- 1Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 2Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Quyết định 273/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2025
- 5Quyết định 358/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 10 tháng 01 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2023-2030
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa các nội dung của Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản gia đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022.
Phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các địa phương trên địa bàn tỉnh, sản xuất hàng hóa có thương hiệu uy tín, gia tăng giá trị, bền vững, có khả năng cạnh tranh cao và thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành chuỗi giá trị sản xuất thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả. Tăng cường nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất thủy sản an toàn sinh học, tiết kiệm tài nguyên nước và nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
2. Yêu cầu
Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra thiết thực hiệu quả, có tính khả thi; đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trong quá trình thực hiện, các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị liên quan kịp thời tham mưu đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế nhằm thực hiện hiệu quả công tác phát triển thủy sản trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Phát triển thủy sản theo hướng gia tăng giá trị hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh; đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi phương thức nuôi bán thâm canh sang nuôi thâm canh, siêu thâm canh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2023 - 2025
- Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 đạt 3.079 ha. Số lồng nuôi cá 2.728 lồng (số lượng lồng nuôi cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao trên sông, hồ thủy điện đạt trên 50%).
- Sản lượng thủy sản đạt 14.200 tấn/năm (trong đó cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao 2.683 tấn/năm, cá truyền thống 11.517 tấn/năm).
- Sản xuất giống thuỷ sản: Đến năm 2025, toàn tỉnh sản xuất, ương dưỡng dịch vụ được 102,15 triệu con cá truyền thống; 2,15 triệu con cá giống đặc sản.
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Tỷ lệ giá trị sản phẩm thủy sản được sản xuất theo các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Đến năm 2030, tổng sản lượng thủy sản đạt 18.123 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 5%/năm.
- Chủ động sản xuất, cung ứng trên 70% giống thủy sản các loại; cải thiện chất lượng con giống các loài cá đặc sản, cá chủ lực, trong đó 100% đối tượng cá đặc sản là giống chất lượng cao, sạch bệnh.
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Tỷ lệ giá trị sản phẩm thủy sản được sản xuất theo các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 60%.
(Chi tiết tại biểu số 01 kèm theo)
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác tuyên truyền
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đến các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp,các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư và mỗi người dân để nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản đối với sự phát triển kinh tế -xã hội và an ninh quốc phòng; chú trọng nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các tiến bộ khoa học kỹ thuật; an toàn trong nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong các công đoạn sản xuất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển sản phẩm thủy sản.
2. Phát triển nuôi trồng thủy sản
a) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất giống thủy sản theo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, đáp ứng nhu cầu con giống nuôi thương phẩm; khuyến khích nghiên cứu, tiếp nhận và áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, ương dưỡng giống; phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất giống thủy sản đã được đầu tư; chủ động phát triển giống các đối tượng nuôi chủ lực, giá trị kinh tế cao, các loài mới có tiềm năng, cụ thể:
- Đối với cá truyền thống: Tiếp tục chủ động, mở rộng sản xuất giống nhân tạo; áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất ương dưỡng, chọn giống (giống mới, đơn tính, con lai, đa bội...) để nâng cao chất lượng con giống.
- Đối với cá đặc sản: Tiếp tục ứng dụng kết quả của các đề tài, dự án khoa học đã thực hiện thành công, để dần hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống các loài cá đặc sản, cá có giá trị kinh kế cao bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, như cá: Chiên, Lăng chấm, Rầm xanh,... từng bước đáp ứng nhu cầu con giống nuôi thương phẩm cho các tổ chức, cá nhân và hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Đối với các loài thủy sản chưa chủ động được việc sản xuất giống nhân tạo: Kiểm soát chặt chẽ số lượng, chất lượng con giống khi vận chuyển vào địa bàn tỉnh tỉnh.
b) Nuôi trồng thủy sản
Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực và các loài thủy sản có giá trị kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nuôi an toàn dịch bệnh, nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) để phục vụ chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu; tập trung phát triển nuôi thủy sản có giá trị kinh tế trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện.
- Đối với cá đặc sản: Tiếp tục phát triển vùng nuôi lồng bè tập trung ở những nơi điều kiện tự nhiên phù hợp (đối tượng chính là cá Lăng chấm, cá Chiên); phối hợp với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện xây dựng và triển khai các mô hình nuôi cá đặc sản theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, hoặc các tiêu chuẩn khác) trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất có kiểm soát, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho thị trường với số lượng lớn, ổn định.
- Đối với các loài thủy sản truyền thống, loài có giá trị kinh tế cao: Đẩy mạnh nuôi thâm canh, bán thâm canh trong ao, hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản, hồ thủy lợi, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản mục đích làm cảnh, giải trí ở khu đô thị, khu du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với hoạt động giáo dục, du lịch, thăm quan trải nghiệm trên hồ thủy điện; các tổ chức, cá nhân thả cá tái tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
c) Kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản
- Đẩy mạnh tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị, có kiểm soát, đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc.
- Nâng cao năng lực công tác kiểm dịch, kiểm soát con giống; lấy mẫu giám sát, cảnh báo an toàn thực phẩm ngay tại công đoạn sản xuất; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định và xử lý vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.
d) Về phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường
- Triển khai, thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, nuôi lồng bè và các vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản đầu tư vào quan trắc, cảnh báo môi trường tại cơ sở sản xuất; áp dụng công nghệ trong thông tin cảnh báo về thời tiết, kết quả quan trắc để người sản xuất chủ động, phòng tránh các sự cố về môi trường và dịch bệnh.
- Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Có biện pháp quản lý, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế các phế phụ phẩm, thu gom chất thải rắn từ hoạt động sản xuất thủy sản.
- Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh.
4. Ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản
- Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản.
- Đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nuôi trồng thủy sản; ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản có năng suất cao, chất lượng, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.
- Đầu tư thiết bị, máy móc, công nghệ chế biến thủy sản để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục thu hút đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu tại các cơ sở sản xuất giống thuộc Trung tâm Thủy sản và một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; ưu tiên đầu tư tại các vùng nuôi thủy sản chủ lực, đặc sản với khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn có kiểm soát, đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường; khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản tuần hoàn, áp dụng kỹ thuât, công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; các mô hình nuôi sinh thái, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
5. Cơ chế, chính sách
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nuôi trồng thủy sản (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: Số 11/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hoá; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025); Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 273/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 về việc phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2025; số 358/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Ưu tiên đầu tư từ ngân sách tỉnh cho việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất thủy sản, hình thành các khu nuôi thủy sản tập trung theo hình thức nuôi công nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ năng trong phát triển thị trường và nuôi trồng thủy sản.
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp cho đầu tư phát triển thủy sản; khuyến khích người dân chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản để tạo thành các vùng nuôi thủy sản tập trung.
6. Nâng cao nguồn nhân lực, tổ chức sản xuất
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có chất lượng, năng lực quản lý ngành, thu hút nguồn nhân lực thủy sản chất lượng cao cho ngành.
- Phối hợp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất, công nghệ mới, thị trường cho cán bộ và các hộ nuôi trồng thủy, trong đó chú trọng tới công nghệ sản xuất giống thủy sản, công nghệ nuôi thâm canh.
- Nâng cao hiệu lực quản lý giống thủy sản (giấy phép, lưu thông, truy xuất nguồn gốc).
- Tiếp tục duy trì, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ; loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã và kinh tế trang trại. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất với vai trò trung tâm của doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản theo chuỗi giá trị từ cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, gắn với xây dựng nông thôn mới, nhất là những vùng sản xuất tập trung và tại những địa điểm nuôi thủy sản đặc sản.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ thủy điện thành lập tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Hội nuôi cá lồng trên sông, hồ thủy điện… để bảo vệ quyền lợi và quản lý nhãn hiệu tập thể, giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tăng cường sự giám sát tuân thủ quy định pháp luật của cộng đồng, góp phần cùng tham gia vào công tác quản lý, nâng cao ý thức trong việc tuân thủ đúng kỹ thuật đối với nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
- Xây dựng, phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với hoạt động kinh tế khác như du lịch sinh thái, ẩm thực, mô hình kinh tế tuần hoàn,... để tạo ra giá trị gia tăng.
- Đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua các hội chợ, xúc tiến thương mại, lập Website bán hàng; mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy sản, đặc biệt các sản phẩm thủy sản đặc sản; kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm cá đặc sản tỉnh Tuyên Quang (Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận).
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật hiện hành.
- Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Nguồn vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn.
- Chủ trì làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra trong quá trình tổ chức thực hiện; định kỳ hằng năm đánh giá tình hình thực hiện và kết quả triển khai Kế hoạch tổng hợp báo cáo, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện (nếu có) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch.
3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các sở, ngành, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Căn cứ kế hoạch của tỉnh, điều kiện tình hình thực tế của địa phương; xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
- Làm tốt công tác quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện xử lý nghiêm minh, đúng quy định các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo quy định.
- Tổng hợp báo cáo hằng năm, sơ kết, tổng kết kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
- Tham gia thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng phát triển nuôi trồng thủy sản, các dự án liên quan đến nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, quan trắc môi trường, sản xuất giống và các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc kế hoạch này.
(Chi tiết tại biểu số 02 kèm theo)
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 01/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Chỉ tiêu | ĐVT | Thực hiện năm 2021 | Ước thực hiện năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | Năm 2026 | Năm 2027 | Năm 2028 | Năm 2029 | Năm 2030 |
|
| |||||||||||||
I | Diện tích NTTS |
| 3.097,0 | 3.097,0 | 3.097,0 | 3.097,0 | 3.097,0 | 3.097,0 | 3.097,0 | 3.097,0 | 3.097,0 | 3.097,0 |
|
| Ao hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản | Ha | 2.483,0 | 2.483,0 | 2.483,0 | 2.483,0 | 2.483,0 | 2.483,0 | 2.483,0 | 2.483,0 | 2.483,0 | 2.483,0 |
|
| Hồ thủy lợi | Ha | 614,0 | 614,0 | 614,0 | 614,0 | 614,0 | 614,0 | 614,0 | 614,0 | 614,0 | 614,0 |
|
| Số lồng nuôi trồng thủy sản, trong đó: | Lồng | 2.225,0 | 2.255,0 | 2.400,0 | 2.524,0 | 2.728,0 | 2.780,0 | 2.800,0 | 2.820,0 | 2.830,0 | 2.840,0 |
|
| - Lồng nuôi cá truyền thống | Lồng | 1.113,0 | 1.128,0 | 1.200,0 | 1.136,0 | 1.228,0 | 1.251,0 | 1.260,0 | 1.269,0 | 1.132,0 | 1.136,0 |
|
| - Lồng nuôi cá đặc sản | Lồng | 1.112,0 | 1.127,0 | 1.200,0 | 1.388,0 | 1.500,0 | 1.529,0 | 1.540,0 | 1.551,0 | 1.698,0 | 1.704,0 |
|
II | Sản lượng nuôi trồng thủy sản | Tấn | 10.091,6 | 10.663,0 | 11.958,0 | 13.202,0 | 14.200,0 | 14.910,0 | 15.655,0 | 16.438,0 | 17.260,0 | 18.123,0 |
|
| - Sản lượng cá truyền thống | Tấn | 9.027,1 | 9.183,0 | 10.138,0 | 10.942,0 | 11.517,0 | 12.093,0 | 12.697,0 | 13.332,0 | 13.999,0 | 14.699,0 |
|
| - Sản lượng cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế | Tấn | 1.064,5 | 1.480,0 | 1.820,0 | 2.260,0 | 2.683,0 | 2.817,0 | 2.958,0 | 3.106,0 | 3.261,0 | 3.424,0 |
|
III | Sản lượng giống thủy sản | 94,97 | 97,22 | 98,81 | 100,50 | 102,15 | 103,17 | 104,18 | 105,18 | 106,19 | 107,80 |
| |
1 | Đối với sản xuất giống |
| 33,17 | 33,11 | 33,45 | 33,80 | 34,15 | 34,56 | 34,97 | 35,38 | 35,79 | 36,20 |
|
| - Cá giống đặc sản (Lăng chấm, Chiên, Bỗng, Rầm xanh,) | Triệu con | 0,073 | 0,105 | 0,120 | 0,135 | 0,150 | 0,160 | 0,170 | 0,180 | 0,190 | 0,200 |
|
| - Cá giống truyền thống | Triệu con | 33,1 | 33,0 | 33,3 | 33,7 | 34 | 34,4 | 34,8 | 35,2 | 35,6 | 36,0 |
|
2 | Đối với ương dưỡng giống |
| 61,8 | 64,1 | 65,4 | 66,7 | 68,0 | 68,6 | 69,2 | 69,8 | 70,4 | 71,6 |
|
| - Cá giống đặc sản (Lăng chấm, Chiên, Bỗng, Rầm xanh,.. | Triệu con | 0,8 | 1,1 | 1,4 | 1,7 | 2,0 | 2,1 | 2,2 | 2,3 | 2,4 | 2,6 |
|
| - Cá giống truyền thống | Triệu con | 61,0 | 63,0 | 64,0 | 65,0 | 66,0 | 66,5 | 67,0 | 67,5 | 68,0 | 69,0 |
|
IV | Kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản | Cơ sở | 7,0 | 7,0 | 7,0 | 7,0 | 7,0 | 10,0 | 10,0 | 10,0 | 10,0 | 10,0 |
|
| Sản phẩm thủy sản được gắn tem truy xuất nguồn gốc | Sản phẩm | 10,0 | 10,0 | 10,0 | 12,0 | 14,0 | 16,0 | 18,0 | 20,0 | 20,0 | 20,0 |
|
V | Tổ chức sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản | HTX | 12,0 | 12,0 | 12,0 | 12,0 | 12,0 | 14,0 | 14,0 | 14,0 | 14,0 | 14,0 |
|
| Số lượng sản phẩm thủy sản được đánh giá và xếp hạng OCOP từ 3 sao trở lên | Sản phẩm | 14,0 | 14,0 | 14,0 | 16,0 | 18,0 | 20,0 | 20,0 | 20,0 | 20,0 | 20,0 |
|
| Số lượng sản phẩm thủy sản được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa | Sản phẩm | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 3,0 | 4,0 | 4,0 | 5,0 |
|
BIỂU NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2030
(Kèm theo Kế hoạch số:01/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nội dung và nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành |
1 | Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; an toàn thực phẩm trong các công đoạn sản xuất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển sản phẩm thủy sản; tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản | Hàng năm |
2 | Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản; dự kiến kinh phí trình HĐND tỉnh phê duyệt phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
3 | Tham mưu, đề xuất xác định danh mục đề tài, dự án về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống, bảo tồn gen cá đặc sản bản địa, cá chủ lực | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở NN và PTNT; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố | Từ 2023-2030 |
4 | Hằng năm, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu công. Thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vốn ngoài ngân sách, trong đó có các dự án phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản do nhà đầu tư đề xuất, đảm bảo đúng quy định của pháp luật | Sở Kế hoạch và Đầu tư | các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố | Năm 2022-2030 |
5 | Kế hoạch giám sát ATTP đối với một số sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025, định hướng 2030. | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành, đơn vị liên quan | Năm 2021-2030 |
6 | Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn khác trong nuôi trồng thủy sản. | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | Sở Nông nghiệp và PTNT; Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản; các đơn vị liên quan | Hàng năm |
7 | Xây dựng, hình thành các liên kết sản xuất từ khâu cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT; Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản; các đơn vị liên quan | Hàng năm |
8 | Triển khai, thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi nuôi thủy sản tập trung, nuôi lồng bè và các vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh. | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản; các đơn vị liên quan | Hàng năm | |
9 | Hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm cá đặc sản tỉnh Tuyên Quang (nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể) | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở NN và PTNT; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị liên quan | Từ 2023-2030 |
10 | Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thủy sản | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố; Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản; các đơn vị liên quan | Hàng năm |
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 2Kế hoạch 3948/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 1664/QĐ-TTg do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 4Quyết định 25/QĐ-UBND năm 2023 về chấm dứt hiệu lực thi hành Quyết định 2896/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 864/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022-2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Kế hoạch 9878/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030
- 7Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 gắn với phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 9Quyết định 145/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Quyết định 2147/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 985/QĐ-TTg Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật Thủy sản 2017
- 2Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 3Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 4Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 5Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Quyết định 273/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2025
- 7Quyết định 358/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 8Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 9Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 10Kế hoạch 3948/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 1664/QĐ-TTg do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 11Quyết định 985/QĐ-TTg năm 2022 về Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 13Quyết định 25/QĐ-UBND năm 2023 về chấm dứt hiệu lực thi hành Quyết định 2896/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 864/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022-2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 15Kế hoạch 9878/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030
- 16Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 gắn với phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 17Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 18Quyết định 145/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 19Quyết định 2147/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 985/QĐ-TTg Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2030
- Số hiệu: 01/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 10/01/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Thế Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định