- 1Circular No. 17/2009/TT-BKHCN of June 18, 2009, guiding the state quality inspection of imported goods under the management by the Ministry of Science and Technology
- 2Circular No. 19/2009/TT-BKHCN of June 30, 2009, on quality control measures for products and goods subject to increased management before market circulation
- 3Circular No. 22/2009/TT-BKHCN of September 30, 2009, guiding the order of and procedures for registration of likely unsafe new products under the management of the Ministry of Science and Technology
- 4Circular No. 03/2010/TT-BLDTBXH of January 19, 2010, promulgating a list of group-2 products and goods and guiding the order of, procedures for, and contents of, quality inspection of products and goods in production
- 5Circular No. 08/2009/TT-BKHCN of April 08, 2009, guidance on the requirements and order and procedures for registration of field of conformity assessment operation
- 6Circular No. 30/2011/TT-BTTTT of Hanoi, October 31, 2011 on providing for regulation conformity certification and announcement for information technology and communication products and goods
- 7Circular No. 13/2010/TT-BKHCN of July 30, 2010, on amending and supplementing a number of provisions of the circular No.17/2009/TT-BKHCN of June 18, 2009 and the Circular No.01/2007/TT-BKHCN of February 14, 2007
- 8Circular No. 01/2009/TT-BKHCN of March 20, 2009, regulation on the list of products and goods capable of causing unsafety under the responsibility of the Ministry of Science and Technology
- 9Circular No. 11/2011/TT-BKHCN of June 30, 2011, June 30, 2011, on amendments and supplements of a number of provisions of Circular No.09/2009/TT-BKHCN dated April 08, 2009 of minister of science and technology guiding on the requirements and order and procedures for appointment of organizations of conformity assessment
- 10Circular No. 17/2011/TT-BKHCN of June 30, 2011, regulations on national quality award
- 11Circular No. 07/2012/TT-BKHCN of April 02, 2012, amending and supplementing clause 2 article 7 of Circular No.17/2011/TT-BKHCN, of june 30, 2011 of the Minister of Science and Technology stipulating on national quality award
- 12Circular No. 10/2011/TT-BKHCN of June 30, 2011, amending and supplementing a number of provisions of the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN, of April 08, 2009 of the Minister of Science and Technology guiding on the requirements, order and procedures for registration of field of conformity assessment operation
- 13Circular No. 26/2012/TT-BKHCN of December 12, 2012, on the state inspection of quality of goods in circulation
- 14Circular No. 27/2012/TT-BKHCN of December 12, 2012, on the state inspection of quality of imported goods under the management of the Ministry of Science and Technology
- 15Circular No.09/2009/TT-BKHCN of April 08, 2009, providing guidance on the requirements and procedure for designation of conformity assessment bodies
- 16Circular No. 26/2013/TT-BKHCN dated November 15, 2013, regulations on requirements, and procedures for designation of foreign conformity assessment bodies to assess conformity of products and goods in accordance with national technical regulation issued by Ministry of Science and technology
- 17Circular No. 34/2014/TT-BNNPTNT dated October 31, 2014, guiding the quality inspection of imported salt
- 18Circular No. 41/2015/TT-BCT dated November 24th 2015, list of potentially unsafe products and goods within authority of Ministry of Industry and Trade
- 19Circular No. 42/2016/TT-BTTTT dated December 26, 2016, on the list of potentially unsafe goods and products under the management of the Ministry of information and communications
- 20Circular No. 31/2017/TT-BYT dated July 25, 2017,
- 21Circular No. 07/2017/TT-BKHCN dated June 16, 2017 on amendments to Circular No. 27/2012/TT-BKHCN on statutory inspection of imported good quality under the management of the Ministry of Science and Technology
- 22Circular No. 27/2017/TT-BNNPTNT dated December 25, 2017 guidance on inspection of food safety and quality of imported salt
- 23Circular No. 04/2018/TT-BTTTT dated May 08, 2018 List of potentially unsafe commodities under the management of the Ministry of Information and Communications
- 24Circular No. 09/2018/TT-BTNMT dated September 14, 2018 promulgation of national technical regulations on environment
- 25Circular No. 08/2018/TT-BTNMT dated September 14, 2018 promulgation of national technical regulations on environment
- 26Circular No. 15/2018/TT-BTTTT dated November 15, 2018 amendments of the Circular 30/2011/TT-BTTTT on certification and declaration of conformity of information technology and communications commodities
- 27Circular No. 08/2019/TT-BCA dated March 26, 2019 on the List of potentially unsafe commodities under management of the Ministry of Public Security
- 28Circular No. 42/2018/TT-BGTVT dated July 30, 2018
- 29Circular No. 26/2018/TT-BLDTBXH dated December 25, 2018 quality control of potentially dangerous products under management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
- 30Circular No. 36/2019/TT-BCT dated November 29, 2019 on management of quality of products and goods under the management of the Ministry of Industry and Trade
- 31Circular No. 10/2020/TT-BTTTT dated on May 07, 2020 amendments to Circular No. 30/2011/TT-BTTTT on certification and submission of declarations of conformity of information technology and communications commodities
- 32Circular No. 10/2019/TT-BTTTT dated October 04, 2019 on promulgation of "National technical regulation on electromagnetic compatibility for mobile terminals and ancillary equipment of digital cellular telecommunication systems"
- 33Circular No. 27/2019/TT-BKHCN dated December 26, 2019 on elaborating Decree No. 132/2008/ND-CP and Decree No. 74/2018/ND-CP for the National Quality Award
- 34Circular No. 23/2020/TT-BGTVT dated October 1, 2020 on amendments to Circular No. 89/2015/TT-BGTVT on technical safety quality and environmental protection inspection of transport construction machinery and Circular No. 42/2018/TT-BGTVT on amendments to Circulars in registration
- 35Circular No. 06/2020/TT-BKHCN dated December 10, 2020 on elaborating to Decree No. 132/2008/ND-CP, Decree No. 74/2018/ND-CP, Decree No. 154/2018/ND-CP and Decree No. 119/2017/ND-CP
- 36Circular No. 01/2021/TT-BLDTBXH dated June 03, 2021 on list of potentially unsafe products and goods under authority of Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs
- 37Circular No. 10/2020/TT-BKHCN dated December 30, 2020 on elaborating Government’s Decree No. 132/2008/ND-CP and Decree No. 74/2018/ND-CP on use of article numbers and barcodes
- 38Circular No. 12/2022/TT-BGTVT dated June 30, 2022 on prescribing list of potentially unsafe commodities under the management of the Ministry of Transport
- 39Circular No. 04/2023/TT-BTTTT dated May 31, 2023 on providing for list of potentially unsafe commodities under the management of the Ministry of Information and Communications
- 40Circular No. 10/2023/TT-BTTTT dated September 05, 2023 on partial/full suspension of provisions of several technical regulations under Circular No. 04/2023/TT-BTTTT providing for list of potentially unsafe commodities under the management of the Ministry of Information and Communications
- 41Circular No. 01/2024/TT-BKHCN dated January 18, 2024 on state inspection of quality of goods circulating on market
- 1Decree No. 67/2009/ND-CP of August 03, 2009, amending a number of articles of The Government''s Decree No. 127/2007/ ND-CP of August 1, 2007, detailing a number of articles of the law on standards and technical regulations, and The Government''s Decree No. 132/2008/ND-CP of December 31, 2008, detailing a number of articles of the law on product and goods quality
- 2Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 amending and supplementing of the Decree 132/2008/ND-CP providing specific guidance on enforcement of the Law on the Quality of Products and Goods
- 3Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 09, 2018 amending, supplementing and repealing certain regulations on investment and business conditions in sectors under management of Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspections
- 4Decree No. 85/2019/ND-CP dated November 14, 2019 prescribing handling of administrative procedures via National Single Window and ASEAN Single Window and specialized inspection for exports and imports
- 5Decree No. 13/2022/ND-CP dated January 21, 2022 on amendments to Decree No. 132/2008/ND-CP, Decree No. 74/2018/ND-CP detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and Goods Quality and Decree No. 86/2012/ND-CP detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Measurement
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/2008/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải thưởng chất lượng quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Điều 3. Xác định và ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
1. Việc xác định sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) căn cứ vào:
a) Khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa;
b) Yêu cầu và khả năng quản lý nhà nước trong từng thời kỳ;
2. Khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa được xác định dựa trên một hoặc những yếu tố sau:
a) Bản chất hóa học, vật lý, sinh học;
b) Kết cấu, nguyên lý hoạt động;
c) Quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
MỤC 1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT
Điều 4. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
1. Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:
a) Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm.
Đối với sản phẩm nhóm 2 có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của quá trình sản xuất hoặc quy định cụ thể yêu cầu về quá trình sản xuất trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đó. Người sản xuất có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và được chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định.
3. Trường hợp sản phẩm nhóm 2 có đặc tính mới tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà đặc tính mới này chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn thì người sản xuất có trách nhiệm chứng minh sản phẩm đó an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Sản phẩm loại này chỉ được đưa ra lưu thông trên thị trường sau khi được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho phép.
Điều 5. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành.
2. Căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất:
a) Hàng hóa xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia;
b) Hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sự không phù hợp này có tính hệ thống, lặp lại.
3. Nội dung kiểm tra:
b) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra;
c) Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, b khoản này và được tiến hành thông qua việc thử nghiệm do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.
4. Trong quá trình kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá phù hợp để thực hiện việc đánh giá, thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá, thử nghiệm của mình.
Điều 6. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Trường hợp người sản xuất không thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đoàn kiểm tra xử lý theo quy định tại Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời thông báo cho người sản xuất về nội dung không phù hợp và quy định rõ thời gian khắc phục. Người sản xuất có trách nhiệm khắc phục nội dung không phù hợp theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và chỉ được phép đưa ra thị trường khi nội dung không phù hợp đã được khắc phục. Trước khi đưa sản phẩm đã được khắc phục này ra thị trường, người sản xuất phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện thông tin đại chúng khác.
3. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
MỤC 2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều 7. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường
1. Người nhập khẩu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng hàng hóa theo quy định tại Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:
a) Bảo đảm hàng hóa an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa.
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Việc công bố hợp quy được thực hiện dựa trên một trong các căn cứ sau đây:
a) Kết quả tự đánh giá của người sản xuất, người nhập khẩu;
b) Đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp;
c) Chứng nhận hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
d) Kết quả giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập của tổ chức chứng nhận, giám định được chỉ định hoặc thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Đối với hàng hóa nhóm 2 có quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất cho sản phẩm, hàng hóa đó thì người nhập khẩu phải cung cấp thêm giấy chứng nhận liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc tổ chức chứng nhận được thừa nhận cấp.
4. Trường hợp hàng hóa thuộc nhóm 2 có đặc tính mới có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, lưu trữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà đặc tính mới này chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc hàng hóa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn thì người nhập khẩu có trách nhiệm chứng minh hàng hóa đó an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Hàng hóa loại này chỉ được đưa ra lưu thông trên thị trường sau khi được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho phép.
5. Hàng hóa do doanh nghiệp trong các khu chế xuất sản xuất cho thị trường trong nước được quản lý chất lượng như đối với hàng hóa nhập khẩu.
Điều 8. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và xử lý vi phạm
1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành đối với hàng hóa thuộc nhóm 2 hoặc hàng hóa khác khi có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn.
2. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27; theo trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 35 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 36 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp chất lượng hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quy định, cơ quan kiểm tra ra thông báo để cơ quan hải quan và người nhập khẩu làm thủ tục thông quan. Nếu chất lượng hàng hóa không đáp ứng yêu cầu quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:
a) Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hóa đó:
b) Yêu cầu người nhập khẩu tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định. Sản phẩm sau khi tái chế phải tuân thủ các quy định về quản lý hàng hóa nhập khẩu;
c) Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xem xét việc tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hóa không phù hợp này.
3. Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
MỤC 3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
Điều 9. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu trước khi xuất khẩu
Người xuất khẩu có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi xuất khẩu hàng hóa.
Điều 10. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất khẩu và xử lý vi phạm
1. Hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được phép xuất khẩu mà không bị kiểm tra của cơ quan kiểm tra.
2. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm chất lượng gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại Điều 5 và xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
3. Hàng hóa xuất khẩu khi đưa vào lưu thông trong nước, phải tuân thủ các yêu cầu quản lý quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này.
MỤC 4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Điều 11. Điều kiện bảo đảm chất lượng để hàng hóa lưu thông trên thị trường
Hàng hóa đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 7 Nghị định này được phép lưu thông trên thị trường.
Điều 12. Kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xây dựng phương thức thu thập thông tin, phân tích nội dung không phù hợp và đối tượng hàng hóa không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hóa trên thị trường để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hằng năm, đối tượng hàng hóa phải kiểm tra.
a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn hàng hóa, việc thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm hàng hóa cần kiểm tra; thông tin, cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa;
b) Sau khi kiểm tra các yêu cầu quy định tại điểm a khoản này hoặc xét thấy có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì tiến hành thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
Điều 13. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 39 và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra phải thông báo các nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp cho người bán hàng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục trước khi tiếp tục bán hàng và người bán hàng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
2. Trong trường hợp phải thông báo công khai các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện thông tin đại chúng khác.
MỤC 5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Điều 14. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng
1. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng.
2. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm định trong quá trình sử dụng sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định mới được phép đưa vào sử dụng.
3. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa phải kiểm định có trách nhiệm trả chi phí kiểm định và lệ phí kiểm định. Mức chi phí kiểm định theo thỏa thuận với tổ chức kiểm định.
Bộ Tài chính quy định mức, việc thu và quản lý lệ phí kiểm định đối với hàng hóa phải kiểm định trong quá trình sử dụng.
Điều 15. Quản lý chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi được phân công quản lý quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này có trách nhiệm quy định Danh mục và quy trình quản lý hàng hóa phải kiểm định, khảo nghiệm ban đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
Điều 16. Kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm
1. Đối với hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xây dựng phương thức thu thập thông tin nhằm cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng, đối tượng hàng hóa không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hàng năm, đối tượng hàng hóa cụ thể phải kiểm tra.
2. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra và diễn biến chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sử dụng và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong quá trình sử dụng;
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
b) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về kiểm định, kết quả kiểm định và các tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm hàng hóa cần được kiểm tra đó;
c) Trường hợp xét thấy các yêu cầu quy định tại điểm a và điểm b khoản này không được thực hiện đầy đủ, có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng, cơ quan kiểm tra xem xét việc thử nghiệm đối với hàng hóa đó bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;
Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
3. Khi phát hiện hàng hóa không phù hợp với các yêu cầu kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng xử lý như sau:
a) Thông báo cho người sở hữu hàng hóa về nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp đó;
b) Yêu cầu người sở hữu hàng hóa tạm dừng sử dụng và có biện pháp thông báo về việc tạm dừng sử dụng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục, kiểm định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định lại trước khi đưa vào sử dụng hàng hóa đó;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu, tiêu hủy hoặc đình chỉ sử dụng vĩnh viễn.
Điều 17. Tổ chức đánh giá sự phù hợp và đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp
1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có các quyền theo quy định tại Điều 19 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Việc đăng ký lĩnh vực hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp được quy định như sau:
a) Đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, thử nghiệm tại Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp quy tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
c) Đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định tại Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật về thương mại;
d) Đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm định tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ tương ứng với phạm vi quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được phân công.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm định kỳ 6 tháng thông báo danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký về Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổng hợp, công bố công khai danh sách các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Điều 18. Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp
1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Điều 17 Nghị định này được lựa chọn, chỉ định tham gia hoạt động phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc thử nghiệm, giám định, chứng nhận, kiểm định phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công.
Kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thừa nhận trong quá trình kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm công bố công khai danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định và tổ chức đánh giá sự phù hợp có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo quy định khoản 2 Điều 26 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lựa chọn sử dụng.
Điều 19. Chi phí đánh giá sự phù hợp
1. Người sản xuất, kinh doanh phải trả chi phí đánh giá sự phù hợp theo thỏa thuận với tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành rà soát các loại phí liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp phải hủy bỏ. Thời gian thực hiện xong trước ngày 01 tháng 12 năm 2009.
TỔ CHỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 20. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở trung ương là các tổng cục, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
3. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thống nhất với Bộ Nội vụ về biên chế lực lượng kiểm soát viên chất lượng của đơn vị thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được phân công tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ mình, cụ thể trong sản xuất và trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng như sau:
a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này;
b) Đối với hàng hóa trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hàng hóa trong Danh mục quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phạm vi được phân công, cụ thể như sau:
a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 32 Nghị định này;
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có quyền hạn theo quy định tại Điều 46 và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 47 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác tổ chức hoạt động kiểm tra theo lĩnh vực được phân công;
b) Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương thực hiện trực tiếp việc kiểm tra;
d) Tổng hợp, tổng kết tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý để báo cáo Bộ chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định Quy chế kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi được phân công với các cơ quan thanh tra, cơ quan hải quan, công an, quản lý thị trường.
Điều 22. Kiểm soát viên chất lượng
1. Kiểm soát viên chất lượng là ngạch công chức chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc bổ nhiệm, chuyển xếp ngạch công chức kiểm soát viên chất lượng.
Điều 23. Nguồn kinh phí cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Nguồn kinh phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước hằng năm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Các nguồn khác.
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA
Điều 24. Mục đích và điều kiện xét thưởng
1. Giải thưởng chất lượng quốc gia là hình thức tôn vinh, khen thưởng ở cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam ít nhất 3 năm.
2. Giải thưởng chất lượng quốc gia được xét tặng hằng năm.
Điều 25. Hình thức giải thưởng
Giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm:
1. Giải vàng chất lượng quốc gia;
2. Giải bạc chất lượng quốc gia.
Tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được nhận cúp kèm theo giấy chứng nhận.
Điều 26. Nguyên tắc xét thưởng
1. Không phân biệt đối xử giữa các loại hình, quy mô, không hạn chế số lượng các tổ chức, doanh nghiệp tham dự.
2. Việc xét thưởng phải bảo đảm công khai, khách quan và công bằng theo phương pháp chuyên gia đánh giá cho điểm trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 27 Nghị định này.
Giải thưởng chất lượng quốc gia được đánh giá theo các tiêu chí sau đây:
1. Vai trò của lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp;
2. Chiến lược hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp;
3. Chính sách định hướng vào khách hàng và thị trường;
4. Đo lường, phân tích và quản lý tri thức;
5. Quản lý, phát triển nguồn nhân lực;
6. Quản lý quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp;
7. Kết quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
1. Giải thưởng chất lượng quốc gia được xét thưởng thông qua Hội đồng sơ tuyển và Hội đồng quốc gia.
Hội đồng sơ tuyển có từ 7 đến 11 thành viên là đại diện của Sở, Ban, ngành và các tổ chức liên quan. Hội đồng sơ tuyển gồm Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch và các thành viên. Thành viên Hội đồng là những người am hiểu trong lĩnh vực chất lượng và nắm vững các yêu cầu của giải thưởng chất lượng quốc gia.
c) Cơ quan thường trực giải thưởng chất lượng quốc gia là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Kinh phí tổ chức hoạt động của giải thưởng chất lượng quốc gia gồm:
1. Nguồn ngân sách nhà nước;
2. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
3. Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự giải.
Điều 30. Quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải
1. Các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải thưởng chất lượng quốc gia được phép thông báo, tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức giới thiệu khác về đơn vị mình, được sử dụng biểu tượng của giải thưởng chất lượng quốc gia trên sản phẩm, ấn phẩm của tổ chức, doanh nghiệp.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Điều 69 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
b) Quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn trong lĩnh vực được phân công theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Định kỳ sáu tháng, hàng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên phạm vi cả nước.
1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất, cụ thể như sau:
a) Bộ Y tế:
- Y dược cổ truyền; sức khỏe của cộng đồng; vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
- Khám, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng, giải phẫu thẩm mỹ;
- Thuốc, mỹ phẩm;
- Trang thiết bị, công trình y tế.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi;
- Sản phẩm, dịch vụ trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản muối;
- Phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật;
- Công trình thủy lợi, đê điều;
- Dụng cụ đánh bắt thủy sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thủy sản.
c) Bộ Giao thông vận tải
- Các loại phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải;
- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không;
- Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải.
- Công trình xây dựng dân dụng, nhà ở và công sở;
- Vật liệu xây dựng;
- Kiến trúc, quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, quy hoạch xây dựng các cửa khẩu biên giới quốc tế quan trọng;
- Hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.
- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;
- Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
- Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật;
- Dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại;
- Thương mại điện tử.
e) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động;
- Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;
- Các công trình vui chơi công cộng;
- Dịch vụ trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội.
g) Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Sản phẩm báo chí; xuất bản, bưu chính và chuyển phát;
- Thiết bị viễn thông, công trình viễn thông;
- Mạng lưới, công trình, sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin;
- Tần số vô tuyến điện và thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện;
- Dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.
h) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Tài nguyên, khoáng sản;
- Khí tượng thủy văn;
- Đo đạc bản đồ;
- Dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
i) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên;
- Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;
- Dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
k) Bộ Tài chính: các sản phẩm liên quan đến dự trữ quốc gia, kinh doanh xổ số, hoạt động chứng khoán; dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế, thẩm định giá, hải quan.
l) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Ấn phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật;
- Công trình thể thao; trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao.
m) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: tiền tệ, hoạt động ngân hàng, các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.
n) Bộ Quốc phòng: phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
o) Bộ Công an: phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
p) Bộ Khoa học và Công nghệ: thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; các nguồn phóng xạ; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác, trừ các sản phẩm đã nêu tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o của khoản này và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia.
4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ về cơ quan chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Định kỳ hàng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của mình để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Trong trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp về lĩnh vực được phân công giữa các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc xuất hiện các lĩnh vực mới theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
a) Ban hành các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của địa phương;
b) Tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý;
c) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của địa phương;
d) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
đ) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
e) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;
g) Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa theo thẩm quyền;
c) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại địa phương;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
c) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa địa phương
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý.
2. Chủ động tổ chức và thực hiện việc kiểm tra và xử lý các vấn đề về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp, báo cáo về việc kiểm tra gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp
2. Công chức trong các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho đến khi được bổ nhiệm, chuyển xếp vào ngạch kiểm soát viên chất lượng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và những quy định trước đây trái với Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decree No. 179/2004/ND-CP of October 21, 2004, providing for state management over product and goods quality
- 2Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 amending and supplementing of the Decree 132/2008/ND-CP providing specific guidance on enforcement of the Law on the Quality of Products and Goods
- 3Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 09, 2018 amending, supplementing and repealing certain regulations on investment and business conditions in sectors under management of Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspections
- 4Decree No. 85/2019/ND-CP dated November 14, 2019 prescribing handling of administrative procedures via National Single Window and ASEAN Single Window and specialized inspection for exports and imports
- 5Decree No. 85/2019/ND-CP dated November 14, 2019 prescribing handling of administrative procedures via National Single Window and ASEAN Single Window and specialized inspection for exports and imports
- 1Circular No. 36/2019/TT-BCT dated November 29, 2019 on management of quality of products and goods under the management of the Ministry of Industry and Trade
- 2Circular No. 04/2018/TT-BTTTT dated May 08, 2018 List of potentially unsafe commodities under the management of the Ministry of Information and Communications
- 3Circular No. 27/2017/TT-BNNPTNT dated December 25, 2017 guidance on inspection of food safety and quality of imported salt
- 4Circular No. 07/2017/TT-BKHCN dated June 16, 2017 on amendments to Circular No. 27/2012/TT-BKHCN on statutory inspection of imported good quality under the management of the Ministry of Science and Technology
- 5Circular No. 42/2016/TT-BTTTT dated December 26, 2016, on the list of potentially unsafe goods and products under the management of the Ministry of information and communications
- 6Circular No. 34/2014/TT-BNNPTNT dated October 31, 2014, guiding the quality inspection of imported salt
- 7Circular No. 26/2013/TT-BKHCN dated November 15, 2013, regulations on requirements, and procedures for designation of foreign conformity assessment bodies to assess conformity of products and goods in accordance with national technical regulation issued by Ministry of Science and technology
- 8Circular No. 26/2012/TT-BKHCN of December 12, 2012, on the state inspection of quality of goods in circulation
- 9Circular No. 27/2012/TT-BKHCN of December 12, 2012, on the state inspection of quality of imported goods under the management of the Ministry of Science and Technology
- 10Circular No. 07/2012/TT-BKHCN of April 02, 2012, amending and supplementing clause 2 article 7 of Circular No.17/2011/TT-BKHCN, of june 30, 2011 of the Minister of Science and Technology stipulating on national quality award
- 11Circular No. 10/2011/TT-BKHCN of June 30, 2011, amending and supplementing a number of provisions of the Circular No. 08/2009/TT-BKHCN, of April 08, 2009 of the Minister of Science and Technology guiding on the requirements, order and procedures for registration of field of conformity assessment operation
- 12Circular No. 11/2011/TT-BKHCN of June 30, 2011, June 30, 2011, on amendments and supplements of a number of provisions of Circular No.09/2009/TT-BKHCN dated April 08, 2009 of minister of science and technology guiding on the requirements and order and procedures for appointment of organizations of conformity assessment
- 13Circular No. 17/2011/TT-BKHCN of June 30, 2011, regulations on national quality award
- 14Circular No. 13/2010/TT-BKHCN of July 30, 2010, on amending and supplementing a number of provisions of the circular No.17/2009/TT-BKHCN of June 18, 2009 and the Circular No.01/2007/TT-BKHCN of February 14, 2007
- 15Circular No. 03/2010/TT-BLDTBXH of January 19, 2010, promulgating a list of group-2 products and goods and guiding the order of, procedures for, and contents of, quality inspection of products and goods in production
- 16Circular No. 17/2009/TT-BKHCN of June 18, 2009, guiding the state quality inspection of imported goods under the management by the Ministry of Science and Technology
- 17Circular No. 08/2009/TT-BKHCN of April 08, 2009, guidance on the requirements and order and procedures for registration of field of conformity assessment operation
- 18Circular No.09/2009/TT-BKHCN of April 08, 2009, providing guidance on the requirements and procedure for designation of conformity assessment bodies
- 19Law No. 05/2007/QH12 of November 21, 2007, on product and goods quality.
Decree No. 132/2008/ND-CP of December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and Goods Quality.
- Số hiệu: 132/2008/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2008
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực