Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1061/KH-UBND

Hà Nam, ngày 08 tháng 8 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ À GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII về chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nghề nghiệp; từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Chuyển mạnh từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- Gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo và các chương trình kinh tế xã hội khác. Tạo điều kiện để các nghề truyền thống, làng nghề của từng địa phương được nhân rộng, phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tăng dần đào tạo nghề ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

- Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Liên Bộ Tài chính- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Huy động mọi tiềm năng hiện có về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các trường, trung tâm dạy nghề và các nghệ nhân của tỉnh tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, phát triển doanh nghiệp phải được gắn với việc giao chỉ tiêu giải quyết việc làm, thu hút lao động tại chỗ trong đó ưu tiên tuyển dụng lao động thuộc hộ dân bị thu hồi đất. Tạo được nhiều việc làm mới và việc làm thêm nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

II. NỘI DUNG

1. Mục tiêu

- Đào tạo nghề cho khoảng 86.650 người, bình quân mỗi năm đào tạo nghề từ 16.000-19.000 lao động theo các cấp trình độ khác nhau.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2015. Trong đó, lao động nữ tham gia học nghề chiếm 60%.

- Phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cả về quy mô, chất lượng đào tạo; đến năm 2015 tăng thêm 15 cơ sở dạy nghề.

- Giải quyết việc làm mới cho 75.000 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 15.000 đến 15.200 người. Tạo việc làm thêm cho khoảng 90.000 người, bình quân mỗi năm tạo việc làm thêm khoảng 18.000 người.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 5% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn là 85%.

2. Chỉ tiêu

a) Chỉ tiêu giải quyết việc làm:

* Giải quyết việc làm mới:

STT

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng số

1

H. Kim Bảng

2.800

2.800

2.850

2.900

2.950

14.300

2

H. Thanh Liêm

3.000

3.000

3.000

3.050

3.100

15.150

3

H. Bình Lục

2.200

2.250

2.300

2.350

2.400

11.500

4

H. Lý Nhân

2.500

2.500

2.550

2.600

2.700

12.850

5

H. Duy Tiên

2.700

2.700

2.700

2.750

2.800

13.650

6

TP. Phủ Lý

1.800

1.800

1.850

1.850

1.900

9.200

 

Tồng cộng

15.000

15.050

15.250

15.500

15.850

76.650

* Giải quyết việc làm thêm:

STT

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng số

1

H. Kim Bảng

3.200

3.200

3.200

3.200

3.200

16.000

2

H. Thanh Liêm

3.500

3.500

3.500

3.500

3.500

17.500

3

H. Bình Lục

3.300

3.300

3.300

3.300

3.300

16.500

4

H. Lý Nhân

3.500

3.500

3.500

3.500

3.500

17.500

5

H. Duy Tiên

3.500

3.500

3.500

3.500

3.500

17.500

6

TP. Phủ Lý

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

 

Tồng cộng

19.000

19.000

19.000

19.000

19.000

95.000

b) Chỉ tiêu dạy nghề:

STT

Trình độ đào tạo

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng số

1

Cao đẳng nghề

650

700

750

800

900

3.800

2

Trung cấp nghề

3.500

3.600

3.750

3.900

4.200

18.950

3

Sơ cấp nghề

8.100

8.000

8.000

8.000

8.000

40.100

4

Dạy nghề thường xuyên

4.750

4.700

4.500

4.300

4.000

22.250

 

Tồng cộng

17.000

17.000

17.000

17.000

17.100

85.100

c) Chỉ tiêu giao cho các cơ sở dạy nghề: Xem phụ lục 01.

3. Các giải pháp

a) Công tác chỉ đạo, quản lý

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề và giải quyết việc làm từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và xây dựng bộ dữ liệu về dạy nghề, tình hình lao động- việc làm, làm cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm hàng năm và giai đoạn.

- Xây dựng các mô hình dạy nghề giải quyết việc làm tại địa phương, từ đó nhân rộng những mô hình có hiệu quả.

b) Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

- Tuyên truyền sâu rộng về vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với sự phát triển của xã hội.

- Các tổ chức chính trị- xã hội, các hội đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của tổ chức mình tham gia học nghề, tìm việc làm.

- Các cơ quan tuyên truyền: Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình của địa phương xây dựng chuyên mục phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề, chương trình giải quyết việc làm để dân biết và tích cực tham gia học nghề, có cơ hội tìm việc làm tốt.

- Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm bao gồm: tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm, giới thiệu nơi làm việc, lựa chọn nghề, hình thức đào tạo và nơi đào tạo.

- Phát huy vai trò hiệu quả của sàn giao dịch việc làm của tỉnh và các sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại các huyện đảm bảo hiệu quả thông tin cung- cầu lao động được cập nhật chính xác, thường xuyên, liên tục, kịp thời, tạo kết nối nhiều mối quan hệ lao động mới.

c) Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề

- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Củng cố, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề hiện có. Các trường trung cấp, cao đẳng nghề trên địa bàn cơ bản đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động của tỉnh.

- Khuyến khích các tổ chức chính trị- xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề.

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm khuyến nông, khuyến công có đủ điều kiện tham gia dạy nghề.

- Đến năm 2015, tăng thêm 15 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Nâng cấp trung tâm dạy nghề cấp huyện có đủ điều kiện thành trường trung cấp nghề.

d) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh và các cơ sở dạy nghề công lập

- Đầu tư cơ sở vật chất: Xây dựng, hoàn chỉnh các hạng mục công trình của các trung tâm dạy nghề cấp huyện; phân khu chức năng cho các hoạt động dạy nghề; đầu tư các trang thiết bị dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để đáp ứng cho hoạt động dạy và học nghề của người lao động.

- Đến năm 2015 các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt chuẩn về diện tích sử dụng, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá, khu rèn luyện thể chất và các trang thiết bị dạy nghề.

- Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

e) Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề và việc làm

- Bổ sung giáo viên cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là trung tâm dạy nghề cấp huyện, đảm bảo ít nhất có 01 giáo viên cơ hữu cho mỗi nghề đào tạo. Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác đào tạo nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh Xã hội.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo đúng quy định vào năm 2015. Huy động các lực lượng như: Nghệ nhân, đội ngũ kỹ sư, người có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề cao tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ quản lý đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ làm công tác dạy nghề, việc làm từ tỉnh tới xã, phường, thị trấn.

g) Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề

Căn cứ chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành, các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình cho từng trình độ đào tạo từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề đảm bảo các mục tiêu dạy nghề theo từng cấp trình độ và tính liên thông giữa các trình độ cho từng nghề, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Chú trọng xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp tích hợp.

h) Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương (Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, tổ chức dạy nghề miễn phí cho lao động nông thôn, trung bình 5.000 người/năm.

i) Hoạt động giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo thường xuyên và định kỳ theo đúng quy định.

III. KINH PHÍ:

Tổng số: 465,145 tỷ đồng.

Trong đó:

1. Kinh phí giải quyết việc làm: 151,325 tỷ đồng.

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 76,385 tỷ đồng.

- Ngân sách địa phương: 14,339 tỷ đồng.

- Nguồn huy động khác: 60,601 tỷ đồng.

Các nguồn cụ thể như sau:

1.1. Vốn vay giải quyết việc làm

a) Vốn của Trung ương: 61,859 tỷ đồng.

* Hiện có: 44,359 tỷ đồng.

* Vốn bổ sung hàng năm: 3,5 tỷ đồng/năm x 5 năm = 17,500 tỷ đồng.

b) Quỹ giải quyết việc làm và XĐGN địa phương: 10,339 tỷ đồng.

* Hiện có: 5,339 tỷ đồng.

* Vốn bổ sung hàng năm: 01 tỷ đồng/năm x 5 năm = 5.000 tỷ đồng.

c) Vốn của tổ chức đoàn thể Trung ương phân bổ cho tổ chức đoàn thể tỉnh: 11,876 tỷ đồng.

* Hiện có: 6,876 tỷ đồng.

* Cấp mới hàng năm: 01 tỷ đồng/năm x 5 năm = 5,000 tỷ đồng.

d) Các nguồn vốn khác (vốn đối ứng của dân, doanh nghiệp): 60,601 tỷ đồng.

1.2. Kinh phí đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giải quyết việc làm:

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp 30 triệu đồng/năm x 05 năm = 150 triệu đồng.

1.3. Điều tra lao động việc làm và thông tin thị trường lao động: 6,5 tỷ đồng.

Trong đó:

* Đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hỗ trợ: 2,5 tỷ đồng.

* Ngân sách tỉnh dự kiến hỗ trợ: 4,0 tỷ đồng.

2. Nguồn kinh phí cho đào tạo nghề

Ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ trong Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm; kinh phí Dự án dạy nghề cho người nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015; Ngân sách địa phương và các nguồn hỗ trợ khác.

Tổng kinh phí: 313.820 triệu đồng.

Trong đó:

- Hệ cao đẳng nghề: 3.800 người x 4,3 triệu đồng/người/năm x 3 năm = 49.000 triệu đồng.

- Hệ trung cấp nghề: 18.950 người x 4,3 triệu đồng/người/năm x 2 năm = 162.370 triệu đồng.

- Hệ sơ cấp nghề: 40.100 người x 2 triệu đồng/người/khoá = 80.200 triệu đồng.

- Dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: 22.250 người x 1 triệu đồng/người/khóa = 22.250 triệu đồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các Sở, Ban, Ngành, các Hội, Đoàn thể; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; hằng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết quả thực hiện.

2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, hướng dẫn các ngành, các cấp, các hội đoàn thể, các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính.

- Đôn đốc, kiểm tra; định kỳ tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hồng Nga

 

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU GIAO CHO CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ

STT

Tên cơ sở dạy nghề

Kế hoạch đào tạo giai đoạn 2011 - 2015

CĐ nghề

Tr.cấp nghề

Sơ cấp nghề

Dạy nghề thường xuyên

Tổng số

1

Trường Đại học Hà Hoa Tiên

 

800

800

 

1.600

2

Trường Cao đẳng Nghề chế biến gỗ

2.200

5.500

750

 

8.450

3

Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam

1.600

3.850

4.800

500

10.750

4

Trường Cao đẳng Phát thanh và Truyền hình

 

 

600

500

1100

5

Trường Cao đẳng Thuỷ lợi Bắc bộ

 

1.600

500

 

2.100

6

Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin

 

1.600

750

 

2.350

7

Trường Trung cấp Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nam

 

1.500

1.700

 

3.200

8

Trường Trung cấp Nghề Kỹ thuật cao Quốc tế

 

800

400

 

1.200

9

Trường Trung cấp Nghề Giao thông - Xây dựng Việt Úc

 

2.300

1.000

300

3.600

10

Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh

 

 

800

 

800

11

Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Hội Nông dân tỉnh

 

 

2.000

4.000

6.000

12

Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

 

 

1.550

3.000

4.550

13

Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Hội Chữ thập đỏ tỉnh

 

 

850

1.500

2.350

14

Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm huyện Lý Nhân

 

 

2.500

2.000

4.500

15

Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm huyện Thanh Liêm

 

 

3.500

2.000

5.500

16

Trung tâm Dạy nghề huyện Duy Tiên

 

 

2.500

1.500

4.000

17

Trung tâm Dạy nghề huyện Kim Bảng

 

 

1.800

600

2.400

18

Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Lục

 

 

1.800

600

2.400

19

Cơ sở dạy nghề Công ty Mây tre xuát khẩu Ngọc Động

 

 

3.000

2.750

5.750

20

Cơ sở dạy nghề Công ty sản xuất và Kinh doanh XNK Phủ Lý

 

 

2.000

 

2.000

21

Trung tâm dạy nghề Phúc Hân

 

 

1.500

 

1.500

22

Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 có 15 cơ sở DN mới thành lập

 

1.000

5.000

3.000

9.000

 

Tổng cộng

3.800

18.950

40.100

22.250

85.100

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1061/KH-UBND năm 2011 triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Nam ban hành

  • Số hiệu: 1061/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 08/08/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Trần Hồng Nga
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/08/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản