Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1284/KH-UBND

Kon Tum, ngày 29 tháng 05 m 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN "ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2018-2025" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 (sau đầy viết tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH KON TUM

1. Tình hình chung

Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở Bắc Tây nguyên, với diện tích tự nhiên 9.676,5 km2. Hiện nay dân số toàn tỉnh hơn 520 ngàn người, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 53%; có 28 dân tộc sinh sống, trong đó có 07 dân tộc tại chỗ: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ-Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hre.

Toàn tỉnh có 09 huyện, 01 thành phố với 102 xã, phường, thị trấn, gồm: Khu vực I có 25 xã, phường, thị trấn; khu vực II có 28 xã; khu vực III có 49 xã[1] có 54 xã được phê duyệt đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020[2]; có 66 thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020[3]. Trên địa bàn tỉnh có 03 huyện nghèo thụ hưởng Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ[4] và Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ[5].

1.1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính sách pháp luật về giáo dục mầm non (GDMN) ngày càng hoàn thiện[6].

Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể các cấp trên địa bàn và ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum có nhiều nỗ lực trong công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện phát triển GDMN trên địa bàn. Đến nay, GDMN Kon Tum đã có những kết quả nhất định về mạng lưới trường, lớp; đội ngũ cán bộ, giáo viên; chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ em; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học...

1.2. Khó khăn:

- Đời sống của phần lớn đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế; khí hậu khắc nghiệt.

- Trường mầm non có nhiều điểm lẻ gắn với thôn làng; đa số điểm lẻ thiếu nước sạch, nhà vệ sinh. Hầu hết lớp ở điểm lẻ vùng DTTS là lớp ghép nhiều độ tuổi.

- Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non hiện nay còn thiếu so với quy định, đặc biệt ở các trường, lớp vùng sâu, vùng xa. Chất lượng của một bộ phận giáo viên mầm non chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới về chương trình, phương pháp GDMN hiện nay.

2. Tình hình GDMN tỉnh Kon Tum

2.1. Về quy mô trường, lớp (tính đến tháng 10/2018)

- Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 139 trường, trong đó có 117 trường MN công lập và 22 trường MN ngoài công lập (02 trường MN dân lập và 20 trường MN tư thục), số nhóm, lớp: 1.583; riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi là 802 lớp.

- Kết quả huy động trẻ ra lớp: Nhà trẻ: 3.889/27.824 đạt tỷ lệ 13,98%; mẫu giáo: 35.220/39.671, đạt tỷ lệ 88,78%; riêng trẻ 5 tuổi: 12.899/13.022 cháu, đạt tỷ lệ 99,1%. Hiện nay còn 31/102 xã (30,39%) chưa có trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp.

- Số trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp tại các cơ sở GDMN ngoài công lập so với tổng số trẻ ra lớp trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ 14,75% (5.770/39.109).

(Cụ thể có phụ lục I kèm theo)

2.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

2.2.1. Công tác chăm sóc

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm học 2017-2018 ở thể nhẹ cân: Trẻ nhà trẻ 3,8%, giảm 3%; trẻ mẫu giáo 6,5%, giảm 4% so với đầu năm học; ở thể thấp còi: Trẻ nhà trẻ 5,4%, giảm 4,5%; trẻ mẫu giáo 8,9%, giảm 3,9% so với đầu năm học.

- Đầu năm học 2018- 2019 tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì: Nhà trẻ 0,2%, mẫu giáo 0,9% (Phụ lục 2 kèm theo).

2.2.2. Công tác giáo dục

- Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi; áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Dạy Tập nói tiếng Việt cho trẻ ở các lớp mẫu giáo vùng DTTS theo Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.

- 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được học 02 buổi/ngày.

2.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non

- Đầu năm học 2018-2019, tổng số cán bộ quản lý và giáo viên là 2.599 người, trong đó: Cán bộ quản lý 348, giáo viên 2.251.

Số giáo viên nhà trẻ: 344/223 nhóm, đạt tỷ lệ 1,54 giáo viên/nhóm;

Số giáo viên mẫu giáo: 1.907/1.360 lớp, đạt tỷ lệ 1,40 giáo viên/lớp.

Riêng mẫu giáo 5 tuổi: 1.068/802 lớp, tỷ lệ 1,33 giáo viên/lớp.

Riêng ở các cơ sở GDMN công lập: Nhà trẻ 169 giáo viên/107 nhóm, đạt tỷ lệ 1,57; Mẫu giáo 1.646 giáo viên/1.207 lớp, đạt tỷ lệ 1,36; ở lớp mẫu giáo 5 tuổi 954 giáo viên/736 lớp, đạt tỷ lệ 1,29 giáo viên/lớp.

- Theo quy định tại Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập thì cấp học mầm non toàn tỉnh thiếu 720 giáo viên, còn 59/117 trường mầm non công lập thiếu cán bộ quản lý, số cán bộ quản lý thiếu hiện nay là 80 người.

- Về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên (theo sliệu đầu năm học 2018-2019): Trình độ từ Trung cấp sư phạm mầm non trở lên 2.249/2.251 giáo viên, tỷ lệ 99,91%; trình độ từ Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên 1.667/2.251 giáo viên, tỷ lệ 74,05%.

- Kết quả đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp vào cuối năm học 2017-2018: Tổng số giáo viên: 2.251; số giáo viên được đánh giá, xếp loại: 2.130, trong đó loại Xuất sắc: 791, tỷ lệ 37,14%; Khá: 1.067, tỷ lệ 50,09%; Trung bình: 265, tỷ lệ 12,44%; Kém: 07, tỷ lệ 0,33%. Giáo viên xếp loại từ Khá trở lên đạt tỷ lệ 87,23% trên tổng số giáo viên được đánh giá, xếp loại.

(Cụ thể có Phụ lục 3-đính kèm)

2.4. Về cơ sở vật chất

- Hiện nay, phòng học kiên cố có 238/1.544 phòng, tỷ lệ 15,4%; phòng học bán kiên cố 1.268/1.544 phòng, tỷ lệ 82,1%; phòng học tạm 38/1.544, tỷ lệ 2,5%; vẫn còn 39 phòng học nhờ.

- Có 694/1.583 nhóm, lớp cơ bản đạt yêu cầu theo danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN được quy định tại Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010, đạt tỷ lệ 43,8%.

- Tính đến tháng 10/2018 có 39 trường MN được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 28,1%.

- Năm học 2017- 2018 có 134/139 trường đã hoàn thành tự đánh giá, đạt tỷ lệ 96,4%. Trong 23 trường mầm non được đánh giá ngoài có 12 trường đạt cấp độ 1, 10 trường đạt cấp độ 2, 01 trường đạt cấp độ 3. Tỷ lệ trường mầm non được đánh giá ngoài đạt 16,6 %.

(Cụ thể có Phụ lục 4 - đính kèm).

2.5. Về công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi

Năm 2018, toàn tỉnh có 102/102 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2019 -2025

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung:

Củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi.

1.2. Muc tiêu cụ thể:

Mục tiêu

Giai đoạn 2019-2020

Giai đoạn 2020-2025

1. Về tỷ lệ huy động trẻ ra lớp

 

 

- Trẻ em độ tuổi nhà trẻ ra lớp[7]

20%

21%

- Trẻ em độ tuổi mẫu giáo ra lớp

90%

92%

- Riêng trẻ em 5 tuổi ra lớp

99%

99,5%

- Trẻ em trong các cơ sở GDMN ngoài công lập

16%

20%

2. Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

 

 

- Tỷ lệ nhóm, lớp được học 02 buổi/ngày

100%

100%

- Tỷ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân giảm so với đầu năm học

0,3%

0,3%

- Tỷ lệ trẻ em SDD thể thấp còi giảm so với đầu năm học

0,2%

0,2%

- Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì so với đầu năm học

Không tăng

Không tăng

3. Về đội ngũ giáo viên

 

 

- Tỷ lệ GV đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm MN trở lên

75%

78%

- Tỷ lệ GV đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ Khá trở lên

87%

89%

4. Về cơ sở vật chất

 

 

- Tỷ lệ phòng học kiên cố

25%

30%

- Tỷ lệ trường MN đạt chuẩn quốc gia

40%

45%

- Tỷ lệ trường MN được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

ít nhất 40%

ít nhất 45%

5. Về phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi

 

 

Duy trì, củng cố chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi

Duy trì, củng cố

Duy trì, củng cố

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Rà soát, hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế, chính sách phát triển GDMN

- Tổ chức rà soát, nghiên cứu và đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về phát triển GDMN.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định pháp luật hiện hành[8].

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ.

- Các cơ sở GDMN tư thục, dân lập bảo đảm chế độ lương cho giáo viên không thấp hơn ở các cơ sở GDMN công lập và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho giáo viên theo quy định hiện hành.

- Thực hiện nghiêm túc việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho giáo viên hợp đồng lao động ở các loại hình trường mầm non.

2.2. Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển GDMN

- Ưu tiên ngân sách chi cho các hoạt động của GDMN trong phạm vi ngân sách được giao theo phân cấp.

- Huy động nguồn lực, lồng ghép kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các chương trình dự án khác và nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho GDMN nhằm đảm bảo các điều kiện thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GDMN.

2.3. Đổi mới công tác quản lý GDMN

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc phát triển GDMN; đưa mục tiêu phát triển GDMN vào Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch thực hiện, chương trình hành động của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Đổi mới công tác quản lý của các cơ sở GDMN; nâng cao năng lực tự chủ, chịu trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDMN.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh hình thức và giảm tải cho giáo viên mầm non.

- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý GDMN và trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm tính thống nhất, khách quan, chính xác và kịp thời.

2.4. Đổi mới nội dung, chương trình GDMN

- Thực hiện các giải pháp để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình GDMN; phát triển các điều kiện và hoạt động của trường mầm non theo các tiêu chí của trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; đặc biệt quan tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

- Đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp, hình thức GDMN; vận dụng các phương pháp GDMN tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới phù hợp thực tiễn Việt Nam để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm, lớp độc lập tư thục.

- Triển khai có hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ và tin học ở những nơi có điều kiện.

- Đẩy mạnh giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật trong độ tuổi mầm non.

2.5. Nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ mầm non

- Duy trì, mở rộng số nhóm/lớp, số trẻ được ăn trưa tại trường, lớp mầm non.

- Hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ mầm non thông qua chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với giáo dục phát triển vận động.

- Lựa chọn, nhân rộng các mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

- Huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn trưa tại trường, lớp mầm non.

2.6. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN

- Rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm mỗi huyện, thành phố đều có quy hoạch chi tiết và dành quỹ đất xây dựng cơ sở GDMN phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường, lớp mầm non.

- Ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở GDMN công lập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Bảo đảm yêu cầu kiên cố hóa trường, lớp và đủ 01 phòng/lớp: Xóa phòng học bán kiên cố xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ. Đầu tư xây dựng mới, bổ sung các hạng mục công trình theo quy định theo hướng đạt chuẩn về cơ sở vật chất.

- Bổ sung đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định cho các nhóm, lớp.

2.7. Tăng số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDMN

- Xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cốt cán; bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao năng lực thực tiễn cho giáo viên.

- Bổ sung giáo viên mầm non, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non đảm bảo theo quy định, nhất là ở những trường trong lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

- Tiếp tục mở lớp học tiếng DTTS tại huyện nhằm bồi dưỡng tiếng dân tộc tại chỗ cho giáo viên dạy vùng DTTS.

- Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN; thực hiện đào tạo theo địa chỉ.

2.8. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá GDMN

- Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển GDMN.

- Thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở GDMN phục vụ nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ của công nhân, người lao động ở khu công nghiệp và của người dân ở khu đông dân cư.

- Khuyến khích thực hiện cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư để phát triển cơ sở vật chất cho GDMN; xây dựng cơ sở vật chất cho thuê với mức phí ưu đãi hoặc cho mượn, khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở GDMN ngoài công lập; tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển một số cơ sở GDMN công lập sang ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.

- Khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng, phát triển trường mầm non chất lượng cao.

2.9. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDMN

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong phát triển nguồn nhân lực.

- Xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông, xây dựng chuyên trang, chuyên mục về GDMN trên các phương tiện báo chí.

2.10. Tăng cường hỗ trợ từ các chương trình, dự án và tài trợ của các tổ chức để phát triển GDMN

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để phát triển GDMN.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, đội ngũ cốt cán về GDMN. Phát triển đội ngũ cốt cán về GDMN, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về GDMN. Tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về chăm sóc và phát triển trẻ em mầm non.

3. Lộ trình và kinh phí thực hiện

3.1. Lộ trình thực hiện

- Giai đoạn I (2019-2020): Củng cố, từng bước mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN; bảo đảm cơ bản đủ về số lượng đội ngũ giáo viên, số phòng học và cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Giai đoạn II (2021-2025): Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDMN; bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, hướng tới đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; triển khai thực hiện Chương trình GDMN mới thay thế Chương trình GDMN hiện hành.

3.2. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện từ các nguồn:

+ Ngân sách nhà nước: Từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình dự án: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án ODA, vốn trái phiếu Chính phủ được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hàng năm của các bộ, ngành địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành.

+ Nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

- Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng các chương trình, kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện hiệu quả nội dung Kế hoạch này.

- Hằng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu phân bổ kinh phí cho các đơn vị, địa phương nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu Kế hoạch.

- Chủ trì rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phù hợp với chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

- Làm cơ quan đầu mối, theo dõi, tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí trên cơ sở lồng ghép từ kinh phí sự nghiệp giáo dục hàng năm theo phân cấp; nguồn chương trình mục tiêu để thực hiện đảm bảo các mục tiêu, tiến độ thực hiện Kế hoạch phát triển GDMN hằng năm và giai đoạn 2019-2025, đồng thời hướng dẫn, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.

4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương việc thực hiện các chính sách mới đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có giải pháp đảm bảo giáo viên cho các cơ sở GDMN công lập.

5. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và hoàn thiện các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng lồng ghép trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; thực hiện phổ biến kiến thức, kỹ năng và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em tại gia đình.

6. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách xã hội khác đối với giáo viên và trẻ mầm non. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành, các địa phương tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội để thực hiện phát triển GDMN, bảo vệ quyền trẻ em.

7. Ban Dân tộc tỉnh: Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách về phát triển GDMN đối với trẻ em người DTTS trên địa bàn.

8. Ủy ban nhân dân huyện,thành phố

- Căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và chỉ đạo, triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2019- 2025 hiệu quả tại địa phương.

- Trên cơ sở phân bổ nguồn kinh phí hàng năm từ ngân sách trung ương, ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách huyện và huy động từ các nguồn kinh phí khác (các chương trình, dự án, nguồn tài trợ,...) để triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch phát triển GDMN đảm bảo mục tiêu đề ra. Ưu tiên kinh phí từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thông mới, nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án khác (chương trình quốc gia giảm nghèo bn vững, các dự án ODA,..) xây dựng phòng học cho những điểm trường mầm non thiếu phòng học để huy động trẻ em dưới 03 tuổi ra lớp. Chỉ đạo thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc triển khai Chương trình GDMN; có chính sách ưu đãi nhằm phát triển GDMN trên địa bàn; bảo đảm ngân sách cho GDMN theo đúng quy định hiện hành.

- Chỉ đạo các cơ sở GDMN công lập xây dựng, hoàn thiện đề án vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện tuyển dụng giáo viên mầm non: Sử dụng chỉ tiêu biên chế giáo dục còn lại của huyện, thành phố để ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non, tăng số lượng giáo viên mầm non để đảm bảo mở nhóm trẻ và cải thiện định mức giáo viên mầm non/nhóm, lớp theo quy định.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục; lập kế hoạch xây dựng, đầu tư cho các trường mầm non trên địa bàn để đạt chuẩn quốc gia; hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các trường mầm non trên địa bàn triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định. Trong đó chú ý việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non đảm bảo số lượng, chất lượng theo quy định, nhất là ở những trường trong lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020 và danh sách đăng ký xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong phát triển nguồn nhân lực.

- Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia phát triển GDMN. Thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở GDMN ngoài công lập phục vụ nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ của công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, các nông, lâm trường và người dân ở những nơi tập trung dân cư.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh:

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp tham gia và tổ chức giám sát việc thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trẻ em trong độ tuổi mầm non ra lớp; tăng cường phổ biến, cung cấp kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ đến cộng đồng và từng gia đình.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ chăm sóc, phát triển trẻ toàn diện, đặc biệt các trẻ, nhóm trẻ ngoài nhà trường; tiếp tục thực hiện Đề án “Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020”.

Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm (trước 30 tháng 11) tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để kịp thời chỉ đạo thực hiện và tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Đ/c Nguyễn Hữu Tháp, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh (p/h);
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh (p/h);
- Các Sở, ngành:Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nội vụ; Y tế; Lao động-Thương binh và Xã hội; Ban Dân tộc tỉnh; Hội Khuyến học tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đ/c CVP, PVP UBND tỉnh (phụ trách KGVX);
- Lưu: VT, KGVX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ng
uyễn Hữu Tháp

 

Phụ lục 1

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TRƯỜNG, LỚP, HUY ĐỘNG TRẺ

Đầu năm học: 2018-2019

TT

Huyện/thành phố

Trường

Nhóm, lớp

Trẻ em đến trường, lớp

Trẻ em đến trường, nhóm lớp trong cơ sở GDMN NCL

Tổng số

Trường mầm non

Trường mẫu giáo

Số điểm trường

Trường chưa huy động trẻ nhà tr ra lớp

Tổng số

Nhóm tr

Lớp mẫu giáo

Lp mẫu giáo 5 tuổi

Tổng số

Nhà trẻ

Mu giáo

Mu giáo 5 tui

Số lượng

Tỷ lệ so với tổng số trẻ ra lớp %

Số

lượng

Tỷ lệ huy động %

Số lượng

Tỷ lệ huy động %

Số lượng

Tỷ lệ huy động %

1

Thành phố Kon Tum

33

33

0

140

9

367

72

295

149

9.566

1.195

17,4

8.371

74,9

3.503

94

3.413

35,68

2

Huyện Đăk Hà

15

6

9

81

7

194

24

170

106

5.263

325

7,3

4.938

81,1

1.867

99,1

907

17,23

3

Huyện Đăk Tô

13

13

0

57

1

149

15

134

62

4.376

496

16,5

3.880

97,5

1.318

99,7

145

3,31

4

Huyện Ngọc Hồi

13

13

0

51

4

156

20

136

65

4.306

474

16,7

3.832

91,2

1.396

99,9

440

10,22

5

Huyện Đăk Glei

12

12

0

90

7

144

7

137

92

3.674

154

5,5

3.520

95,2

1.230

99,8

40

1,09

6

Huyện Sa Thầy

17

17

0

70

2

178

32

146

74

4.143

498

19

3.645

95,2

1.248

99,7

528

12,74

7

Huyện Tumơrông

11

11

0

75

0

118

16

102

80

2.215

166

9,8

2.049

98,8

709

99,3

0

0,00

8

Huyện Kon Rẫy

10

10

0

48

2

95

10

85

55

2.318

212

12,2

2.106

98,3

715

100

0

0,00

9

Huyện Kon Plông

10

10

0

86

7

105

6

99

91

1.829

106

8,1

1.723

98,2

554

99,3

0

0,00

10

Huyện Ia H'Drai

4

4

0

25

0

57

18

39

23

877

188

40

689

95,6

209

95,4

297

33,87

11

MN THSP

1

1

0

1

0

20

3

17

5

542

75

0

467

0

150

0

0

0,00

 

Tổng cộng

139

130

9

724

39

1583

223

1360

802

39109

3889

13,98

35220

88,78

12899

99,1

5770

14,75

 

Phụ lục 2

TỔNG HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

Đầu năm học 2018-2019

TT

Địa phương

SDD thể nhẹ cân

SDD thể thấp còi

Thừa cân béo phì

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Thành phố Kon Tum

27

2,3

549

6,6

36

3,0

641

7,7

2

0,2

134

1,6

2

Huyện Đăk Hà

12

3,7

502

10,2

24

7,4

605

12,3

2

0,6

25

0,5

3

Huyện Đăk Tô

55

11,1

540

13,9

71

14,3

624

16,1

1

0,2

38

1

4

Huyện Ngọc Hồi

54

11,4

453

11,8

70

14,8

574

15

2

0,4

97

2,5

5

Huyện Đăk Glei

10

6,5

399

11,3

19

12,3

503

14,3

1

0,6

7

0,2

6

Huyện Sa Thầy

31

6,2

367

10,1

39

7,8

420

11,5

0

0

12

0,3

7

Huyện Tumơrông

52

31,3

484

23,6

75

45,2

692

33,8

0

0

0

0

8

Huyện Kon Rẫy

15

7

223

11

13

6

252

11,9

0

0

0

0

9

Huyện Kon Plông

6

5,7

222

12,9

9

8,5

275

16

0

0

2

0,1

10

Huyện Ia H'Drai

6

3,2

40

5,8

8

4,3

42

6,1

0

0

0

0

11

MN THSP

1

1,3

2

0,4

1

1,3

3

0,6

0

0

9

1,9

 

Tổng cộng

269

6,9

3781

10,7

365

9,4

4631

13,2

8

0,2

324

0,9

 

Phụ lục 3

TỔNG HỢP ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN

Đầu năm học 2018-2019

TT

Huyện/thành phố

Tổng số

Biên chế

Hợp đồng lao động

CBQL

Giáo viên

Kết quđánh giá chuẩn nghề nghiệp GV năm học 2017-2018

Giáo viên dạy lp mẫu giáo 5 tuổi

Tổng số

Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng

TCSP MN tr lên

CĐSP MN tr lên

Tổng số

Hp đng làm việc

Dân tộc thiểu số

Tỷ lệ GV/nhóm, lớp

TCSP MN tr lên

CĐSP MN trở lên

GV còn thiếu theo quy định

Xuất  sắc

Khá

Trung bình

Kém

Tổng số

Tỷ lệ GV/lớp

1

Thành phố Kon Tum

678

316

362

73

32

41

73

70

605

259

71

1,65

605

450

108

207

290

45

1

228

1,6

2

Huyện Đăk Hà

289

186

103

43

15

28

43

39

246

149

53

1,27

246

182

116

103

75

18

0

126

1,2

3

Huyện Đăk Tô

268

220

48

39

13

26

39

39

229

181

30

1,54

229

188

109

61

139

24

3

89

1,4

4

Huyện Ngọc Hồi

254

188

66

31

12

19

31

31

223

159

50

1,43

223

157

116

68

117

32

0

88

1,35

5

Huyện Đăk Glei

208

183

25

28

12

16

28

27

180

155

118

1,25

180

131

113

65

67

30

0

101

1,1

6

Huyện Sa Thầy

272

175

97

44

16

28

44

42

228

175

44

1,28

228

146

66

118

99

9

1

103

1,4

7

Huyện Tu mơ rông

211

181

30

27

11

16

27

26

184

154

121

1,56

184

135

19

22

88

44

0

125

1,56

8

Huyện Kon Rẫy

152

152

0

21

10

11

21

20

131

131

31

1,37

130

115

26

68

37

9

0

76

1,4

9

Huyện Kon Plông

142

133

9

20

10

10

20

19

122

113

79

1,16

121

102

35

9

49

55

0

99

1,1

10

Huyện Ia H'Drai

70

54

16

8

4

4

8

6

62

46

17

1,08

62

20

8

21

33

5

0

23

1

11

MN THSP

44

41

3

3

1

2

3

3

41

38

3

2,05

41

41

4

9

30

0

0

10

2

 

TNG CỘNG

2588

1829

759

337

136

201

337

322

2251

1560

617

1,42

2249

1667

720

751

1024

271

5

1068

1,37

 

Phụ lục 4

TỔNG HỢP TIÊU CHUẨN PHÒNG HỌC, CƠ SỞ VẬT CHẤT

Năm: 2018-2019

TT

Huyện/thành ph

Số nhóm lớp

Phòng hc

Phòng học nh, mượn

Phòng học có đủ thiết bị, ĐD, ĐC

Số trường có nhà bếp hợp vệ sinh, đúng quy cách

Điểm trường có sân, có thiết bị đồ chơi

Trường đạt chuẩn quốc gia

Trường đã thực hiện việc tự đánh giá

Trường đã được đánh giá ngoài

Trường có kết nối Internet

Số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDMN TNT

Nhà tr

Mu giáo

Tổng phòng học

Phòng học kiên cố

Phòng học bán kiên cố

Phòng học tạm

Tng s

Mức độ 1

Mức độ 2

Tổng số

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

1

Thành phố Kon Tum

72

295

367

94

268

5

0

273

24

122

6

6

0

30

12

12

0

0

0

33

21

2

Huyện Đăk Hà

24

170

190

8

179

3

4

81

9

81

8

8

0

12

2

2

0

0

0

15

11

3

Huyện Đăk Tô

15

134

141

38

103

0

8

29

6

27

6

5

1

13

4

3

1

0

0

13

9

4

Huyện Ngọc Hồi

20

136

150

16

128

6

6

86

13

51

5

3

2

10

2

0

1

1

0

13

8

5

Huyện Đăk Glei

7

137

140

7

119

14

4

35

5

28

3

3

0

12

0

0

0

0

0

12

12

6

Huyện Sa Thầy

32

146

169

29

140

0

9

88

12

46

3

3

0

17

1

1

0

0

0

17

11

7

Huyện Tu mơ rông

16

102

114

13

99

2

4

30

2

35

3

3

0

11

0

0

0

0

0

11

11

8

Huyện Kon Rẫy

10

85

93

10

81

2

2

20

5

22

2

2

0

8

0

0

0

0

0

10

7

9

Huyện Kon Plông

6

99

103

3

99

1

2

50

5

51

2

1

1

10

1

1

0

0

0

10

9

10

Huyện Ia H'Drai

18

39

57

0

52

5

0

22

0

18

0

0

0

3

0

0

0

0

0

4

3

11

MN THSP

3

17

20

20

0

0

0

20

1

1

1

0

1

1

1

0

1

0

0

1

0

 

Tng cộng

223

1360

1544

238

1268

38

39

734

82

482

39

34

5

127

23

19

3

1

0

139

102

 



[1] theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

[2] theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

[3] theo Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc

[4] huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông

[5] huyện Ia H’Drai

[6] như: Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015; Quyết định 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015; Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non; Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025.

[7] Từ năm học 2018 -2019 đến năm học 2020 - 2021, mỗi huyện/thành phố tăng ít nhất 7% tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi ra lớp so với năm học 2018-2019.

[8] hiện nay thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1284/KH-UBND năm 2019 thực hiện "Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 1284/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 29/05/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/05/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản