Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/VBHN-BKHCN

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ[1],

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải thưởng chất lượng quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

Điều 3. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

1. Nguyên tắc xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) căn cứ vào:

a) Khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa;

b) Yêu cầu và khả năng quản lý nhà nước trong từng thời kỳ.

2. Khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa được xác định dựa trên một hoặc những yếu tố sau:

a) Bản chất hóa học, vật lý, sinh học;

b) Kết cấu, nguyên lý hoạt động;

c) Quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng.

3. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kèm theo thuyết minh lý do lựa chọn sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp, thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Chương II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Mục 1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT

Điều 4. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường

1. Ngư­ời sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lư­ợng sản phẩm theo quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đư­a sản phẩm ra lư­u thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:

a) Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;

b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm.

c)[2] Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định này.

2[3]. Đối với sản phẩm nhóm 2, người sản xuất phải công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sản phẩm sản xuất đang được áp dụng biện pháp quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này, nếu phát hiện chất lượng không bảo đảm, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất thì khi đó sản phẩm sản xuất sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp ở mức độ chặt hơn.

Đối với sản phẩm nhóm 2 có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của quá trình sản xuất hoặc quy định cụ thể yêu cầu về quá trình sản xuất trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đó. Người sản xuất có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến quá trình sản xuất và được chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất

1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành.

2. Căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất:

a) Hàng hóa xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây ảnh h­ưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia;

b) Hàng hóa lư­u thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật t­ương ứng. Sự không phù hợp này có tính hệ thống, lặp lại.

3. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất;

b) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra;

c) Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tư­ơng ứng.

Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, b khoản này và được tiến hành thông qua việc thử nghiệm do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.

4. Trong quá trình kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp để thực hiện việc đánh giá, thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá, thử nghiệm của mình.

Điều 6. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất

1. Trường hợp người sản xuất không thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đoàn kiểm tra xử lý theo quy định tại Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời thông báo cho người sản xuất về nội dung không phù hợp và quy định rõ thời gian khắc phục. Người sản xuất có trách nhiệm khắc phục nội dung không phù hợp theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và chỉ được phép đ­ưa ra thị trường khi nội dung không phù hợp đã được khắc phục. Trước khi đ­ưa sản phẩm đã được khắc phục này ra thị trường, người sản xuất phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.

2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh h­ưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phư­ơng hoặc trung ư­ơng, phư­ơng tiện thông tin đại chúng khác.

3. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành, xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.

Mục 2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Điều 7. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu (trước khi đưa ra thị trường)

1 . Người nhập khẩu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng hàng hóa theo quy định tại Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra lư­u thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:

a) Bảo đảm hàng hóa an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;

b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa.

c)[4] Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định này.

2.[5] Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy của người nhập khẩu. Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.

2a.[6] Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo điểm a khoản 2 Điều này, người nhập khẩu phải thực hiện:

a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra) và kèm theo các tài liệu sau: bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có), bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có). Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2b.[7] Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo điểm b khoản 2 Điều này, người nhập khẩu phải thực hiện:

a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ quan kiểm tra và kèm theo các tài liệu theo quy định tại điểm a khoản 2a Điều này. Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng (Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định).

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan kiểm tra. Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2c.[8] Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo điểm c khoản 2 Điều này, người nhập khẩu phải thực hiện:

a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ quan kiểm tra và kèm theo bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng và các tài liệu theo quy định tại điểm a khoản 2a Điều này;

b) Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và xử lý theo các bước sau:

b1) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu.

b2) Tiến hành kiểm tra theo các nội dung kiểm tra quy định tại điểm c khoản này:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp, cơ quan kiểm tra xử lý như sau:

+ Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu khắc phục về nhãn hàng hóa trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc. Cơ quan kiểm tra chỉ cấp thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi người nhập khẩu có bằng chứng khắc phục;

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới cơ quan hải quan và người nhập khẩu. Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc, nếu quá thời hạn mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

Trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn bổ sung hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới người nhập khẩu và cơ quan hải quan. Đồng thời chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm tra có thẩm quyền tiến hành kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu.

c) Nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các nội dung sau:

c1) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu;

c2) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, dấu hợp quy, nhãn hàng hóa (đối với hàng hóa phải ghi nhãn) và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra:

- Kiểm tra sự phù hợp của nội dung chứng chỉ chất lượng của lô hàng nhập khẩu so với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và các quy định hiện hành; kiểm tra tính chính xác và đồng bộ về thông tin của bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;

- Kiểm tra các nội dung bắt buộc ghi trên mẫu nhãn (và nhãn phụ) bao gồm tên hàng hóa, tên địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ của hàng hóa và các nội dung khác quy định cho từng loại hàng hóa; sự phù hợp của mẫu nhãn với bộ hồ sơ nhập khẩu lô hàng;

- Kiểm tra vị trí, màu sắc, kích thước và ngôn ngữ trình bày của nhãn;

- Kiểm tra việc thể hiện dấu hợp quy được trình bày trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa;

c3) Kiểm tra văn bản chấp thuận theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 mang đặc tính mới có khả năng gây mất an toàn mà chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

3. Đối với hàng hóa nhóm 2 có quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất cho sản phẩm, hàng hóa đó thì người nhập khẩu phải cung cấp thêm giấy chứng nhận liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc tổ chức chứng nhận được thừa nhận cấp.

4. Trường hợp hàng hóa thuộc nhóm 2 có đặc tính mới có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, l­ưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà đặc tính mới này chư­a được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật t­ương ứng hoặc hàng hóa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn thì người nhập khẩu có trách nhiệm chứng minh hàng hóa đó an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Hàng hóa loại này chỉ được đ­ưa ra lư­u thông trên thị trường sau khi được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho phép.

5. Hàng hóa do doanh nghiệp trong các khu chế xuất sản xuất cho thị trường trong nước được quản lý chất lượng nh­ư đối với hàng hóa nhập khẩu.

6.[9] Trường hợp, người nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đang được áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2a hoặc khoản 2b Điều này, nếu phát hiện chất lượng không bảo đảm, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất hoặc nhập khẩu thì áp dụng biện pháp kiểm tra ở mức độ chặt chẽ hơn đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

7.[10] Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu:

a) Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

b) Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

c) Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;

d) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội trợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

đ) Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

e) Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;

g) Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

h) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

i) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);

k) Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;

l) Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập - tái xuất);

m) Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;

n) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

o) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

p) Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật.

8.[11] Áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu (không bao gồm phương tiện giao thông) có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 02 năm với các thông tin sau: Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.

Để được miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu phải có văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính; kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp.

b) Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu:

- Định kỳ 03 tháng, người nhập khẩu phải báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng cho cơ quan kiểm tra để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm.

- Cơ quan kiểm tra có quyền kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu khi phát hiện hoặc có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (nếu cần).

c) Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về kết quả đánh giá sự phù hợp và được xác minh đúng sự thật hoặc qua kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu có kết quả đánh giá sự phù hợp không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra.

Định kỳ hằng năm, cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ sở lưu giữ hàng hóa của người nhập khẩu. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, nội dung kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất.

9.[12] Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu là trách nhiệm của cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 8. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và xử lý vi phạm

1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành đối với hàng hóa thuộc nhóm 2 hoặc hàng hóa khác khi có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn.

2. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27; theo trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 35 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 36 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trường hợp chất lượng hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quy định, cơ quan kiểm tra ra thông báo để cơ quan hải quan và người nhập khẩu làm thủ tục thông quan. Nếu chất lượng hàng hóa không đáp ứng yêu cầu quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:

a) Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hóa đó;

b) Yêu cầu người nhập khẩu tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định. Sản phẩm sau khi tái chế phải tuân thủ các quy định về quản lý hàng hóa nhập khẩu;

c) Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xem xét việc tăng cư­ờng kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hóa không phù hợp này.

3. Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Mục 3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Điều 9. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu trước khi xuất khẩu

Người xuất khẩu có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi xuất khẩu hàng hóa.

Điều 10. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất khẩu và xử lý vi phạm

1. Hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được phép xuất khẩu mà không bị kiểm tra của cơ quan kiểm tra.

2. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm chất lượng gây ảnh hư­ởng đến lợi ích và uy tín quốc gia thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại Điều 5 và xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

3. Hàng hóa xuất khẩu khi đư­a vào lư­u thông trong nước, phải tuân thủ các yêu cầu quản lý quy định tại Mục 1 Ch­ương II Nghị định này.

Mục 4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Điều 11. Điều kiện bảo đảm chất lượng để hàng hóa lưu thông trên thị trường

Hàng hóa đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 7 Nghị định này được phép l­ưu thông trên thị trường.

Điều 12. Kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xây dựng phư­ơng thức thu thập thông tin, phân tích nội dung không phù hợp và đối tư­ợng hàng hóa không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hóa trên thị trường để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hằng năm, đối tư­ợng hàng hóa phải kiểm tra.

2.[13] Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đột xuất hoặc trong trường hợp có chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa lư­u thông trên thị trường theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Sau khi kiểm tra các yêu cầu quy định tại điểm a khoản này, nếu xét thấy có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm mẫu tại tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật để kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tư­ơng ứng. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sự phù hợp của mình.

Điều 13. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa lư­u thông trên thị trường theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 39 và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra phải thông báo các nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp cho người bán hàng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục trước khi tiếp tục bán hàng và người bán hàng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.

2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phư­ơng tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hư­ởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa ph­ương hoặc trung ư­ơng, phương tiện thông tin đại chúng khác.

3.[14] Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, Trưởng đoàn kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra kết quả xử lý để phối hợp theo dõi.

Điều 13a. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường [15]

1. Sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường phải bảo đảm không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

2. Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc có khả năng gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý, thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó và thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Điều 13b. Xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ [16]

1. Lượng sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ là tổng số lượng sản phẩm, hàng hóa đó theo hóa đơn, chứng từ, tài liệu tại thời điểm lần nhập gần nhất trước thời điểm kiểm tra, trừ đi sản phẩm, hàng hóa còn tồn khi vi phạm.

2. Giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ là đơn giá của sản phẩm, hàng hóa đó được bán ra gần nhất tại thời điểm phát hiện vi phạm nhân với số lượng sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Mục 5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

Điều 14. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng

1. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng.

2. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm định trong quá trình sử dụng sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định mới được phép đ­ưa vào sử dụng.

3. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa phải kiểm định có trách nhiệm trả chi phí kiểm định và lệ phí kiểm định. Mức chi phí kiểm định theo thỏa thuận với tổ chức kiểm định.

Bộ Tài chính quy định mức, việc thu và quản lý lệ phí kiểm định đối với hàng hóa phải kiểm định trong quá trình sử dụng.

Điều 15. Quản lý chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi được phân công quản lý quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này có trách nhiệm quy định Danh mục và quy trình quản lý hàng hóa phải kiểm định, khảo nghiệm ban đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.

Điều 16. Kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm

1. Đối với hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xây dựng phư­ơng thức thu thập thông tin nhằm cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng, đối tư­ợng hàng hóa không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hàng năm, đối tượng hàng hóa cụ thể phải kiểm tra.

2. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra và diễn biến chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sử dụng và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong quá trình sử dụng;

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tư­ơng ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

b) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về kiểm định, kết quả kiểm định và các tài liệu h­ướng dẫn sử dụng đi kèm hàng hóa cần được kiểm tra đó;

c) Trường hợp xét thấy các yêu cầu quy định tại điểm a và điểm b khoản này không được thực hiện đầy đủ, có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng, cơ quan kiểm tra xem xét việc thử nghiệm đối với hàng hóa đó bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;

Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

3. Khi phát hiện hàng hóa không phù hợp với các yêu cầu kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật tư­ơng ứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng xử lý nh­ư sau:

a) Thông báo cho người sở hữu hàng hóa về nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp đó;

b) Yêu cầu người sở hữu hàng hóa tạm dừng sử dụng và có biện pháp thông báo về việc tạm dừng sử dụng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục, kiểm định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định lại trước khi đư­a vào sử dụng hàng hóa đó;

c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu, tiêu hủy hoặc đình chỉ sử dụng vĩnh viễn.

Mục 6. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

Điều 17. Tổ chức đánh giá sự phù hợp và đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp [17]

1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (dưới đây viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP), có các quyền quy định tại Điều 19 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Việc đăng ký hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.

Điều 18. Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp [18]

1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 17 Nghị định này được tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4điểm a, điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định được tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ư­ơng chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc thử nghiệm, giám định, chứng nhận, kiểm định quy định tại khoản 2 Điều này đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc ngành, lĩnh vực, địa phư­ơng được phân công.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương có trách nhiệm công bố công khai danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký và tổ chức đánh giá sự phù hợp có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lựa chọn sử dụng.

Điều 18a. Điều kiện chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp [19]

1. Điều kiện đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định

a) Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực thử nghiệm đăng ký chỉ định;

b) Phải thực hiện việc thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định.

Đối với các phép thử chưa có điều kiện để thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.

2. Điều kiện đối với tổ chức kiểm định, giám định, chứng nhận được chỉ định

Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực kiểm định, giám định, chứng nhận đăng ký chỉ định.

Điều 18b. Hồ sơ đăng ký chỉ định [20]

1. Trường hợp chỉ định lần đầu, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận;

c) Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, có bản sao Quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng với sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường đăng ký chỉ định kèm theo;

đ) Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký chỉ định (đối với tổ chức thử nghiệm, kiểm định) theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực kèm theo;

e) Bản sao Chứng chỉ công nhận năng lực thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có);

g) Bản sao kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định (đối với tổ chức thử nghiệm).

Đối với các phép thử chưa có điều kiện để thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.

Trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp đồng thời nộp hồ sơ đăng ký hoạt động (theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) và hồ sơ đăng ký chỉ định thì tổ chức đánh giá sự phù hợp không phải nộp kèm theo các thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c, d, đ, e của khoản này.

2. Trường hợp thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; bản sao Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;

c) Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, có bản sao Chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kèm theo;

d) Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có bản sao Quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng kèm theo;

đ) Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung (đối với tổ chức thử nghiệm, kiểm định) theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm còn hiệu lực kèm theo;

e) Bản sao Chứng chỉ công nhận năng lực thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có) đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung;

g) Bản sao kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký thay đổi, bổ sung (đối với tổ chức thử nghiệm).

Đối với các phép thử chưa có điều kiện để thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.

3. Trường hợp cấp lại đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp có Quyết định chỉ định còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoặc thu hẹp phạm vi chỉ định, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại quyết định chỉ định theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính Quyết định chỉ định bị hư hỏng (đối với trường hợp quyết định chỉ định bị hư hỏng).

4. Trước khi quyết định chỉ định hết thời hạn hiệu lực 90 ngày, nếu có nhu cầu, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải lập hồ sơ như đối với trường hợp chỉ định lần đầu quy định tại khoản 1 Điều này. Riêng đối với tổ chức thử nghiệm đã được chỉ định, trong hồ sơ đăng ký chỉ định phải nộp kèm theo tài liệu chứng minh đã tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng ít nhất một lần đối với lĩnh vực thử nghiệm đã được chỉ định.

Điều 18c. Hình thức nộp hồ sơ  [21]

Tổ chức đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực cụ thể lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chỉ định, gửi về bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là cơ quan chỉ định), cụ thể:

1. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18b Nghị định này chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;

2. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức) các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18b Nghị định này.

Điều 18d. Trình tự, thủ tục chỉ định [22]

1. Trường hợp chỉ định lần đầu, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực chỉ định:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, cơ quan chỉ định thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợp sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chỉ định tổ chức đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp thông qua việc cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá. Nội dung đánh giá thực tế theo quy định tại điểm c khoản này.

Trường hợp chỉ định thay đổi, bổ sung, nếu hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chỉ định tiến hành thẩm xét hồ sơ, không tổ chức đánh giá năng lực thực tế. Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ nhưng có nội dung không phù hợp hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ thì cơ quan chỉ định tổ chức đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp phải được thông báo bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp đã nộp hồ sơ đăng ký biết. Chuyên gia hoặc thành viên đoàn đánh giá năng lực thực tế phải được đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng loại hình tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định. Kết thúc việc đánh giá, chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do cơ quan chỉ định thành lập phải ký biên bản đánh giá thực tế.

Trường hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về cơ quan chỉ định. Trường hợp các nội dung cần khắc phục phải kéo dài thêm thời hạn thì tổ chức đánh giá sự phù hợp báo cáo với cơ quan chỉ định bằng văn bản và nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung trên.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế, nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan chỉ định ban hành quyết định chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Tùy thuộc vào năng lực thực tế của tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ quan chỉ định quyết định thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định nhưng không quá 05 năm kể từ ngày ký ban hành.

Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, cơ quan chỉ định phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.

c) Nội dung đánh giá thực tế:

- Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định;

- Tính xác thực của hồ sơ đăng ký;

- Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định bảo đảm.

2. Trường hợp cấp lại quyết định chỉ định:

Trong thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký cấp lại quyết định chỉ định, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 18b Nghị định này và gửi về cơ quan chỉ định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chỉ định xem xét, cấp lại quyết định chỉ định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan chỉ định có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 18đ. Trách nhiệm của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [23]

1. Chỉ đạo, quản lý tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định theo quy định của Nghị định này.

2. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký chỉ định và ra quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với sản phẩm, hàng hóa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chỉ định, công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của mình danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định để các cơ quan thanh tra, kiểm tra, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng và thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ để theo dõi, tổng hợp.

4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định theo quy định của pháp luật.

5. Định kỳ tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, gửi báo cáo tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 18e. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định [24]

1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp vi phạm quy định của Nghị định này hoặc quy định tại Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định, trong thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, phải tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng ít nhất một lần đối với lĩnh vực thử nghiệm và sản phẩm, hàng hóa đã được chỉ định.

2. Định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan chỉ định để tổng hợp.

3. Thông báo cho cơ quan chỉ định về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận đã được chỉ định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Điều 18g. Thu hồi quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp [25]

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, quyết định thu hồi Quyết định chỉ định trong trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp vi phạm một trong các trường hợp sau:

1. Vi phạm nhiều lần các quy định tại khoản 6 Điều 8, Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định tại Nghị định này;

2. Không thực hiện đầy đủ trách nhiệm tương ứng quy định tại Điều 18e Nghị định này trong 02 năm liên tiếp;

3. Không đảm bảo một trong các điều kiện tương ứng đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại 18a Nghị định này;

4. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ đăng ký chỉ định; cấp khống kết quả đánh giá sự phù hợp;

5. Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trên quyết định chỉ định được cấp;

6. Không thực hiện khắc phục các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Điều 19. Chi phí đánh giá sự phù hợp

1. Người sản xuất, kinh doanh phải trả chi phí đánh giá sự phù hợp theo thỏa thuận với tổ chức đánh giá sự phù hợp.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành rà soát các loại phí liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp phải hủy bỏ. Thời gian thực hiện xong trước ngày 01 tháng 12 năm 2009.

Mục 7. MÃ SỐ, MÃ VẠCH VÀ QUẢN LÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH [26]

Điều 19a. Phân công quản lý nhà nước về hoạt động mã số, mã vạch

1. Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mã số, mã vạch và các công nghệ dựa trên nền tảng mã số, mã vạch, có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Xây dựng chiến lược, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật về mã số, mã vạch;

b) Hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai áp dụng mã số, mã vạch.

2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về mã số, mã vạch, có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Hướng dẫn áp dụng mã số, mã vạch, tổ chức phổ biến, triển khai áp dụng mã số, mã vạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1;

b) Cấp và quản lý các loại mã số, mã vạch của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1; quản lý và triển khai các dịch vụ do tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 ủy quyền; khai thác tài nguyên và cơ sở dữ liệu mã số, mã vạch quốc gia;

c) Đại diện của Việt Nam tại tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về mã số, mã vạch;

d) Thu, quản lý và sử dụng phí mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật;

đ) Nghiên cứu phát triển ứng dụng, cung cấp các dịch vụ và giải pháp về mã số, mã vạch và các công nghệ khác liên quan;

e) Chủ trì thanh tra, kiểm tra, xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về mã số, mã vạch.

3. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai ứng dụng mã số, mã vạch trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan xây dựng quy định và hướng dẫn về thu, quản lý và sử dụng phí và lệ phí về mã số, mã vạch.

Điều 19b. Trách nhiệm của tổ chức sử dụng mã số, mã vạch

1. Đối với tổ chức sử dụng mã số, mã vạch theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893”:

a) Đăng ký sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Tạo và gắn mã số, mã vạch cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu của tổ chức theo quy định;

c) Khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức và các đối tượng sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng;

d) Chịu trách nhiệm về tính đơn nhất của mã số, mã vạch khi sử dụng và không buôn bán sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật;

đ) Không bán, chuyển nhượng quyền sử dụng mã số, mã vạch cho tổ chức khác;

e) Trường hợp ủy quyền cho đối tác liên doanh hoặc gia công, chế biến sử dụng mã số, mã vạch phải có văn bản ủy quyền;

g) Nộp phí cấp và phí duy trì quyền sử dụng mã số, mã vạch theo quy định;

h) Thực hiện đăng ký cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch;

i) Thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi tổ chức không có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch hoặc chấm dứt hoạt động.

2. Đối với tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam sử dụng mã nước ngoài theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1:

a) Phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được chủ sở hữu của mã nước ngoài ủy quyền sử dụng;

b) Trường hợp được chủ sở hữu mã nước ngoài ủy quyền sử dụng, tổ chức phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận việc sử dụng mã nước ngoài.

3. Đối với tổ chức sử dụng mã số, mã vạch không theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1:

a) Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về loại mã số, mã vạch đang sử dụng;

b) Khi đưa các đối tượng sử dụng mã số, mã vạch ra thị trường hoặc ngoài phạm vi của tổ chức, tổ chức phải đảm bảo các mã số, mã vạch đã sử dụng không được trùng lắp hoặc gây nguy cơ nhầm lẫn với các loại mã số, mã vạch theo chuẩn của Tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1; có biện pháp cảnh báo, chỉ dẫn phân biệt đi kèm hoặc loại bỏ mã số, mã vạch đó trước khi đưa ra thị trường.

4. Đối với tổ chức phân phối, lưu thông và buôn bán sản phẩm, hàng hóa:

a) Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và tính hợp pháp của mã số, mã vạch trên hàng hóa trước khi đưa vào lưu thông;

b) Không phân phối, lưu thông và buôn bán sản phẩm, hàng hóa hoặc đối tượng có sử dụng mã số, mã vạch không đúng quy định.

5. Đối với tổ chức, cá nhân phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số, mã vạch:

a) Bảo đảm sử dụng nguồn dữ liệu về đối tượng sử dụng mã số, mã vạch đúng, phù hợp với nguồn dữ liệu mã số, mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1;

b) Không công bố thông tin sai lệch về chủ sở hữu mã số, mã vạch hoặc đối tượng sử dụng mã số, mã vạch đã tuân thủ quy định;

c) Trường hợp khai thác hoặc sử dụng nguồn dữ liệu mã số, mã vạch quốc gia, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả chi phí sử dụng.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc sử dụng mã số, mã vạch quy định tại Điều này.

Điều 19c. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch

1. Hồ sơ:

a) Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

b) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ;

- Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất).

2. Hình thức nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục mã số, mã vạch, lập 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại khoản 1 Điều này, nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.

3. Trình tự giải quyết thủ tục:

a) Trường hợp cấp mới:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này;

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

b) Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch chịu trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đã được cấp.

Điều 19d. Thủ tục xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch

1. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 15Mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Đối với xác nhận sử dụng mã số nước ngoài: Bản sao bằng chứng phía đối tác nước ngoài ủy quyền cho tổ chức được quyền sử dụng mã số, mã vạch dưới hình thức thư, hợp đồng ủy quyền, bằng chứng chứng minh đơn vị ủy quyền sở hữu hợp pháp mã số ủy quyền, danh mục sản phẩm tương ứng với mã ủy quyền...;

c) Đối với xác nhận ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch: Bản sao hợp đồng hoặc thư ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch kèm danh mục sản phẩm tương ứng mã số ủy quyền.

2. Hình thức nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận sử dụng mã số nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện, nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.

3. Trình tự cấp Giấy xác nhận sử dụng mã nước ngoài và ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch:

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch cho tổ chức theo quy định tại Mẫu số 17Mẫu số 18 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương III

TỔ CHỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 20. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở trung ư­ơng là các tổng cục, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phư­ơng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phư­ơng tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

3. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thống nhất với Bộ Nội vụ về biên chế lực lượng kiểm soát viên chất lượng của đơn vị thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 21. Phân công trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan kiểm tra thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được phân công tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ mình, cụ thể trong sản xuất và trong xuất khẩu, nhập khẩu lư­u thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng như­ sau:

a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này;

b)[27] Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lư­u thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, khoản 3 Điều 32 Nghị định này, hàng hóa trong Danh mục quy định tại Điều 15 Nghị định này và Luật an toàn thực phẩm.

2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phạm vi được phân công, cụ thể như­ sau:

a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 32 Nghị định này;

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lư­u thông trên thị trường trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có quyền hạn theo quy định tại Điều 46 và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 47 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác tổ chức hoạt động kiểm tra theo lĩnh vực được phân công;

b) Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa l­ưu thông trên thị trường;

c) H­ướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phư­ơng thực hiện trực tiếp việc kiểm tra;

d) Tổng hợp, tổng kết tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý để báo cáo Bộ chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định Quy chế kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lư­u thông trên thị trường, xây dựng và trình Thủ t­ướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa ph­ương trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi được phân công với các cơ quan thanh tra, cơ quan hải quan, công an, quản lý thị trường.

Điều 22. Kiểm soát viên chất lượng

1. Kiểm soát viên chất lượng là ngạch công chức chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2.[28] Chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.

3.[29] Được bãi bỏ

4. Kiểm soát viên chất lượng được cấp trang phục riêng, phù hiệu, thẻ kiểm soát viên chất lượng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 23. Nguồn kinh phí cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Nguồn kinh phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước hằng năm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng;

b) Các nguồn khác.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung chi, việc bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương IV

GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA

Điều 24. Mục đích và điều kiện xét thưởng

1. Giải th­ưởng chất lượng quốc gia là hình thức tôn vinh, khen thưởng ở cấp quốc gia do Thủ t­ướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam ít nhất 3 năm.

2. Giải thưởng chất lượng quốc gia được xét tặng hằng năm.

Điều 25. Hình thức giải thưởng [30]

1. Giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm:

a) Giải vàng chất lượng quốc gia;

b) Giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được nhận cúp Giải thưởng chất lượng quốc gia, giấy chứng nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, lựa chọn tối đa 20 doanh nghiệp đạt Giải vàng chất lượng quốc gia xuất sắc nhất để đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 26. Nguyên tắc xét thưởng

1. Không phân biệt đối xử giữa các loại hình, quy mô, không hạn chế số lượng các tổ chức, doanh nghiệp tham dự.

2. Việc xét thưởng phải bảo đảm công khai, khách quan và công bằng theo phương pháp chuyên gia đánh giá cho điểm trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 27 Nghị định này.

Điều 27. Tiêu chí xét thưởng [31]

1. Giải thưởng chất lượng quốc gia được đánh giá theo các tiêu chí sau đây:

a) Vai trò của lãnh đạo;

b) Chiến lược hoạt động;

c) Chính sách định hướng vào khách hàng và thị trường;

d) Đo lường, phân tích và quản lý tri thức;

đ) Quản lý nguồn nhân lực;

e) Quản lý quá trình hoạt động;

g) Kết quả hoạt động.

2. Tổng điểm tối đa của bảy tiêu chí này là 1.000 điểm.

3. Giải thưởng chất lượng quốc gia được tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt từ 600 điểm trở lên. Giải vàng chất lượng quốc gia được tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt từ 800 điểm trở lên.

Điều 27a. Cơ quan quản lý và điều hành giải thưởng [32]

1. Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Giải thưởng chất lượng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức triển khai Giải thưởng chất lượng quốc gia;

b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình tổ chức và triển khai hoạt động về Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm;

c) Bảo đảm kinh phí tổ chức và triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ;

d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét, tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia;

đ) Trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi Giải thưởng chất lượng quốc gia đã tặng cho tổ chức, doanh nghiệp do có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xét, tặng hoặc sau khi đạt giải;

e) Phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất hiệp y trao giải cho những tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện, tổ chức triển khai Giải thưởng chất lượng quốc gia và liên kết Giải thưởng chất lượng quốc gia với các chương trình quốc gia khác do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tham gia và đạt giải;

g) Chủ trì hoạt động hợp tác quốc tế về giải thưởng chất lượng; đại diện của Việt Nam tại các tổ chức khu vực và quốc tế về giải thưởng chất lượng;

h) Chủ trì, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tuyên truyền, phổ biến, đưa tin về Giải thưởng chất lượng quốc gia;

i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến Giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Đề xuất các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về Giải thưởng chất lượng quốc gia trình Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Chủ trì và phối hợp với các tổ chức liên quan triển khai thực hiện các hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia;

c) Xây dựng nội dung chi tiết của từng tiêu chí và cách cho điểm đối với từng nội dung chi tiết của mỗi tiêu chí quy định tại Điều 27 Nghị định này; xây dựng và hướng dẫn thực hiện các văn bản, tài liệu nghiệp vụ về Giải thưởng chất lượng quốc gia;

d) Đề nghị danh sách các thành viên hội đồng quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định;

đ) Phối hợp với hội đồng quốc gia thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 27c Nghị định này; tổ chức lấy ý kiến hiệp y của bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia;

e) Thành lập hội đồng sơ tuyển cấp địa phương;

g) Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về Giải thưởng chất lượng quốc gia cho các thành viên hội đồng sơ tuyển, chuyên gia đánh giá và các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia;

h) Thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền về Giải thưởng chất lượng quốc gia;

i) Tổ chức lễ trao giải hằng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải;

k) Thực hiện hợp tác quốc tế về giải thưởng chất lượng; là đại diện của Việt Nam tham dự vào các tổ chức khu vực và quốc tế về giải thưởng chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đề cử tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải vàng chất lượng quốc gia tham dự các giải thưởng chất lượng quốc tế và khu vực;

m) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến Giải thưởng chất lượng quốc gia; báo cáo và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý các vi phạm về Giải thưởng chất lượng quốc gia của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác có liên quan.

3. Các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm trong phạm vi quản lý theo kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Đề xuất các nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình về Giải thưởng chất lượng quốc gia tại bộ, ngành và báo cáo hoạt động hằng năm gửi Bộ Khoa học và Công nghệ;

c) Thành lập Hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành, có sự thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Chỉ đạo hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành tiến hành xem xét, đánh giá các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia, đề xuất với hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trao giải;

đ) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia tại hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, triển khai các hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm tại địa phương theo kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Bảo đảm kinh phí tổ chức và triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của địa phương;

c) Đề xuất nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình về Giải thưởng chất lượng quốc gia tại địa phương và báo cáo hoạt động hằng năm gửi Bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Chỉ đạo hội đồng sơ tuyển cấp địa phương tiến hành xem xét, đánh giá các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia, đề xuất với hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trao giải;

đ) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia tại địa phương.

Điều 27b. Hội đồng sơ tuyển [33]

1. Hội đồng sơ tuyển gồm:

a) Hội đồng sơ tuyển cấp địa phương do Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành do các bộ, ngành thành lập, có sự thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hội đồng sơ tuyển có từ 07 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Thành viên của hội đồng sơ tuyển cấp địa phương là đại diện cho các sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan tại địa phương. Thành viên của hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành là đại diện các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, ngành và các tổ chức có liên quan. Thành viên hội đồng sơ tuyển là những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của Giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Hội đồng sơ tuyển có nhiệm vụ:

a) Tiếp nhận bản đăng ký và hồ sơ tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia của tổ chức, doanh nghiệp;

b) Tiến hành việc xem xét, đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại chỗ tổ chức, doanh nghiệp tham dự;

c) Lập hồ sơ đánh giá và đề xuất với hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia;

d) Thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá và các thông tin phản hồi khác cho tổ chức, doanh nghiệp sau khi có kết quả đánh giá.

Điều 27c. Hội đồng quốc gia [34]

1. Hội đồng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, theo đề nghị của cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia. Hội đồng quốc gia có từ 15 đến 19 thành viên, gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Thành viên của hội đồng quốc gia là đại diện của các bộ, ngành, cơ quan và tổ chức có liên quan. Thành viên hội đồng quốc gia là những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của Giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Hội đồng quốc gia có nhiệm vụ:

a) Đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ các chương trình triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia;

b) Xem xét, đánh giá và thẩm định các hồ sơ của hội đồng sơ tuyển;

c) Tiến hành xem xét, đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp tham dự khi cần thiết;

d) Đề nghị danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 28. Quy trình và hồ sơ xét thưởng [35]

1. Đăng ký tham dự giải thưởng

Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia tại hội đồng sơ tuyển cấp địa phương nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành, có thể đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia tại hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành. Hồ sơ nộp tại hội đồng sơ tuyển gồm:

a) Đơn đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định tại Mẫu số 19 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp;

c) Báo cáo tự đánh giá theo 7 tiêu chí của Giải thưởng chất lượng quốc gia;

d) Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp), chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan;

đ) Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao y bản chính có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp);

e) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm hoặc báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao y bản chính có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp);

g) Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản sao y bản chính có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp);

h) Bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp), các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất (nếu có).

2. Quy trình xét thưởng tại Hội đồng sơ tuyển

Hội đồng sơ tuyển phải tiến hành đánh giá tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia theo hai bước: Đánh giá hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả đánh giá, hội đồng sơ tuyển quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện để đề xuất xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và gửi các hồ sơ liên quan cho hội đồng quốc gia thông qua cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia.

Hồ sơ của hội đồng sơ tuyển gồm:

a) Hồ sơ tham dự của tổ chức, doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này;

b) Kết quả xem xét đánh giá của hội đồng sơ tuyển đối với từng tổ chức, doanh nghiệp;

c) Văn bản đề nghị của hội đồng sơ tuyển kèm theo danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất trao giải.

3. Quy trình xét thưởng tại hội đồng quốc gia

a) Hội đồng quốc gia xem xét và thẩm định hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự được hội đồng sơ tuyển đề xuất trao giải và các hồ sơ liên quan của hội đồng sơ tuyển. Trong trường hợp cần thiết, hội đồng quốc gia cử đoàn đánh giá tiến hành đánh giá, thẩm định tại tổ chức, doanh nghiệp để bổ sung các thông tin làm cơ sở cho việc xét chọn và trao giải. Căn cứ kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ và tại tổ chức, doanh nghiệp, hội đồng quốc gia quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia.

b) Trên cơ sở đề xuất của hội đồng quốc gia, cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia gửi lấy ý kiến của bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện để hiệp y trao Giải thưởng chất lượng quốc gia. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị hiệp y, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản trả lời.

c) Hội đồng quốc gia và cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ gồm:

- Báo cáo hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia trong năm, báo cáo đánh giá hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp, nếu có;

- Biên bản họp hội đồng quốc gia;

- Công văn hiệp y trao giải của bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao giải;

- Các hồ sơ, tài liệu liên quan khác, nếu có.

4. Trình đề nghị trao giải

Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ.

5. Thông báo kết quả trao giải thưởng

Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia có trách nhiệm thông báo kết quả xét thưởng cho hội đồng sơ tuyển, các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải và các cơ quan, tổ chức liên quan sau khi có quyết định trao Giải thưởng chất lượng quốc gia và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

6. Tổ chức lễ trao giải

Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia tổ chức lễ trao giải cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 29. Kinh phí hoạt động [36]

1. Nguồn kinh phí tổ chức hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm:

a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ;

b) Nguồn ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước;

c) Nguồn thu từ hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí cho hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính.

Điều 30. Quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải [37]

1. Các tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia được phép thông báo, tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức giới thiệu khác về đơn vị mình, được sử dụng biểu tượng của Giải thưởng chất lượng quốc gia trên sản phẩm, ấn phẩm của tổ chức, doanh nghiệp.

2. Tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải vàng chất lượng quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ đề cử tham dự các giải thưởng chất lượng khu vực và quốc tế.

3. Các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ ở các bộ, ngành, địa phương và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; ưu tiên tham gia các chương trình, dự án cấp quốc gia về phát triển, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng.

4. Các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khen thưởng theo quy định từ nguồn quỹ khen thưởng hằng năm.

Điều 30a. Xử lý vi phạm [38]

1. Trong thời gian 03 năm, kể từ ngày tổ chức, doanh nghiệp đạt giải, nếu bị phát hiện có hành vi gian lận về hồ sơ trong quá trình tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia hoặc vi phạm các quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến uy tín của Giải thưởng chất lượng quốc gia thì cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia căn cứ vào mức độ vi phạm của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải để xem xét và kiến nghị việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng và các quyền lợi liên quan.

2. Việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng đối với tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa [39]

1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hoạt động đánh giá sự phù hợp trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Điều 69 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chủ trì tổ chức việc khảo sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

b) Quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lư­u thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn trong lĩnh vực được phân công theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 32. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa [40]

1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng, tổ chức triển khai kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra liên ngành về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa chịu sự kiểm tra của nhiều bộ quản lý ngành, lĩnh vực hằng năm, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:

a) Bộ Y tế:

- An toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cư­ờng vi chất dinh d­ưỡng, thực phẩm bổ sung, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các thực phẩm này (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương); vắc xin, sinh phẩm y tế; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm;

- Trang thiết bị, công trình y tế.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Giống cây trồng nông nghiệp; giống cây trồng lâm nghiệp; giống vật nuôi; giống thủy sản;

- Phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y; thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

- Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng để xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản;

- Các loại vật tư khác dùng trong trồng trọt; chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; lâm nghiệp; diêm nghiệp;

- Máy thiết bị dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thiết bị, dụng cụ đánh bắt thủy sản; Máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- An toàn thực phẩm đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều; các nông sản khác;

- Dịch vụ, quá trình sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; quá trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp; quá trình thu hoạch, giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản;

- Công trình thủy lợi, đê điều;

- Dịch vụ, quá trình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c) Bộ Giao thông vận tải:

- Các loại ph­ương tiện giao thông, ph­ương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phư­ơng tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; phương tiện thiết bị thăm dò, khai thác trên biển;

- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Kết cấu hạ tầng giao thông đư­ờng bộ, đư­ờng sắt, đư­ờng thủy nội địa, hàng hải và hàng không;

- Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải.

d) Bộ Xây dựng:

- Công trình xây dựng dân dụng, nhà ở và công sở;

- Vật liệu xây dựng;

- Kiến trúc, quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư­ nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, quy hoạch xây dựng các cửa khẩu biên giới quốc tế quan trọng;

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.

đ) Bộ Công Thư­ơng:

- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;

- Sản phẩm cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng; sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; thiết bị điện, điện tử dùng trong công nghiệp;

- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- An toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo và bao bì chứa đựng các loại thực phẩm này;

- Thư­ơng mại điện tử.

e) Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội:

- Máy, thiết bị, vật tư, chất­ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

- Các công trình vui chơi công cộng;

- Dịch vụ trong lĩnh vực lao động, thư­ơng binh, xã hội.

g) Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Sản phẩm báo chí; xuất bản, in, phát hành; b­ưu chính và chuyển phát;

- Sản phẩm quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;

- Mạng lưới, công trình, thiết bị, sản phẩm bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh, truyền hình; an toàn thông tin;

- Tần số vô tuyến điện, đài vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện;

- Dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

h) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Tài nguyên, khoáng sản;

- Khí tư­ợng thủy văn;

- Đo đạc bản đồ;

- Môi trường, biến đổi khí hậu và viễn thám;

- Dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

i) Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo và tài liệu hư­ớng dẫn giáo viên;

- Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

- Dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

k) Bộ Tài chính: Các sản phẩm liên quan đến dự trữ quốc gia, kinh doanh xổ số, hoạt động chứng khoán; dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, t­ư vấn tài chính, thuế, thẩm định giá, hải quan.

l) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Công trình thể thao; trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao; quảng cáo ngoài trời thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định hiện hành.

m) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tiền tệ, hoạt động ngân hàng, các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.

n) Bộ Quốc phòng:

- Phư­ơng tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn d­ược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối t­ượng bí mật quốc gia;

- Các sản phẩm đặc thù về an toàn, an ninh trong lĩnh vực quân sự quốc phòng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

o) Bộ Công an:

- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp quy định tại điểm n khoản này và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối t­ượng bí mật quốc gia;

- Dịch vụ trong lĩnh vực an ninh.

p) Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ; phư­ơng tiện, dụng cụ, trang thiết bị đo lư­ờng; xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học; dầu nhờn động cơ; khí (khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG, khí thiên nhiên hóa lỏng - LNG, khí thiên nhiên nén - CNG); thiết bị điện, điện tử; đồ chơi trẻ em; mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; thép; vàng trang sức, mỹ nghệ.

- Khi có các sản phẩm, hàng hóa mới phát sinh hoặc sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc các sản phẩm đã nêu tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o của khoản này và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, quy định trách nhiệm quản lý cho các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì báo cáo Chính phủ xem xét, phân công trách nhiệm quản lý cho các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.

3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lư­u thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn trong lĩnh vực được phân công như sau:

a) Theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Theo quy định tại Điều 15 về Danh mục và quy trình quản lý hàng hóa phải kiểm định, khảo nghiệm ban đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng Nghị định này;

d) Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Sản phẩm báo chí; xuất bản, in, phát hành; b­ưu chính và chuyển phát;

- Sản phẩm quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;

- Mạng lưới, công trình, thiết bị, sản phẩm bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh, truyền hình; an toàn thông tin;

- Tần số vô tuyến điện, đài vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện;

- Dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Tài nguyên, khoáng sản;

- Khí tư­ợng thủy văn;

- Đo đạc bản đồ;

- Môi trường, biến đổi khí hậu và viễn thám;

- Dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Máy, thiết bị, vật tư, chất­ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; đồ dùng, thiết bị kỹ thuật trong các cơ sở dạy nghề; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động;

- Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

g) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Công trình thể thao; trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao; quảng cáo ngoài trời thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định hiện hành.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ về cơ quan chịu trách nhiệm giúp Bộ trư­ởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp, báo cáo về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Thủ t­ướng Chính phủ.

5. Trong trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp về lĩnh vực được phân công giữa các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc xuất hiện các lĩnh vực mới theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Ban hành các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa ph­ương xây dựng và thực hiện chư­ơng trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của địa ph­ương;

b) Tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý;

c) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của địa ph­ương;

d) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Thủ tư­ớng Chính phủ.

đ) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức h­ướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;

e) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

g) Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tại địa phư­ơng theo quy định của pháp luật.

2.[41] Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng đầu mối thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương:

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra hằng năm tại địa phương về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa tại các cơ sở kinh doanh nhiều sản phẩm, hàng hóa chịu sự quản lý của nhiều Bộ quản lý ngành, lĩnh vực;

b) Kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công, phân cấp, hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương;

c) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương;

d) Chủ trì tổ chức việc khảo sát chất lượng sản phẩm hàng hóa tại địa phương; cảnh báo cho người tiêu dùng và các cơ quan hữu quan tại địa phương;

đ) Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý chất lượng tại địa phương và các vấn đề chất lượng phát sinh cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lư­ờng Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; thực hiện việc khảo sát chất lượng trên địa bàn địa phương và cảnh báo cho các cơ quan chuyên môn tại địa phương về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phư­ơng.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hư­ớng dẫn thực hiện pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

b) Tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa lư­u thông trên thị trường; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa theo thẩm quyền;

c) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hóa l­ưu thông trên thị trường tại địa phư­ơng;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa lư­u thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Tổ chức h­ướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý;

c) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa địa phương

1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý.

2. Chủ động tổ chức và thực hiện việc kiểm tra và xử lý các vấn đề về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương.

3. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp, báo cáo về việc kiểm tra gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng và Sở Khoa học và Công nghệ.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [42]

Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp

1. Sản phẩm, hàng hóa phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật mà tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật đó (sau đây viết tắt là văn bản kỹ thuật) chư­a được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì được phép tiếp tục áp dụng văn bản kỹ thuật này để thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho đến khi hoàn thành việc chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Công chức trong các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương tiếp tục thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho đến khi được bổ nhiệm, chuyển xếp vào ngạch kiểm soát viên chất lượng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này.

Điều 36. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và những quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 37. Hướng dẫn thi hành

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 38. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tùng

 

 



[1] Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.”.

[2] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[4] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[6] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[7] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[8] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[9] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[10] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[11] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[12] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[13] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[14] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[15] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[16] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[17] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[18] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[19] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[20] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[21] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[22] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018

[23] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[24] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[25] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[26] Mục này bao gồm các Điều 19a, 19b, 19c, 19d được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[27] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[28] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[29] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[30] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[31] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[32] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[33] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[34] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[35] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[36] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[37] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[38] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[39] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[40] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[41] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[42] Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 quy định như sau:

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2. Các quy định khác về chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, Giải thưởng chất lượng quốc gia, mã số, mã vạch tại các văn bản quy phạm pháp luật cùng cấp và cấp thấp hơn Nghị định này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Điều khoản chuyển tiếp

Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực còn thời hạn hiệu lực, được tiếp tục duy trì cho đến hết thời hạn hiệu lực ghi trên quyết định chỉ định.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Integrated document No. 03/VBHN-BKHCN dated August 06, 2018 Decree on elaboration of the Law on quality of products and goods

  • Số hiệu: 03/VBHN-BKHCN
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 06/08/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Trần Văn Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/08/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản