Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 03 tháng 04 năm 2018 |
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRANG TRẠI, GIA TRẠI GẮN VỚI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỈNH BẮC KẠN NĂM 2018
Để triển khai một số nội dung của Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh năm 2018 theo mục tiêu đề ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm tỉnh Bắc Kạn năm 2018 với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại hoặc liên kết các hộ thành nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi theo hướng sử dụng những giống vật nuôi có ưu thế lai cho năng suất, chất lượng và tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có thương hiệu, có sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tiến hành chọn lọc, bảo tồn, phát triển một số loài vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế cao, tập trung hỗ trợ để xây dựng thương hiệu đủ điều kiện xuất bán ra khỏi địa bàn tỉnh và xuất khẩu.
Từng bước gắn việc phát triển chăn nuôi với giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp tập trung, đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có tổng đàn đại gia súc đạt 87.500 con (trong đó: Trâu 61.200 con; bò 23.200 con; ngựa 3.100 con), đàn lợn 203.400 con, đàn dê 45.000 con, đàn gia cầm 1.900.000 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng phấn đấu đạt 22.500 tấn.
Phát triển chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; phấn đấu năm 2018 xây dựng được 29 gia trại và 11 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các huyện, thành phố, gồm: 06 gia trại và 02 trang trại chăn nuôi trâu, bò theo hướng thịt và hướng giống đạt tiêu chuẩn, chất lượng an toàn thực phẩm; 07 gia trại và 05 trang trại chăn nuôi lợn; 06 gia trại chăn nuôi dê; 10 gia trại và 04 trang trại chăn nuôi gia cầm.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thời gian và đối tượng thực hiện
1.1. Thời gian thực hiện
Từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2018.
1.2. Đối tượng thực hiện
Các hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp tham gia chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Nội dung và giải pháp thực hiện
2.1. Nội dung thực hiện
Đẩy mạnh công tác phát triển chăn nuôi có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án để tạo tiền đề nâng cao hiệu quả sản xuất; từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại, gia trại; khuyến khích phát triển những loài vật nuôi có tiềm năng và lợi thế của từng địa phương để chăn nuôi theo hướng hàng hóa, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi, cụ thể:
2.1.1. Phát triển đàn trâu, bò
Phấn đấu xây dựng 06 cơ sở chăn nuôi quy mô gia trại và 02 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại chăn nuôi trâu, bò theo hướng thịt và hướng giống đạt tiêu chuẩn, chất lượng an toàn thực phẩm tại các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Ngân Sơn và Pác Nặm.
Duy trì, ổn định và phát triển đàn trâu, bò theo hướng nâng cao tầm vóc, chất lượng, tập trung tại các địa phương có tiềm năng phát triển như huyện Ba Bể, huyện Pác Nặm, huyện Ngân Sơn, huyện Chợ Đồn ... Mục tiêu là sản xuất trâu, bò thịt nhằm cung cấp thực phẩm, một phần cung cấp giống hàng hóa trong địa bàn tỉnh và bán ra ngoài tỉnh.
Địa điểm thực hiện:
- Trang trại: Xây dựng 02 trang trại tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới và xã Cao Thượng, huyện Ba Bể.
- Gia trại: Xây dựng 06 gia trại tại các xã: Phúc Lộc, huyện Ba Bể; xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn (02 gia trại); xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới; xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn; xã Xuân La, huyện Pác Nặm
2.1.2 Phát triển đàn lợn
Phấn đấu xây dựng 07 cơ sở chăn nuôi quy mô gia trại và 05 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại.
Khuyến khích các hộ dân chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại, trang trại với các giống lợn ưu thế lai, cơ cấu chiếm khoảng 70% so với tổng đàn, phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm thịt nhằm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tập trung phát triển tại các vùng ven thành phố Bắc Kạn, các xã dọc Quốc lộ 3 thuộc các huyện: Chợ Mới, Bạch Thông, Ngân Sơn và các vùng có giao thông thuận lợi.
Các giống lợn địa phương bản địa, lợn lai rừng cơ cấu chiếm khoảng 30%. Khuyến khích chăn nuôi quy mô tập trung theo hình thức chăn nuôi hữu cơ, bán chăn thả, sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương để tạo ra sản phẩm thịt thơm ngon, mang đặc trưng của vùng, địa phương nhằm cung cấp cho thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tập trung phát triển tại các địa phương vùng cao có điều kiện giao thông không thuận lợi như: Huyện Chợ Đồn, huyện Na Rì, huyện Ba Bể, huyện Pác Nặm,...
Địa điểm thực hiện:
- Trang trại: Xây dựng 05 trang trại tại các xã: Khang Ninh, huyện Ba Bể; xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; xã Kim Lư, huyện Na Rì; thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn và phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn.
- Gia trại: Xây dựng 07 gia trại tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể; xã Lục Bình, huyện Bạch Thông; xã Yên Nhuận, huyện Chợ Đồn; xã Văn Minh, huyện Na Rì; Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn; xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm và xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn.
2.1.3. Phát triển đàn dê
Phấn đấu xây dựng 06 cơ sở chăn nuôi quy mô gia trại tại các huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông và Na Rì.
Khuyến khích người dân phát triển, nhân rộng giống dê cái nội hiện có và sử dụng dê đực giống lai để từng bước nâng cao cải thiện tầm vóc, năng suất, chất lượng giống dê địa phương. Tập trung phát triển tại các vùng có thế mạnh về chăn nuôi dê như huyện Chợ Đồn, huyện Chợ Mới, huyện Ba Bể, huyện Pác Nặm ...
Địa điểm thực hiện: Xây dựng tại xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể; xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông; xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới, xã Xuân Dương, huyện Na Rì và xã Cao Tân, huyện Pác Nặm.
2.1.4. Phát triển đàn gia cầm
Năm 2018 xây dựng 10 cơ sở chăn nuôi quy mô gia trại và 04 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại chăn nuôi gia cầm tại các huyện, thành phố.
Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm thả vườn, đồi theo loại hình gia trại, trang trại, dần thay thế cho phương thức nuôi phân tán trong khu vực dân cư, cụ thể:
Đối với các vùng thấp, khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm lông màu nhập nội hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung tạo điều kiện để thực hiện việc liên doanh, liên kết với doanh nghiệp thu mua sản phẩm, giết mổ theo dây chuyền khép kín cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, cần tập trung xây dựng thương hiệu, xây dựng các điểm giết mổ đạt tiêu chuẩn theo quy định. Tập trung phát triển tại thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông, huyện Na Rì,...
Đối với vùng cao, vùng giao thông không thuận lợi tiến hành chọn lọc, phục tráng, cải tạo giống gia cầm nuôi tại địa phương, như: Gà ta, gà ri, gà H’Mông ... để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm thịt, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Tập trung phát triển tại các huyện: Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Đồn.
Địa điểm thực hiện:
- Trang trại: Xây dựng 04 trang trại tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể; xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn; xã Kim Lư, huyện Na Rì và xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn.
- Gia trại: Xây dựng 10 gia trại tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể; xã Phương Linh, huyện Bạch Thông; xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn; thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới; xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì; xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn; xã Xuân La, huyện Pác Nặm và phường Đức Xuân, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn (03 gia trại).
2.1.5. Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm
Rà soát, lựa chọn địa điểm nhằm giới thiệu, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng 01 cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại thành phố Bắc Kạn.
2.2. Giải pháp thực hiện
Để hoàn thành được các mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi phải có sự đột phá về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tạo ra sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường; đột phá về tổ chức sản xuất, phương thức, quy mô và đột phá về đầu tư vào chăn nuôi, trong đó trọng tâm là đầu tư cho các trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp, đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương mại.
2.2.1. Về cơ chế chính sách
Về cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện có, cụ thể là:
+ Các văn bản triển khai các chính sách của Trung ương bao gồm: Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 10/5/2017 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTG ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 về việc phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
+ Các văn bản triển khai các chính sách của tỉnh: Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 11/4/2017 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 1131/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn ngày 04/8/2017 về việc phê duyệt đề án về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ...
2.2.2. Giải pháp về tăng đàn vật nuôi, phát triển gia trại, trang trại
Trên cơ sở nội dung của kế hoạch, địa điểm thực hiện đã được phê duyệt, căn cứ vào số lượng phát triển tổng đàn các loại vật nuôi, số gia trại, trang trại được giao, các địa phương tiến hành tổ chức thực hiện đảm bảo kịp thời, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.
2.2.3. Giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm
- Tăng cường cập nhật và thông tin về tình hình chăn nuôi và thị trường các sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ quảng bá và tiếp cận thị trường cho các vùng chăn nuôi có ưu thế cạnh tranh. Tăng cường kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh để có định hướng điều tiết các sản phẩm một cách năng động, mềm dẻo và có lợi nhất cho người chăn nuôi, đặc biệt là thị trường của các tỉnh, thành phố lớn.
- Trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất chăn nuôi, khuyến khích phát triển các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn các đối tượng buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, sản phẩm động vật không đảm bảo chất lượng lưu thông trên địa bàn để bảo vệ uy tín về chất lượng sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất chăn nuôi trung thực trong tỉnh.
- Đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi, xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm chăn nuôi bằng nhiều hình thức, như: Sản phẩm chế biến từ thịt trâu, bò, lợn, gia cầm được tham gia quảng bá, tiếp thị tại các gian hàng tại các siêu thị, hội chợ trong nước và ngoài nước,...từng bước hình thành mối liên kết giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
2.2.4. Giải pháp về phòng, chống dịch bệnh
Tiếp tục tuyên truyền về công tác tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi để nâng cao tỷ lệ tiêm phòng dịch bệnh hàng năm, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở chăn nuôi như: Chuồng trại đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường, phù hợp với số lượng vật nuôi, phương thức chăn nuôi, có hệ thống xử lý chất thải theo quy định; thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo đúng quy định của Luật Thú y. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào tỉnh.
Xây dựng quy trình giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp, đảm bảo thông tin dịch bệnh chính xác từ cơ sở chăn nuôi từ huyện đến tỉnh. Đối với cơ sở chăn nuôi trang trại có cán bộ thú y huyện trực tiếp theo dõi, quản lý, định kỳ lấy mẫu giám sát lưu hành các loại vi rút, vi khuẩn gây dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm.
2.2.5. Giải pháp về chế biến, giết mổ tập trung gia súc, gia cầm
- Rà soát, lựa chọn địa điểm để giới thiệu, kêu gọi, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.
- Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến, để tạo sự ổn định về giá cả, nguồn hàng hóa và tạo thương hiệu cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
2.2.6. Giải pháp về xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gắn chăn nuôi gia súc, gia cầm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật như: GlobalGAP, VietGAP, chăn nuôi an toàn sinh học... để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu, góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn trên thị trường.
2.2.7. Giải pháp bảo vệ một trường
Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; vị trí xây dựng trang trại, gia trại, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cách xa khu dân cư, nơi tập trung đông người, nguồn nước mặt... theo quy định; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn theo quy định.
(Có kế hoạch chi tiết kèm theo)
- Nguồn vốn sự nghiệp chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo (30a, 135), nguồn sự nghiệp khoa học; nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cấp tỉnh, huyện; nguồn vốn từ dự án CSSP; nguồn vốn vay, vốn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân...
- Nguồn ngân sách trung ương: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020...
- Nguồn ngân sách tỉnh: Nghị quyết số 08/2017/NQ- HĐND ngày 11/4/2017 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai các nội dung theo kế hoạch.
- Kiểm tra đôn đốc quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng quý, năm theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, lựa chọn địa điểm xây dựng 01 cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại thành phố Bắc Kạn để kêu gọi đầu tư.
- Chỉ đạo, hướng dẫn quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định. Tăng cường công tác quản lý giống và vật tư chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu cho UBND tỉnh đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy sản xuất.
- Kêu gọi, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương khi thực hiện lồng ghép các chương trình và sử dụng các nguồn vốn đúng quy định để thực hiện kế hoạch.
4. Sở Công Thương
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chăn nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm chăn nuôi tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi, bao bì, lô gô, nhãn mác sản phẩm chăn nuôi theo quy định.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn ưu tiên tập trung vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại; triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực chăn nuôi để thực hiện kế hoạch.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thực hiện kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất đai phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm định, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định; phối hợp với các ngành chức năng, địa phương kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các hội, đoàn thể cấp tỉnh
Phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ các hội viên, đoàn viên tham gia hợp tác, liên kết phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại gắn với liên kết các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
8. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai, thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện địa phương.
- Bố trí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung kế hoạch. Đồng thời lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để thực hiện kế hoạch, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương và thị hiếu tiêu dùng của thị trường; tăng cường thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn. Báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để UBND tỉnh có biện pháp tháo gỡ, giải quyết.
Trong quá trình tổ chức, thực hiện kế hoạch, nếu có vướng mắc, phát sinh, các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA TRẠI, TRANG TRẠI GẮN VỚI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỈNH BẮC KẠN NĂM 2018
(Kèm theo kế hoạch số: 127/KH-UBND ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn năm 2018)
TT | Nội dung | KH năm 2018 | B.Bể | B. Thông | C.Đồn | C.Mới | N.Rì | N. Sơn | P.Nặm | T. Phố |
I. | Chăn nuôi gia trại | 29 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | Xây dựng gia trại chăn nuôi trâu, bò | 6 | 1 |
| 2 | 1 |
| 1 | 1 |
|
2. | Xây dựng gia trại chăn nuôi lợn | 7 | 1 | 1 | 1 |
| 1 | 1 | 1 | 1 |
3. | Xây dựng gia trại chăn nuôi dê | 6 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
| 1 |
|
4. | Xây dựng gia trại chăn nuôi gia cầm | 10 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 |
II. | Chăn nuôi trang trại | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | Xây dựng trang trại chăn nuôi trâu, bò | 2 | 1 |
|
| 1 |
|
|
|
|
2. | Xây dựng trang trại chăn nuôi lợn | 5 | 1 |
| 1 |
| 1 | 1 |
| 1 |
3. | Xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm | 4 | 1 |
| 1 |
| 1 | 1 |
|
|
III. | Hỗ trợ xây dựng 01 cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
KHUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA TRẠI, TRANG TRẠI GẮN VỚI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỈNH BẮC KẠN NĂM 2018
(Kèm theo kế hoạch số: 127/KH-UBND ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Kết quả đạt được |
A. | Quý II/2018 |
|
|
|
I | Chăn nuôi gia trại | UBND các huyện, thành phố | Các Sở, ngành: NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT, Công Thương, các tổ chức đoàn thể... | - Xây dựng kế rà soát, lựa chọn đối tượng thực hiện; Cân đối nguồn vốn thực hiện hỗ trợ đầu tư; - Thực hiện các nội dung hỗ trợ; - Báo cáo sơ kết, kết quả thực hiện. |
1. | Xây dựng gia trại chăn nuôi trâu, bò | |||
2. | Xây dựng gia trại chăn nuôi lợn | |||
3. | Xây dựng gia trại chăn nuôi dê | |||
4. | Xây dựng gia trại chăn nuôi gia cầm | |||
II | Chăn nuôi trang trại | UBND các huyện, thành phố | Các Sở, ngành: NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT, Công Thương, các tổ chức đoàn thể... | - Xây dựng kế rà soát, lựa chọn đối tượng thực hiện; Cân đối nguồn vốn thực hiện hỗ trợ đầu tư. - Thực hiện các nội dung hỗ trợ; - Báo cáo sơ kết, kết quả thực hiện. |
1. | Xây dựng trang trại chăn nuôi trâu, bò | |||
2. | Xây dựng trang trại chăn nuôi lợn | |||
3. | Xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm | |||
III. | Hỗ trợ xây dựng 01 cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các Sở, ngành: Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Bắc Kạn | Rà soát, lựa chọn địa điểm thực hiện. |
B. | Quý III/2018 | |||
I. | Chăn nuôi gia trại | UBND các huyện, thành phố | Các Sở, ngành: NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT, Công Thương, các tổ chức đoàn thể | Thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư |
1. | Xây dựng gia trại chăn nuôi trâu, bò | |||
2. | Xây dựng gia trại chăn nuôi lợn | |||
3. | Xây dựng gia trại chăn nuôi dê | |||
4. | Xây dựng gia trại chăn nuôi gia cầm | |||
II | Chăn nuôi trang trại | |||
1. | Xây dựng trang trại chăn nuôi trâu, bò | UBND các huyện, thành phố | Các sở, ngành: NN&PTNT, tài chính, KH&ĐT, Công Thương, các tổ chức đoàn thể | Thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư |
2. | Xây dựng trang trại chăn nuôi lợn | |||
3. | Xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm | |||
III. | Hỗ trợ xây dựng 01 cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở NN&PTNT, UBND thành phố... | Kêu gọi đầu tư |
C. | Quý IV/2018 | |||
I. | Chăn nuôi gia trại | UBND các huyện, thành phố | Các Sở, ngành: NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT, Công Thương, các tổ chức đoàn thể | Thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư, Thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện |
1. | Xây dựng gia trại chăn nuôi trâu, bò | |||
2. | Xây dựng gia trại chăn nuôi lợn | |||
3. | Xây dựng gia trại chăn nuôi dê | |||
4. | Xây dựng gia trại chăn nuôi gia cầm | |||
II. | Chăn nuôi trang trại | |||
1. | Xây dựng trang trại chăn nuôi trâu, bò | UBND các huyện, Thành phố | Các sở, ngành: NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT, Công Thương, các tổ chức đoàn thể | Thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư, Thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện. |
2. | Xây dựng trang trại chăn nuôi lợn | |||
3. | Xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm | |||
III. | Hỗ trợ xây dựng 01 cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở NN&PTNT, UBND thành phố... | Kêu gọi đầu tư |
- 1Quyết định 1281/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi, vùng chăn nuôi tập trung và Quy hoạch phát triển trang trại, vùng trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- 2Quyết định 1372/QĐ-UBND năm 2014 về bổ sung quy hoạch chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi tập trung, trang trại vào vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Đắk Lắk
- 3Quyết định 4034/QĐ-UBND năm 2015 điều chỉnh các quy hoạch có liên quan; bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi, vùng chăn nuôi tập trung và Quy hoạch phát triển trang trại, vùng trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- 4Quyết định 3117/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 489/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2019
- 1Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 2Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1281/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi, vùng chăn nuôi tập trung và Quy hoạch phát triển trang trại, vùng trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- 4Luật thú y 2015
- 5Quyết định 1372/QĐ-UBND năm 2014 về bổ sung quy hoạch chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi tập trung, trang trại vào vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 4034/QĐ-UBND năm 2015 điều chỉnh các quy hoạch có liên quan; bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi, vùng chăn nuôi tập trung và Quy hoạch phát triển trang trại, vùng trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- 7Quyết định 974/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 8Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
- 9Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Quyết định 1131/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất thực hiện dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 11Quyết định 3117/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 489/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2019
Kế hoạch 127/KH-UBND về phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm tỉnh Bắc Kạn năm 2018
- Số hiệu: 127/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra