Hệ thống pháp luật

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN ĐƯỜNG SẮT
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 136/HD–CĐĐS

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2010

 

HƯỚNG DẪN

VỀ PHÂN LOẠI UỶ BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN

Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Quy chế hoạt động của Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và hướng dẫn số 303/HD- UBKT ngày 2/3/2010 Về phân loại Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn của Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn.

Để có cơ sở đánh giá tình hình tổ chức, hoạt động hàng năm, Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn Đường sắt Việt Nam quy định thực hiện việc phân loại Uỷ ban Kiểm tra của Công đoàn các cấp như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích của việc phân loại

- Phân loại Uỷ ban Kiểm tra nhằm để đánh giá thực chất tình hình tổ chức, hoạt động Uỷ ban Kiểm tra công đoàn các cấp.

- Thông qua việc phân loại, giúp cho Uỷ ban Kiểm tra công đoàn các cấp rút kinh nghiệm, phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, thiếu sót trong quá trình xây dựng tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

2. Yêu cầu của phân loại:

Hàng năm, Ủy ban Kiểm tra của Công đoàn các cấp tự đánh giá phân loại vào dịp cuối năm. Thực hiện việc phân loại phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cấp trên trực tiếp kiểm tra xem xét, thẩm định việc phân loại Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cấp dưới.

3. Phạm vi, đối tượng phân loại:

Đối tượng phân loại là Ủy ban kiểm tra của Công đoàn.

Phạm vi áp dụng đối với Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên.

II- TIÊU CHUẨN, THANG ĐIỂM, CÁCH CHO ĐIỂM TỪNG TIÊU CHUẨN

1. Tiêu chuẩn để đánh giá phân loại:

Tiêu chuẩn 1: Về tổ chức hoạt động của Ủy ban Kiểm tra;

Tiêu chuẩn 2: Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn đối với công đoàn cùng cấp và cấp dưới;

Tiêu chuẩn 3: Kiểm tra Công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn;

Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và cấp dưới;

Tiêu chuẩn 5: Giúp cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ: giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn; tham gia với cơ quan chức năng Nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, CNVCLĐ theo quy định của pháp luật.

2. Thang điểm:

Thang điểm để chấm điểm là 100 điểm.

( Có Tiêu chuẩn và thang điểm kèm theo)

3. Cách chấm điểm từng tiêu chuẩn:

3.1 - Căn cứ vào tiêu chuẩn và thang điểm, tập thể Ủy ban Kiểm tra tự đánh giá, chấm điểm đối với từng nội dung tiêu chuẩn, nếu thực hiện tốt, có hiệu quả thiết thực thì có thể chấm điểm đạt tối đa so với điểm chuẩn, nếu thực hiện chưa tốt thì tùy theo mức độ thực hiện từng nội dung của tiêu chuẩn để chấm điểm, tương ứng với kết quả thực hiện ( ngoại trừ một số nội dung quy định tại điểm 3.2)

3.2 - Trường hợp vì lý do khách quan mà không thuộc trách nhiệm phải thực hiện nội dung tiêu chuẩn như: cả năm không có dấu hiệu vi phạm (đối với tiêu chuẩn 3), không có khiếu nại tố cáo (đối với tiêu chuẩn 5), công đoàn cơ sở không có đơn vị cấp dưới để kiểm tra thì vẫn được chấm điểm tối đa theo điểm chuẩn của nội dung tiêu chuẩn đó.

III- PHÂN LOẠI VÀ KHEN THƯỞNG

1. Thời gian làm căn cứ phân loại:

Thời gian hoạt động của Ủy ban Kiểm tra làm căn cứ thực hiện phân loại là một năm (12 tháng). Trường hợp tính đến tháng 12 trong năm, Ủy ban Kiểm tra mới tổ chức, hoạt động được từ 9 tháng trở lên thì cũng được tính là một năm để phân loại. Đối với Ủy ban Kiểm tra mới được bầu lại chưa đủ 9 tháng thì được kế thừa cả thời gian hoạt động trước đó trong năm của Ủy ban Kiểm tra khóa trước tính vào thời gian hoạt động để phân loại.

2. Phân loại:

Trên cơ sở tổng số điểm đạt được của các tiêu chuẩn, tập thể Ủy ban Kiểm tra tự xếp vào một trong 5 loại Ủy ban Kiểm tra:

Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu.

2.1 - Tổng số 5 tiêu chuẩn đạt 96 điểm trở lên, xếp Uỷ ban Kiểm tra loại xuất sắc.

2.2 - Tổng số 5 tiêu chuẩn đạt 90 đến 95 điểm, xếp Uỷ ban Kiểm tra loại tốt.

2.3 - Tổng số 5 tiêu chuẩn đạt 70 đến 89 điểm, xếp Uỷ ban Kiểm tra loại khá.

2.4 - Tổng số 5 tiêu chuẩn đạt 50 đến 69 điểm, xếp Uỷ ban Kiểm tra loại trung bình.

2.2 Tổng số 5 tiêu chuẩn đạt dưới 50 điểm, xếp Uỷ ban Kiểm tra loại yếu.

3. Khen thưởng

Đối với những Uỷ ban Kiểm tra đạt loại xuất sắc và những cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong tập thể Uỷ ban kiểm tra xuất sắc được đề nghị Công đoàn cùng cấp hoặc Ủy ban Kiểm tra cấp trên xem xét, đề nghị khen thưởng theo Quy định.

 Trên đây là Quy định hướng dẫn phân loại Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn, của Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn Đường sắt. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Uỷ ban kiểm tra Công đoàn các cấp báo cáo với Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn Đường sắt để xem xét, giải quyết.

Thời gian để tính chấm điểm từ 30/11 năm trước đến 30/11 năm tiếp theo. Ủy ban Kiểm tra các Công đoàn cấp trên cơ sở, Công đoàn cơ sở trực thuộc có trách nhiệm tập hợp báo cáo phân loại UBKT cùng với báo cáo tổng hợp chung của công đoàn cấp trên cơ sở và cơ sở về Công đoàn Đường sắt./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy viên BCH CĐĐS
- Ủy viên UBKT CĐĐS
- UBKT CĐ cấp trên cơ sở, CĐ cơ sở
- Lưu VP và UBKT CĐ ĐS
- TriỂN khai trên Web CĐĐS

TL. BAN THƯỜNG VỤ
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KIỂM TRA




Lê Đức Dương

 

TIÊU CHUẨN VÀ THANG ĐIỂM

( Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 136 /HD – CĐĐS ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Đường sắt Việt Nam)

Nội dung tiêu chuẩn

Điểm chuẩn

Tiêu chuẩn 1

20 Điểm

1. Xây dựng kịp thời và triển khai thực hiện quy chế hoạt động UBKT nhiệm kỳ;

4

2. Xây dựng kế hoach và chương trình hoạt động UBKT trong năm; chỉ đạo kịp thời và có hiệu quả hoạt động Ủy ban Kiểm tra.

4

3. Thực hiện chế độ sinh hoạt Ủy ban Kiểm tra đảm bảo theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn; tham dự đầy đủ các cuộc họp do Ban Chấp hành, ban Thường vụ triệu tập.

3

4. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp;

3

5. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời với Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp;

3

5. Tổ chức thực hiện có chất lượng việc bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra đối với Ủy viên Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp mình và Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra công đoàn cấp dưới; hoặc cử cán bộ kiểm tra đi bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đối với cấp cơ sở.

3

Tiêu chuẩn 2

20 Điểm

1. Triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn.

3

2. Theo dõi việc chấp hành Điều lệ Công đoàn và tổ chức thực hiện việc kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn ở cùng cấp đảm bảo chất lượng ( Một nhiệm kỳ kiểm tra ít nhất 1 lần);

6

3. Thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn đối với cấp dưới bảo đảm chất lượng ( công đoàn cấp trên trực tiếp của CĐCS kiểm tra ít nhất 50%, trường hợp đơn vị cấp dưới trục tiếp);

7

4. Theo dõi, giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra; quản lý và lưu giữ hồ sơ các cuộc kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn theo quy định.

4

Tiêu chuẩn 3

10 Điểm

1. Chủ động tìm hiểu, phát hiện dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

2

2. Thực hiện kiểm tra kịp thời khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn ở cùng cấp.

3

3. Thực hiện kiểm tra kịp thời khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn ở cấp dưới.

3

4. Theo dõi, giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra; quản lý và lưu giữ hồ sơ các cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm theo quy định.

2

Tiêu chuẩn 4

30 Điểm

1. Thực hiện việc kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn ở cùng cấp đảm bảo chất lượng.

7

2. Thực hiện tốt kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế cấp dưới đảm bảo chất lượng ( công đoàn cấp trên trực tiếp của CĐCS kiểm tra ít nhất 50%, trường hợp đơn vị cấp dưới trực tiếp);

8

3. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc lập dự toán, quyết toán ngân sách công đoàn hàng năm của đơn vị ( chú ý tổng hợp dự toán, quyết toán của công đoàn cấp dưới);

4

4. Kiểm tra đột xuất quỹ tiền mặt của công đoàn cùng cấp (ít nhất 2 lần/năm).

3

5. Kiểm tra đột xuất quỹ tiền mặt của công đoàn cấp dưới (ít nhất 30% đơn vị cấp dưới trục tiếp).

3

6. Theo dõi giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; quản lý và lưu giữ hồ sơ các cuộc kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính, tài sản theo quy định.

5

Tiêu chuẩn 5

20 Điểm

1. Xây dựng được nội quy tiếp, lịch tiếp và thực hiện thường xuyên việc tiếp đoàn viên, người lao động;

4

2. Giải quyết kịp thời và dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn;

6

3. Chủ động tham gia, giám sát giải quyết có hiệu qủa các đơn thư thuộc thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động;

6

4. Đôn đốc, hướng dẫn kịp thời công tác giải quyết và tham gia giải quyết đơn thư KNTC; quản lý và lưu giữ hồ sơ KNTC theo quy định

4

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hướng dẫn 136/HD-CĐĐS về phân loại Ủy ban Kiểm tra Công đoàn do Công đoàn Đường sắt Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 136/HD-CĐĐS
  • Loại văn bản: Hướng dẫn
  • Ngày ban hành: 10/06/2010
  • Nơi ban hành: Công đoàn Đường sắt Việt Nam
  • Người ký: Lê Đức Dương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản