Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 23 tháng 3 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 96/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, với những nội dung như sau:
1. Mục đích
Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, định hướng giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách để con người phát triển toàn diện, góp phần xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
2. Yêu cầu
Triển khai sâu rộng đến từng cấp, từng ngành, nhất là ở cơ sở nhằm làm chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của tổ chức, cá nhân và gia đình về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; mang lại hiệu quả thiết thực.
(1) Đến năm 2025 đạt 70% và đến năm 2030 đạt trên 90% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
(2) Đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100% hộ gia đình được cung cấp tài liệu về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
(3) Đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt trên 95% công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
(4) 100% đơn vị cấp xã hàng tháng có nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên hệ thống thông tin cơ sở.
(5) Hàng năm 100% học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục được tham gia sinh hoạt về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
(6) Hàng năm 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
(Kèm theo Phụ lục 1)
- Tuyên truyền, giáo dục cho các gia đình và thành viên trong gia đình về pháp luật, chính sách liên quan đến việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững, đặc biệt là đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cống hiến vì lợi ích cộng đồng, xã hội nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội.
- Đổi mới và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền. Tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống về phát triển gia đình. Nhân rộng các mô hình gia đình tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh em đoàn kết, tình làng nghĩa xóm thương yêu nhau. Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững” và các mô hình tiêu biểu như: “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”; “bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” tạo sự gắn kết giữa các thành viên gia đình.
- Hàng năm, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3); Tháng hành động quốc gia PCBLGĐ và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” và “Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ” (25/11) với các hình thức đa dạng, thiết thực tạo được hiệu ứng xã hội nhằm tôn vinh các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
- Phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lý tưởng, đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình.
- Thường xuyên nêu gương người tốt, phê phán những biểu hiện không lành mạnh về đạo đức, lối sống, quan hệ gia đình, dòng tộc ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình; phê phán các hành vi lệch chuẩn, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thống và các hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
- Thống nhất nhận thức, hành động của các cấp, các ngành trong việc giáo dục đạo đức, lối sống. Phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, khóm, ấp, tổ trưởng Tổ Nhân dân tự quản trong việc tuyên truyền, phổ biến truyền cảm hứng cho các thành viên trong gia đình, xã hội về đạo đức, lối sống. Chú trọng ngăn ngừa thông tin và sản phẩm văn hóa độc hại tác động đến gia đình. Đặc biệt là tuyên truyền thông qua hệ thống Trạm Truyền thanh của các xã, phường, thị trấn các nội dung về công tác gia đình, đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình…
- Chú trọng ngăn ngừa những thông tin và sản phẩm xấu tác động vào gia đình. Lồng ghép tuyên truyền về gia đình vào hệ thống các trường học; phổ biến, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng gia đình là môi trường an toàn cho trẻ em; bài trừ lối sống vị kỷ, thực dụng.
2. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về gia đình
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác gia đình; chú trọng hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống gia đình trong tình hình mới.
- Xây dựng, các tài liệu, các sản phẩm truyền thông về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trang bị kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp trong tổ chức, triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
- Tiếp tục triển khai các chương trình phối hợp liên ngành về công tác gia đình với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, Liên đoàn Lao động Tỉnh và các ngành liên quan”.
- Định kỳ tổ chức Họp mặt biểu dương Gia đình tiêu biểu, Hội thi “Gia đình tiêu biểu” ở các cấp nhằm kịp thời biểu dương, khen thưởng các hộ gia đình hạnh phúc, nền nếp là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho các gia đình khác và cộng đồng xã hội học tập, noi theo.
- Xây dựng, củng cố và phát huy hiệu quả sử dụng của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, các hoạt động văn hóa văn nghệ, đọc sách, tập luyện thể dục thể thao góp phần xây dựng con người Việt Nam khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.
- Củng cố vai trò của nhà văn hoá, thư viện cơ sở, điểm bưu điện văn hoá xã và các thiết chế công trình văn hoá, lịch sử; phát huy hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hoá đình làng trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, chuẩn mực ứng xử văn hoá cho các thành viên gia đình, nhất là thế hệ trẻ.
- Xây dựng các trang tin trên hệ thống thông tin cơ sở về nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, khơi dậy khát vọng cống hiến cho mọi thanh niên trong cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường xã hội an toàn lành mạnh.
- Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào hoạt động của các kế hoạch, đề án về công tác gia đình liên quan và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo bền vững… cuộc Vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết từ cơ sở.
4. Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống
- Xây dựng gia đình trở thành môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Gia đình là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách con người từ đạo đức, lối sống; phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình đảm bảo gia đình phát triển bền vững.
- Phối hợp chặt chẽ hơn giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội, góp phần giáo dục, rèn luyện con người phát triển toàn diện; hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng và kỹ năng ứng xử văn minh, có nếp sống văn hóa, hiện đại gắn với hội nhập, giữ gìn bản sắc văn hóa, phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (cần cù, yêu nước, nhân ái, trung thực, đoàn kết…) gắn với những phẩm chất tốt đẹp của người Đồng Tháp: nghĩa tình, năng động, sáng tạo.
- Vai trò của Gia đình: phát huy vai trò, trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình trong việc tuyên truyền về đạo đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Vai trò của Nhà trường: nâng cao hiệu quả thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các trường học; tổ chức các buổi sinh hoạt giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho học sinh, sinh viên; phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền, xây dựng môi trường ứng xử văn hóa, biểu dương kịp thời các điển hình những tấm gương tốt đẹp về ứng xử văn hóa trong trường học.
- Chính quyền địa phương các cấp tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền về giá trị của gia đình, văn hoá ứng xử; có biện pháp ngăn chặn những luồng văn hoá xấu độc tác động đến việc hình thành đạo đức, lối sống trong gia đình để xây dựng và phát triển con người đặc trưng Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo”.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các hoạt động tổ chức tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình phù hợp với từng độ tuổi, sở thích của các nhóm đối tượng.
- Sử dụng các phần mềm, ứng dụng Zalo, Facebook… để nắm bắt thông tin, định hướng dư luận về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro, xung đột, bạo lực trong gia đình, các hành vi vi phạm về đạo đức, lối sống.
6. Tăng cường kiểm tra, giám sát và biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Định kỳ kiểm tra, giám sát tiến độ và hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đảm bảo đạt hiệu quả Kế hoạch đề ra.
7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác gia đình, ưu tiên vùng nông thôn, vùng biên giới và nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ cho cán bộ, người lao động tham gia, học tập nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
Từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách; nguồn tài trợ, viện trợ, huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác theo quy định; lồng ghép vào các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan. Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan đến nội dung của Kế hoạch, tổng hợp dự toán kinh phí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch đến năm 2030 là: 6.418.210.000 đồng (Sáu tỷ, bốn trăm mười tám triệu, hai trăm mười ngàn đồng) theo thẩm định, đề xuất của Sở Tài chính tại Công văn số 574/STC-HCSN ngày 04 tháng 3 năm 2022 (có Công văn và phụ lục chi tiết kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (kèm theo Phụ lục 2)
Đề nghị các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này. Thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm (10/6), cuối năm (10/12) đến Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
STT | Nội dung chỉ tiêu | Chỉ tiêu của Trung ương | Chỉ tiêu của Tỉnh | ||
Đến năm 2025 | Đến năm 2030 | Đến năm 2025 | Đến năm 2030 | ||
01 | Tỷ lệ hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. | 70% | 90% | 70% | 90% |
02 | Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp tài liệu về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. | 80% | 100% | 80% | 100% |
03 | Tỷ lệ công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. | 80% | 95% | 80% | 95% |
04 | Tỷ lệ đơn vị cấp xã hàng tháng có nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên hệ thống thông tin cơ sở. | 100% | 100% | 100% | 100% |
05 | Hàng năm tỷ lệ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục được tham gia sinh hoạt về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. | 100% | 100% | 100% | 100% |
06 | Hàng năm tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. | 100% | 100% | 100% | 100% |
DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nội dung | Diễn giải | Tổng kinh phí | Kinh phí năm 2022 | Kinh phí năm 2023 | Kinh phí năm 2024 | Kinh phí năm 2025 | Ghi chú | |||||||||||||
Tỉnh | Huyện | Xã | Tỉnh | Huyện | Xã | Tỉnh | Huyện | Xã | Tỉnh | Huyện | Xã | ||||||||||
Sở VHTT&DL | Hội LHPN Tỉnh | Sở VHTT&DL | Hội LHPN Tỉnh | Sở VHTT&DL | Hội LHPN Tỉnh | Sở VHTT&DL | Hội LHPN Tỉnh |
| |||||||||||||
322.48 | 1 |
| 7.2 | 42.9 | 18.88 |
| 7.2 | 42.9 | 1 |
| 7.2 | 42.9 | 36.2 |
| 72.2 | 42.9 |
| ||||
1 | Công tác triển khai, sơ, tổng kết thực hiện kế hoạch | Mỗi năm 01 đợt. Cấp tỉnh tổ chức hình thức trực tiếp ở cấp tỉnh và trực tuyến ở cấp huyện. (Cấp huyện: 05 triệu/lần) | 118.08 | 0 |
| 0 |
| 17.88 |
| 0 |
| 0 |
| 0 |
| 35.2 |
| 65 |
| Đề nghị công tác triển khai, sơ kết thực hiện bằng văn bản, riêng năm 2025 tổng kết giữ nguyên dự toán | |
| Tài liệu | 20.000/bộ x 40 bộ | 0.80 | 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0.8 |
|
|
|
| |
| Nước uống | 20.000/ người x 40 người | 0.80 | 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0.8 |
|
|
|
| |
| Hội trường (trang trí, âm thanh, ánh sáng…) | 2.000.000đ/đợt | 2.00 | 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 2 |
|
|
|
| |
| Báo cáo tham luận | 300.000đ/tham luận x 6 tham luận | 1.80 | 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 1.8 |
|
|
| Chi thù lao báo cáo tham luận: 300.000 đồng/báo cáo/tham luận theo NQ 43/2021/NQ-HĐND | |
| Khen thưởng | - Cấp tỉnh: trong hội nghị sơ kết 2023 và tổng kết 2025 UBND Tỉnh khen: 2023: 03 tập thể, 06 cá nhân = 17.880.000đ 2025: 05 tập thể, 10 cá nhân = 29.800.000đ - Cấp huyện: năm 2023: 3 triệu/huyện, năm 2025: 5 triệu/huyện | 55.68 |
|
|
|
| 17.88 |
| 3 |
|
|
|
|
| 29.8 |
| 5 |
| Tính theo mức lương cơ sở, có thể thay đổi theo mức lương ở thời điểm khen thưởng | |
2 | Tập huấn kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện mô hình PCBLGĐ (hình thức tập trung trong 1 ngày) | Lớp cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức vào năm 2022 và 2024 | 0 | 0 |
| 0 |
|
|
|
|
| 0 |
| 0 |
|
|
|
|
| Cấp tỉnh từ tập huấn chuyển sang hình thức gửi tài liệu qua mail. Riêng cấp huyện tùy khả năng ngân sách huyện mà hỗ trợ in tài liệu cấp xã | |
3 | Kiểm tra, giám sát | Hàng năm tỉnh kiểm tra, giám sát 01 lần (5 triệu/lần); Huyện kiểm tra giám sát 06 tháng/lần (500.000đ/lần x 2 lần = 1 triệu/năm); Xã kiểm tra giám sát khóm, ấp 06 tháng/lần (300. 000đ/lần x 2 lần = 600.000đ/năm) | 0 | 0 |
| 0 | 0 | 0 |
| 0 | 0 | 0 |
| 0 | 0 | 0 |
| 0 | 0 | Lồng ghép với các hoạt động trong các kế hoạch gia đình khác | |
4 | Hỗ trợ cập nhật, thu thập thông tin và xử lý, báo cáo | - Hỗ trợ xử lý thông tin và báo cáo cho Sở VHTTDL: 1 triệu/năm; - Cấp huyện 600. 000đ/năm; - Cấp xã: 300. 000đ/năm (hỗ trợ cập nhật, thu thập thông tin tại địa bàn thực hiện 02 loại sổ theo Thông tư 07/TT- BVHTTDL): 300.000đ/xã | 204.40 | 1 |
| 7.2 | 42.9 | 1 |
| 7.2 | 42.9 | 1 |
| 7.2 | 42.9 | 1 |
| 7.2 | 42.9 |
| |
Duy trì mô hình CLB, nhóm phòng, chống và mạng lưới trợ giúp nạn nhân BLGĐ tại cấp xã và khóm, ấp | 25,128.00 |
|
|
| 6,282.0 |
|
|
| 6,282.00 |
|
|
| 6,282.00 |
|
|
| 6,282.00 | Theo Công văn số 355/BTC-HCSN ngày 10/01/2017 của Bộ Tài chính). | |||
1 | Hỗ trợ sinh hoạt CLB (698 CLB tại 698 khóm, ấp) | Định kỳ sinh hoạt 01 tháng/lần | 6,701 |
|
|
| 1,675 |
|
|
| 1,675 |
|
|
| 1,675 |
|
|
| 1,675 |
| |
| Hỗ trợ tiền nước uống, tài liệu phục vụ sinh hoạt CLB | 100.000đ/CLB x 06 lần x 698 CLB (định kỳ sinh hoạt 02 tháng/lần) | 1,675.20 |
|
|
| 418.8 |
|
|
| 418.8 |
|
|
| 418.8 |
|
|
| 418.8 |
| |
| Hỗ trợ thành viên Ban Chủ nhiệm CLB (tối đa 03 người/CLB) | 50.000đ/người/tháng x 03 người/CLB x 12 tháng x 698 CLB | 5,025.60 |
|
|
| 1,256.40 |
|
|
| 1,256.40 |
|
|
| 1,256.40 |
|
|
| 1,256.40 |
| |
2 | Hỗ trợ hoạt động nhóm phòng, chống BLGĐ tại khóm, ấp | Toàn tỉnh có 698 Nhóm PCBLGĐ | 18,427.20 |
|
|
| 4,606.80 |
|
|
| 4,606.80 |
|
|
| 4,606.80 |
|
|
| 4,606.80 |
| |
| Hỗ trợ tiền nước uống, tài liệu phục vụ họp nhóm | 100.000đ/nhóm x 06 lần x 698 nhóm (định kỳ họp 02 tháng/lần) | 1,675.20 |
|
|
| 418.80 |
|
|
| 418.80 |
|
|
| 418.80 |
|
|
| 418.80 |
| |
| Hỗ trợ thành viên nhóm PCBLGĐ: tiền xăng xe, điện thoại (tối đa 05 người/nhóm) | 100.000đ/người/tháng x 05 người/nhóm x 12 tháng x 698 nhóm | 16,752.00 |
|
|
| 4,188.00 |
|
|
| 4,188.00 |
|
|
| 4,188.00 |
|
|
| 4,188.00 |
| |
3 | Hỗ trợ địa chỉ tin cậy | (Phần này địa phương tự đối ứng, Tỉnh chỉ hỗ trợ trang bị ban đầu). Đến cuối năm 2020, tất cả khóm, ấp đã hình hình địa chỉ tin cậy | 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
| |
4 | Hỗ trợ đường dây nóng |
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 | Đối tượng trực đường dây nóng thường là Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã, do đó tùy ngân sách xã hỗ trợ cho đối tượng trực | |
5 | Hỗ trợ trang bị sách ở các tủ sách |
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 | Tủ sách được trang bị ở Trung tâm học tập cộng đồng được nhiều nhà tài trợ sách, do đó đề nghị lồng ghép với các chương trình kế hoạch khác | |
Truyền thông vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về PCBLGĐ | 1,636.00 | 142.00 | 100.00 | 192.00 |
| 92.00 | 100.00 | 192.00 |
| 142.00 | 100.00 | 192.00 |
| 92.00 | 100.00 | 192.00 |
|
| |||
1 | Tổ chức Hội thi Gia đình tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp hàng năm (hoặc tên gọi khác phù hợp): cấp tỉnh 92 triệu/lần x 4 đợt; cấp huyện: 10 triệu/lần x 12 huyện x 4 đợt Thành phần: các hộ gia đình tiêu biểu của 12 huyện, thành phố trong tỉnh | 848.00 | 92.00 |
| 120 |
| 92.00 |
| 120 |
| 92.00 |
| 120 |
| 92.00 |
| 120 |
| Cấp huyện có thể vận động xã hội hóa bổ sung kinh phí tổ chức Hội thi | ||
| Xây dựng và thực hiện các trò chơi dân gian | 3 triệu/đợt x 4 đợt | 12 | 3 |
|
|
| 3 |
|
|
| 3 |
|
|
| 3 |
|
|
|
| |
| Hội trường (trang trí, âm thanh, ánh sáng, lắp đặt màn hình Led...), băng ron tuyên truyền, thuê mái che, bàn ghế, giữ xe, MC dẫn chương trình... | 08 triệu /đợt x 4 đợt | 32 | 8 |
|
|
| 8 |
|
|
| 8 |
|
|
| 8 |
|
|
|
| |
| Chi phí VPP, hoa tươi, cờ lưu niệm, khung và in Giấy chứng nhận | 5 triệu/đợt x 4 đợt | 20 | 5 |
|
|
| 5 |
|
|
| 5 |
|
|
| 5 |
|
|
| Thanh toán theo thực tế | |
| Bồi dưỡng Ban Giám khảo: 02 ngày (Trưởng ban: 500.000đ, thành viên: 400.000đ x 4 thành viên, thư ký: 200.000đ x 2 người) | 5 triệu/đợt x 4 đợt | 20.00 | 3 |
|
|
| 3 |
|
|
| 3 |
|
|
| 3 |
|
|
|
| |
| Bồi dưỡng soạn bộ câu hỏi, tổng hợp hồ sơ đăng ký, tổng hợp kết quả thi (soạn, thẩm định, viết chương trình trình chiếu, tổng hợp, báo cáo...) | 3 triệu/ đợt x 5 đợt | 12 | 3 |
|
|
| 3 |
|
|
| 3 |
|
|
| 3 |
|
|
| Tạm tính theo dự toán, đề nghị thanh toán theo hình thức làm thêm giờ nhưng tối đa không vượt dự toán | |
| Hỗ trợ các đoàn (tiền ăn cho cán bộ không hưởng lương: 01 ngày) | 150.000đ/người x 200 người | 120 | 30 |
|
|
| 30 |
|
|
| 30 |
|
|
| 30 |
|
|
|
| |
| Chi nước uống (02 buổi x 20.000đ/buổi x 200 người) | 8 triệu/đợt x 4 đợt | 32 | 8 |
|
|
| 8 |
|
|
| 8 |
|
|
| 8 |
|
|
|
| |
| Chi các giải thưởng (tùy theo số lượng các môn thi sẽ tương ứng với giải thưởng) | Bình quân 30 triệu/đợt x 4 đợt | 120 | 30 |
|
|
| 30 |
|
|
| 30 |
|
|
| 30 |
|
|
| Bằng kế hoạch giai đoạn 2014-2020 | |
2 | Tham gia "Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ (do Bộ VHTT&DL tổ chức) | Định kỳ tổ chức 02 năm/lần, dự kiến năm 2022 và 2024 | 100 | 50 |
|
|
|
|
|
|
| 50 |
|
|
|
|
|
|
| Tạm tính theo dự toán, đề nghị đơn vị xin chủ trương thực hiện | |
| Chi phí tập dợt và phúc khảo Phần thi Tự giới thiệu, Tiểu phẩm, biểu diễn thời trang, thể thao (hoặc phần thi khác tùy theo tình hình thực tế mỗi đợt) | Khoán bình quân 20.000.000đ | 40 | 20 |
|
|
|
|
|
|
| 20 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| Chi phí tham gia Ngày Hội tại các tỉnh, thành phố Tây Nam Bộ (bao gồm đi lại, ăn, nghỉ, lưu trú cho cán bộ và các hộ gia đình) | Khoán bình quân 30.000.000đ | 60 | 30 |
|
|
|
|
|
|
| 30 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Hỗ trợ và xây dựng cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình: Duy trì cơ sở tư vấn, PCBLGĐ cấp tỉnh, cấp huyện | 688 |
| 100 | 72 |
|
| 100 | 72 |
|
| 100 | 72 |
|
| 100 | 72 |
|
| ||
| Duy trì cơ sở tư vấn, PCBLGĐ cấp tỉnh (Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh) | 100 triệu đồng/năm | 400 |
| 100 |
|
|
| 100 |
|
|
| 100 |
|
|
| 100 |
|
| Phân bổ kinh phí cho Hội LHPN tỉnh | |
| Duy trì cơ sở tư vấn PCBLGĐ cấp huyện: tại TP. Hồng Ngự | Hỗ trợ hoạt động tại Cơ sở tư vấn: 3tr/tháng x 12 tháng (Văn phòng phẩm, phí mạng Internet, điện thoại, công tác phí...), phần chi lương và hoạt động khác do đơn vị cấp huyện tự đối ứng | 144 |
|
| 36 |
|
|
| 36 |
|
|
| 36 |
|
|
| 36 |
|
| |
| Hình thành thêm 01 cơ sở tư vấn PCBLGĐ cấp huyện tại H.Lấp Vò | Hỗ trợ hoạt động phí từ năm 2022- 2025: 3 triệu/tháng x 12 tháng x 01 cơ sở (Văn phòng phẩm, phí mạng, điện thoại, công tác phí...), phần chi lương và hoạt động khác do đơn vị cấp huyện tự đối ứng. | 144 |
|
| 36 |
|
|
| 36 |
|
|
| 36 |
|
|
| 36 |
| Giai đoạn 2014- 2020 đã bố trí kinh phí hình thành cơ sở tư vấn PCBLGĐ tại H.Lấp Vò, do đó giai đoạn 2022-2025 chỉ hỗ trợ hoạt động phí | |
Tổng cộng : (I) (II) (III) | 27,086 | 143 | 100 | 199 | 6,325 | 111 | 100 | 199 | 6,325 | 143 | 100 | 199 | 6,325 | 128 | 100 | 264 | 6,325 |
| |||
Trong đó: | Cấp Tỉnh | 925 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
| Cấp Huyện | 862 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
| Cấp Xã | 25,300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
Tổng kinh phí giai đoạn 2022-2025 làm tròn là 27.086.000.000 đồng (Hai mươi bảy tỷ, không trăm tám mươi sáu triệu đồng), cụ thể như sau:
Trong đó: | Tống số | Tỉnh | Huyện | Xã |
Năm 2022 | 6,767,000,000 | 243,000,000 | 199,000,000 | 6,325,000,000 |
- Sở VHTT&DL: |
| 143,000,000 |
|
|
- Hội LHPN Tỉnh: |
| 100,000,000 |
|
|
Năm 2023 | 6,735,000,000 | 211,000,000 | 199,000,000 | 6,325,000,000 |
- Sở VHTT&DL: |
| 111,000,000 |
|
|
- Hội LHPN Tỉnh: |
| 100,000,000 |
|
|
Năm 2024 | 6,767,000,000 | 243,000,000 | 199,000,000 | 6,325,000,000 |
- Sở VHTT&DL: |
| 143,000,000 |
|
|
- Hội LHPN Tỉnh: |
| 100,000,000 |
|
|
Năm 2025 | 6,817,000,000 | 228,000,000 | 264,000,000 | 6,325,000,000 |
- Sở VHTT&DL: |
| 128,000,000 |
|
|
- Hội LHPN Tỉnh: |
| 100,000,000 |
|
|
Cộng | 27,086,000,000 | 925,000,000 | 861,000,000 | 25,300,000,000 |
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
STT | Nội dung | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Ghi chú |
01 | - Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả. - Đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong công tác gia đình và các hoạt động chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. - Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức về tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp. - Hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn toàn tỉnh. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3); Tháng hành động quốc gia PCBLGĐ và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” và “Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ” (25/11), với chủ đề gia đình hạnh phúc, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình. - Phát triển các loại hình, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các sinh hoạt cộng đồng khác nhằm bồi dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho thế hệ trẻ. - Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ về gia đình tiêu biểu, hạnh phúc, kiểu mẫu. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. - Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào hoạt động của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Triển khai các chương trình phối hợp với các cơ quan liên quan về thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. - Tổ chức sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm; chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo UBND Tỉnh và Trung ương. | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tư pháp; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh; Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh; Liên đoàn Lao động Tỉnh và các ngành liên quan |
|
02 | - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. - Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan xây dựng tài liệu giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào các chương trình, đề án của ngành. - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho học sinh, sinh viên trong tỉnh. | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tư pháp; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh; Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh; Liên đoàn Lao động Tỉnh và các ngành liên quan |
|
03 | Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động về bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình; hướng dẫn, kiểm tra, tuyên truyền nội dung về thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình. | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các ngành liên quan |
|
04 | Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan báo chí trong nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các ngành liên quan |
|
05 | Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, đạo đức, lối sống, quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. | Sở Tư pháp | Các Sở: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông và các ngành liên quan |
|
06 | Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch; kiểm tra, giám sát việc sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí đúng quy định hiện hành. | Sở Tài chính | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành liên quan |
|
07 | Triển khai thực hiện Kế hoạch lồng ghép với các hoạt động chuyên môn liên quan; phối hợp thực hiện theo yêu cầu khi cần thiết. | Các sở, ngành liên quan | Các Sở: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp và các ngành liên quan |
|
08 | Chỉ đạo công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động tuyên truyền đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Tỉnh, Báo Đồng Tháp, Tạp chí Văn nghệ Đồng Tháp và các cơ quan thông tin đại chúng khác, hướng dẫn các hoạt động về tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. | Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy | Các Sở: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông và các ngành liên quan |
|
09 | - Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức thành viên: Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với Phong trào thi đua “chung sức xây dựng nông thôn mới” và các phong trào thi đua yêu nước khác được phát động ở cộng đồng dân cư; tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho các hội viên, đoàn viên, các tầng lớp nhân dân. - Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh: Triển khai các nội dung của Kế hoạch phù hợp với hoạt động chuyên môn trong phạm vi hoạt động của các cấp hội; chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, giữ gìn, vun đắp giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình cho hội viên, phụ nữ. - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh: Tổ chức các hoạt động sinh hoạt theo chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho tổ chức Đoàn, Hội, Đội; tuyên truyền vận động xóa bỏ tảo hôn, kết hôn sớm, hôn nhân cận huyết thống, nhất là vùng nông thôn, vùng biên giới. Tăng cường tuyên truyền trong sinh hoạt đoàn thể, phối hợp với các cơ quan ban, ngành tổ chức, với các trường học lồng ghép phổ biến, tuyên truyền về gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. - Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh: Triển khai các nội dung của Kế hoạch phù hợp với hoạt động chuyên môn, lồng ghép công tác tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho các tổ viên, Hội viên trong các buổi sinh hoạt. - Liên đoàn Lao động Tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Chủ trì triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trong đó chú trọng đối tượng công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp. | Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh; Liên đoàn Lao động Tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh; Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh | Các Sở: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông và các ngành liên quan |
|
10 | - Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND Tỉnh. - Chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình và thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch. - Tổ chức các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra; sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm (10/6) và cuối năm (10/12) về UBND Tỉnh (qua Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch). | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố | Các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông và các ngành liên quan |
|
- 1Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2Kế hoạch 1303/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 96/QĐ-TTg về Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 96/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành
- 1Công văn 355/BTC-HCSN năm 2017 hướng dẫn cơ chế và định mức tài chính thực hiện công tác gia đình do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 07/2017/TT-BVHTTDL về quy định việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Nghị quyết 43/2021/NQ-HĐND quy định về mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Kế hoạch 1303/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 7Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 96/QĐ-TTg về Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 8Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 9Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 10Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 96/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
- Số hiệu: 101/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 23/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Đoàn Tấn Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra