Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KINH DOANH KHAI THÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025

Triển khai thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế về chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ giai đoạn 2021- 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ của Chính phủ, của tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, văn minh thương mại và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Từng bước xã hội hóa đầu tư phát triển, xây dựng, quản lý chợ; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế (ngoài nhà nước) đầu tư kinh doanh, khai thác hiệu quả hệ thống chợ; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều đối tác, khách hàng buôn bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm; đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

2. Yêu cầu

- Việc chuyển đổi mô hình tổ chức, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế về chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Chuyển đổi mô hình quản lý chợ phải đảm bảo công khai, minh bạch, đảm bảo ổn định xã hội và phải phù hợp với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đảm bảo quyền lợi

II. NỘI DUNG

Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 19 chợ hoàn thành việc chuyển đổi mô hình quản lý; được phân kỳ cụ thể như sau:

Đvt: Chợ

TT

Địa phương

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

1

Thành phố Huế

- Chợ Cống (P. Xuân Phú)

- Chợ Bến Ngự (P.Vĩnh Ninh)

- Chợ Trường An (P. Trường An)

- Chợ Đông Ba (P. Phú Hòa)

- Chợ Tây Lộc (P. Tây Lộc)

- Chợ An Hòa (P. An Hòa)

 

06

2

Hương Trà

 

 

- Chợ Tứ Hạ (P. Tứ Hạ)

 

 

01

3

Phong Điền

- Chợ An Lỗ (X. Phong Hiền)

 

- Chợ Phò Trạch (TT. Phong Điền)

 

 

02

4

Quảng Điền

 

- Chợ Trung tâm Quảng Điền (TT Sịa)

 

- Chợ Tây Thành (X. Quảng Thành)

- Chợ Trung tâm xã Quảng Thái (X. Quảng Thái)

03

5

Phú Vang

- Chợ Trung tâm Phú Đa (TT. Phú Đa)

 

Chợ Thuận An (TT Thuận An)

 

Chợ Nọ (X. Phú Dương)

03

6

Phú Lộc

 

Chợ Mỹ Lợi (X. Vinh Mỹ)

 

 

 

01

7

A Lưới

 

 

Chợ Trung tâm A Lưới (TT. A Lưới)

 

 

01

8

Nam Đông

Chợ Khe Tre (TT. Khe Tre)

 

 

Chợ Nam Đông (X. Hương Xuân)

 

02

 

Tổng cộng

05

04

05

03

02

19

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh:

- Theo dõi tình hình thực hiện Quyết định 13/2020/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh; qua đó đề xuất điều chỉnh bổ sung một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Ban chuyển đổi chợ cấp huyện xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tại các địa phương.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn liên quan đến chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Ban chuyển đổi chợ cấp huyện thực hiện đúng lộ trình, kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ

- Tiếp tục phối hợp các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực trong công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm tại các địa phương về việc thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ; đào tạo nghiệp vụ quản lý, kinh doanh khai thác chợ cho cán bộ nhân viên quản lý chợ; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng bán hàng theo hướng văn minh thương mại cho các hộ kinh doanh, tiểu thương trên địa bàn.

- Hằng năm chủ trì, phối hợp với các Sở ban ngành, các địa phương tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về chuyển đổi mô hình quản lý chợ để triển khai rộng rãi.

- Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án chuyển đổi chợ.

- Chủ trì, phối hợp các sở ban ngành liên quan, các địa phương nghiên cứu xây dựng định mức khoán kinh phí cho đơn vị tư vấn (Ban chuyển đổi chợ cấp huyện) trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ đối với các trường hợp chợ hạng 1 cải tạo, xây dựng mới kết hợp chuyển đổi mô hình quản lý.

- Tổ chức triển khai và theo dõi toàn diện các nội dung của Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 30/6), năm (trước ngày 31/12/2020) kết quả thực hiện của các Sở, ngành, địa phương về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

2. Các sở ban ngành liên quan

- Thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 ngày 06/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế về chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương, nhà đầu tư thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ (như chính sách ưu đãi của trung ương và của tỉnh liên quan đến công tác đầu tư, quản lý chợ, công tác kiểm kê xác định giá trị tài sản chợ; thuê đất, bảo vệ môi trường, thủ tục cấp phép xây dựng,..).

- Báo cáo kết quả thực hiện thuộc lĩnh vực quản lý thông qua Sở Công Thương định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), năm (trước ngày 15/12/2021).

3. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

- Tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn theo Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 07/8/2015, kết hợp với công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

- Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Quyết định 13/2020/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh và các văn bản liên quan nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận từ chính quyền cơ sở đến Ban quản lý (Tổ quản lý) chợ và các hộ tiểu thương.

- Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn quản lý; Lựa chọn các doanh nghiệp/hợp tác xã có đủ năng lực quản lý và năng lực tài chính để thực hiện chuyển đổi chợ, đảm bảo hiệu quả của công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

- Chỉ đạo Ban chuyển đổi chợ cấp huyện xây dựng Kế hoạch chi tiết đối với từng chợ và tổ chức thực hiện hoàn thành công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ báo cáo Ban chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Việc chuyển đổi phải thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Quyết định 13/2020/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế về chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của các tiểu thương; tổ chức lấy ý kiến các hộ kinh doanh tại chợ và các đối tượng có liên quan đối với phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ (do các đơn vị kinh doanh khai thác chợ đề xuất) để bảo đảm phương án bố trí, sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho hoạt động kinh doanh trong chợ.

- Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, đối với các trường hợp chợ hạng 2, hạng 3 cải tạo, xây dựng mới kết hợp chuyển đổi mô hình quản lý.

- Hằng năm, tổ chức các hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về chuyển đổi mô hình quản lý chợ để triển khai rộng rãi.

- Báo cáo kết quả thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ thông qua Sở Công Thương định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), năm (trước ngày 15/12/2021).

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi chợ cấp tỉnh được cấp hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh, trên cơ sở Kế hoạch tổng thể, chương trình kế hoạch công tác và dự toán kinh phí hàng năm của Ban Chỉ đạo được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Kinh phí hoạt động của Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện do ngân sách địa phương cấp.

Trên đây là nội dung Kế hoạch tổng thể chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương lập kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, Sở Công Thương kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (b/c);
- TVTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: KHĐT, TC, CT;
- BCĐ cấp tỉnh (sao gửi các thành viên);
- UBND và BCĐ cấp huyện;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2021 về chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 109/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 24/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản