Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1063/KH-UBND | Gia Lai, ngày 23 tháng 05 năm 2018 |
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Gia Lai đến năm 2020”, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nhằm thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất công nghệ cao và an sinh xã hội nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động, yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, thực hiện đúng chế độ chính sách quy định.
- Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải có đủ điều kiện, được hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.
1. Chỉ tiêu, nhiệm vụ:
Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho khoảng 2.700 lao động nông thôn, trong đó: Lao động là người dân tộc thiểu số chiếm ít nhất 90%; lao động nữ chiếm ít nhất 35%; tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt tối thiểu 80%.
2. Đối tượng học nghề:
Đối tượng học nghề là lao động nông thôn, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học; ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt là người khuyết tật.
3. Nghề, thời gian đào tạo:
Nghề, thời gian đào tạo theo quy định tại Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
4. Kinh phí thực hiện:
Từ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018 (Quyết định 157/QĐ-UBND ngày 17/4/2018 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018) với tổng kinh là: 6.540 triệu đồng, phân bổ như sau:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng Kỹ năng và phương pháp dạy học cho giáo viên dạy nghề và người tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn: 150 triệu đồng.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đề án: 20 triệu đồng.
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 6.370 triệu đồng, dự kiến phân bổ như sau:
TT | Tên đơn vị | Kinh phí (nghìn đồng) | Dự kiến số người được đào tạo |
1 | Huyện Kbang | 690,000 | 300 |
2 | Huyện Mang Yang | 690,000 | 300 |
3 | Huyện Krông Pa | 560,000 | 240 |
4 | Huyện Đức Cơ | 520,000 | 210 |
5 | Huyện Đak Đoa | 420,000 | 180 |
6 | Huyện Chư Prông | 360,000 | 150 |
7 | Thị xã Ayun Pa | 280,000 | 120 |
8 | Huyện Ia Grai | 360,000 | 150 |
9 | Huyện Chư Păh | 360,000 | 150 |
10 | Huyện Chư Sê | 330,000 | 140 |
11 | Huyện Chư Pưh | 270,000 | 120 |
12 | Huyện Kông Chro | 270,000 | 120 |
13 | Huyện Ia Pa | 270,000 | 120 |
14 | Huyện Phú Thiện | 270,000 | 120 |
15 | Thị xã An Khê | 220,000 | 100 |
16 | Huyện Đak Pơ | 220,000 | 100 |
17 | TP. Pleiku | 280,000 | 120 |
Tổng số: | 6,370,000 | 2.740 |
Ngoài kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND các huyện, thị xã, thành phố trích ngân sách địa phương và các nguồn lực khác để đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn.
5. Chính sách đối với người học nghề:
- Lao động nông thôn học nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định tại Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Ngoài việc được hỗ trợ chi phí học nghề, lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm được hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật, mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo xa nơi cư trú từ 05 km trở lên.
- Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Kế hoạch này. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Kế hoạch này nhưng tối đa không quá 03 lần/người.
6. Thời gian thực hiện: Năm 2018.
7. Chế độ thông tin, báo cáo:
- Định kỳ 6 tháng, 9 tháng, năm vào ngày 20 của tháng, UBND cấp xã chốt số liệu, báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố kết quả thực hiện để báo cáo UBND tỉnh.
- Định kỳ 6 tháng, 9 tháng, năm vào ngày 25 của tháng, UBND cấp huyện chốt số liệu, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
- Định kỳ 6 tháng, 9 tháng, năm trước ngày 30 của tháng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Kiểm tra điều kiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định; hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định;
- Thông báo công khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn;
- Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh;
- Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng, phê duyệt các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo quy định; đồng thời phối hợp với sở, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc quảng bá sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường tin, bài, phóng sự cho các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các ngành, nghề đào tạo; các mô hình đào tạo nghề gắn với việc làm hiệu quả tại địa phương. Chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về các chính sách và tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm lao động nữ chiếm ít nhất 35% chỉ tiêu hỗ trợ đào tạo nghề của địa phương; số lao động có việc làm sau khi đào tạo nghề từ 80% trở lên;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định và chịu trách nhiệm về thực hiện chỉ tiêu được giao; giao nhiệm vụ thực hiện đào tạo nghề cho cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc cơ sở đào tạo công lập trực thuộc;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn;
- Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định;
- Đảm bảo các điều kiện về biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc để thực hiện đào tạo nghề theo kế hoạch;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
- Phổ biến các chính sách, quy định về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học; cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn để người lao động biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp;
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo tuyển sinh lao động nông thôn học nghề;
- Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp;
- Xác nhận vào đơn xin học nghề của người lao động nông thôn trong xã về đối tượng theo quy định; tạo điều kiện cho người học nghề tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng tại địa phương theo quy định; giúp người lao động tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn;
- Theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm sau khi học nghề theo từng hình thức, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể tham gia việc tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn và giám sát các lớp đào tạo nghề tại địa phương.
8. Các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
- Cơ sở thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Kế hoạch này phải có đủ các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Trong đó:
+ Cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với nghề đào tạo;
+ Cơ sở đào tạo dưới 3 tháng phải được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo dưới 03 tháng theo quy định, thông báo bằng văn bản về nghề đào tạo, quy mô đào tạo đối với từng nghề.
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thi, cấp chứng chỉ cho người học; sử dụng, quản lý kinh phí đào tạo, chi trả hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người học thuộc đối tượng quy định, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
- Chỉ tổ chức đào tạo nghề cho người lao động khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề.
- Phối hợp với UBND cấp xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn do cơ sở đào tạo sau học nghề.
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh, yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1593/QĐ-UBND năm 2014 về chính sách hỗ trợ thực hiện cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng lao động do tỉnh An Giang ban hành
- 2Kế hoạch 5719/KH-UBND năm 2017 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020
- 3Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Kế hoạch 56/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2018
- 5Quyết định 336/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Quyết định 22/QĐ-UBND-HC năm 2018 quy định về việc quản lý và tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 7Kế hoạch 1411/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1593/QĐ-UBND năm 2014 về chính sách hỗ trợ thực hiện cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng lao động do tỉnh An Giang ban hành
- 5Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 18/2017/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Kế hoạch 5719/KH-UBND năm 2017 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020
- 8Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9Kế hoạch 56/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2018
- 10Quyết định 336/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 11Quyết định 22/QĐ-UBND-HC năm 2018 quy định về việc quản lý và tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 12Kế hoạch 1411/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành
Kế hoạch 1063/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 1063/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Huỳnh Nữ Thu Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra