Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1245/KH-UBND

Gia Lai, ngày 31 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm cụ thể hóa các nội dung Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Gia Lai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững. Phát triển các lĩnh vực sản xuất của ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập của người chăn nuôi.

- Tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của tỉnh.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án và tổ chức thực hiện có hiệu quả, xác định các dự án ưu tiên, làm cơ sở cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần trong việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng đàn vật nuôi theo Quy hoạch được duyệt.

- Phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện gắn với việc giám sát, kiểm tra nhằm tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp và các địa phương trong thực hiện Quy hoạch.

2. Yêu cầu

Các ngành, các cấp, các đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo điều hành, phối hợp chặt chẽ huy động được các nguồn lực để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Quy hoạch đề ra.

II. CÁC MỤC TIÊU CHÍNH CẦN ĐẠT THEO QUY HOẠCH

1. Kế hoạch phát triển đàn bò

- Mục tiêu phát triển: Duy trì tốc độ phát triển đàn bò toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2017-2020 là 10,3%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 3,2%/năm, giai đoạn 2026-2030 là 2,9%/năm; Trong đó đàn bò lai đến năm 2020 chiếm 72,5%, năm 2025 chiếm 81,8% và đến năm 2030 chiếm 88,0% tổng đàn; Đàn bò sữa (của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai) đến năm 2020 có 65.000 con, năm 2025 có 100.000 con và đến năm 2030 ổn định ở mức 120.000 con.

- Giống bò: Phát triển các giống Brahman, Sahiwal, Charolaise, Limousine, Crimousine, Drought Master... Đầu tư xây dựng trại bò giống tại xã Chư Đrăng huyện Krông Pa, củng cố đàn giống hạt nhân tại trại bò giống Ia Khươl và trại Đak Pơ, đến năm 2025 có 29.000 con bò giống bố mẹ tại các trại trên.

- Hình thức phát triển: Phát triển mạnh đàn bò trên toàn tỉnh với nhiều hình thức và quy mô khác nhau như chăn nuôi tập trung thâm canh, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi quảng canh, chăn nuôi hộ gia đình... Khuyến khích và thu hút mọi thành phần, tổ chức trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp ở tất cả các địa phương nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

+ Giai đoạn 2017-2020: Phát triển theo hình thức chăn nuôi bán thâm canh kết hợp với dành quỹ đất hợp lý để trồng cỏ nuôi bò.

+ Giai đoạn 2021-2030: Phát triển mạnh hình thức chăn nuôi thâm canh kết hợp trồng cỏ thâm canh có tưới để nuôi bò.

- Kế hoạch phát triển đàn bò:

TT

Hạng mục

Năm 2020

Trong đó

Năm 2025

Trong đó

Năm 2030

Trong đó

Bò lai

Bò sữa

Bò lai

Bò sữa

Bò lai

Bò sữa

 

Tổng đàn (con)

705.000

464.000

65.000

827.000

595.000

100.000

956.000

736.000

120.000

1

TP.Pleiku

15.500

9.800

 

16.000

13.500

 

17.000

16.000

 

2

TX.An Khê

18.000

14.500

 

21.000

20.500

 

24.500

24.500

 

3

TX.Ayun Pa

12.300

5.800

 

15.000

9.300

 

17.800

13.000

 

4

H.Kbang

26.500

20.600

 

31.500

27.000

 

38.000

35.500

 

5

H.Đak Đoa

25.500

15.600

 

31.000

25.700

 

37.500

34.500

 

6

H.Chư Păh

24.000

13.200

 

26.500

19.000

 

29.500

24.500

 

7

H.Ia Grai

15.700

10.700

 

17.400

13.300

 

20.300

17.500

 

8

H. Mang Yang

26.000

18.000

 

33.000

27.700

 

40.000

38.000

 

9

H.Kông Chro

35.800

24.000

 

40.600

33.500

 

45.000

41.000

 

10

H.Đức Cơ

10.500

5.400

 

12.600

8.200

 

15.200

11.200

 

11

H.Chư Prông

27.500

13.500

 

32.800

21.000

 

38.500

28.400

 

12

H.Chư sê

24.200

12.400

 

28.400

18.000

 

33.700

25.500

 

13

H.Đak Pơ

24.300

24.300

 

31.700

31.700

 

39.000

39.000

 

14

H.Ia Pa

32.200

15.000

 

39.500

23.500

 

46.500

32.500

 

15

H.Krông Pa

70.000

36.000

 

74.000

49.500

 

81.500

61.000

 

16

H.Phú Thiện

30.000

14.800

 

34.500

21.600

 

39.000

29.200

 

17

H.Chư Pưh

22.000

10.400

 

26.500

17.000

 

33.000

24.700

 

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai

265.000

200.000

65.000

315.000

215.000

100.000

360.000

240.000

120.000

- Thức ăn: Để đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh cho nhu cầu phát triển đàn bò của tỉnh, các huyện có tiềm năng phát triển chăn nuôi cần dành một quỹ đất thích hợp để bố trí đồng cỏ tập trung và phân tán. Đồng thời khuyến khích các chủ trang trại, nông hộ chuyển đổi diện tích một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi, một con bò cần dành khoảng 300-500m2 đất nông nghiệp trồng cỏ thâm canh có tưới nước.

Kế hoạch đến năm 2030 có 13.180 ha đồng cỏ tập trung và phân tán trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể:

TT

Địa phương

Diện tích trồng cỏ đến năm 2025 (ha)

Diện tích trồng cỏ đến năm 2030 m

Tổng số

Trong đó

Sản lượng (tấn)

Tổng số

Trong đó

Sản lượng (tấn)

Nông hộ

Tập trung

Nông hộ

Tập trung

Tổng cộng

10.117

4.647

5.470

2.529.250

13.180

6.542

6.638

3.690.400

1

Pleiku

167

167

 

41.750

167

167

 

46.760

2

An Khê

266

197

69

66.500

352

283

69

98.560

3

Ayun Pa

210

210

 

52.500

250

250

 

70.000

4

Kbang

3.000

372

2.628

750.000

4.000

372

3.628

1.120.000

5

Chư Păh

81

81

 

20.163

123

123

 

34.356

6

Ia Grai

246

33

213

61.450

267

21

246

74.704

7

Mang Yang

2.185

164

2.021

546.250

2.266

245

2.021

634.480

8

Kông Chro

464

464

 

116.000

635

635

 

177.800

9

Đức Cơ

10

10

 

2.500

15

15

 

4.200

10

Chư Prông

646

398

248

161.500

1.206

936

270

337.680

11

Chư Sê

205

205

 

51.225

419

419

 

117.432

12

Đak Pơ

831

705

126

207.750

971

767

205

271.880

13

Ia Pa

200

200

 

50.000

485

485

 

135.800

14

Krông Pa

732

732

 

183.000

826

826

 

231.280

15

Phú Thiện

72

72

 

17.925

114

114

 

31.948

16

Chư Pưh

803

637

166

200.738

1.084

884

200

303.520

- Quỹ đất: Các địa phương cần tiến hành kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của từng xã, phường, thị trấn để xác định cụ thể những điểm có khả năng phát triển chăn nuôi bò tập trung công nghiệp theo Quy hoạch. Đất quy hoạch chăn nuôi tập trung công nghiệp phải cách xa khu dân cư từ 300 - 500m; xa nguồn nước cấp cho sinh hoạt 1.000m; xa quốc lộ, tỉnh lộ 500 - 1.000m; huyện lộ 300m; các khu du lịch, khu công nghiệp từ 300 - 500m. Diện tích nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt cần bố trí từ 3-5m2/con, diện tích nuôi chăn thả đủ cỏ để cho 1 con bò cần khoảng 300m2.

- Kinh phí phát triển đàn bò:

+ Phát triển bò lai: Vốn ngân sách hỗ trợ 11 tỷ đồng mua tinh đông lạnh để phối giống nhân tạo với quy mô 1.800 con; trong đó giai đoạn 2017-2020 là 4,4 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 là 3,3 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 3,3 tỷ đồng; Đồng thời thu hút đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, khuyến khích người chăn nuôi đầu tư phát triển đàn bò lai...

+ Phát triển bò thịt chất lượng cao: vốn ngân sách hỗ trợ 15 tỷ đồng mua tinh đông lạnh để phối giống nhân tạo với quy mô 2.000 con; trong đó giai đoạn 2017-2020 là 6 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 là 4,5 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 4,5 tỷ đồng; Đồng thời thu hút đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, khuyến khích người chăn nuôi đầu tư phát triển đàn bò thịt chất lượng cao...

+ Đầu tư xây dựng trại bò giống Chư Đrăng tại xã Chư Đrăng huyện Krông Pa: Tổng vốn ngân sách đầu tư là 15 tỷ đồng; trong đó: giai đoạn 2017-2020 là 6 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 là 5 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 4 tỷ đồng.

- Hình thức hỗ trợ: Giao Trung Tâm giống vật nuôi tỉnh Gia Lai là đơn vị cung ứng nguồn tinh bò để phối giống lai cải tạo đàn bò trên địa bàn toàn tỉnh. Trung tâm giống vật nuôi xây dựng kế hoạch về kinh phí, số lượng liều tinh hỗ trợ hàng năm để triển khai thực hiện.

2. Kế hoạch phát triển đàn lợn

- Mục tiêu phát triển: Duy trì tốc độ phát triển đàn lợn toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2017-2020 là 5,58%/năm, giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân 3,4%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng bình quân 3,0%/năm; phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo hướng trang trại công nghiệp; phát triển mạnh tại các địa phương như TP.Pleiku, Đak Đoa, Chư Păh, Chư Sê, Ia Pa.

- Giống lợn: Tập trung phát triển các giống Pietrain, Duroc, Pi Đu, Yorkshire, Landrace... Đầu tư xây dựng hoàn thành trại lợn giống ông bà tại trại giống Biển Hồ và Ia Khươl có từ 250-300 nái cơ bản; Đầu tư xây dựng thêm trại lợn giống ông bà tại xã Chư Đrăng có từ 200-250 nái cơ bản.

- Hình thức: Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp ở những huyện có truyền thống chăn nuôi như TP.Pleiku, Đak Đoa, Chư Păh, Chư Sê, Chư Prông...

- Kế hoạch phát triển đàn lợn: Mục tiêu phát triển đến năm 2030 có trên 90% lợn thịt hướng nạc và 10% lợn lai kinh tế kiêm dụng, bố trí:

TT

Hạng mục

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

 

Tổng đàn (con)

584.000

690.000

800.000

1

TP.Pleiku

81.000

86.000

91.000

2

TX.An Khê

23.700

28.700

33.800

3

TX.Ayun Pa

14.200

17.200

20.300

4

H.Kbang

32.500

38.600

44.600

5

H.Đak Đoa

57.800

67.000

75.800

6

H.Chư Păh

43.200

53.200

63.500

7

H.Ia Grai

36.400

42.000

47.500

8

H. Mang Yang

32.700

40.000

47.000

9

H.Kông Chro

13.200

15.500

18.200

10

H.Đức Cơ

12.200

15.000

17.800

11

H.Chư Prông

41.800

53.000

65.300

12

H.Chư sê

49.700

58.400

67.700

13

H.Đak Pơ

18.400

21.800

25.200

14

H.Ia Pa

42.200

50.700

60.000

15

H.Krông Pa

21.500

26.000

31.000

16

H.Phú Thiện

32.800

40.400

48.600

17

H.Chư Pưh

30.700

36.500

42.700

- Thức ăn: Với đàn lợn đến năm 2030 như dự kiến thì nhu cầu thức ăn tinh cần 362.000 tấn. Để đáp ứng nhu cầu bức thiết về thức ăn cho đàn lợn của tỉnh, kế hoạch sẽ bố trí 02 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại khu công nghiệp của thị xã Ayun Pa và TP.Pleiku với nguồn kinh phí kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là 40 tỷ đồng.

- Kinh phí: Đầu tư xây dựng trại lợn giống Chư Đrăng tại xã Chư Đrăng huyện Krông Pa: Tổng vốn ngân sách đầu tư là 4 tỷ đồng; trong đó: giai đoạn 2017-2020 là 2,5 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 là 1 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 0,5 tỷ đồng.

3. Kế hoạch phát triển đàn gia cầm

- Mục tiêu phát triển: Duy trì tốc độ phát triển đàn gia cầm (chủ yếu là đàn gà) toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2017-2020 là 4,0%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 4,12%/năm, giai đoạn 2026-2030 là 4,2%/năm; tập trung phát triển mạnh ở các địa bàn như TP.Pleiku, Phú Thiện, Chư Prông, Ia Pa, KBang, Ia Grai, Krông Pa, Đak Đoa.

- Giống:

+ Phát triển các giống chuyên thịt hoặc chuyên trứng như gà siêu trứng (CP Brow, Baccock), siêu thịt (CP 707, Hubbard),...hoặc các giống gà thả vườn như Lương Phượng, Tam Hoàng, Hungari...

+ Giống bố, mẹ: Khuyến khích mọi thành phần, tổ chức và tư nhân đầu tư xây dựng các trại gà giống bố mẹ, quy mô từ 1.000-3.000 con. Bố trí ở các huyện Chư Păh, Đak Đoa, mỗi huyện từ 5-8 trại, quy mô từ 2.000-3.000 con gà bố mẹ mỗi trại; các huyện Mang Yang, Chư Prông, Chư Sê, Ia Pa, mỗi huyện từ 3-5 trại, quy mô từ 1.000-2.000 con/trại.

- Hình thức: Chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp và nuôi thả vườn theo hướng an toàn sinh học

- Kế hoạch phát triển đàn gia cầm:

TT

Hạng mục

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

 

Tổng đàn (con)

2.860.000

3.500.000

4.300.000

1

TP.Pleiku

500.000

540.000

580.000

2

TX.An Khê

110.000

135.000

168.000

3

TX.Ayun Pa

80.000

100.000

127.000

4

H.Kbang

195.000

240.000

300.000

5

H.Đak Đoa

165.000

220.000

290.000

6

H.Chư Păh

155.000

195.000

250.000

7

H.Ia Grai

188.000

240.000

307.000

8

H. Mang Yang

117.000

150.000

193.000

9

H.Kông Chro

100.000

120.000

145.000

10

H.Đức Cơ

50.000

60.000

72.000

11

H.Chư Prông

240.000

300.000

370.000

12

H.Chư sê

100.000

130.000

168.000

13

H.Đak Pơ

60.000

75.000

95.000

14

H.Ia Pa

230.000

285.000

350.000

15

H.Krông Pa

175.000

220.000

280.000

16

H.Phú Thiện

325.000

400.000

490.000

17

H.Chư Pưh

70.000

90.000

115.000

4. Kế hoạch phát triển đàn trâu

- Mục tiêu phát triển: Duy trì tốc độ phát triển đàn trâu toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2017 - 2020 là 1,8%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 1,2%/năm, giai đoạn 2026-2030 là 1,4%/năm.

- Giống: Tuyển chọn trong đàn những trâu đực có tầm vóc lớn, phẩm chất giống tốt cho phối giống tự nhiên trong đàn, kết hợp nhập có chọn lọc trâu đực giống từ các tỉnh miền Bắc như: Thanh Hóa, Bắc Giang... hoặc nhập khẩu từ Lào.

- Kế hoạch phát triển đàn trâu:

TT

Hạng mục

2020

2025

2030

 

Tổng đàn (con)

15.800

16.800

18.000

1

TP.Pleiku

175

175

180

2

TX.An Khê

500

520

540

3

TX.Ayun Pa

50

55

60

4

H.Kbang

5500

5780

6100

5

H.Đak Đoa

45

45

50

6

H.Chư Păh

1.000

1.075

1.180

7

H.Ia Grai

650

700

750

8

H. Mang Yang

2.120

2.230

2.380

9

H.Kông Chro

1.570

1.680

1.800

10

H.Đức Cơ

270

300

330

11

H.Chư Prông

440

480

520

12

H.Chư sê

470

510

560

13

H.Đak Pơ

670

720

780

14

H.Ia Pa

680

730

800

15

H.Krông Pa

220

240

260

16

H.Phú Thiện

1.010

1.100

1.210

17

H.Chư Pưh

430

460

500

5. Kế hoạch phát triển đàn ong

- Mục tiêu: Duy trì tốc độ phát triển đàn ong toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2017 - 2020 là 0,7%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 0,68%/năm, giai đoạn 2026-2030 là 0,62%/năm đưa đàn ong lên 55.500 đàn, sản lượng mật đạt 1.450 tấn vào năm 2030.

- Giống ong: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư 1-2 cơ sở sản xuất giống ong có quy mô 2.000-3.000 ong Chúa/năm để cung cấp giống cho người nuôi ong.

6. Kế hoạch phát triển đàn Dê

- Mục tiêu: Duy trì tốc độ phát triển đàn dê toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2017 - 2020 là 3,71%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 4,0%/năm, giai đoạn 2026-2030 là 4,28%/năm.

- Giống Dê: Định hướng nhân dân mua dê đực giống cao sản (dê Bách Thảo) và hỗ trợ kỹ thuật để lai tạo dê thịt cao sản.

- Kế hoạch phát triển đàn dê:

TT

Hạng mục

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

 

Tổng đàn (con)

60.000

73.000

90.000

1

TP.Pleiku

1.100

1.200

1.400

2

TX.An Khê

600

800

1.000

3

TX.Ayun Pa

1.200

1.500

1.800

4

H.Kbang

7.000

8.300

10.000

5

H.Đak Đoa

2.000

2.500

3.100

6

H.Chư Păh

1.700

2.000

2.500

7

H.Ia Grai

1.600

2.000

2.600

8

H. Mang Yang

1.200

1.500

1.900

9

H.Kông Chro

6.400

7.800

9.600

10

H.Đức Cơ

900

1.100

1.400

11

H.Chư Prông

1.900

2.500

3.000

12

H.Chư sê

3.800

5.000

6.400

13

H.Đak Pơ

2.800

3.300

4.400

14

H.Ia Pa

8.600

10.000

12.400

15

H.Krông Pa

11.000

12.800

15.300

16

H.Phú Thiện

4.200

5.500

6.800

17

H.Chư Pưh

4.000

5.200

6.400

7. Kế hoạch quy hoạch vùng chăn nuôi trang trại công nghiệp

-Mục tiêu:

+ Nâng cao hiệu quả và tăng giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành nông nghiệp.

+ Tăng quy mô, tỷ trọng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đạt 30-35% vào năm 2020, đạt 45-50% vào năm 2025 và 60-65% vào năm 2030.

+ Số hộ chăn nuôi trang trại có cam kết bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt 65% năm 2020, năm 2025 trên 80% và 100% vào năm 2030.

+ Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 35% năm 2020 và 60% vào năm 2025, năm 2030 đạt 75%.

+ Khai thác triệt để các lợi thế, đất đai, lao động và các giống gia súc phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi, nhất là bò thịt và lợn nạc.

- Kế hoạch xây dựng vùng chăn nuôi tập trung: Dự kiến quy hoạch 46 vùng chăn nuôi trang trại công nghiệp trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích khoảng 4.000 ha, cụ thể:

TT

Địa điểm thực hiện

Số vùng quy hoạch

Đối tượng vật nuôi

1

TP.Pleiku

2 vùng:

- Làng Nhao, xã Ia Kêng; xã Tân Sơn

Lợn, gia cầm

2

TX. An Khê

1 vùng: Xã Thành An

Bò thịt

3

TX.Ayun Pa

4 vùng:

- Thôn Quyết Thắng, xã Ia Sao; Thôn Tín Lập, xã Ia Rtô; Khu lò gạch, phường Đoàn Kết.

- Buôn Chư Băh A, xã Chư Băh

- Lợn, gia cầm

-Bò

4

H.Đak Đoa

3 vùng:

- Xã Hà Đông

- Xã Đăk Sơ Mei

- Xã Hải Yang

- Bò, lợn

- Bò, lợn, gia cầm

- Bò sữa

5

H.Chư Păh

1 vùng:

- Tiểu khu 193, 194 xã Ia Phí

Bò, lợn, gia cầm

6

H.Ia Grai

1 vùng:

- Xã Ia Pếch

7

H.Mang Yang

5 vùng:

- Xã Đăk Yă, Đăk Tley, Kon Chiêng, Lơ Pang, Kon Thụp

Bò thịt, bò sữa

8

H.Kông Chro

6 vùng:

- TT.Kông Chro

- Xã Chư Glong, Yang Nam, An Trung, Kông Yang, Yang Trung

- Lợn, gia cầm

- Bò, lợn, gia cầm

9

H.Chư Sê

1 vùng:

- Làng Rin 1 và 2, xã HBông

Bò, lợn, gia cầm

10

H.Chư Prông

7 vùng:

- TT.Chư Prông, xã Bầu Cạn

- Xã Ia Băng, xã Ia Mơr, xã Ia Piơr, xã Ia Púch, xã Ia Lâu

- Lợn, gia cầm

- Bò, lợn, gia cầm

11

H.Đak Pơ

6 vùng:

- Xã Hà Tam, xã Phú An, xã Cư An, xã Yang Bắc,

- Xã An Thành, Ya Hội

- Bò thịt, bò sữa

- Bò, lợn, gia cầm

12

H.Ia Pa

3 vùng:

- Thôn Klá, xã Pờ Tó; thôn Bình Hòa, xã Chư Răng.

- Thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn

- Bò, lợn, gia cầm

- Lợn, gia cầm

13

H.Krông Pa

3 vùng:

- Xã Ia Rsươm, Ia Mlá, Chư Drăng

Bò, lợn, gia cầm

14

H.Phú Thiện

1 vùng:

- Xã Chư Athai

Bò, lợn

15

H.Chư Pưh

2 vùng:

- Xã Ia Le

- Xã Chư Don

- Lợn, gia cầm

- Bò, lợn

- Bố trí sử dụng đất: Khu vực lựa chọn để quy hoạch chăn nuôi tập trung công nghiệp gồm các khu vực có đất xấu, đất trống và đất công hiện chính quyền địa phương đang quản lý. Trên cơ sở phạm vi, ranh giới, quy mô từng dự án được phê duyệt, chính quyền địa phương thực hiện việc cắm mốc, bàn giao diện tích, ranh giới cho nhà đầu tư thuê đất ổn định lâu dài trên cơ sở nhà đầu tư tự thỏa thuận tiền thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất trên địa điểm đã được quy hoạch. Đối với đất công thì chính quyền địa phương cắm mốc bàn giao trực tiếp.

- Kinh phí: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng chăn nuôi trang trại công nghiệp với quy mô 36 cơ sở, kinh phí kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp là 8,5 tỷ đồng.

8. Kế hoạch quy hoạch khu giết mổ tập trung

Quy hoạch đến năm 2030 có 47 cơ sở giết mổ tập trung tổng diện tích dự kiến khoảng 15ha; trong đó có 2 cơ sở giết mổ công nghiệp và bán công nghiệp (bố trí trong khu công nghiệp của thị xã An Khê và TP.Pleiku), cụ thể:

 

Huyện, thị xã, Tp

Số lượng

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Giết mổ, chế biến tập trung

45

17

13

15

1

TP.Pleiku

6

1

3

2

2

TX.An Khê

2

1

1

 

3

TX.Ayun Pa

2

1

1

 

4

H.Kbang

2

1

 

1

5

H.Đak Đoa

3

1

1

1

6

H.Chư Păh

3

1

1

1

7

H.Ia Grai

2

1

 

1

8

H. Mang Yang

3

1

1

1

9

H.Kông Chro

3

1

1

1

10

H.Đức Cơ

2

1

 

1

11

H.Chư Prông

3

1

1

1

12

H.Chư sê

3

1

1

1

13

H.Đak Pơ

2

1

1

 

14

H.Ia Pa

2

1

 

1

15

H.Krông Pa

3

1

1

1

16

H.Phú Thiện

2

1

 

1

17

H.Chư Pưh

2

1

 

1

Giết mổ chế biến công nghiệp

2

1

1

 

Tổng số

47

18

14

15

- Kinh phí: Huy động vốn ngoài ngân sách theo hình thức kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... trong đó; kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cơ sở giết mổ tập trung là 4,5 tỷ đồng, xây dựng nhà máy chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp là 30 tỷ đồng.

III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Công bố, tuyên truyền nội dung Quy hoạch:

- Tổ chức công bố, phổ biến sâu rộng nội dung của Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Gia Lai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đến các ngành, các cấp, tổ chức, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân.

- Thực hiện việc đăng tải nội dung của Quy hoạch trên các trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Thời hạn phổ biến tuyên truyền nội dung của quy hoạch: Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục, tuy nhiên tập trung chủ yếu trong năm 2017.

b) Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Trên cơ sở nội dung của Quy hoạch đã được phê duyệt, tiến hành rà soát lại địa điểm và diện tích đất đã bố trí đến nay không còn phù hợp đề nghị hủy bỏ, bổ sung địa điểm và diện tích mới đảm bảo đạt mục tiêu Quy hoạch về đất đai. Làm cơ sở cho việc lập Quy hoạch và Kế hoạch sử dụng đất trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định theo quy định. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2017.

c) Xây dựng các Chương trình, Dự án cho từng giai đoạn và giải pháp triển khai: Xác định đối tượng chủ lực phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương, xây dựng các Chương trình, Dự án trọng điểm cho từng năm, từng giai đoạn nhằm tập trung mọi nguồn lực để thực hiện, làm cơ sở để hình thành các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao đảm bảo chi tiêu trong Quy hoạch đề ra.

d) Xúc tiến đầu tư:

a) Căn cứ các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, khoa học - công nghệ, nghiên cứu, cụ thể hóa tại địa phương để đảm bảo các chính sách trên thu hút được các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chăn nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

b) Tổ chức xây dựng các Dự án ưu tiên, chỉ rõ quỹ đất, các chính sách ưu đãi, thủ tục hành chính ... tạo cơ hội và môi trường hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư; có những biện pháp tư vấn, vận động các tổ chức, cá nhân tại địa phương huy động đất đai, nguồn vốn, lao động tham gia phát triển các mô hình sản xuất trang trại, công nghệ cao, an toàn dịch bệnh gắn với việc xây dựng chuỗi sản xuất có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tổng hợp ý kiến các địa phương, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với từng giai đoạn.

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch.

c) Phối hợp với các địa phương xác định các đối tượng chủ lực, xây dựng các Dự án trọng điểm làm cơ sở cho việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao.

d) Phối hợp với các sở, ngành, chính quyền các địa phương thẩm định các Chương trình, Dự án của các địa phương, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của từng Chương trình, Dự án.

e) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bám sát vào các Chương trình, Dự án trọng điểm của cấp huyện, xây dựng Kế hoạch triển khai phù hợp, tham gia cùng với địa phương thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Quy hoạch.

f) Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Quy hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Phối hợp với sở, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng và đề xuất UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Phối hợp với Sở Tài chính cân đối và bố trí nguồn ngân sách hàng năm để triển khai các nội dung quy hoạch, ưu tiên đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng vào các vùng trọng điểm trong quy hoạch.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành, địa phương nghiên cứu, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào lĩnh vực chăn nuôi.

c) Hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng các Dự án thu hút đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể.

4. Sở Tài chính: Tham mưu, bố trí nguồn ngân sách của tỉnh hàng năm để triển khai các nội dung Quy hoạch, tạo điều kiện cho các địa phương triển khai kịp thời các hạng mục đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.

5. Sở Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, đề xuất các chính sách thương mại, phân tích, tìm hiểu các thị trường tiêu thụ, thúc đẩy xuất khẩu...

b) Hỗ trợ quảng bá sản phẩm hàng hóa thế mạnh của tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ các cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn.

c) Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn và kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với quá trình sản xuất của các cơ sở thực phẩm do ngành công thương quản lý; hướng dẫn áp dụng GMP, HACCP tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Thẩm định Kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho Quy hoạch chăn nuôi, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các chính sách ưu đãi về đất đai, chính sách hỗ trợ một phần kinh phí xử lý môi trường cho các vùng chăn nuôi tập trung, các trang trại quy mô lớn,.v..v..

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, giám sát các trang trại chăn nuôi, thẩm định, cấp phép cho các trang trại xây dựng mới.

c) Hướng dẫn xử lý nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn môi trường chăn nuôi và môi trường sống.

7. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi:

a) Đầu tư chăn nuôi quy mô công nghiệp theo đúng quy hoạch được phê duyệt, cùng chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng dự án.

b) Chấp hành tốt việc phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia súc, gia cầm gắn với vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chấp hành tốt pháp luật về bảo vệ môi trường.

8. Các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện Quy hoạch; tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan thuộc lĩnh vực ngành quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Quy hoạch có hiệu quả.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trước ngày 15/11 hàng năm, báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các bộ, ngành liên quan.

Việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Gia Lai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự tập trung chỉ đạo và tham gia tích cực của các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ được giao để đảm bảo thực hiện Quy hoạch đạt các mục tiêu đã đề ra./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và ĐT, Công thương, Tài nguyên và MT, Khoa học và CN, Y tế;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT, KT, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1245/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Gia Lai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 1245/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 31/03/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Kpă Thuyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản