Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 16 tháng 01 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi chung là Đề án) trên địa bàn tỉnh như sau:
- Quán triệt Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” và các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành giáo dục và đào tạo, học sinh và phụ huynh học sinh trong toàn tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Đề án để tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.
- Góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 10/5/2018 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án được phân công trên phạm vi địa bàn tỉnh Kiên Giang; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực để triển khai thực hiện Đề án.
- Tổ chức quán triệt sâu rộng mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
- Phối hợp đồng bộ, kịp thời trong việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện có kết quả việc giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; kết hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan đến việc giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
a) Mục tiêu đến năm 2020
- Khoảng 50% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương;
- Khoảng 50% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có khoảng 25% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp;
- Phấn đấu khoảng 30% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
b) Mục tiêu đến năm 2025
- Phấn đấu 80% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương;
- Phấn đấu 80% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Phấn đấu khoảng 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp;
- Phấn đấu trên 35% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
2.1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp, các ngành và toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông hiện nay.
- Các sở, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan, UBND huyện, thành phố quán triệt nội dung các văn bản về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông quán triệt nội dung, mục tiêu, định hướng, giải pháp, lộ trình thực hiện Đề án đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh để hiểu biết, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện Đề án; phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, xây dựng các chuyên mục về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; hình thành cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động và thông tin dữ liệu liên quan đến ngành, nghề phổ biến rộng rãi trong xã hội bằng nhiều hình thức.
- Cơ quan thông tin truyền thông thường xuyên tuyên truyền chủ trương, tăng cường giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương nhằm tạo sự đồng thuận, phát huy hiệu quả sự tham gia của xã hội.
2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông
- Căn cứ vào các nội dung chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động chỉ đạo các đơn vị trường phổ thông đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục.
+ Đối với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành: Đổi mới nội dung dạy học trong chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; bổ sung, cập nhật các nội dung giáo dục hướng nghiệp, giáo dục khởi nghiệp trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn.
+ Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới: Chú trọng đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (giáo dục STEM) trong chương trình phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề của quốc gia, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Tăng cường tích hợp giáo dục hướng nghiệp, giáo dục khởi nghiệp, lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong các môn học có liên quan; tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh với giáo dục kinh tế - xã hội địa phương; hình thành ở học sinh những thông tin đúng đắn về những ngành nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình, giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng và tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp.
- Các cơ quan quản lý giáo dục tăng cường chỉ đạo đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời cho học sinh thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ sở giáo dục trong việc trao đổi kinh nghiệm giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông, nhu cầu lao động và thị trường lao động.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp để định hướng học sinh tham gia vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông tại một số huyện có khu công nghiệp, trong đó áp dụng phương thức hướng nghiệp có sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp.
2.3. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Đề án
- Tổ chức rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực để đáp ứng yêu cầu triển khai Đề án. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên (đã có); đồng thời xây dựng kế hoạch bổ sung kịp thời, đầy đủ, đảm bảo về chất lượng đáp ứng được yêu cầu triển khai thực hiện Đề án.
- Các trường phổ thông tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp, giáo dục STEM.
- Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hướng nghiệp, dạy nghề.
- Các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục phổ thông với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương nhằm khai thác, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông.
- Phối hợp thực hiện tốt cơ chế chính sách đối với học sinh đi học nghề, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách, học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2.4. Tăng cường công tác quản lý đối với giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông
- Xây dựng và khai thác hiệu quả chuyên trang về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông trên hệ thống thông tin quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Phân công cán bộ phụ trách quản lý, theo dõi về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh tại các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục phổ thông;
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông trên phạm vi toàn tỉnh.
3.1. Từ năm 2018 đến năm 2020
- Rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu Đề án giai đoạn 2018-2020.
- Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong trường phổ thông.
- Xây dựng chuyên trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phổ thông trên cổng thông tin điện tử của ngành.
- Thực hiện đổi mới nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành gắn với đổi mới các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh.
- Đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2018-2020 và triển khai các giai đoạn tiếp theo.
3.2. Từ năm 2020 đến năm 2025
- Rà soát, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là giáo dục STEM tại các trường phổ thông.
- Tiếp tục triển khai bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong trường phổ thông.
- Duy trì và hoàn thiện các hoạt động đã triển khai giai đoạn từ năm 2018-2020.
- Thực hiện các nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông mới gắn với hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh.
- Sơ kết giữa giai đoạn để đánh giá rút kinh nghiệm và tổng kết Đề án vào cuối năm 2025.
Kinh phí triển khai thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước được giao hàng năm cho các đơn vị theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân và nguồn vốn xã hội khác; nguồn vốn vay ODA từ các chương trình dự án.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể liên quan và UBND cấp huyện tổ chức triển khai Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi toàn tỉnh theo từng năm, từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh rà soát, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đã có; đồng thời xây dựng kế hoạch bổ sung kịp thời, đầy đủ, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức rà soát, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm các điều kiện triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích học sinh đi học nghề; hỗ trợ kinh phí cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và những cơ sở đào tạo học sinh sau trung học cơ sở vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Cung cấp thông tin về năng lực đào tạo, thông tin tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm; thông tin về nhu cầu việc làm, thị trường lao động theo định kỳ (hàng quý, 6 tháng, hàng năm).
- Phối hợp với Sở Tài chính huy động, bố trí nguồn kinh phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện Kế hoạch.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch; căn cứ điều kiện thực tế xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp với đơn vị mình.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị có liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư công thực hiện Đề án theo quy định (nếu có).
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo định hướng các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nội dung giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên tuyên truyền các nội dung giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh.
6. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội liên quan
Xây dựng kế hoạch của cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ có liên quan để thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh theo quy định; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng được giao; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo từng năm, từng giai đoạn, định kỳ báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo.
7. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông trong phạm vi quản lý nhà nước trên địa bàn triển khai thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông.
- Xây dựng kế hoạch của địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh; chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng, đoàn thể, tổ chức xã hội của địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong từng năm, từng giai đoạn, định kỳ báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo.
8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Thành ủy và các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 826/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2018 triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Kế hoạch 3188/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Kế hoạch 219/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" của Thủ tướng Chính phủ do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Kế hoạch 458/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6Quyết định 1229/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 tỉnh Ninh Bình
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 522/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2018 về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
- 4Kế hoạch 826/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2018 triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6Kế hoạch 3188/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Kế hoạch 219/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" của Thủ tướng Chính phủ do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Kế hoạch 458/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 9Quyết định 1229/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 10Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 11Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 tỉnh Ninh Bình
Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 522/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- Số hiệu: 05/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/01/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Đỗ Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra