quốc phòng và an ninh (Tiêu chí 19): Đến năm 2020 có 130 xã hoàn thành tiêu chí Quốc phòng và an ninh, đạt 95,6% (đến tháng 6/2017 đã có 124/136 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 91,2%). Trong đó: Năm 2017 có thêm 03 xã, năm 2018 có thêm 01 xã, năm 2019 có thêm 02 xã.
(Chi tiết có các Biểu 1, 2a, 2b kèm theo)
2. Kế hoạch hoàn thành xã nông thôn mới qua các năm
Giai đoạn 2017 - 2020 có 38 xã hoàn thành nông thôn mới, cụ thể:
- Năm 2017: Có 09 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, gồm: Xã Xuân Thủy, xã Sơn Thủy, xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy); xã Hiền Ninh, xã Duy Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Tây Trạch (huyện Bố Trạch); xã Quảng Liên (huyện Quảng Trạch); xã Quảng Trung (thị xã Ba Đồn); xã Văn Hóa (huyện Tuyên Hóa).
- Năm 2018: Có 09 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, gồm: xã Hồng Thủy, xã Thanh Thủy, xã Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy); xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch); xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch); xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn); xã Phong Hóa (huyện Tuyên Hóa); xã Hóa Hợp (huyện Minh Hóa).
- Năm 2019: Có 10 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, gồm: xã Trường Thủy, xã Văn Thủy, xã Ngư Thủy Nam (huyện Lệ Thủy); xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Cự Nẫm, xã Hòa Trạch (huyện Bố Trạch); xã Quảng Hưng (huyện Quảng Trạch); xã Quảng Thủy (thị xã Ba Đồn); xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa); xã Trung Hóa (huyện Minh Hóa).
- Năm 2020: Có 10 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, gồm: xã Hưng Thủy, xã Sen Thủy (huyện Lệ Thủy); xã Tân Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Lý Trạch, xã Nam Trạch, xã Phú Định (huyện Bố Trạch); xã Cảnh Hóa, xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch); xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn); xã Hương Hóa (huyện Tuyên Hóa).
( Chi tiết có biểu 6 đính kèm)
IV. VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vốn Chương trình giai đoạn 2017 - 2020: 4.834.121 triệu đồng
Trong đó:
- Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương): 3.097.935 triệu đồng.
- Vốn tín dụng: 661.878 triệu đồng.
- Vốn từ các DN, HTX và các hình thức kinh tế khác: 208.214 triệu đồng.
- Huy động đóng góp của người dân và vốn khác: 866.096 triệu đồng.
2. Vốn phân theo các tiêu chí
Tổng vốn: 4.834.121 triệu đồng. Trong đó:
- Quy hoạch: 1.500 triệu đồng.
- Giao thông: 2.023.495 triệu đồng.
- Thủy lợi: 435.952 triệu đồng.
- Điện: 36.300 triệu đồng.
- Cơ sở vật chất văn hóa: 522.739 triệu đồng.
- Thông tin và truyền thông: 40.222 triệu đồng.
- Chợ: 228.686 triệu đồng.
- Trường học: 643.190 triệu đồng.
- Nhà ở nông thôn: 137.780 triệu đồng.
- Thu nhập, hộ nghèo: 266.760 triệu đồng.
- Phát triển sản xuất, lao động việc làm: 82.085 triệu đồng.
- Giáo dục và đào tạo, y tế: 100.419 triệu đồng.
- Văn hóa- xã hội- môi trường: 314.993 triệu đồng.
3. Vốn phân theo hàng năm
Tổng vốn: 4.834.121 triệu đồng. Trong đó:
- Năm 2017: 1.199.523 triệu đồng.
- Năm 2018: 1.411.014 triệu đồng.
- Năm 2019: 1.238.472 triệu đồng.
- Năm 2020: 985.112 triệu đồng.
4. Vốn cho các xã đến 2020 hoàn thành nông thôn mới:
Tổng số: 978.095 triệu đồng.
Trong đó:
* Phân theo hàng năm
- Năm 2017: 189.608 triệu đồng.
- Năm 2018: 231.675 triệu đồng.
- Năm 2019: 308.162 triệu đồng.
- Năm 2020: 248.650 triệu đồng.
(Chi tiết có các Biểu 3,4,5,6 đính kèm)
5. Nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn:
Áp dụng theo Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016 của Thủ tướng chính phủ, cụ thể:
- Đối với tất cả các xã: Hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước cho công tác quy hoạch; kinh phí cho đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã.
- Đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a: Hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hoá xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung; tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản.
- Đối với các xã còn lại: Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hoá thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản.
- Ưu tiên nguồn lực nguồn lực như sau: (1) các xã đến 2020 đạt xã nông thôn mới; (2) những xã tự nguyện và có phong trào xây dựng nông thôn mới, có khả năng sớm đạt các tiêu chí nông thôn mới; đồng thời bố trí bảo đảm tiến độ thực hiện xoá đói giảm nghèo đối với các xã đặc biệt khó khăn.
V. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ quan điểm chỉ đạo, mục đích, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Công tác tuyên truyền phải thực hiện thường xuyên, liên tục, phù hợp với tiến độ triển khai chương trình ở địa phương thông qua hệ thống thông tin đại chúng từ tỉnh đến huyện, dành thời gian vàng, trang vàng để tuyên truyền, trong đó chú trọng truyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh xã và thông qua hội nghị tập huấn; tuyên truyền cách làm hay, các địa phương có cách chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện chương trình tốt, các mô hình sản xuất giỏi, mô hình mới, đưa tin, tuyên truyền về gương người tốt việc tốt, đồng thời phê phán những nơi làm chưa tốt.
- Phát động các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh và ở từng huyện. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân và các hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn.
2. Về đào tạo cán bộ thực hiện chương trình
- Triển khai tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ thực hiện xây dựng chương trình nông thôn mới cấp huyện, xã và thôn theo kế hoạch. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở (Bí thư, Chủ tịch UBND xã, cán bộ chuyên trách theo dõi nông thôn mới, trưởng ban phát triển thôn).
- Tổ chức cho cán bộ chỉ đạo, quản lý Chương trình đi học tập kinh nghiệm, các mô hình xây dựng mới thành công ở trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao năng lực thực tiễn.
3. Lập kế hoạch và xác định lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 phù hợp với từng địa phương
- Đối với 43 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015: UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng chuyên môn hướng dẫn phối hợp chặt chẽ với các xã, rà soát, đánh giá cụ thể kết quả thực hiện và tính ổn định, bền vững của từng tiêu chí; xây dựng kế hoạch giải pháp thực hiện để sau 5 năm (kể từ khi được công nhận lần đầu) được công nhận lại theo quy định.
- Đối với 93 xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới: UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo phân công cụ thể lãnh đạo phụ trách, đồng thời lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm của các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương rà soát, đánh giá. Căn cứ kết quả rà soát, tổ chức lập kế hoạch, xác định mục tiêu, lộ trình, giải pháp thực hiện cụ thể đối với từng xã.
4. Về cơ chế huy động vốn
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện kế hoạch này, cụ thể:
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình MTQG; các chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu, chương trình, dự án từ nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn ODA, nguồn vốn sự nghiệp (Chương trình khuyến nông, Chương trình khuyến công) trên địa bàn.
- Huy động nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai kế hoạch. Đối với các xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được sử dụng 80% tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trên địa bàn để chi thực hiện nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.
- Huy động các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp tác với nông dân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động và thu nhập cho nông dân. Chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
- Huy động đóng góp của nhân dân: đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, được HĐND xã thông qua.
- Huy động các nguồn vốn tín dụng, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông, xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ- CP ngày 19/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ; vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ phục vụ nông nghiệp nông thôn; huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Huy động vốn đầu tư từ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đối với các công trình, dịch vụ có khả năng thu hồi vốn trực tiếp theo đúng quy hoạch tại các xã, như xây dựng các công trình điện, nước sạch, chợ trung tâm xã...
5. Phát triển sản xuất hàng hoá và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
- Hướng dẫn các xã xây dựng dự án phát triển sản xuất trên cơ sở đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được phê duyệt.
- Tập trung tạo chuyển biến một bước về chuyển đổi cơ cấu và sản xuất để tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Mỗi xã thôn, bản, xây dựng ít nhất một mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung (hướng vào cây con phù hợp, nghề lợi thế đã được lựa chọn trong đề án xây dựng nông thôn mới của xã).
- Triển khai chương trình dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn, gắn với cơ giới hoá nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất; đẩy mạnh thực hiện các chương trình giống vật nuôi, cây trồng, khuyến nông, khuyến ngư, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo mô hình trang trại với một số con nuôi có giá trị kinh tế cao, hình thành nên các chuỗi liên kết trong sản xuất, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
- Mở mang và phát triển đồng bộ các ngành nghề dịch vụ nông thôn phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, chú trọng khôi phục các ngành nghề truyền thống. Hình thành các làng nghề truyền thống, đồng thời mở mang các ngành nghề mới thu hút lao động tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu và khả năng trong sản xuất, kinh doanh đảm bảo cho lao động sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trường.
6. Kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả
- Ban Chỉ đạo các cấp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở các xã đã được lựa chọn đến năm 2020 đạt xã nông thôn mới; theo dõi chặt chẽ công tác báo cáo định kỳ kết quả thực hiện của các địa phương. Hàng năm, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao hơn.
- Các Sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của các huyện, thành phố, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là ở những xã được phân công chỉ đạo.
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh
Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời tham mưu UBND tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để tạo điều kiện cho các địa phương tổ chức thực hiện, khai thác có hiệu quả nguồn lực tại chỗ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện những nội dung xây dựng nông thôn mới.
2. Trách nhiệm của các huyện, thành phố, thị xã
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai nội dung Kế hoạch này trên địa bàn.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các xã, đặc biệt là các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện đảm bảo tiến độ theo quy định.
Yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ nội dung Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ đề ra. Giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh thường xuyên đôn đốc, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo quá trình thực hiện.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2195/QĐ-UBND năm 2017 Hướng dẫn định mức hỗ trợ vốn Ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 30/2017/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 134/2016/QĐ-UBND
- 3Quyết định 2569/QĐ-UBND năm 2017 quy định về Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 1Nghị định 106/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- 2Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 3Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 4Quyết định 398/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 69/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 433/QĐ-UBND năm 2017 quy định chỉ tiêu đối với nội dung, tiêu chí Trung ương giao cho tỉnh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
- 9Quyết định 2195/QĐ-UBND năm 2017 Hướng dẫn định mức hỗ trợ vốn Ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020
- 10Quyết định 30/2017/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 134/2016/QĐ-UBND
- 11Quyết định 2569/QĐ-UBND năm 2017 quy định về Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Kế hoạch 1298/KH-UBND năm 2017 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017 2020
- Số hiệu: 1298/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Lê Minh Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định