Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 14 tháng 4 năm 2021 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2018-2020
1. Công tác chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện
Để triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 17/10/2018 về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ quý IV năm 2018 đến năm 2020; ban hành Hướng dẫn số 662/HD-UBND ngày 15/10/2019 về việc thực hiện Chu trình Chương trình mỗi xã một sản OCOP trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chỉ đạo thực hiện kịp thời về việc sửa đổi, bổ sung Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đồng thời chỉ đạo lồng ghép thực hiện nhiều chính sách hiện hành để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP.
Mặt khác, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo kiện toàn và bổ sung nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP vào hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở. Theo đó, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh được giao nhiệm vụ tham mưu thực hiện Chương trình cho Ban Chỉ đạo tỉnh; Văn phòng Điều phối các huyện, thành phố là bộ phận giúp việc, tham mưu cho Ban Chỉ đạo cấp huyện.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân Tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức tập huấn hướng dẫn, triển khai Chương trình OCOP cho 784 cán bộ, công chức quản lý, tham mưu trực tiếp Chương trình tại địa phương giai đoạn 2018-2020. Ngoài ra, cử chuyên viên chuyên trách Chương trình OCOP tham gia lớp đào tạo, tập huấn về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 tại tỉnh Đồng Nai, lớp đào tạo phát triển sản phẩm OCOP sử dụng phương pháp “Học tập theo lộ trình” tại Bến Tre do Trung ương tổ chức.
3. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP
Giai đoạn 2018-2020, công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa Chương trình OCOP được quan tâm thực hiện. Ngoài chuyên mục OCOP được phát định kỳ trên Đài Phát thanh và Truyền hình (05 phút/kỳ/tuần - đã thực hiện 63 kỳ), các tin bài phát sóng và đăng tải trên website, fanpage, youtube của Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, cộng đồng người dân trong tham gia thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, tỉnh cũng đã xây dựng chuyên mục OCOP trên Cổng thông tin điện tử tỉnh; ban hành 10.000 bản Sổ tay tuyên truyền; 2.400 quyển tài liệu Hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; lắp đặt các pano tuyên truyền về Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các sở, ngành Tỉnh và các hội, đoàn thể Tỉnh (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP thông qua các lớp tập huấn, báo cáo chuyên đề đến cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, tổ chức, cá nhân đang sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tổ Thông tin và phân tích thị trường nông sản của Tỉnh đã thực hiện viết, cập nhật bản tin về thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến nông sản tỉnh Đồng Tháp (trong đó có sản phẩm tham gia OCOP), với số lượng 01 kỳ/tháng.
Về tập huấn: giai đoạn 2018-2020, có 784 cán bộ quản lý, hướng dẫn thực hiện Chương trình các cấp và 755 chủ thể sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham dự các buổi tọa đàm, hội nghị, nói chuyện chuyên đề về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); nội dung kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ quý IV/2018 - năm 2020 để tuyên truyền, hướng dẫn và vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia thực hiện Chương trình1
4. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 là 38,614 tỷ đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương (từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới): 6,543 tỷ đồng.
- Ngân sách địa phương: 30,296 tỷ đồng;
- Vốn khác: 1,775 tỷ đồng.
(Xem biểu 4 kèm theo)
5. Kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình
5.1. Về sản phẩm
- Số lượng sản phẩm đăng ký tham gia dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP: 203 sản phẩm (năm 2019: 73 sản phẩm, năm 2020: 130 sản phẩm dự thi, gồm 113 sản phẩm thi lần đầu, 17 sản phẩm thi nâng hạng).
- Số lượng, cơ cấu sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên): 161 sản phẩm. Cụ thể:
Năm 2019: có 73 sản phẩm dự thi, kết quả đánh giá xếp hạng có 70 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ 3-4 sao (gồm 23 sản phẩm đạt 04 sao, 47 sản phẩm đạt 3 sao). Về cơ cấu sản phẩm: 75,71% sản phẩm thuộc ngành thực phẩm; 12,86% thuộc ngành đồ uống; 7,14% thuộc ngành thảo dược; 4,29% thuộc ngành thủ công mỹ nghệ.
Năm 2020: có 130 sản phẩm dự thi (113 sản phẩm thi lần đầu và 17 sản phẩm thi nâng hạng). Kết quả có 99 sản phẩm được phân hạng đạt 3-4 sao2 (gồm 91 sản phẩm mới và 8 sản phẩm được nâng hạng). Trong đó, có 04 sản phẩm tiềm năng 5 sao, sẽ lập hồ sơ trình đề nghị Trung ương xét đánh giá, phân hạng. Về cơ cấu sản phẩm: 83,15% thuộc ngành thực phẩm; 1,12% thuộc ngành đồ uống; 5,62% thuộc ngành thảo dược; 6,74% thuộc ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí; 3,33% thuộc ngành dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
5.2. Về chủ thể tham gia Chương trình
- Số lượng chủ thể đăng ký tham gia Chương trình: 78 chủ thể3.
- Số lượng và cơ cấu chủ thể có sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên như sau: tổng số năm 2019-2020 có 63 chủ thể4 trong đó: có 28 doanh nghiệp (chiếm 41,54%), 6 hợp tác xã (chiếm 9,23%) và 29 cơ sở sản xuất kinh doanh (chiếm 49,23%).
- Số lượng chủ thể có sản phẩm được đánh giá, phân hạng lại (nâng cấp): 04 chủ thể (cơ sở sản xuất kinh doanh).
- Qua 03 năm triển khai thực hiện, có 27 cơ sở sản xuất kinh doanh, 04 doanh nghiệp, 04 Hợp tác xã được củng cố, kiện toàn khi tham gia Chương trình OCOP.
(Xem biểu 2, biểu 3 và biểu 6 kèm theo)
5.3. Kết quả thực hiện Quyết định số 4078/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Kế hoạch khung chỉ đạo điểm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
Triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch khung chỉ đạo điểm Chương trình OCOP, tỉnh đã phối hợp với đơn vị tư vấn - Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn xây dựng Đề án Làng văn hóa du lịch Sa Đéc5 và Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP - sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười6.
6. Kết quả triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm
Đẩy mạnh thực hiện công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc trưng tỉnh thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu7; giai đoạn 2018-2020, kết quả đã kết nối được nhiều sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh vào hệ thống siêu thị Co.op Mart, Big C, VinMart, Bách hóa Xanh, Tứ Sơn, Annam Gourmart Market, cửa hàng bản lẻ Vissan.
Trong năm 2019 và năm 2020, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã tổ chức Hội chợ triển lãm thương mại về sản phẩm OCOP của tỉnh, qua đó thu hút nhiều chủ thể, đơn vị có sản phẩm OCOP, tiền sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh tham gia; trong 02 lần Hội chợ còn lồng ghép các sự kiện hội thảo, hội thi về tìm hiểu chương trình OCOP, kết nối tiêu thụ,..., góp phần tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ, chủ thể sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh cùng chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và hợp tác trong quá trình sản xuất8.
Ngoài ra, tỉnh đã triển khai thực hiện trưng bày, quảng bá các sản phẩm đặc sản, sản phẩm Khởi nghiệp và sản phẩm OCOP tại các khu điểm du lịch trên địa bàn như: Khu du lịch Tràm Chim, Khu Di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch hoa kiểng Sa Đéc. Thành lập Trung tâm giới thiệu đặc sản và quảng bá du lịch Đồng Tháp tại Hà Nội đưa các sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc sản của Tỉnh giới thiệu tại thị trường Hà Nội và khu vực phía Bắc; hình thành điểm trưng bày, giới thiệu đặc sản Đồng Tháp tại thành phố Hồ Chí Minh (điểm Siêu thị Sài Gòn, điểm Phú Mỹ Hưng).
1. Mặt được
Sau hơn 02 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP đã thật sự tỏa trên khắp địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Chương trình được sự quan tâm, ủng hộ của các ngành, các cấp và cộng đồng người dân địa phương. Công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện giữa các sở, ngành, đơn vị ngày càng chặt chẽ. Tỉnh đã tập trung chuẩn hóa nhiều sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP từ 03 - 04 sao với 161 sản phẩm9 (đạt và vượt 5 lần so với chỉ tiêu Kế hoạch).
Các địa phương quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa; hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm.
Các sản phẩm của Tỉnh ngày càng đa dạng về mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các chủ thể quan tâm hơn về kiểm soát chất lượng sản phẩm, bảo hộ nhãn hiệu, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bán hàng; thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài những kênh truyền thống, hiện nay các chủ thể có sản phẩm OCOP của tỉnh đã linh hoạt bán hàng trên các trang điện tử Tiki, Lazada, Shopee, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Tháp (bánh phồng xoài, cam sấy dẻo POPE, tắc dấy dẻo POPE, gừng sấy dẻo sữa ong chúa, hoa sen sấy, …).
2. Khó khăn, vướng mắc
Các chính sách hỗ trợ sản phẩm OCOP hiện nay chủ yếu là lồng ghép từ nhiều Chương trình, dự án, kế hoạch nên còn nhiều sự chồng chéo, chưa phát huy hết hiệu quả các chính sách.
Thủ tục tham dự đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP còn khá rườm rà, mất nhiều thời gian so với những cuộc thi đánh giá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu hiện nay nên nhiều chủ thể còn e ngại tham gia.
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm còn gặp khó khăn do một số văn bản hướng dẫn chuyên ngành còn chồng chéo, chưa rõ ràng; khả năng đáp ứng tất cả các điều kiện quy định tại Quyết định 781/QĐ-TTg rất khó khăn đối với các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ trong giai đoạn này.
Khả năng xúc tiến thương mại của cơ sở, doanh nghiệp còn yếu, các cơ sở làng nghề chưa có chiến lược phát triển sản phẩm, chưa xây dựng được thương hiệu riêng; liên kết hoặc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp chưa thật sự bền vững.
Số điểm về câu chuyện sản phẩm chiếm khá cao (10 điểm), tuy nhiên khả năng xây dựng và hoàn thiện theo tiêu chí sản phẩm của nhiều cơ sở sản xuất còn hạn chế. Chưa có nhiều thang điểm ưu tiên cho các sản phẩm thân thiện với môi trường và từ phế phẩm nông nghiệp để khuyến khích các tổ chức/cá nhân sản xuất sản phẩm theo hướng bảo vệ môi trường.
Các lớp tập huấn chuyên môn, kỹ năng quản lý, triển khai Chương trình OCOP cho cán bộ chuyên trách chuyên sâu, chưa được tham gia nhiều vào lớp tập huấn chuyên sâu do Trung ương tổ chức; văn bản Hướng dẫn của Trung ương về Chương trình chưa kịp thời nên công tác triển khai thực hiện tại địa phương còn khá chậm so với tiến độ.
Các chủ Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn đa số chưa được đào tạo về quản lý, về chuyên môn, cũng như cán bộ phụ trách Chương trình OCOP cấp xã, chỉ qua lớp tập huấn nên bộ tiêu chí thang điểm OCOP có một số nội dung chưa hiểu hết về hồ sơ minh chứng.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.
Bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình. Chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các Sở, ngành, các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
2.1 Mục tiêu tổng quát
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn phù hợp, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 1.500 cán bộ quản lý Nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.
Duy trì, củng cố các sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao, 4 sao. Phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 4 sản phẩm đạt 4 sao OCOP 2020 đủ điều kiện tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2021.
Phấn đấu có khoảng 150 sản phẩm mới của 70 chủ thể tham gia Chương trình OCOP trong giai đoạn tiếp theo.
Phấn đấu ít nhất có 15 sản phẩm đạt 5 sao.
Triển khai thực hiện hiệu quả 02 mô hình chỉ đạo điểm của tỉnh: Dự án các sản phẩm từ sen, huyện Tháp Mười và Dự án Làng Văn hóa du lịch Sa Đéc, thành phố Sa Đéc.
Triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên cơ sở kết hợp vào không gian hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Tỉnh.
Phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được kết nối liên kết với các hệ thống siêu thị hoặc trung tâm thương mại.
Phấn đấu có 01 quầy giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP/điểm du lịch lớn của Tỉnh.
Phấn đấu 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được đưa lên ít nhất tại một sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước.
3. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
3.1. Tập trung chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP
Định hướng phát triển các sản phẩm khởi nghiệp đạt tiêu chí sản phẩm OCOP trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên bản địa hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương theo tiêu chí OCOP theo 06 nhóm: thực phẩm, đ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Xác định rõ những sản phẩm lợi thế, có tính cạnh trao cao, tập trung chuẩn hóa, nâng hạng sản phẩm theo hướng sản phẩm tiềm năng xuất khẩu.
3.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; trang web của Chương trình OCOP; dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh; trong các đợt hội nghị, hội thảo, tập huấn,… đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết của cấp ủy các cấp; trong kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương.
3.3. Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP
- Xây dựng đội ngũ tư vấn từ các thành viên là các Sở, ban ngành tỉnh (thuộc lĩnh vực ngành nghề quản lý, phụ trách theo Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP) hướng dẫn hỗ trợ cho cấp huyện, thành phố và các chủ thể OCOP tham gia đánh giá phân hạng Chương trình OCOP hàng năm.
- Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình OCOP cho cán bộ chuyên trách Chương trình ở cấp tỉnh, cán bộ bán chuyên trách ở cấp huyện.
3.4. Huy động các nguồn lực thực hiện
Vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học và công nghệ, khuyến nông, khuyến công, tín dụng, xúc tiến thương mại, đầu tư… để hỗ trợ chủ thể đầu tư sản xuất, tổ chức dịch vụ thực hiện Chương trình OCOP.
Huy động nguồn lực cộng đồng như tiền vốn, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,... được triển khai phù hợp với các quy định của Pháp luật.
Huy động nguồn lực tín dụng từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP.
3.5. Đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Triển khai đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp; lãnh đạo tại các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP.
Chú trọng kết hợp, lồng ghép các chương trình đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn, kết hợp việc cấy nghề tại các địa phương có tiềm năng, để đa dạng hóa nội dung, sản phẩm và nguồn lực.
Tham quan học tập kinh nghiệm tại các nơi triển khai thực hiện tốt Chương trình OCOP.
3.6. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản phẩm OCOP
Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong sản xuất và công nghệ sau thu hoạch (sơ chế, bảo quản, chế biến).
Triển khai thực hiện, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP. Xây dựng dữ liệu, ứng dụng phục vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho từng sản phẩm). Thiết kế website giới thiệu và quảng bá sản phẩm, làng nghề tiêu biểu, tiếp nhận ý tưởng phát triển sản phẩm.
3.7. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm Chương trình OCOP
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn kết chặt chẽ trong các chuỗi sản phẩm OCOP, nhằm tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm OCOP, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thực hiện quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, tập trung thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao. Chú trọng phát triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục hoạt động hiệu quả Trung tâm giới thiệu trưng bày đặc sản và du lịch tỉnh Đồng Tháp tại Hà Nội.
3.8. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: Tập trung đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm tham gia chương trình OCOP thành lập HTX, THT. Rà soát, lựa chọn các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; Tổ chức tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho các tổ chức kinh tế tập thể (HTX) có sản phẩm tham gia chương trình OCOP về đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến sản phẩm; thiết kế nhãn hiệu, mẫu, đóng gói sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn; hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm hộ, HTX, THT nâng cấp, hoàn thiện cơ sở sản xuất, hệ thống tổ chức sản xuất theo hướng gia tăng thành viên, mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, đảm bảo đủ các điều kiện để chuyển đổi loại hình hoạt động thành HTX kiểu mới. Tham gia chương trình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng.
3.9. Lồng ghép các chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP
Lồng ghép các chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP: rà soát các cơ chế chính sách hiện hành thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, dịch vụ du lịch, xúc tiến thương mại,…để hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP; hỗ trợ thúc đẩy phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và HTX theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp…
3.10. Dự kiến nhu cầu nguồn lực để triển khai Chương trình OCOP
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 938,702 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn Trung ương: 405,029 tỷ đồng (từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn hợp pháp khác). Trong đó:
Vốn 309,542 tỷ đồng: thực hiện Dự án Làng Văn hóa Du lịch Sa Đéc.
Vốn 6,831 tỷ đồng: thực hiện Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm
OCOP - sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười.
Vốn 88,656 tỷ đồng thực hiện công tác tuyên truyền đào tạo, tập huấn, xúc tiến thương mại, hội nghị, hội thảo, kết nối tiêu thụ, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, hỗ trợ in ấn bao bì, kiểm tra giám sát, xây dựng clip câu chuyện sản phẩm, xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo, tổ chức học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Vốn địa phương: 298,962 tỷ đồng. Trong đó:
Vốn 269,235 tỷ đồng: thực hiện Dự án Làng Văn hóa Du lịch Sa Đéc (dự kiến 50% vốn ngân sách Tỉnh và 50 % vốn ngân sách thành phố Sa Đéc).
Vốn: 29,727 tỷ đồng: thực hiện Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP - sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười (dự kiến 50% vốn ngân sách Tỉnh và 50 % vốn ngân sách huyện).
- Vốn lồng ghép từ các chương trình khác (sự nghiệp khoa học và công nghệ, chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, phát triển du lịch, kinh phí đề án TCCNN, ngân sách các huyện, thành phố): 234,711 tỷ đồng.
(Xem biểu 5 kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị tư vấn Chương trình OCOP (nếu cần thiết) triển khai các nội dung theo Kế hoạch. Hỗ trợ, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi thường xuyên, tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định; chỉ đạo việc hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế thực hiện tốt quy định về công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố hoặc tự công bố chất lượng sản phẩm (thuộc lĩnh vực nông nghiệp quản lý).
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ tỉnh đến cấp huyện, theo hướng gọn nhẹ để triển khai chu trình OCOP thường niên. Xây dựng hệ thống hỗ trợ các cộng đồng trong tỉnh phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP, từ cấp tỉnh, huyện; Ban hành chính sách riêng cho chương trình OCOP; chế độ thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm OCOP tại các địa phương; Tổ chức các kỳ Hội thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hàng năm theo chu trình đảm bảo theo đúng quy định.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, đảm bảo bố trí kinh phí chi sự nghiệp (có lồng ghép các chương trình, dự án liên quan) để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch OCOP theo quy định.
Hỗ trợ các tổ chức kinh tế hình thành trong Chương trình OCOP về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính; hướng dẫn một số cơ chế chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực trong triển khai thực hiện Kế hoạch.
Tiếp tục tham gia, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh liên quan hỗ trợ các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP - sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười theo Kế hoạch; tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất (đặc biệt là các chủ thể tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn khuyến công.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP tại các hội chợ thường niên trong và ngoài tỉnh; giới thiệu, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường; phối hợp với các địa phương thiết lập hệ thống thị trường gắn kết tiêu thụ sản phẩm; hình thành các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài phạm vi tỉnh.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh đối với những sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
Triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên cơ sở kết hợp vào không gian hỗ trợ cộng đồng và khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Tỉnh; rà soát, tuyển chọn và ươm tạo các sản phẩm khởi nghiệp tiềm năng phát triển thành các sản phẩm hoàn chỉnh theo tiêu chí sản phẩm OCOP”.
5. Sở Văn hóa, Thể thao du lịch
Tiếp tục phối hợp các Sở, ngành tỉnh liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc triển khai thực hiện dự án Làng văn hóa du lịch Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Nghiên cứu hỗ trợ, phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển các tua du lịch nông thôn; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về bản sắc văn hóa, các sản phẩm của Chương trình trong các hoạt động văn hóa và du lịch lớn của Tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trong tỉnh, cơ quan quản lý, vận hành hệ thống truyền thanh cơ sở, màn hình, bảng điện tử đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP, thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu tại các địa phương trong thực hiện Chương trình OCOP
Xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh bưu chính chuyển phát thông qua phối hợp với Bưu điện tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương đưa các sản phẩm, hàng hóa thuộc Chương trình OCOP của tỉnh, sản phẩm khởi nghiệp, đặc sản Đồng Tháp lên Sàn giao dịch Thương mại điện tử của Bưu điện Việt Nam (Postmart).
7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh đảm bảo mục tiêu chương trình.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan và địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo các quy định hiện hành trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh, địa phương hỗ trợ tổ chức kinh tế hộ, gia đình tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; tiếp tục kết nối, đặt hàng với các nhà khoa học giải quyết những vấn đề phát sinh trong sản xuất.
Thực hiện hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực ngành quản lý, áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP.
Tổng hợp các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh khen thưởng các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh và các sở, ngành tỉnh, huyện có thành tích tốt trong việc tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng năm và tổng kết giai đoạn.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các địa phương hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập mới các Hợp tác xã và phát triển phát triển các sản phẩm OCOP ; Hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý và điều hành cho Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã.
13. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tư vấn phát triển kết nối tiêu thụ sản phẩm; thông tin, hỗ trợ phát triển đối tác OCOP, các chủ thể tham gia các đợt hội chợ, triển lãm liên quan Chương trình OCOP trong và ngoài tỉnh.
14. Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, tuyên truyền về Chương trình OCOP đến các chủ thể sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
15. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai các chính sách tín dụng, trong đó chú trọng triển khai các chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; tập trung nguồn vốn cho vay đối với ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, các đối tượng của Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo đúng quy định của pháp luật.
16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các Tổ chức Chính trị - Xã hội Tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, với khả năng và điều kiện của mình, gắn với nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua yêu nước khác của các tổ chức chính trị - xã hội phát động ở cộng đồng dân cư. Đồng thời, phát huy vai trò thành viên các hội quán làm nòng cốt trong việc tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm phù hợp tại địa phương.
17. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ nội dung Chương trình OCOP, Kế hoạch của tỉnh, cụ thể hóa Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP hàng năm và giai đoạn trên địa bàn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển, tiêu chuẩn hóa, nâng hạng sản phẩm chủ lực; thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn.
Rà soát sản phẩm, dịch vụ chủ lực, có thế mạnh của địa phương để quy hoạch, định hướng phát triển theo hướng Organic, GlobalGAP, GMP, VietGap…để lựa chọn, hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể sản xuất tích cực tham gia Chương trình OCOP.
Bố trí nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn.
Hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể sản xuất lập hồ sơ đăng ký tham gia Hội thi đánh giá, phân hạng và nâng hạng sản phẩm OCOP hàng năm; tổ chức Hội thi đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện hàng năm.
Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, quản lý chứng nhận sản phẩm OCOP, sử dụng logo, biểu trưng theo quy định, đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm OCOP; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan thường trực Chương trình OCOP của tỉnh (qua Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Tái Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh).
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP đến toàn thể người dân, các tổ chức kinh tế xã hội thấy được lợi ích, giá trị kinh tế khi thực hiện Chương trình OCOP tại địa phương; đồng thời rà soát, khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký và chuẩn bị hồ sơ tham gia dự thi đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP hàng năm theo đúng quy định.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), cả năm (trước ngày 15/12) tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh, đồng gửi Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Tỉnh để tổng hợp chung./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Biểu 1: Cơ chế, chích sách tỉnh ban hành thực hiện Chương trình OCOP 2018 – 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
Loại văn bản | Ngày, tháng ban hành | Trích yếu | Mục tiêu | Nội dung chủ yếu |
Kế hoạch số 226/KH- UBND | Ngày 17/10/2018 | Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ quý IV năm 2018 đến năm 2020 | Định hướng phát triển sản phẩm chủ lực; thực hiện đồng bộ giữa các cấp, các ngành | - Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch OCOP tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018 - 2020 và năm 2018; - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều hành thực hiện Chương trình OCOP; - Tuyên truyền nâng cao nhận thức; - Rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý phục vụ Chương trình; - Triển khai chu trình OCOP thường niên; - Củng cố các tổ chức tham gia Chương trình OCOP; - Phát triển ngành nghề mới; - Phát triển sản phẩm. |
Hướng dẫn số 662/HD- UBND | Ngày 15/10/2019 | Thực hiện Chu trình Chương trình mỗi xã một sản OCOP trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. | Hướng dẫn các sở, ngành tỉnh, các đơn vị, UBND cấp huyện thực hiện đúng quy định Chu trình OCOP thường niên | - Triển khai 6 bước của Chu trình OCOP, thời gian và đơn vị triển khai thực hiện; - Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP |
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
TT | Đối tượng | ĐVT | Kết quả thực hiện 2018-2020 | Dự kiến mục tiêu 2021-2025 | Ghi chú |
I | Về sản phẩm tham gia Chương trình OCOP |
|
|
|
|
1 | Số lượng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình | Sản phẩm | 203 | 200 |
|
2 | Số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP |
| 161 | 150 |
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
- | Số lượng sản phẩm được công nhận 3 sao | Sản phẩm | 104 | 100 |
|
- | Số lượng sản phẩm được công nhận 4 sao | Sản phẩm | 57 | 35 |
|
- | Số lượng sản phẩm tiềm năng 5 sao |
|
| 15 | theo kh đăng ký 15 sp |
II | Về chủ thể tham gia Chương trình OCOP |
|
|
|
|
1 | Số lượng chủ thể đăng ký tham gia Chương trình | chủ thể | 79 | 70 |
|
2 | Số lượng chủ thể có sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP |
| 71 |
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
- | Số lượng Hợp tác xã |
| 6 |
|
|
- | Số lượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ |
| 34 |
|
|
- | Số lượng Tổ hợp tác |
| 0 |
|
|
- | Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh |
| 31 |
|
|
3 | Số lượng các Hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được củng cố, kiện toàn |
| 69 |
|
|
4 | Số lượng Hợp tác xã, doanh nghiệp được phát triển mới |
| 0 |
|
|
III | Kết quả đào tạo, tập huấn |
|
|
|
|
1 | Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên sâu cho cán bộ quản lý, hướng dẫn thực hiện Chương trình |
|
|
|
|
a) | Số lượng lớp được tổ chức | lớp | 23 | 25 |
|
b) | Số lượng cán bộ được đào tạo, tập huấn | người | 784 | 1500 |
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
- | Số lượng cán bộ cấp tỉnh | người | 27 |
|
|
- | Số lượng cán bộ cấp huyện | người | 364 |
|
|
- | Số lượng cán bộ cấp xã | người | 393 |
|
|
2 | Đào tạo, tập huấn cho chủ thể tham gia Chương trình |
|
|
|
|
a) | Số lượng lớp được tổ chức | lớp | 23 | 25 |
|
b) | Số lượt người được đào tạo, tập huấn | người | 755 | 1500 |
|
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
a) Số lượng sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng theo nhóm sản phẩm | |||
TT | Nhóm sản phẩm | Số lượng sản phẩm giai đoạn 2018-2020 | Dự kiến mục tiêu 2021-2025 |
1 | Nhóm: Thực phẩm | 131 | 109 |
2 | Nhóm: Đồ uống | 8 | 10 |
3 | Nhóm: Thảo dược | 10 | 15 |
4 | Nhóm: Vải và may mặc |
|
|
5 | Nhóm: Lưu niệm, nội thất và trang trí | 9 | 10 |
6 | Nhóm: Dịch vụ du lịch nông thôn và Điểm du lịch | 3 | 6 |
Tổng cộng | 161 | 150 |
Biểu 4. Kết quả hỗ trợ của Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
TT | Nội dung hỗ trợ của Chương trình | Đơn vị | Số lượng sản phẩm được hỗ trợ giai đoạn 2018-2020 |
1 | Hỗ trợ công nghệ, trang thiết bị máy móc | Cái | 14 |
2 | Xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ | Cuộc | 50 |
3 | Xây dựng điểm bán hàng và bán sản phẩm OCOP | Điểm | 1 |
4 | Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc | sản phẩm | 26 |
5 | Hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ | sản phẩm | 7 |
Biểu 5. Dự kiến huy động nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP, dự kiến giai đoạn 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
ĐVT: triệu đồng
TT | Nội dung chỉ tiêu | Dự kiến nhu cầu giai đoạn 2021-2025 |
| TỔNG SỐ | 938.702 |
1 | Ngân sách Trung ương | 405.029 |
- | Vốn thực hiện Dự án Làng Văn hoá Du lịch Sa Đéc | 309.542 |
- | Vốn thực hiện Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP - sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười | 6.831 |
- | Vốn thực hiện công tác tuyên truyền đào tạo, tập huấn, xúc tiến thương mại, hội nghị, hội thảo, kết nối tiêu thụ, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, hỗ trợ in ấn bao bì, kiểm tra giám sát, xây dựng clip câu chuyện sản phẩm, xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo, tổ chức học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Vốn | 88.656 |
2 | Ngân sách địa phương | 298.962 |
- | Vốn thực hiện Dự án Làng Văn hoá Du lịch Sa Đéc (dự kiến 50% vốn ngân sách Tỉnh và 50 % vốn ngân sách thành phố Sa Đéc); | 269.235 |
- | Vốn thực hiện Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP - sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười (dự kiến 50% vốn ngân sách Tỉnh và 50 % vốn ngân sách huyện) | 29.727 |
3 | Vốn lồng ghép từ các chương trình khác: (sự nghiệp khoa học và công nghệ, chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, phát triển du lịch, kính phí đề án TCCNN, ngân sách các huyện, thành phố) | 234.711 |
Biểu 6. Danh sách sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
(Kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
STT | Tên sản phẩm | Đơn vị | Địa chỉ | Giám đốc | | Điện thoại liên hệ | ||
Họ và tên | Nam/nữ | Ngày tháng năm sinh |
|
| ||||
| NĂM 2019 |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Sona - Mãng cầu tươi sấy dẻovị truyền thống | Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thực phẩm Thuận Thiên Thành | Số 489/5, ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp | Đặng Quý Ngọc | Nam | 1987 | ttt@mangcauxiemvn.com | 0908080083 |
2 | Sona - mãng cầu tươi sấy dẻo - vị muối ớt đỏ | |||||||
3 | Soga - Trà trái cây mãng cầu xiêm | |||||||
4 | Hủ tiếu bột gạo lọc Sa Đéc | Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hòa Hưng | Số 163, Quốc lộ 80, ấp Phú Long, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp | Đàm Thị Vân | Nữ | 1957 | congtyhoahung.sađec@gmail.com | 0277.3861143 |
5 | Phở Bột gạo Sa Đéc | |||||||
6 | Bún bột gạo Sa Đéc | |||||||
7 | Bánh phồng chay cao cấp hạt sen | Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Nguyên Hậu | Ấp Thạnh Phú, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp | Phạm Văn Hậu | Nam | 1972 | 0277.3588879 | |
8 | Bánh phồng tôm thượng hạng | |||||||
9 | Hạt sen sấy | Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp | Số 180, ấp Hòa Bình, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp | Huỳnh Văn Hiệp | Nam | 1977 | 0277.3624244 | |
10 | Mít sấy | |||||||
11 | Khô cá Lóc Tứ Quý | Công ty Cổ phần Tứ Quý Đồng Tháp | Số 369, Ấp Thống Nhất, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp | Đỗ Công Bình | Nam | 1963 | 0948979022 | |
12 | Khô cá Sặc rằn Tứ Quý | |||||||
13 | Trà lá sen Hà Diệp Liên | Công ty TNHH MTV Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Khánh Thu | Tổ 41, Thị trấn mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp | Ngô Khánh Huy | Nam | 1981 | 0947304304 | |
14 | Trà Hoa Sen Khánh Thu | |||||||
15 | Tinh dầu Bưởi Cao Lãnh | Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất tinh dầu Hương Đồng Tháp | Số 110, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường An Thạnh, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng | Đoàn Ngọc Minh Thùy | Nữ | 1990 | 0923066067 | |
16 | Tinh dầu Bạc Hà Sa Đéc | |||||||
17 | Tinh dầu quýt Lai Vung | |||||||
18 | Tinh dầu Sả Chanh Sa Đéc | |||||||
19 | Tinh dầu Tràm Gió Tràm Chim |
|
|
|
|
|
|
|
20 | Hoa sen sấy | Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Khởi Minh Thành Công | Số 40/1 Trần Thị Nhượng, Khóm 2, Phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp | Ngô Chí Công | Nam | 1989 | ngochicongkmtc@gmail.com | 0945297667 |
21 | Nón lá sen | |||||||
22 | Quýt hồng Lai Vung | Hợp tác xã Quýt hồng Lai Vung | Ấp Long Khánh, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp | Lưu Văn Tín | Nam | 1966 | htxquythong@gmail.com | 0907335315 |
23 | Xoài Cao Lãnh | Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương | Số 637, Khu dân cư trung tâm, ấp Mỹ Thới, xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp | Võ Việt Hưng | Nam | 1960 | hoptacxaxoaimyxuong@gmail.co m | 0908679599 |
24 | Xoài Cát Chu Cao Lãnh | |||||||
25 | Cracky da cá sấy vị chà bông gà | Cơ sở Quang Hiền | số 399, ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp | Trương Lê Huy Hoàng | Nam | 1988 | khotrauquanghien@gmail.com | 0832005886 |
26 | Cracky da cá sấy vị trứng muối | |||||||
27 | Cracky da cá sấy vị mắm nhĩ | |||||||
28 | Thịt khô trâu BUFFALO JERKY vị ớt hiểm | |||||||
29 | Thịt khô trâu BUFFALO JERKY vị tiêu | |||||||
30 | Thịt khô trâu BUFFALO JERKY vị sả |
|
|
|
|
|
|
|
31 | Nem chua Hoàng Khánh | Cơ sở sản xuất Nem Hoàng Khánh | 18E/Tân Lợi, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp | Tô Ngọc Hoàng | Nam | 1971 | huynhngocchau040493@gmail.co m | 0368072351 |
32 | Nem Thanh Sơn | Cơ sở sản xuất Nem Thanh Sơn | 13/TK, ấp Tân Khánh,xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp | Trần Thị Kim Loan | Nữ | 1962 | ttson.c2tnahoa@laivung.edu.vn | 0788977069 |
33 | Bì mắm Đông Nguyên | Cơ sở sản xuất bì mắm Đông Nguyên | ấp Bình Thạnh, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp | Nguyễn Thị Diễm | Nữ | 1970 | bmdongnguyen@yahoo.com.vn | 0919128268 |
34 | Bánh chuối phồng đậu phộng | Công ty TNHH Tây Cát | Xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp | Nguyễn Thị Cát Thủy | Nữ | 1978 | cacthuy@gmail.com | 0907397389 |
35 | Bánh mãng cầu cuộn | |||||||
36 | Bột chuối chiên Tấn Sang | Cơ sở Kinh doanh bột thực phẩm Lê Hà | Tổ 5, Ấp Tân Hựu, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp | Hà Thị Mười Một | Nữ | 1963 | ctybotthucphamtansang@yahoo.c om.vn | 0919622564 |
37 | Bột bánh xèo bánh khọt Tấn Sang | |||||||
38 | Bột chiên giòn Tấn Sang | |||||||
39 | Bột nếp Thái Tấn Sang | |||||||
40 | Bột khóm Thái | Cơ sở sản xuất Bột Minh Tài | TL 853, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp | Trần Hồng Minh | Nam | 1984 | botthucphamminhtai@gmail.com | 0939057879 |
41 | Bột bánh bò | |||||||
42 | Bột gạo bánh bò | |||||||
43 | Bánh phồng xoài | Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi | Số 45X1, Nguyễn Sinh Sắc, Phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp | Phạm Thanh Bình | Nam | 1953 | thaipham@bichchi.com.vn | 02773861910 |
44 | Bột gạo lứt lúa mạch hạt sen | |||||||
45 | Kẹo gạo lứt đậu phộng | |||||||
46 | Vỏ quýt sấy | Cơ sở sản xuất Trà Phương Anh | Ấp An Bình, xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp | Nguyễn Thị Yến Phương | Nữ | 1994 | yphuong194@gmail.com | 09390811916 |
47 | Nước ép quýt cô đặc | |||||||
48 | Mít sấy | Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất nông sản Hùng Tấn | 616, Ấp 2, Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp | Nguyễn Thanh Hùng | Nam | 1983 | hungtan.nongsansay@gmail.com | 0939930357 |
49 | Chuối sấy | |||||||
50 | Khoai lang sấy | |||||||
51 | Vỏ bưởi sấy dẻo POPE | Công ty TNHH thực phẩm Ngọc Phụng | Số 756 Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp | Bùi Thị Thanh Thủy | Nữ | 1975 | thucphamngocphung@gmail.com | 0919027949 |
52 | Cam sấy dẻo POPE |
|
|
|
|
| ||
53 | Tắc sấy dẻo POPE |
|
|
|
|
| ||
54 | Chanh sấy dẻo POPE |
|
|
|
|
| ||
55 | Cá Thát Lát rút xương | Cơ sở Tuấn Cường | Ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B, Huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp | Nguyễn Hữu Tuấn | Nam | 1976 | nguyenhuutuandt@gmail.com | 0915949897 |
56 | Khô Cá lóc | Cơ sở cá-khô Tiến Phương | Ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B, Huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp | Nguyễn Tiến Phương | Nam | 1981 | tienphuongdaihn@gmail.com | 0919466182 |
57 | Nước mắm cá linh | Cơ sở nước mắn cá linh Dì Mười | Ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp | Nguyễn Minh Phụng | Nam | 1984 | dieuphan1987@gmail.com | 0901078575 |
58 | Gừng sấy sữa ong chúa | Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hương Sen Việt | Số 40/5, Trần Thị Nhượng, P4, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp | Nguyễn Thị Lài | Nữ | 1968 | ctyhuongsenviet@gmail.com | 02773603868 |
59 | Trà khổ qua rừng |
|
|
|
|
|
|
|
60 | Trà tim sen thượng hạng |
|
|
|
|
|
|
|
61 | Trà lá sen |
|
|
|
|
|
|
|
62 | Rượu sâm Bảo Thanh | Cơ sở Rượu sâm Bảo Thanh | Ấp Phú Lợi A, xã Long Thuận, Huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp | Huỳnh Thị Thẩm | Nữ | 1967 | ruousambaothanh@gmail.com | 0793589960 |
63 | Hạt sen sấy bơ | Công ty CP Đầu tư Thương mai Du lịch Đồng Tháp Mười | Số 556/MH Ấp 2, xã Mỹ Hoà, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp | Phạm Quang Huy | Nam | 1973 | huyphan.dtm@gmail.com | 0968222579 |
64 | Trà tim Sen | |||||||
65 | Rượu Hồng Sen tửu đặc biệt | |||||||
66 | Rượu Hồng Sen tửu | |||||||
67 | Rượu Đông Trùng Hạ Thảo | Công ty TNHH An An Đồng Tháp | Số 177, Lê Lợi, Phường 2, thành phố Cao Lãnh | Nguyễn Thị Dung | Nữ | 1957 | dongthapcompany2016@gmail.co m | 0949215252 |
68 | Bột sữa hạt sen | Cơ sở Ba Tre | Số 151, Ấp A, xã Phú Cường, huyện Tam Nông | Nguyễn Thúy Kiều | Nữ | 1984 | cososenbatre@gmail.com | 0932995866 |
69 | Sona - Nước ép mãng cầu | Công ty CP Đầu tư và Phát triển thực phẩm Thuận Thiên Thành | Số 489/5, ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung | Đặng Quý Ngọc | Nam | 1987 | ttt@mangcauxiemvn.com | 0908080083 |
70 | Hoa cỏ khô | Doanh nghiệp tư nhân Thảo Minh | Xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh | Nguyễn Thị Đẹp | Nữ | 1958 | nghethuathoakho@yahoo.com.vn | 0903371205 |
| NĂM 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trà Bồ Công Anh | Chi nhánh công ty TNHH Phát triển P&K | ấp Hoàng Việt, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, ĐT | Nguyễn Thị Bích Vân | Nữ |
|
| 0786449988 |
2 | Khô cá lóc rim me | Cơ sở sản xuất khô Ba Khía | ấp Chiến Thằng, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, ĐT | Dương Thị Hồng Chuyên | Nữ |
|
| 0369989809 |
3 | Giò Thủ - 500g | Cơ sở Chả Ngân Hà | số 06, Sở Thượng, Khóm 2, Phường An Thạnh, thành phố Hồng Ngự, ĐT | Nguyễn Thị Thu Thảo | Nữ |
|
| 0944300900 |
4 | Chả Lụa -500g |
|
|
|
| |||
5 | Tinh dầu Cam Châu Thành | Công ty TNHH TM & SX tinh dầu Hương Đồng Tháp | số 110, Nguyễn Thị Minh Khai, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự, ĐT | Đoàn Ngọc Minh Thùy |
|
|
| 0923066067 |
6 | Tinh dầu Hương Thảo Sa Đéc | Nữ |
|
|
| |||
7 | Tinh dầu gừng Hồng Ngự |
|
|
|
| |||
8 | Tinh dầu Chanh Hồng Ngự |
|
|
|
| |||
9 | Tinh dầu Sả Dịu Hồng Ngự |
|
|
|
| |||
10 | Nuước mắm cá linh Hồng Ngự | Cơ sở SX TX Hồng Ngự | ấp Bình Hưng, xã Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự, ĐT | Nguyễn Văn Tâm | Nam |
|
| 0834339001 |
11 | Bún tươi Tố Trinh | Doanh nghiệp Tư Nhân Bùi Thanh Tú | ấp Long Hòa, huyện Hồng Ngự, ĐT | Bùi Thanh Tú | Nam |
|
| 0946388611 |
12 | Bánh canh gạo Tú Trinh | |||||||
13 | Gạo thơm Phương Minh | Công ty TNHH Phương Minh Đồng Tháp | số 31, ấp hạ, xã Tân Quới, Thanh Bình, Đồng Tháp | Lê Phương Tân | Nam |
|
| 0916220777 |
14 | Muối sấy Ngọc Yến | CSCBSX Muối sấy Ngọc Yến | Thị trấn Thanh Bình, Thanh Bình, Đồng Tháp | Huỳnh Văn Bé | Nam |
|
| 0938029498 |
15 | Trà sen túi lọc | Cơ sở Trà Sen Tháp Mười | số 555 Tân Đông A, thị trấn Thanh Bình, Thanh Bình, Đồng Tháp | Nguyễn Trọng Hương | Nam |
|
| 0363050159 |
16 | Trà sen sấy khô |
|
|
|
| |||
17 | Trà sen bông tươi |
|
|
|
| |||
18 | Bộ sản phẩm xơ mướp | Doanh nghiệp tư nhân | xã An Phong, Thanh Bình, Đồng Tháp | Nguyễn Thị Đẹp | Nữ |
|
| 0903371206 |
19 | Xoài sấy dẻo | Công ty TNHH công nghệ thực phẩm Việt Đức | xã Bình Thành, Thanh Bình, Đồng Tháp | Võ Phát Triển | Nữ |
|
| 0907234991 |
20 | Gạo huyết rồng | Cơ sở SX Năm Đấu | ấp Long An A, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, ĐT | Lê Văn Đấu | Nam |
|
| 0919161123 |
21 | Bột gạo lứt huyết rồng |
|
|
|
| |||
22 | Nước mắm Nhĩ truyền thống Bích Tuyền | Cơ sở nước mắm nhĩ truyền thống Bích Tuyền | ấp 1, xã An Hòa, huyện Tam Nông, ĐT | Lương Thị Bích Tuyền | Nữ |
|
| 0988635505 |
23 | Nước mắn Cá Linh truyền thống Thành Công 2 | Cơ sở Thành Công 2 | ấp K10, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông, ĐT | Nguyễn Thị Cưng | Nữ |
|
| 0913764108 |
24 | Dưa kiệu |
|
|
|
| |||
25 | Bột ngũ cốc hạt sen |
|
|
|
|
|
|
|
26 | Sen Trà |
|
|
|
| |||
27 | Trà bưởi -dứa | Công ty TNHH thực phẩm Ngọc Phụng | 756 Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, Tp Cao Lãnh | Bùi Thị Thanh Thuỷ | Nữ |
|
| 920 027 949 |
28 | Trà chanh sả gừng mật ong |
|
|
|
| |||
29 | Trà cam sả |
|
|
|
| |||
30 | Cóc vị muối ớt |
|
|
|
| |||
31 | Trà tim sen Tâm An | Hợp tác xã Sen Việt | số 53, Đặng Văn Bình, Phường 1, thành phố Cao Lãnh, ĐT | Lê Hoài Đông |
|
|
| 0907961967 |
32 | Trà lá sen Thanh An | Nam |
|
|
| |||
33 | Trà đinh lăng hoạt huyết an |
|
|
|
| |||
34 | Gạo AKITA X | Hộ kinh doanh Tăng Thị Kim | số 192, ấp Hòa Tân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp | Tăng Thị Kim Tuyến | Nữ |
|
| 0834585739 |
35 | Khoai sấy Quang Vinh | Công ty TNHH Quang Vinh Food | ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, ĐT | Nguyễn Thanh Nhàn |
|
|
| 0908524208 |
36 | Hạt sen sấy Quang Vinh | Nam |
|
|
| |||
37 | Trái cây sấy Quang Vinh |
|
|
|
| |||
38 | Bộ 3 sọt OVAL lục Bình Hình Thuyền | Công ty cổ phần ARTEX Đồng Tháp | Cụm công nghiệp Mỹ Hiệp, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, ĐT | Phan Thị Thanh Yên |
|
|
| 02776271717 |
39 | Bộ 3 sọt OVAL lục bình Đan Vặn | Nữ |
|
|
| |||
40 | Bộ 3 sọt chữ nhật lục bình Đan Mắt Na- Hoa thị |
|
|
|
| |||
41 | Bộ 3 sọt chữ nhật lục bình Đan Mắt Na Buộc Quai |
|
|
|
| |||
42 | Bộ 3 sọt chữ nhật lục bình Đan Mắt Na |
|
|
|
| |||
43 | Khô cá sặc rằn | Cơ sở khô Dân Mập | ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, ĐT | Lê Văn Dân | Nam |
|
| 0988354838 |
44 | Khô cá sặc rằn | Cơ sở SX khô sặc rằn Hùng Hồng | ấp Mỹ Thạnh, Phú Điền, huyện Tháp Mười, ĐT | Bùi Văn Hùng | Nam |
|
| 0979990009 |
45 | Hạt sen tươi | Chi nhánh công ty CPTP Sen Đại Việt | Khóm 1, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp | Nguyễn Xuân Thắng |
|
|
| 0899325468 |
46 | Hạt sen sấy | Nam |
|
|
| |||
47 | Củ sen cắt lát |
|
|
|
| |||
48 | Bì mắm Cô Hoàn | Cơ sở chế biến thực phẩm Cô Hoàn | ấp Hòa Thuận, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, ĐT | Lê Minh Bằng |
|
|
| 091987141 |
49 | Nem Cô Hoàn |
|
|
|
| |||
50 | Pate Cô Hoàn |
|
|
|
| |||
51 | Chả lụa Cô Hoàn |
|
|
|
| |||
52 | Tré Cô Hoàn | Nam |
|
|
| |||
53 | Bì dai Cô Hoàn |
|
|
|
| |||
54 | Chả hoa Cô Hoàn |
|
|
|
| |||
55 | Nem chua Huế Cô Hoàn |
|
|
|
| |||
56 | Nem nướng Cô Hoàn |
|
|
|
| |||
57 | Dưa đầu heo Cô Hoàn |
|
|
|
| |||
58 | Trà mãng cầu | CSSX Trà Phương Anh | ấp An Bình, xã Định Yên, huyện Lấp Vò | Nguyễn Thị Yến Phương | Nữ |
|
| 0939081916 |
59 | Khô Cá Tra | Cơ sở Ngọc Diệp | ấp An Ninh, xã Định An, huyện Lấp Vò | Phan Thị Mỹ Lan | Nữ |
|
| 0778945600 |
60 | Bưởi non đường phèn sấy dẻo | Công ty TNHH Nông Trại 123 | Xã Hòa Thành | Nguyễn Ngọc Thanh Hà | Nam |
|
| 0985252018 |
61 | Tắc chưng đường phèn sấy dẻo |
|
|
| ||||
62 | Nem Thanh Xuân | Cơ sở SX Nem Thanh Xuân | Xã Tân Thành | La Thanh Đông | Nam |
|
| 0937649372 |
63 | Chuối sấy | Công ty TNHHH MTV Nam Huy Đồng Tháp | 182 ấp Hòa Bình, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp | Huỳnh Văn Hiệp |
|
|
| '02773624244 |
64 | Khoai môn sấy |
|
|
|
| |||
65 | Sa kê sấy |
|
|
|
| |||
66 | Đu đủ sấy | Nam |
|
|
| |||
67 | Khoai lang sấy |
|
|
|
| |||
68 | Trái cây sấy |
|
|
|
| |||
69 | Xoài sấy |
|
|
|
| |||
70 | Xoài sấy dẻo |
|
|
|
| |||
71 | Bánh phồng rau củ | Công ty CPXNK Nguyên Hậu | 840 ấp Thạnh Phú, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, Đồng Tháp | Phạm Văn Hậu | Nam |
|
| 02773.588880 |
72 | Bánh phồng tôm đặc biệt |
|
|
|
| |||
73 | Trà túi lọc chùm ngây | Cơ sở sản xuất Xuân Thủy | ấp Bình Phú, xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, Đồng Tháp | Nguyễn Thị Thu Thủy | Nữ |
|
| 0778880379 |
74 | Nhãn Châu Thành | HTX nông sản an toàn An Hòa | ấp An Hòa, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp | Lê Văn Hùng | Nam |
|
| 0915131846 |
75 | Ống hút gạo | Cơ sở sản xuất bột Minh Tài | TL 853, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp | Trần Hồng Minh |
|
|
| 0939.057.879 |
76 | Bột chuối chiên | Nam |
|
|
| |||
77 | Bột bánh bò đa dụng |
|
|
|
| |||
78 | Bột gạo lứt hạt sen | Công ty CPTP Bích Chi | Số 45X1, Nguyễn Sinh Sắc, Phường 2, TP Sa Đéc | Mai Thế Khôi |
|
|
| 02773861910 |
79 | Bún gạo nàng hương | Nam |
|
|
| |||
80 | Bánh phồng gạo lứt hạt sen |
|
|
|
| |||
81 | ViNa Phở |
|
|
|
| |||
82 | Nui gạo lứt |
|
|
|
| |||
83 | Hủ tiếu Sa Đéc | Công ty TNHH MTV SX TM DV Hồng Thái | số 42B, Đinh Hữu Thuật; khóm 2, Phường 2, TP Sa Đéc | Dương Văn Thắng | Nam |
|
| 0913123399 |
84 | Bánh phở Sa Đéc |
|
|
|
| |||
85 | Gạo Ngọc đỏ hương dứa | CN Công ty TNHH MTV lương thực Hồng Tân | số 28, khóm Tân Thuận, phường An Hòa, Tp. Sa Đéc, ĐT | Lưu Thị Yến Hằng | Nữ |
|
| 02773774913 |
86 | Ống hút gạo Fuma | Công ty CP tinh bột xanh | số 91, khóm 2, TP Sa Đéc, ĐT | Phạm Thế Hải | Nam |
|
| 0934425408 |
87 | Khu vui chơi miệt vườn Happy Land Hùng Thy | Hộ kinh doanh cá thể Võ Ngọc Anh Thy | số 113C, đường hoa Sa Đéc, khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, Tp Sa Đéc, ĐT | Võ Ngọc Anh Thy | Nữ |
|
| 0919708965 |
88 | FLOWER & FROG HOMESTAY HÙNG TRANG | Hộ kinh doanh cá thề Trần Thanh Hùng | số 43, Bùi Thị Xuân, khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, ĐT | Trần Thanh Hùng | Nam |
|
| 0918645390 |
89 | Vườn kiểng Ngọc Lan | Hộ kinh doanh cá thể Trần Hữu Tài | số 01, đường hoa Sa Đéc, khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc | Trần Hữu Tài | Nam |
|
| 0913743843 |
90 | Gạo thơm đặc sản Nha Mân | Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Nha Mân | Ấp Tân Thanh, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp 2 sao | Huỳnh Hoàng Hưng | Nam |
|
| 0989961504 |
91 | Gạo Ngọc đỏ hương dứa | HTX Nông nghiệp Định An | ấp An Lạc, xã Định An, huyện Lấp Vò, ĐT | Nguyễn Anh Dũng | Nam |
|
| 098472345 |
1 Tập huấn về Chương trình OCOP và các tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP; nâng cao kiến thức, kỹ năng cho anh/chị là chủ hộ sản xuất kinh doanh, thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với làng nghề, làng nghề truyền thống; Về bao bì, đóng gói, nhãn mác, logo, mã vạch; các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp; truyền thông, quảng bá, xây dựng thương hiệu và xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP; nâng cao, chất lượng sản phẩm OCOP và hướng dẫn, lập thủ tục tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (là các chủ thể (doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh) có sản phẩm tiềm năng tham gia dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 mới tham gia lần đầu và các phòng, ban của đơn vị cấp huyện có liên quan và cán bộ công chức phụ trách Chương trình OCOP tại xã, phường, thị trấn.
2 Cụ thể: 34 sản phẩm đạt 4 sao và 65 sản phẩm đạt 3 sao.
3 Trong đó: năm 2019 có 32 chủ thể; năm 2020 có 46 chủ thể đăng ký tham gia mới.
4 Trong đó: năm 2019 có 30/32 chủ thể tham gia (16 doanh nghiệp, 02 HTX và 12 cơ sở sản xuất kinh doanh); năm 2020 có 34/46 chủ thể tham gia lần đầu (11 doanh nghiệp, 04 HTX và 19 cơ sở sản xuất kinh doanh).
5 Tiến độ thực hiện UBND tỉnh đã có tở trình số 143/TTr-UBND ngày 4/12/2020 gửi Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc thẩm định nội dung và cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án Làng Văn hóa du lịch Sa Đéc, thành phố Sa Đéc , tỉnh Đồng Tháp;
6 Đã được UBND tỉnh phê duyệt Đề cương tại (Quyết định số 1332/QĐ-UBND-HC ngày 28/8/2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định phê duyệt Đề cương dự toán chi tiết Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP -sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười), huyện đang phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng Đề án.
7 Hội chợ Xúc tiến thương mại và Công nghệ các HTX năm 2019; Hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm hàng hóa các HTX tại TP.Hồ Chí Minh. Hỗ trợ 39 lượt sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông sản của phụ nữ tham gia xúc tến thương mại tại các Hội thảo, hội chợ trong và ngoài tỉnh; tham gia 02 gian hàng với 26 sản phẩm khởi nghiệp phụ nữ trưng bày tại Hội chợ triển lãm “Hàng Việt-Nông nghiệp xanh-Khởi nghiệp”. Tổ chức đưa 10 cơ sở, THT, hộ sản xuất kinh doanh nông sản tham gia hoạt động kết nối cung cầu thuộc Chương trình “Vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn “ lần IX tại TP.Hồ Chí Minh; tổ chức đưa 13 cơ sở, THT, hộ sản xuất kinh doanh nông sản tham gia trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm trong Chương trình Ngày hội Tam Nông tỉnh Hậu Giang; Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tỉnh Sóc Trăng năm 2020; Hội chợ OCOP tỉnh Quảng Ninh năm 2020; Tham gia sự kiện “Made in Vetnam - Tinh hoa Việt Nam” tại Hà Nội; Về việc tham gia Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020 tại Hà Nội; Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2020 và Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa 2020”; Hội chợ Công Nghiệp - Thương mại và Triển lãm sản Phẩm OCOP Bạc Liêu 2020 và Có 05 đơn vị của tỉnh được Siêu thị Tứ Sơn nhận sản phẩm đưa và kệ hàng của Siêu thị, 05 đơn vị kết nối đưa sản phẩm vào nhà phân phối bán lẻ của tỉnh An Giang có trên 33 sản phẩm OCOP đã ký kết hợp đồng và cung ứng sản phẩm cho các Siêu thị như: Co.op Mart, Big C, Vin Mart, Bách Hóa Xanh, Tứ Sơn, Annam Gourmart Marke, cửa hàng bán lẽ Vissan (sản phẩm của các đơn vị như: Công ty TNHH MTV SX-TM-DV Khánh Thu, Cty CP XNK Nguyên Hậu, Cty SXTMDV Khởi Minh Thành Công, DNTN Sản xuất TM Nông sản Hùng Tấn Cty CP ĐTPT thực phẩm Thuận Thiên Thành, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hòa Hưng, Cty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp, Cty CP TP Bích Chi, Cơ sở SX khô trâu Quang Hiển , Công ty TNHH XNK Hương Sen Việt ,Cty CP Tứ Quý Đồng Tháp, DNTN Sản xuất TM Nông sản Hùng Tấn, Cơ sở Khô Tiến Phương, Công ty TNHH Tây Cát, Công ty TNHH thực phẩm Ngọc Phụng, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất tinh dầu Hương Đồng Tháp, Công ty CP Đầu tư Thương mai Du lịch Đồng Tháp Mười, Cơ sở nước mắm cá linh Dì Mười, Công ty TNHH Ba Tre, Cơ sở sản xuất Trà Phương Anh, Doanh nghiệp tư nhân Thảo Minh, Cơ sở kinh doanh bột thực phẩm Lê Hà).
- Năm 2020, có 02 đơn vị quản lý và kinh doanh các sản phẩm OCOP là: Trung tâm Giới thiệu trưng bày đặc sản và Du lịch Đồng Tháp tại Hà Nội có 64 sản phẩm OCOP của 42 đơn vị và Cửa hàng OCOP Đồng Tháp tại Làng hoa Sa Đéc có 48 sản phẩm OCOP của 20 đơn vị; Tại thị trường khu vực Hà Nội các sản phẩm OCOP (sen và sản phẩm từ sen, gạo và sản phẩm sau gạo) rất được người tiêu dùng ưa chuộng nên khả năng phát triển thị trường rất cao; Q uảng bá du lịch Đồng Tháp tại Hà Nội đưa các sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc sản của Tỉnh giới thiệu tại thị trường Hà Nội và khu vực phía Bắc. Song song đó, đã phối hợp Sở Công thương và các đơn vị liên quan tổ chức “Tuần hàng cá Tra/Basa” tại Siêu thị Big C Thăng Long để quảng bá các sản phẩm từ cá tra/basa và các sản phẩm nông sản, các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP...
8 Cụ thể: năm 2019, tổ chức Hội chợ triển lãm Nhịp cầu Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Đồng Tháp năm 2019 “Sản phẩm OCOP- Phát huy giá trị bản địa”, có 150 đơn vị đăng ký tham gia với hơn 300 gian hàng; tổ chức 02 Hội thảo: Hội thảo “Biến phụ phẩm thành chính phẩm trong chuỗi giá trị nông sản”; Hội thảo “Phát triển các sản phẩm OCOP, kết nối với hệ thống bán lẻ”. Năm 2020, Hội chợ Triển lãm Thương mại “Sản phẩm OCOP - Kết nối vươn xa” Đồng Tháp 2020; Có 200 đơn vị đăng ký tham gia (tăng 25% so với năm 2019) với 365 gian hàng, có 23 tỉnh, thành trong cả nước với 55 gian triển lãm; trong đó có 74 chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên tham gia triển lãm (các Doanh nghiệp ngoài Tỉnh: 34 chủ thể); với nhiều chuỗi sự kiện như hội thảo kết nối cung cầu nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh giao lưu, liên kết hợp tác đầu tư, kinh doanh và quảng bá thương hiệu sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, quảng bá các hàng hóa có thế mạnh, sản phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ; Hội chợ triển lãm năm nay ngoài các triển lãm về các Sản phẩm OCOP; Khu triển lãm các sản phẩm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; còn có Không gian triển lãm của các Hội quán và các Hợp tác xã cùng với khu sinh hoạt chung; kết hợp không gian Cà phê Doanh nghiệp.
9 Trong số 161 sản phẩm OCOP, có 8 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao (công nhận 2 lần).
- 1Kế hoạch 146/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2021
- 2Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2021 về đính chính Phụ lục đính kèm Quyết định 1704/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 34/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 4Quyết định 1963/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm OCOP tỉnh An Giang, giai đoạn 2021-2023
- 1Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 2Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3Kế hoạch 226/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ quý IV năm 2018 đến năm 2020
- 4Quyết định 1048/QĐ-TTg năm 2019 về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 4078/QĐ-BNN-VPĐP năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch khung chỉ đạo điểm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 781/QĐ-TTg năm 2020 sửa đổi Phụ lục Quyết định 1048/QĐ-TTg về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 146/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2021
- 8Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2021 về đính chính Phụ lục đính kèm Quyết định 1704/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đồng Nai
- 9Quyết định 34/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 10Quyết định 1963/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm OCOP tỉnh An Giang, giai đoạn 2021-2023
Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2021 về triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Số hiệu: 124/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Huỳnh Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra