Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1305/HD-TLĐ | Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2017 |
HƯỚNG DẪN
THU KINH KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN KHU VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH QUA TÀI KHOẢN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM.
- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012;
- Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
- Căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn;
- Căn cứ Quy chế phối hợp số 480/QCPH-TLĐ-VIETINBANK ngày 24/09/2016 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã triển khai xây dựng phần mềm thu kinh phí công đoàn của các đơn vị sản xuất kinh doanh qua Tài khoản của Tổng Liên đoàn mở tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức thực hiện như sau:
I. Cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xây dựng phần mềm phục vụ cho việc thu, quản lý và chuyển trả nguồn kinh phí công đoàn của các đơn vị sản xuất kinh doanh cho các cấp công đoàn.
- Thực hiện việc thu kinh phí qua tài khoản như sau:
Tên Tài khoản nhận kinh phí công đoàn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Số Tài khoản: 117001366668
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Thực hiện cấp trả cho công đoàn cơ sở khi doanh nghiệp, đơn vị thực hiện đóng kinh phí công đoàn (theo chế độ 24h kể từ khi doanh nghiệp, đơn vị nộp kinh phí công đoàn).
- Hàng tháng cấp trả phần kinh phí cấp trên được sử dụng cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và phần kinh phí công đoàn thu từ các doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn.
- Phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chỉ đạo các chi nhánh trên toàn quốc triển khai việc thu kinh phí công đoàn.
II. LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Chủ động lựa chọn chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản của đơn vị mình. Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản cho các công đoàn cơ sở thuộc cấp mình quản lý tài chính cho phù hợp (VietinBank cấp số tài khoản cho các đơn vị, các đơn vị hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản khi thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền đi).
- Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương tiến hành nhập danh sách các doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn và doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) cũng như các đơn vị được cấp trả kinh phí công đoàn phải đảm bảo đầy đủ dữ liệu: Mã số thuế của Doanh nghiệp nộp, số Tài khoản của Công đoàn cơ sở, số tiền phải đóng kinh phí công đoàn trong năm.
- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện và cấp trên trực tiếp cơ sở triển khai việc đóng kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn tới các doanh nghiệp, đơn vị thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn.
- Hàng tháng cấp trả phần kinh phí cho Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện và cấp trên trực tiếp cơ sở theo phân phối nguồn thu tại đơn vị. Khi nhận được phần kinh phí công đoàn của doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn thực hiện chi cho người lao động tại doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn.
- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện; cấp trên trực tiếp cơ sở; công đoàn cơ sở đôn đốc doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn và Thông báo tới các doanh nghiệp, đơn vị thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn do cấp mình quản lý.
III. Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Chủ động lựa chọn chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản của đơn vị mình. Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản cho các công đoàn cơ sở thuộc cấp mình quản lý tài chính cho phù hợp (VietinBank cấp số tài khoản cho các đơn vị, các đơn vị hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản khi thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền đi).
- Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương tiến hành nhập danh sách các doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn và doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) cùng như các đơn vị được cấp trả kinh phí công đoàn phải đảm bảo đầy đủ dữ liệu: Mã số thuế của Doanh nghiệp nộp, Số Tài khoản của Công đoàn cơ sở, số tiền phải đóng kinh phí công đoàn trong năm.
- Khi nhận được phần kinh phí công đoàn của doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện chi cho người lao động tại doanh nghiệp, đơn vị nộp kinh phí công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn.
- Chỉ đạo Công đoàn cơ sở đôn đốc doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn và Thông báo tới các doanh nghiệp, đơn vị thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn do cấp mình quản lý.
IV. Công đoàn Cấp cơ sở.
- Cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết để tiến hành mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Cung cấp các dữ liệu cần thiết cho Công đoàn cấp trên trực tiếp để tiến hành khai báo dữ liệu cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Mã số thuế của Doanh nghiệp nộp, Số Tài khoản của Công đoàn cơ sở, số tiền phải đóng kinh phí công đoàn trong năm.
- Căn cứ vào số kinh phí Công đoàn phải đóng, Công đoàn cơ sở đôn đốc Chủ doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn theo Thông báo của Công đoàn cấp trên.
Trên cơ sở hướng dẫn này, các cấp công đoàn chủ động triển khai, thực hiện kể từ ngày ban hành hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đơn vị báo cáo về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tài chính) để được chỉ đạo, hướng dẫn./.
| TL. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
- 1Quy định 1314/2000/QĐ-TLĐ về thưởng, phạt thu - nộp kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Công văn 1232/TLĐ năm 2017 về hướng dẫn hạch toán số kinh phí phải thu, phải nộp và kinh phí tiết giảm tại công đoàn các cấp trên cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3Công văn 9213/VPCP-ĐMDN năm 2017 báo cáo sản xuất kinh doanh 6 tháng 2017 và kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 808/TLĐ năm 2020 về việc bổ sung đối tượng không phải đóng đoàn phí công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Hướng dẫn 09/HD-TLĐ năm 2020 về thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 6Công văn 1604b/TLĐ năm 2021 về chi kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 7Công văn 2059/TLĐ năm 2021 về lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 8Hướng dẫn 85/HD-TLĐ năm 2023 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 1Quy định 1314/2000/QĐ-TLĐ về thưởng, phạt thu - nộp kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Luật Công đoàn 2012
- 3Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
- 4Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Công văn 1232/TLĐ năm 2017 về hướng dẫn hạch toán số kinh phí phải thu, phải nộp và kinh phí tiết giảm tại công đoàn các cấp trên cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 6Công văn 9213/VPCP-ĐMDN năm 2017 báo cáo sản xuất kinh doanh 6 tháng 2017 và kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 808/TLĐ năm 2020 về việc bổ sung đối tượng không phải đóng đoàn phí công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 8Hướng dẫn 09/HD-TLĐ năm 2020 về thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 9Công văn 1604b/TLĐ năm 2021 về chi kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 10Công văn 2059/TLĐ năm 2021 về lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 11Hướng dẫn 85/HD-TLĐ năm 2023 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ năm 2017 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
- Số hiệu: 1305/HD-TLĐ
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 15/08/2017
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Phan Văn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra