Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 127/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 19 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2035

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt, Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Nhằm đáp ứng yêu cầu về định hướng phát triển đô thị có trọng tâm, trọng điểm trong việc lập quy hoạch xây dựng các đô thị mới, xây dựng đề án nâng loại đô thị và đầu tư phát triển đô thị theo đúng lộ trình, phù hợp với quy định và tình hình thực tế tại mỗi đô thị, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2035 như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn được phê duyệt tại Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 04/02/2008.

Triển khai thực hiện phát triển hệ thống đô thị tỉnh Lạng Sơn có kế hoạch cụ thể đảm bảo đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng hiệu quả nguồn lực; phát triển trên nguyên tắc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; giữ được cảnh quan môi trường, bảo tồn tối đa cảnh quan thiên nhiên; phát triển đô thị gắn với phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, phát triển du lịch sinh thái đô thị xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị.

Lựa chọn các vị trí, địa điểm để kêu gọi đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế, có khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với điều kiện hiện trạng, điều kiện tự nhiên, ưu tiên vị trí liền kề với các đô thị hiện hữu. Trong đó trọng tâm phát triển thành phố Lạng Sơn trở thành đô thị hạt nhân, tạo sức hút; hỗ trợ phát triển nhanh Khu du lịch Quốc gia Mẫu Sơn.

Kế hoạch phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở để lập đề án nâng loại đô thị; là cơ sở để triển khai điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chung, lập các đồ án quy hoạch chi tiết, kêu gọi các nguồn lực đầu tư các dự án khu đô thị, công trình đầu mối, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của toàn tỉnh.

2. Mục tiêu

Đến năm 2035 định hướng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 15 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I, 06 đô thị loại IV và 8 đô thị loại V (trong đó có thành lập thị trấn Cao Lộc mới). Mục tiêu cụ thể như sau:

2.1. Giai đoạn từ năm 2019 - 2025

- Hoàn thiện các tiêu chí đô thị thành phố Lạng Sơn đạt điểm tối đa đô thị loại II;

- Hoàn thiện các tiêu chí đô thị thị trấn Đồng Đăng đạt điểm tối đa đô thị loại IV;

- Đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm lên đô thị loại IV các thị trấn: Hữu Lũng, Thất Khê, Lộc Bình, Bắc Sơn;

- Các đô thị loại V còn lại tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí theo đô thị loại V;

- Đầu tư nâng cấp các điểm dân cư tập trung (thị tứ) theo tiêu chí tối thiểu của đô thị loại V: Tân Thanh, huyện Văn Lãng; Chi Ma, huyện Lộc Bình; Văn Mịch, huyện Bình Gia; Ngả Hai, Mỏ Nhài, huyện Bắc Sơn; Điềm He, Chợ Bãi, huyện Văn Quan; Phổng - Vân Nham, Bắc Lệ - Tân Thành, huyện Hữu Lũng, Vạn Linh, huyện Chi Lăng;

- Hoàn thành Đề án thành lập địa giới đơn vị hành chính thị trấn Cao Lộc mới;

- Lập các Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đối với các thị trấn Lộc Bình, Na Sầm, Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Đồng Mỏ trong giai đoạn từ 2019-2021 (phù hợp với Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 14/6/2019 của UBND tỉnh Lạng Sơn);

- Lập các Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đối với các thị trấn Thất Khê, Hữu Lũng, Đình Lập trong giai đoạn từ 2021-2025.

2.2. Giai đoạn từ năm 2025 - 2030

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các tiêu chí tối thiểu và hoàn thiện Đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, Đề án nâng loại đô thị thành phố Lạng Sơn theo các tiêu chí đô thị loại I (theo Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ);

- Tiếp tục đầu tư đô thị thị trấn Đồng Đăng theo các tiêu chí đô thị loại IV;

- Lập Đề án nâng loại đô thị các thị trấn: Hữu Lũng, Thất Khê, Lộc Bình, Bắc Sơn lên đô thị loại IV. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm tối đa lên đô thị loại IV;

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp thị trấn Đồng Mỏ theo các tiêu chí đô thị loại IV; lập đề án nâng loại đô thị thị trấn Đồng Mỏ lên đô thị loại IV;

- Các đô thị loại V còn lại tiếp tục đầu tư theo các tiêu chí đô thị loại IV;

- Trình phê duyệt Đề án thành lập địa giới đơn vị hành chính thị trấn Cao Lộc mới;

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tiêu chí nâng cấp các thị tứ đạt điểm theo tiêu chí đô thị loại V: Tân Thanh, huyện Văn Lãng; Chi Ma, huyện Lộc Bình; Văn Mịch, huyện Bình Gia; Ngả Hai, Mỏ Nhài, huyện Bắc Sơn; Điềm He, Chợ Bãi, huyện Văn Quan; Phổng - Vân Nham, Bắc Lệ - Tân Thành, huyện Hữu Lũng, Vạn Linh, huyện Chi Lăng.

2.3. Tầm nhìn từ 2030 - 2035

- Lập Đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thành lập các phường thuộc thành phố Lạng Sơn và Đề án nâng loại đô thị thành phố Lạng Sơn lên đô thị loại I; tiếp tục đầu tư nâng cấp thành phố Lạng Sơn hoàn thiện các tiêu chí theo đô thị loại I;

- Lập Đề án nâng loại đô thị thị trấn Đồng Mỏ lên đô thị loại IV;

- Tiếp tục đầu tư đô thị thị trấn Đồng Đăng đạt điểm tối đa theo tiêu chí đô thị loại III và đầu tư nâng cấp các tiêu chí theo đô thị loại II;

- Đầu tư nâng cấp thị trấn Cao Lộc mới theo tiêu chí đô thị loại V;

- Các đô thị loại V còn lại rà soát theo các tiêu chí đô thị loại IV đề xuất đô thị nâng loại IV trong giai đoạn sau năm 2035;

- Hoàn thành các tiêu chí nâng cấp đô thị và hoàn thành Đề án công nhận đạt đô thị loại V đối với các thị tứ: Tân Thanh, huyện Văn Lãng; Chi Ma, huyện Lộc Bình; Văn Mịch, huyện Bình Gia; Ngả Hai, Mỏ Nhài, huyện Bắc Sơn; Điềm He, Chợ Bãi, huyện Văn Quan; Phổng - Vân Nham, Bắc Lệ - Tân Thành, huyện Hữu Lũng, Vạn Linh, huyện Chi Lăng; đề xuất nâng lên loại V trong giai đoạn sau năm 2035.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH LẠNG SƠN

1. Thành phố Lạng Sơn

Quy mô dân số khoảng 200.000 dân; diện tích tự nhiên 77,94 km2; diện tích theo quy hoạch chung xây dựng: 107,11 km2.

1.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thành phố Lạng Sơn đã được công nhận là đô thị loại II tại Quyết định số 325/QĐ-TTg ngày 25/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong đó nhóm hạ tầng kỹ thuật đô thị còn thấp chỉ tiệm cận ở mức đạt như nhóm tiêu chí về hạ tầng giao thông; nhóm tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật đô thị, kiến trúc, cảnh quan đô thị có tổng điểm chỉ tiệm cận mức đạt; các nhóm quy mô dân số, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị đạt nhưng còn thấp; cần tập trung nguồn lực đầu tư đảm bảo hoàn thiện tối đa các tiêu chí đô thị loại II;

- Đối với tiêu chí đô thị loại I: quy mô dân số cần phải đạt tối thiểu 500.000 người, hiện nay quy mô dân số thành phố đô thị loại II mới đạt hơn 200.000 người;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 85,6 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

1.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Hoàn thiện các tiêu chí đô thị thành phố Lạng Sơn đạt điểm tối đa đô thị loại II, trong đó đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật;

- Hoàn thành lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Lạng Sơn đến năm 2030 tầm nhìn 2050;

- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cụm công nghiệp Hợp Thành; Khu giáo dục đào tạo, Khu liên hợp thể thao của tỉnh đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch, cụ thể: Các khu du lịch sinh thái; Khu trung tâm công viên thành phố kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái gắn với Trung tâm hội nghị của tỉnh; công viên cây xanh, khu thể thao, vui chơi giải trí; cụm công nghiệp Quảng Lạc;

- Hoàn thiện tuyến đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn;

- Kêu gọi thu hút đầu tư vào tuyến đường Trục trung tâm Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã được phê duyệt quy hoạch phân khu.

b) Giai đoạn 2025- 2030

Tiếp tục đầu tư nâng cấp các tiêu chí tối thiểu và hoàn thiện Đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đạt chuẩn đô thị thành phố thuộc tỉnh theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đề án nâng loại đô thị thành phố Lạng Sơn theo các tiêu chí đô thị loại I (theo Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

Lập Đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và Đề án nâng loại đô thị thành phố Lạng Sơn lên đô thị loại I, trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt; tiếp tục đầu tư nâng cấp thành phố Lạng Sơn hoàn thiện các tiêu chí theo đô thị loại I.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

Hướng mở rộng đô thị về phía Đông gồm các xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc; về phía Nam thuộc xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị theo chuẩn loại II

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).

e) Danh mục các dự án ưu tiên:

Tổng số có 21 dự án khu đô thị, trong đó có 15 dự án phù hợp với định hướng quy hoạch chung, 06 dự án chưa phù hợp.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

2. Thị trấn Hữu Lũng (nâng cấp đô thị)

Quy mô dân số khoảng 11.200 người; diện tích tự nhiên 488ha; diện tích theo quy hoạch chung xây dựng 948 ha.

2.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Thị trấn Hữu Lũng đã đạt các tiêu chí đô thị loại V với mức điểm gần tối đa; huyện Hữu Lũng phấn đấu nâng cấp lên đô thị loại IV, đối với tiêu chí đô thị loại IV còn một số chỉ tiêu hiện tại chưa đạt, cần phải quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo đặc biệt là quy mô dân số, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, cây xanh, hạ tầng xã hội;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 91,5 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

2.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm lên đô thị loại IV;

- Quy mô dân số dự kiến phấn đấu đến 2025 là 25.000 người;

- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông; thoát nước thải, xử lý nước thải, xử lý và tái chế rác thải, giải quyết ô nhiễm môi trường trong khu vực đô thị; nghĩa trang, nhà tang lễ, cây xanh công viên...;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Diện tích theo quy hoạch mở rộng: Nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng đến năm 2035 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 với quy mô diện tích 948 ha, chưa đạt chuẩn đơn vị hành chính thị trấn theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 là 1.400 ha trở lên; cần triển khai lập điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch với quy mô diện tích đạt 1.400 ha trở lên và phù hợp với đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thị trấn;

- Lập đề án đề nghị công nhận là đô thị loại IV (thị trấn thuộc huyện);

- Lập đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sáp nhập xã Sơn Hà, một phần diện tích xã Hồ Sơn, một phần diện tích xã Đồng Tân vào thị trấn Hữu Lũng.

b) Giai đoạn 2025- 2030

Trình Đề án nâng loại đô thị thị trấn Hữu Lũng lên đô thị loại IV; Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm tối đa lên đô thị loại IV.

c) Tầm nhìn từ 2030 – 2035

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện đạt điểm tối đa các tiêu chí đô thị loại IV.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển về phía Đông và Đông Nam đến khu vực tiếp giáp cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn gồm các xã Sơn Hà, Đồng Tân, Hồ Sơn;

- Hướng phát triển về phía Bắc mở rộng về phía xã Đồng Tân;

- Hướng phát triển về phía Nam mở rộng về phía xã Minh Sơn.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị theo chuẩn loại IV

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).

e) Danh mục các dự án ưu tiên

Trên địa bàn thị trấn có 06 dự án phát triển các khu đô thị, phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

3. Thị trấn Lộc Bình (nâng cấp đô thị)

Quy mô dân số khoảng 11.510 người; diện tích tự nhiên 435 ha; diện tích theo quy hoạch chung xây dựng 712ha.

3.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Lộc Bình đã đạt các tiêu chí đô thị loại V với mức điểm tối đa; chấm điểm đối với các tiêu chí đô thị loại IV còn một số chỉ tiêu hiện tại chưa đạt, cần phải quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo đặc biệt là quy mô dân số, mật độ dân, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị chấm điểm chỉ ở mức đạt (còn thấp); cụ thể: hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, diện tích sàn nhà bình quân; đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị; nhà tang lễ, tuyến phố văn minh đô thị; môi trường đô thị; trường học chưa đạt chuẩn đô thị loại IV;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 96,5 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

3.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm lên đô thị loại IV;

- Cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng với các tiêu chí chưa đạt (quy mô dân số, mật độ dân số, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị) phát triển bền vững các tiêu chí theo chuẩn đô thị loại IV;

- Diện tích theo quy hoạch mở rộng đô thị: Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2426/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 với quy mô diện tích 712,60 ha, chưa đạt chuẩn đơn vị hành chính thị trấn theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 là 1.400 ha trở lên; cần lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện Lộc Bình, tăng quy mô diện tích lên 1.400 ha và phù hợp với đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thị trấn;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Lập đề án đề nghị công nhận là đô thị loại IV (thị trấn thuộc huyện);

- Lập đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sáp nhập xã Lục Thôn vào thị trấn Lộc Bình, trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt; sau khi sáp nhập diện tích 17,77 km2, dân số 9.507 người.

b) Giai đoạn 2025- 2030

Trình Đề án nâng loại đô thị các thị trấn Lộc Bình lên đô thị loại IV; Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm tối đa lên đô thị loại IV.

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện đạt điểm tối đa các tiêu chí đô thị loại IV.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển về phía Bắc mở rộng thuộc xã Đồng Bục;

- Hướng phát triển về phía Nam mở rộng thuộc xã Tú Đoạn;

- Hướng phát triển về phía Đông mở rộng thuộc xã Hữu Khánh;

- Hướng phát triển về phía Tây mở rộng thuộc xã Lục Thôn. đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị theo chuẩn loại IV (Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).

e) Danh mục các dự án ưu tiên:

Tổng số có 08 dự án khu đô thị (thị trấn Lộc Bình có 06 dự án, trong đó có 02 dự án phù hợp với định hướng quy hoạch chung, 04 dự án chưa phù hợp; Thị trấn Na Dương có 02 dự án chưa phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng được duyệt).

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

4. Thị trấn Thất Khê (nâng cấp đô thị)

Quy mô dân số khoảng 4.800 người; diện tích tự nhiên 86 ha; diện tích theo quy hoạch chung xây dựng 320ha.

4.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Thất Khê đã đạt hầu hết các tiêu chí là đô thị loại V; tổng số điểm đạt được là 90,25 điểm, gần đạt mức tối đa;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 90,25 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

4.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội đô thị, củng cố vững chắc các tiêu chí đô thị loại V;

- Triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thất Khê, tỷ lệ 1/5.000 với quy mô diện tích 1.400 ha trở lên đạt chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 thị trấn (đã phê duyệt tại Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 31/01/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn, quy mô diện tích 320ha) và phù hợp với đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thị trấn;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Lập đề án đề nghị công nhận là đô thị loại IV (thị trấn thuộc huyện);

- Trình đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sáp nhập một phần diện tích các xã Chi Lăng, Đề Thám, Đại Đồng vào thị trấn Thất Khê;

b) Giai đoạn 2025- 2030

Trình Đề án nâng loại đô thị các thị trấn Thất Khê lên đô thị loại IV; Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm tối đa lên đô thị loại IV.

c) Tầm nhìn từ 2030 – 2035

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện đạt điểm tối đa các tiêu chí đô thị loại IV.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Phía Bắc thị trấn mở rộng về xã Chi Lăng; phía Đông - Nam thị trấn mở rộng về xã Đại Đồng;

- Hướng phát triển về phía Tây thị trấn, mở rộng thuộc xã Đề Thám.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị theo chuẩn loại IV.

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).

e) Danh mục các dự án ưu tiên:

Trên địa bàn có 04 dự án khu đô thị, trong đó có 03 dự án phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng, 01 dự án chưa phù hợp.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

5. Thị trấn Đồng Mỏ

Quy mô dân số khoảng 6.744 người; diện tích tự nhiên 475,5 ha; diện tích theo quy hoạch chung xây dựng 840,23 ha;

5.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Đồng Mỏ đã đạt tiêu chí đô thị loại V với tổng điểm khá cao, tuy nhiên cần đầu tư và tập trung mọi nguồn lực để khắc phục những tiêu chí chính còn thấp như: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị chấm điểm chỉ ở mức đạt (còn thấp); cụ thể: hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, diện tích sàn nhà bình quân; đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị; nhà tang lễ (chưa có), tuyến phố văn minh đô thị; môi trường đô thị; để đảm bảo sự phát triển của đô thị và phấn đấu nâng cấp đô thị lên loại IV;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 88,25 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

5.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn đến năm 2025

- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng với các tiêu chí chưa đạt tiêu chí đô thị loại V (Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội; Trình độ phát triển hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan nội thị) phát triển bền vững các tiêu chí đô thị loại V theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;

- Thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, tỷ lệ 1/5.000 thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1667/QĐ-UBND ngày 09/9/2017 với quy mô diện tích 840,23 ha tăng lên 1.400 ha đạt chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và phù hợp với đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thị trấn;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Tiếp tục hoàn thiện tối đa các tiêu chí theo đô thị loại V;

- Trình đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sáp nhập một phần diện tích xã Quang Lang vào thị trấn Đồng Mỏ; sau sáp nhập diện tích đạt 35,63 km2, dân số 14.276 người.

b) Giai đoạn 2025- 2030

- Tiếp tục đầu tư theo các tiêu chí đô thị loại IV;

- Lập đề án đề nghị công nhận là đô thị loại IV.

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

Trình Đề án nâng loại đô thị thị trấn Đồng Mỏ lên đô thị loại IV; Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm tối đa lên đô thị loại IV.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển về phía Đông mở rộng về xã Quang Lang;

- Hướng phát triển về phía Nam mở rộng về phía xã Chi Lăng.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị theo chuẩn loại IV.

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).

e) Danh mục các dự án ưu tiên

Trên địa bàn thị trấn có 04 dự án khu đô thị, các dự án này phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

6. Thị trấn Chi Lăng

Quy mô dân số khoảng 5.974 người; diện tích tự nhiên là 2.080,50 ha.

6.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Chi Lăng cần đầu tư và tập trung mọi nguồn lực để khắc phục những tiêu chí chính còn chưa đạt chuẩn theo đô thị loại V (cơ cấu trình độ phát triển kinh tế xã hội chưa có sự chuyển dịch, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp còn thấp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan còn hạn chế) để đảm bảo sự phát triển của đô thị và phấn đấu hoàn thiện tất cả các tiêu chí đô thị loại V;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 61,5 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

6.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng với các tiêu chí chưa đạt tiêu chí (Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; Trình độ phát triển hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan nội thị) phát triển bền vững các tiêu chí đô thị loại V theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13:

+ Các công trình dịch vụ công cộng cấp đơn vị ở như Cơ sở y tế cấp đô thị; Công trình thể dục, thể thao cấp đô thị;

+ Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị dịch vụ công cộng cấp đơn vị ở như Các công trình thoát nước thải đô thị; nhà tang lễ; hệ thống công viên, cây xanh đô thị; hạ tầng giao thông đô thị;

- Về tiêu chí diện tích tự nhiên: Diện tích tự nhiên thị trấn Chi Lăng hiện nay là 2.080,50 ha phù hợp về tiêu diện tích đô thị loại IV và loại V (thị trấn thuộc huyện) Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, tối thiểu từ 1.400 ha trở lên.

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2326/QĐ-UBND ngày 06/12/2017;

- Tiếp tục hoàn thiện tối đa các tiêu chí theo đô thị loại V.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

- Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo các tiêu chí đô thị loại IV;

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

- Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại IV;

- Rà soát theo các tiêu chí đô thị loại IV để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại IV trong giai đoạn sau năm 2035;

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển theo hướng Đông - Bắc và Tây - Nam bám dọc trục đường quốc lộ 1A;

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị: Hoàn thiện tối đa tất cả các tiêu chí đô thị loại V.

e) Danh mục các dự án ưu tiên:

Trên địa bàn thị trấn Chi Lăng có 01 dự án khu đô thị (Khu đô thị Đồng Bành) phù hợp với quy hoạch chi tiết.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

7. Thị trấn Bắc Sơn

Quy mô dân số khoảng 4.850 người; diện tích tự nhiên 330 ha; diện tích theo quy hoạch chung xây dựng 379 ha;

7.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Bắc Sơn đã đạt các tiêu chí của đô thị loại V, tiếp tục đầu tư hoàn thiện tối đa các tiêu chí đô thị loại V;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 85,5 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

7.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm tối đa lên đô thị loại IV;

- Triển khai lập Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bắc Sơn, với quy mô diện tích 1.490,74 ha (đã phê duyệt tại Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 31/01/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn, quy mô diện tích 379 ha) và phù hợp với đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thị trấn;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Lập đề án đề nghị công nhận là đô thị loại IV;

- Trình đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sáp nhập xã Hữu Vĩnh vào Thị trấn Bắc Sơn, theo đó sau sáp nhập, diện tích tự nhiên: 1.490,74 ha (14,90 km2), đạt chuẩn theo quy định 14 km2 trở lên đạt chuẩn diện tích đơn vị hành chính thị trấn theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, dân số 6.402 người.

b) Giai đoạn 2025- 2030

Trình Đề án nâng loại đô thị các thị trấn Bắc Sơn lên đô thị loại IV; Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tiêu chí đạt điểm tối đa lên đô thị loại IV.

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện đạt điểm tối đa các tiêu chí đô thị loại IV.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển về hướng Tây và hướng Nam mở rộng về phía xã Hữu Vĩnh;

- Hướng phát triển về hướng Đông và hướng Bắc Nam mở rộng về phía xã Quỳnh Sơn và Long Đống.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị theo chuẩn loại IV.

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).

e) Danh mục các dự án ưu tiên:

Trên địa bàn có 03 dự án các khu đô thị, phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

8. Thị trấn Văn Quan

Quy mô dân số khoảng 4.514 người; diện tích tự nhiên 1.250 ha; diện tích quy hoạch chung xây dựng 270 ha;

8.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Văn Quan chưa đạt các tiêu chí là đô thị loại V, do đó cần đầu tư và tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V trong giai đoạn đến năm 2030;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 64,25 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

8.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, nâng cấp các tiêu chí chưa chưa đạt chuẩn đô thị loại V theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;

- Tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn 1250 ha; diện tích đồ án quy hoạch chung 270 ha chưa đạt đạt chuẩn diện tích đơn vị hành chính thị trấn theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 yêu cầu từ 1.400 ha trở lên;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Tiếp tục hoàn thiện tối đa các tiêu chí theo đô thị loại V;

- Trình đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sáp nhập một phần diện tích các xã Xuân Mai (thôn Bản Coóng) và Vĩnh Lại (thôn Nà Lộc, Bản Bác) vào Thị trấn Văn Quan; sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên 1.737 ha, dân số 5.427 người;

- Triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Văn Quan, với quy mô diện tích 1.737 ha.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo các tiêu chí đô thị loại IV.

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

- Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại IV.

- Rà soát theo các tiêu chí đô thị loại IV để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại IV trong giai đoạn sau năm 2035.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

Hướng phát triển về phía Nam mở rộng về xã Xuân Mai; phía Tây mở rộng về xã Vĩnh Lại.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị

Hoàn thiện tối đa tất cả các tiêu chí đô thị loại V.

e) Danh mục các dự án ưu tiên:

Trên địa bàn có 02 dự án các khu đô thị, trong đó có 01 dự án phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng, 01 dự án chưa phù hợp.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

9. Thị trấn Na Sầm

Quy mô dân số khoảng: 4.033 người; diện tích tự nhiên 156 ha; diện tích theo quy hoạch chung xây dựng: 355 ha.

9.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Na Sầm đã đạt hầu hết các tiêu chí là đô thị loại V; Tuy nhiên số điểm còn thấp, trong đó còn một số tiêu chí còn chưa đạt được như môi trường đô thị, nghĩa trang, nhà tang lễ, cây xanh đô thị; quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 80,25 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

9.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội củng cố vững chắc các tiêu chí đã đạt chuẩn đô thị loại V; nâng cấp các tiêu chí chưa đạt chuẩn đô thị loại V theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;

- Triển khai lập Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Na Sầm, với quy mô diện tích tối thiểu 1.400 ha đạt chuẩn diện tích đơn vị hành chính thị trấn theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và phù hợp với đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thị trấn;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Tiếp tục hoàn thiện tối đa các tiêu chí theo đô thị loại V;

- Trình đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sáp nhập một phần diện tích các xã Hoàng Việt, Tân Lang vào thị trấn Na Sầm; sau khi sáp nhập diện tích đạt 14,03 km2, dân số 6.220 người.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo các tiêu chí đô thị loại IV;

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

- Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại IV;

- Rà soát theo các tiêu chí đô thị loại IV để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại IV trong giai đoạn sau năm 2035.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển về phía Bắc mở rộng về xã Tân Lang và phía Nam mở rộng về xã Hoàng Việt.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị

Hoàn thiện tối đa tất cả các tiêu chí đô thị loại V.

e) Danh mục các dự án ưu tiên

Trên địa bàn có 03 dự án các khu đô thị, trong đó có 02 dự án phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng, 01 dự án chưa phù hợp.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

10. Thị trấn Đình Lập

Quy mô dân số khoảng: 4.500 người; diện tích tự nhiên 633,78 ha; diện tích theo quy hoạch chung xây dựng 800ha.

10.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Đô thị thị trấn Đình Lập đã đạt các tiêu chí là đô thị loại V; Tuy nhiên số điểm còn thấp, trong đó còn một số tiêu chí còn chưa đạt được như môi trường đô thị, nghĩa trang, nhà tang lễ, cây xanh đô thị, Công trình thể dục, thể thao cấp đô thị;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 79,25 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

10.2. Kế hoạch phát triển đô thị

Chấm điểm theo các tiêu chí của đô thị loại V quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/ UBTVQH13, thị trấn Đình Lập đã đạt hầu hết các tiêu chí là đô thị loại V; tổng số điểm đạt được là 86,5 điểm. Tuy nhiên trong đó còn một số tiêu chí còn chưa đạt được như môi trường đô thị, nghĩa trang, nhà tang lễ, cây xanh đô thị; quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội củng cố vững chắc các tiêu chí đã đạt chuẩn đô thị loại V; nâng cấp các tiêu chí chưa đạt chuẩn đô thị loại V theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;

- Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đình Lập;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Tiếp tục hoàn thiện tối đa các tiêu chí theo đô thị loại V;

- Trình đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sáp nhập một phần diện tích xã Đình Lập vào Thị trấn Đình Lập.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo các tiêu chí đô thị loại IV.

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

- Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại IV;

- Rà soát theo các tiêu chí đô thị loại IV để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại IV trong giai đoạn sau năm 2035.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển về phía Đông, phía Tây và phía Nam về xã Đình Lập.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị

Hoàn thiện tối đa tất cả các tiêu chí đô thị loại V.

e) Danh mục các dự án ưu tiên

Trên địa bàn có 02 dự án khu đô thị, trong đó có 01 dự án phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng, 01 dự án chưa phù hợp; Thị trấn Nông trường Thái Bình có 01 dự án khu đô thị, dự án này phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

11. Thị trấn Cao Lộc (địa điểm mới)

11.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Hiện nay chưa được thành lập đô thị loại V, mục tiêu trong thời gian tới nâng cấp lên đô thị loại V, là đô thị huyện lỵ huyện Cao Lộc. Hiện nay còn nhiều tiêu chí chưa đạt chuẩn đô thị loại V như quy mô dân số, tỷ lệ đô thị hóa, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 57,07 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

11.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cao Lộc (địa điểm mới) đến năm 2025, huyện Cao Lộc có địa điểm tại xã Gia Cát và xã Tân Liên, huyện Cao Lộc được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Quyết định số 1245/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 với tổng diện tích quy hoạch 845 ha; quy mô dân số quy hoạch đến năm 2025 là 15.000 người;

- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị, nâng cấp các tiêu chí chưa đạt chuẩn đô thị loại V theo Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13; phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại V;

- Triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cao Lộc (địa điểm mới) với quy mô diện tích toàn bộ xã Gia Cát 3.682 ha;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Trình đề án nâng cấp đô thị lên đô thị loại V;

- Lập Đề án thành lập địa giới đơn vị hành chính thị trấn Cao Lộc mới.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Trình Đề án thành lập đơn vị hành chính mới (thị trấn Cao Lộc mới).

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

Đầu tư nâng cấp thị trấn Cao Lộc mới theo tiêu chí đô thị loại V.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

Trung tâm đô thị được xác định là trung tâm xã Gia Cát, phát triển dài hạn theo hướng Đông Bắc (về phía thành phố Lạng Sơn) bám dọc bờ sông Kỳ Cùng và quốc lộ 4B.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị

Hoàn thiện tối đa tất cả các tiêu chí đô thị loại V.

e) Danh mục các dự án ưu tiên

Trên địa bàn có 02 dự án khu đô thị, các dự án này phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

12. Thị trấn Đồng Đăng

Thị trấn Đồng Đăng được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV tại Quyết định số 158/QĐ-BXD ngày 25/02/2016; dân số thường trú khoảng 25.000 người; phạm vi quy mô diện tích mở rộng là 10.209 ha (trong đó phần địa giới hành chính thị trấn là 700 ha, phần mở rộng là 9.329 ha).

12.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Đồng Đăng mở rộng, huyện Cao Lộc đạt mức điểm khá cao, tuy nhiên trong đó các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số điểm chỉ ở mức đạt; nhóm các tiêu chuẩn về thoát nước thải, xử lý nước thải, nhóm tiêu chuẩn nhà tang lễ điểm còn thấp;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 83,75 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

12.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện tối đa các tiêu chí đô thị loại IV quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/ UBTVQH13;

- Hoàn thành đề án điều chỉnh phạm vi ranh giới Khu KTCK Đồng Đăng Lạng Sơn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng Lạng Sơn;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Trình đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính (giai đoạn 2022- 2025).

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Tiếp tục đầu tư đô thị thị trấn Đồng Đăng theo các tiêu chí đô thị loại III;

c) Tầm nhìn từ 2030 – 2035

- Tiếp tục đầu tư đô thị thị trấn Đồng Đăng đạt điểm tối đa theo tiêu chí đô thị loại III và đầu tư nâng cấp các tiêu chí theo đô thị loại II.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển về các phía Tây, Nam, Đông mở rộng về xã Hồng Phong, Phú Xá, Thụy Hùng, một phần xã Bảo Lâm.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị theo chuẩn loại IV.

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).

e) Danh mục các dự án ưu tiên

Trên địa bàn có 04 dự án khu đô thị, các dự án này phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

13. Thị trấn Na Dương

Quy mô dân số khoảng 8.807 người; diện tích tự nhiên 1.143,5ha; diện tích lập quy hoạch chung xây dựng 712,6 ha;

13.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Na Dương đã đạt các tiêu chí là đô thị loại V, tuy nhiên một số tiêu chí còn thấp, trong đó còn một số tiêu chí còn chưa đạt được như môi trường đô thị, nghĩa trang, nhà tang lễ, cây xanh đô thị, công trình thể dục, thể thao cấp đô thị.

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 78,75 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

13.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển bền vững các tiêu chí theo chuẩn đô thị loại V;

- Lập điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Na Dương;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng theo Quy hoạch chung xây dựng được UBND tỉnh phê duyệt;

- Tiếp tục hoàn thiện tối đa các tiêu chí theo đô thị loại V.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo các tiêu chí đô thị loại IV;

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

- Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại IV;

- Rà soát theo các tiêu chí đô thị loại IV để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại IV trong giai đoạn sau năm 2035.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển theo hướng Tây-Nam mở rộng về phía xã Đông Quan.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị đến năm 2025. Hoàn thiện tối đa tất cả các tiêu chí đô thị loại V.

e) Danh mục các dự án ưu tiên

Trên địa bàn có 02 dự án các khu đô thị, phù hợp với định hướng quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

14. Thị trấn Nông trường Thái Bình

Quy mô dân số khoảng 1.900 người; diện tích tự nhiên 1.172,6ha; diện tích lập quy hoạch chung xây dựng 1.160,3 ha.

14.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13

- Thị trấn Nông trường Thái Bình đa số các tiêu chí chưa đạt đô thị loại V, một số tiêu chí chỉ ở mức đạt nhưng điểm thấp; Về Quy mô dân số: 1.900 người chưa đạt tiêu chí đô thị loại V tối thiểu đạt 2.000 người (50% tiêu chí);

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 60,0 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

14.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội củng cố vững chắc các tiêu chí đã đạt chuẩn đô thị loại V; nâng cấp các tiêu chí chưa đạt chuẩn đô thị loại V theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;

- Hoàn thành đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nông trường Thái Bình;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Tiếp tục hoàn thiện tối đa các tiêu chí theo đô thị loại V.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo các tiêu chí đô thị loại V.

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

- Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại IV;

- Rà soát theo các tiêu chí đô thị loại IV để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại IV trong giai đoạn sau năm 2035.

d) Hướng phát triển không gian đô thị

- Hướng phát triển về phía Đông và phía Tây Nam bám dọc theo quốc lộ 31.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị

Đến 2025 hoàn thiện tối đa tất cả các tiêu chí đô thị loại V.

e) Danh mục các dự án ưu tiên:

Có 01 dự án phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng (Khu đô thị mới thị trấn Nông Trường Thái Bình).

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

15. Thị trấn Bình Gia

Quy mô dân số khoảng 3.226 người; diện tích tự nhiên 102,0 ha; diện tích lập quy hoạch chung xây dựng: 362,2 ha.

15.1. Đánh giá hiện trạng đô thị so sánh với tiêu chí đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;

- Thị trấn Bình Gia đã đạt tổng điểm theo tiêu chí đô thị loại V ở mức điểm khá, tuy nhiên một số nhóm tiêu chuẩn về hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; nhóm các tiêu chuẩn về xử lý nước thải đô thị điểm còn thấp;

- Các tiêu chí đánh giá, chấm điểm đạt được: 80,75 điểm (Bảng Phụ lục 01 kèm theo).

15.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn 102,0 ha; chưa đạt theo tiêu chuẩn đô thị loại IV (thị trấn thuộc huyện), yêu cầu từ 1.400 ha trở lên;

- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội củng cố vững chắc các tiêu chí đã đạt chuẩn đô thị loại V; nâng cấp các tiêu chí chưa đạt chuẩn đô thị loại V theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;

- Triển khai lập Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bình Gia, với quy mô diện tích tối thiểu 1.400 ha đạt chuẩn diện tích đơn vị hành chính thị trấn theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

- Trình đề án điều chỉnh sáp nhập địa giới đơn vị hành chính (sáp nhập xã Tô Hiệu và một phần diện tích xã Hoàng Văn Thụ vào thị trấn Bình Gia); sau sáp nhập diện tích 39,14 km2, dân số 8.521 người;

- Tiếp tục hoàn thiện tối đa các tiêu chí theo đô thị loại V.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Đầu tư cơ sở hạ tầng theo các tiêu chí đô thị loại IV.

c) Tầm nhìn từ 2030 - 2035

- Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đạt tiêu chí đô thị loại IV;

- Rà soát theo các tiêu chí đô thị loại IV để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại IV trong giai đoạn sau năm 2035.

d) Hướng phát triển không gian đô thị.

- Hướng phát triển về phía Tây - Nam bám dọc quốc lộ 1B.

đ) Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị

Hoàn thiện tối đa tất cả các tiêu chí đô thị loại V.

e) Danh mục các dự án ưu tiên

Trên địa bàn có 02 dự án các khu đô thị, phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

16. Khu vực cửa khẩu Tân Thanh mở rộng (đô thị hình thành mới)

16.1. Hiện trạng

- Xã Tân Thanh có diện tích tự nhiên 2.720 ha; quy mô dân số khoảng 5.000 người. Khu vực cửa khẩu Tân Thanh là khu vực đông dân cư và có các hoạt động giao thương buôn bán sầm uất, có tiềm năng phát triển, nâng cấp lên đô thị loại V;

- Đồ án quy hoạch chung xây dựng của khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1662/QĐ-UBND-XD ngày 16/11/2006 với quy mô diện tích 123,36 ha;

- Là khu vực cửa khẩu, hiện nay chưa được thành lập đô thị loại V, mục tiêu trong thời gian tới nâng cấp lên đô thị loại V, là đô thị chuyên ngành phát triển về dịch vụ thương mại, kinh tế cửa khẩu và an ninh, quốc phòng.

16.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo mức tối thiểu của tiêu chí đô thị loại V theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;

- Triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tân Thanh với quy mô diện tích toàn bộ xã Tân Thanh 2.720 ha;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, theo tiêu chí đô thị loại V.

c) Giai đoạn năm 2030 - 2035

Hoàn thành các tiêu chí nâng cấp đô thị theo tiêu chí đô thị loại V; lập Đề án công nhận đạt đô thị loại V;

Rà soát theo các tiêu chí đô thị loại V để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại V trong giai đoạn sau năm 2035.

d) Hướng phát triển không gian đô thị.

Trung tâm đô thị được xác định là khu vực phát triển cửa khẩu hiện nay; hướng phát triển mở rộng về phía Bắc và phía Tây.

17. Khu vực của khẩu Chi Ma mở rộng (đô thị hình thành mới)

17.1. Hiện trạng

- Xã Yên Khoái có diện tích tự nhiên 2.531 ha; quy mô dân số khoảng 3.000 người. Khu vực cửa khẩu Chi Ma là khu vực đông dân cư và có các hoạt động giao thương buôn bán sầm uất, có tiềm năng phát triển, nâng cấp lên đô thị loại V.

- Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng của khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2122/QĐ-UBND ngày 08/10/2008 với quy mô diện tích 152 ha;

- Là khu vực cửa khẩu, hiện nay chưa được thành lập đô thị loại V, mục tiêu trong thời gian tới nâng cấp lên đô thị loại V, là đô thị chuyên ngành phát triển về dịch vụ thương mại, kinh tế cửa khẩu và an ninh quốc phòng.

17.2. Kế hoạch phát triển đô thị

a) Giai đoạn năm 2019 - 2025

- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo mức tối thiểu của tiêu chí đô thị loại V theo Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13;

- Triển khai lập quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chi Ma với quy mô diện tích toàn bộ xã Yên Khoái 2.531 ha;

- Lập đề án nâng cấp lên đô thị loại V; đề án thành lập đô thị loại V;

- Triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, các khu chức năng, các dự án đầu tư. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030

Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, theo tiêu chí đô thị loại V.

c) Giai đoạn năm 2030 - 2035

Hoàn thành các tiêu chí nâng cấp đô thị theo tiêu chí đô thị loại V; lập Đề án công nhận đạt đô thị loại V;

Rà soát theo các tiêu chí đô thị loại IV để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại V trong giai đoạn sau năm 2035.

b) Hướng phát triển không gian đô thị.

Trung tâm đô thị được xác định là khu vực phát triển cửa khẩu hiện nay; hướng phát triển mở rộng về phía Tây Nam bám dọc đường tỉnh 236 (về hướng thị trấn Lộc Bình);

18. Các khu vực còn lại theo tên gọi cũ là thị tứ (đô thị hình thành mới)

18.1. Khu vực Phổng, xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng

- Diện tích hiện trạng 150,0 ha; dân số hiện trạng 1.600 người.

- Định hướng phát triển: phía tây xã Vân Nham và phía Đông xã Vân Nham, phát triển về các xã Minh Tiến, Đô Lương.

- Nhập xã Vân Nham và Đô Lương hình thành xã mới là xã Vân Nham với diện tích 36,53 km2, dân số 8.665 người.

18.2. Khu vực Bắc Lệ, xã xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng

- Diện tích hiện trạng (toàn xã): 4.308 ha.

- Dân số hiện trạng: Dân số toàn xã 7.150 người; dân số thôn Bắc Lệ (khu Trung tâm khoảng 1.200 người, định hướng phát triển khu trung tâm đến năm 2030 dân số đạt 3.500 người).

- Định hướng phát triển: phía Bắc, phía Nam và Phía Đông Nam xã Tân Thành nằm dọc các trục đường tỉnh lộ 245 và đường huyện ĐH97 và khu vực thôn Bắc Lệ (khu trung tâm gồm có chợ Bắc Lệ, ga Bắc Lệ và đền Bắc Lệ).

18.3. Khu vực Văn Mịch, xã Hồng Phong, huyện Bình Gia

- Diện tích hiện trạng 300 ha; dân số hiện Trạng: 830 người;

- Định hướng phát triển: Phát triển về hướng Đông - Nam, thôn Nà Háng, Nà Bổ xã Hồng Phong; phát triển về hướng Tây - Bắc thôn Nà Nát xã Hồng Phong.

18.4. Khu vực Ngả Hai, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn

- Diện tích hiện trạng 80,45 ha; dân số hiện trạng: 1.230 người;

- Định hướng phát triển: phía Nam, Đông Nam xã Vũ Lễ.

18.5. Khu vực Mỏ Nhài, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn

- Diện tích hiện trạng 96,47 ha; dân số hiện trạng: 1.625 người;

- Định hướng phát triển: Hướng Đông - Bắc và Tây - Nam xã Hưng Vũ, bám dọc trục đường tỉnh lộ 241.

18.6. Khu vực Điềm He, xã Văn An, huyện Văn Quan

- Diện tích hiện trạng 1.055,37ha; dân số hiện trạng: 2.503 người.

- Định hướng phát triển: phía Đông và Nam xã Văn An, phát triển về xã Chu Túc.

- Nhập 02 xã Văn An và Song Giang, nhập một phần diện tích xã Vĩnh Lại thành lập xã mới là xã Điềm He với quy mô dân số 5.353 người; diện tích 32,37 km2.

18.7. Khu vực Vạn Linh, huyện Chi Lăng.

- Diện tích hiện trạng: 5.752 ha; dân số hiện trạng: 6.643 người;

- Định hướng phát triển: Phát triển theo hướng Đông và Tây, bám dọc trục đường tỉnh 238A.

18.8. Khu vực Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan.

- Diện tích hiện trạng: 2.763 ha; dân số hiện trạng: 4.767 người;

- Định hướng phát triển: Phát triển về các thôn Khòn mới, Khòn nhừ, Nà Dài xã Bình Phúc; Tú Nọn xã Tràng Phái.

18.9. Kế hoạch phát triển đô thị

- Giai đoạn từ năm 2020 - 2025: Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường ...theo mức tối thiểu của các tiêu chí đô thị loại V;

- Giai đoạn từ năm 2025 - 2030: Tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường ...cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại V;

- Giai đoạn từ năm 2030 - 2035: Tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thành các tiêu chí nâng cấp đô thị và lập Đề án công nhận đô thị loại V; rà soát theo các tiêu chí đô thị loại V để có cơ sở xem xét, đề xuất đô thị nâng loại V trong giai đoạn sau năm 2035.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Khái toán vốn đầu tư

- Khái toán kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đối với các dự án ưu tiên phát triển đô thị (Chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, chi phí xây thô đối với nhà ở): 32.208,61 tỷ đồng (Có phụ lục 4 kèm theo).

- Khái toán kinh phí thực hiện đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang các đô thị hiện hữu.

- Suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật tính bằng 30% định mức xây mới, cụ thể: 6,53 tỷ đồng x 30% = 1,959 tỷ đồng.

- Diện tích: 2.677 ha, cụ thể:

+ Vùng lõi đô thị thành phố Lạng Sơn: 1.177 ha (05 phường);

+ Vùng lõi thị trấn Đồng Đăng: 300 ha;

+ Các đô thị còn lại, tính trung bình vùng lõi các đô thị cần chỉnh trang: 150 ha x 13 = 1.950 ha.

- Tổng chi phí chỉnh trang đô thị: 3.427 ha x 1,959 tỷ đồng = 6.713,493 tỷ đồng

- Tổng mức đầu tư: 32.208,61 tỷ đồng + 6.713,493 tỷ đồng = 38.922,103 tỷ đồng (Ba mươi tám nghìn, chín trăm hai mươi hai tỷ, một trăm linh ba triệu đồng).

2. Phân bổ nguồn lực thực hiện

- Đối với các dự án ưu tiên phát triển đô thị, ưu tiên sử dụng nguồn vốn xã hội hóa (thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng đô thị).

- Đối với các dự án chỉnh trang đô thị ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước với lãi xuất ưu đãi và các nguồn từ đấu giá quyền sử dụng đất đối với các khu đất có lợi thế về thương mại, bất động sản.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đô thị (06 nhóm giải pháp)

1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch

- Lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ năng lực, thực hiện thiết kế các đồ án quy hoạch đạt chất lượng tốt, có tầm nhìn đảm bảo phát triển đô thị bền vững, là cơ sở để thu hút đầu tư xây dựng.

- Đối với các chủ đầu tư (nguồn vốn doanh nghiệp) được giao tổ chức lập quy hoạch cần phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức lựa chọn các các đơn vị tư vấn có đủ năng lực.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định quy hoạch.

2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý quy hoạch

Các thiết chế quản lý, bộ máy nhân sự, nguồn nhân lực, cơ chế vận hành cho các cơ quan quản lý quy hoạch, tăng cường năng lực quản lý của chính quyền đô thị.

3. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư

Tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp để phát triển đô thị đồng thời có kế hoạch thu hút đầu tư vào các khu đô thị tại thành phố, thị trấn theo định hướng phát triển đô thị; kêu gọi đầu tư các dự án thuộc chương trình kết cấu hạ tầng.

4. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường bất động sản

Đẩy mạnh hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để điều tiết thị trường và tăng nguồn thu cho ngân sách. Sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng đất một cách hợp lý. Xây dựng chính sách tài chính đất đai phù hợp để khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ môi trường, khuyến khích đầu tư các ngành nghề sử dụng ít đất nhưng tạo giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều lao động. Đảm bảo khai thác tốt các quỹ đất đô thị có lợi thế về thương mại dịch vụ, du lịch, đất ở đô thị.

5. Nhóm giải pháp về nguồn vốn

- Kêu gọi thu hút vốn đầu tư (vốn xã hội hóa, vốn hỗn hợp, vốn hợp pháp khác...) đối với các các dự án ưu tiên phát triển đô thị, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hình thành các khu đô thị mới cần các nguồn vốn lớn, sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp với các hình thức đầu tư như đối tác công tư (PPP), dự án có sử dụng đất...;

- Cân đối các nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương, vốn từ các tổ chức tài chính trong nước hoặc Quốc tế như ADB, WB,…; các nguồn vốn tài trợ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, các nguồn thu khác để đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị; huy động nguồn vốn xã hội hóa để tăng cường chất lượng sống trong các khu dân cư. Vận động Nhân dân tham gia đóng góp nguồn lực vào phát triển hạ tầng đô thị: Tạo quỹ đất để xây dựng các công trình hạ tầng, trồng và chăm sóc cây xanh ở nơi cư trú, tham gia đóng góp vật liệu, ngày công vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật như vỉa hè, đường khu dân cư, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng ngõ phố,…

6. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án xã hội hóa: Ưu đãi về giá cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất;

- Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng công trình hạ tầng như: Quy định cụ thể danh mục khuyến khích đầu tư công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; chính sách ưu đãi về tài chính; khuyến khích lựa chọn các nhà đầu tư uy tín, có năng lực; nghiên cứu quy chế quản lý thu hút, khuyến khích đầu tư để tạo sự minh bạch, cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững; khuyến khích thực hiện các dự án theo hình thức đầu tư đối tác công tư PPP.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị tỉnh Lạng Sơn.

- Xây dựng đề cương, dự toán chi phí lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lạng Sơn trình phê duyệt trong năm 2019; hoàn thành lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lạng Sơn trước năm 2020.

- Rà soát danh mục các đồ án quy hoạch chung xây dựng các thị trấn cần điều chỉnh quy chỉnh quy hoạch. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương trong tỉnh: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đồng bộ các quy hoạch đô thị, các chương trình, kế hoạch phát triển đô thị phù hợp với Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lạng Sơn

- Tham mưu giúp UBND tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và định kỳ việc triển khai kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch tại các đô thị được nâng loại; mở rộng phạm vi hành chính.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đề xuất danh mục đầu tư hàng năm của các Sở, ngành trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị; vận động thu hút nguồn vốn ODA cho các hoạt động thuộc Kế hoạch, tổ chức xúc tiến đầu tư phát triển đô thị từ các nguồn vốn hợp pháp trong nước và quốc tế; hướng dẫn cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch. Bổ sung danh mục lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh vào 06 tháng cuối năm 2019.

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư.

3. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố cân đối nguồn vốn thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị của tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm đảm bảo quỹ đất phát triển đô thị trình cấp thẩm quyền quyết định.

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách về ưu đãi đầu tư đối với các dự án xã hội hóa: Ưu đãi về giá cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất.

5. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, lập quy hoạch phát triển hệ thống giao thông toàn tỉnh gắn kết với hệ thống đô thị trung tâm và các trục giao thông chính đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt.

6. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh lập Đề án điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính hoặc thành lập mới đô thị, báo cáo HĐND tỉnh, Tỉnh ủy trình Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

7. Các sở, ngành liên quan

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách triển khai thực hiện các chính sách có liên quan đến quản lý phát triển đô thị.

8. UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn

- Chủ động tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng phát triển các đô thị, đề xuất danh mục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong đô thị thuộc địa phương quản lý.

- Tổ chức lập đề án công nhận loại đô thị; phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nội vụ và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng; lập đề án công nhận loại đô thị; điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, thành lập đô thị trên địa bàn huyện, thành phố.

Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Định kỳ 6 tháng, hằng năm (trước ngày 15/7 và 15/01 của năm sau), các cơ quan, đơn vị đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch này gửi về Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PT&TH, Báo L.Sơn;
- C, PVP UBND tỉnh, các phòng CM, TT TH-CB;
- Lưu: VT, KTN(HVTr).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Tiến Thiệu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2019 về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025

  • Số hiệu: 127/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 19/07/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
  • Người ký: Hồ Tiến Thiệu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/07/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản