Hệ thống pháp luật

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1295/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2019

 

HƯỚNG DẪN

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

Căn cứ Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị Quy định về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị và Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, như sau:

Phần thứ nhất

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đánh giá, xếp loại chất lượng của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhằm tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động; khắc phục hạn chế, yếu kém trong công tác chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở (CĐCS).

2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được tiến hành hằng năm và phải công khai kết quả tới CĐCS trực thuộc.

3. Nội dung, tiêu chí đánh giá công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện phương châm “Hướng về cơ sở và người lao động”; phương pháp, quy trình các bước đánh giá, xếp loại phải thuận tiện, dễ thực hiện.

4. Kết quả đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là căn cứ để đánh giá, xếp loại ban thường vụ công đoàn cùng cấp hằng năm trong thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền được giao.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

1. Đối tượng: Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam.

2. Điều kiện: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sau khi thành lập mới đã hoạt động đủ 12 tháng trở lên; hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất đã hoạt động đủ 06 tháng trở lên.

III. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

1. Đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn).

2. Bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, trung thực, khách quan, toàn diện, công bằng, phù hợp với đặc thù của loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tự đánh giá, chấm điểm và xếp loại, có tham khảo, tiếp thu ý kiến của đoàn viên, cán bộ công đoàn. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương trực tiếp thẩm định, đánh giá, quyết định xếp loại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc.

4. Thực hiện hằng năm, thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.

Phần thứ hai

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

I. LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS và người lao động

1.1. Thực hiện thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT; thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp khám, chăm sóc sức khỏe đoàn viên và người lao động.

1.2. Phối hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị người lao động; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

1.3. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở những doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức CĐCS theo quy định của pháp luật.

1.4. Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của CĐCS; triển khai đánh giá, xếp loại CĐCS có hiệu quả.

1.5. Tuyên truyền vận động và hỗ trợ người lao động gia nhập, thành lập CĐCS và hướng dẫn xây dựng CĐCS vững mạnh; thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên; hỗ trợ CĐCS trong công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho cấp ủy đảng bồi dưỡng, kết nạp.

1.6. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo quy định; hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động, khởi kiện nợ đọng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.

2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác năm

2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác theo yêu cầu nhiệm vụ, có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.

2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

2.3. Có 80% trở lên số CĐCS trong khu vực nhà nước và 55% trở lên số CĐCS ở ngoài khu vực nhà nước đạt “Công đoàn cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý (có chương trình và nội dung cụ thể).

2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của công đoàn cùng cấp; thực hiện đánh giá, xếp loại tổ chức theo quy định.

2.6. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra công đoàn. Thực hiện kiểm tra cùng cấp về công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn tại đơn vị.

2.7. Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên; có kế hoạch thu tài chính công đoàn và đạt kế hoạch thu từ 60% trở lên của các đơn vị chứa có CĐCS.

2.8. Có 85% trở lên công đoàn cơ sở trực thuộc có báo cáo dự toán và 85% quyết toán tài chính công đoàn; không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công đoàn.

2.9. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do chuyên môn đồng cấp, hoặc các tổ chức khác phát động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

2.10. Tổ chức tư vấn pháp luật cho đoàn viên và người lao động thuộc phạm vi quản lý liên quan đến thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật, khi có yêu cầu.

2.11. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên và người lao động, thực hiện chương trình phúc lợi đoàn viên hiệu quả.

2.12. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động

3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện các quy chế phối hợp hoạt động giữa liên đoàn lao động địa phương với công đoàn ngành địa phương, chính quyền đồng cấp và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong địa bàn.

3.2. Có từ 70% trở lên số CĐCS doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT, trong đó có 45% đạt loại B trở lên.

3.3. Có 95% trở lên số cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị người lao động theo quy định.

3.4. Đề xuất và phối hợp với chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước đồng cấp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động; giải quyết kịp thời tranh chấp lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

II. CÔNG ĐOÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ, KHU CHẾ XUẤT

1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS và người lao động trong các hoạt động sau

1.1. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp thực hiện thương lượng tập thể; xây dựng, ký kết và phối hợp thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.

1.2. Phối hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị người lao động; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

1.3. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở những doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức CĐCS theo quy định của pháp luật.

1.4. Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp khám, chăm sóc sức khỏe đoàn viên và người lao động.

1.5. Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của CĐCS; hướng dẫn xây dựng, đánh giá, xếp loại CĐCS có hiệu quả.

1.6. Tuyên truyền vận động và hỗ trợ đoàn viên và người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn; thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên; hỗ trợ CĐCS trong công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho cấp ủy đảng bồi dưỡng, kết nạp.

1.7. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo quy định; hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết nợ đọng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.

2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác

2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công theo yêu cầu nhiệm vụ, có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.

2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

2.3. Có 80% trở lên số CĐCS trong khu vực nhà nước và 55% trở lên số CĐCS ở ngoài khu vực nhà nước đạt “Công đoàn cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý (có chương trình và nội dung cụ thể).

2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của công đoàn cùng cấp; thực hiện đánh giá, xếp loại tổ chức theo quy định.

2.6. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra công đoàn. Thực hiện kiểm tra cùng cấp về công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn tại đơn vị.

2.7. Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên; có xây dựng kế hoạch thu tài chính công đoàn và đạt kế hoạch thu từ 60% trở lên của các đơn vị chưa có CĐCS.

2.8. Có 85% trở lên CĐCS trực thuộc có báo cáo dự toán và 85% quyết toán tài chính công đoàn; không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công đoàn.

2.9. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do chuyên môn đồng cấp, hoặc các tổ chức khác phát động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

2.10. Tổ chức tư vấn pháp luật cho đoàn viên và người lao động thuộc phạm vi quản lý liên quan đến thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật khi có yêu cầu.

2.11. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên và người lao động, thực hiện chương trình phúc lợi đoàn viên hiệu quả.

2.12. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động

3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện các quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác và quy chế phối hợp với Ban quản lý.

3.2. Có từ 70% trở lên số CĐCS doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT, trong đó có 45% đạt loại B trở lên.

3.3. Có 95% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 60% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức hội nghị người lao động; từ 90% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.

3.4. Đề xuất và phối hợp với chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước đồng cấp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động; giải quyết kịp thời tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

III. CÔNG ĐOÀN NGÀNH ĐỊA PHƯƠNG

1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS và người lao động

1.1. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp thực hiện thương lượng tập thể; xây dựng, ký kết và phối hợp thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.

1.2. Phối hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị người lao động; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

1.3. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở những doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức CĐCS theo quy định của pháp luật.

1.4. Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp khám, chăm sóc sức khỏe đoàn viên và người lao động.

1.5. Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của CĐCS; triển khai đánh giá, xếp loại CĐCS có hiệu quả.

1.6. Tuyên truyền vận động và hỗ trợ đoàn viên và người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn; hướng dẫn xây dựng CĐCS vững mạnh; thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên; hỗ trợ CĐCS trong công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho cấp ủy đảng bồi dưỡng, kết nạp.

1.7. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo quy định; hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động, khởi kiện nợ đọng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.

2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác

2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác theo yêu cầu nhiệm vụ, có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.

2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

2.3. Có 80% trở lên số CĐCS trong khu vực nhà nước và 55% trở lên số CĐCS ở ngoài khu vực nhà nước đạt “Công đoàn cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý cho cán bộ công đoàn tham gia ban chấp hành lần đầu và theo chuyên đề (có chương trình và nội dung cụ thể).

2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của công đoàn cùng cấp; thực hiện đánh giá, xếp loại tổ chức theo quy định.

2.6. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra công đoàn. Thực hiện kiểm tra cùng cấp về công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn tại đơn vị.

2.7. Có xây dựng và thực hiện hoàn thành kế hoạch thu tài chính; hoàn thành chỉ tiêu nộp tài chính lên công đoàn cấp trên.

2.8. Có 85% trở lên công đoàn cơ sở trực thuộc có báo cáo dự toán và 85% quyết toán tài chính công đoàn; không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công đoàn.

2.9. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do chuyên môn đồng cấp, hoặc các tổ chức khác phát động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

2.10. Tổ chức tư vấn pháp luật cho đoàn viên và người lao động thuộc phạm vi quản lý liên quan đến thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật khi có yêu cầu.

2.11. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên và người lao động, thực hiện chương trình phúc lợi đoàn viên hiệu quả.

2.12. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động thuộc ngành

3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện các quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn ngành địa phương với liên đoàn lao động địa phương và quy chế phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp.

3.2. Có từ 70% trở lên số CĐCS doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT, trong đó có 45% đạt loại B trở lên.

3.3. Có 95% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 60% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức hội nghị người lao động; từ 90% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.

3.4. Đề xuất và phối hợp với chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước đồng cấp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động; giải quyết kịp thời tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

IV. CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY

1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS và người lao động

1.1. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp thực hiện thương lượng tập thể; xây dựng, ký kết và phối hợp thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.

1.2. Phối hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị người lao động; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

1.3. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở những doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức CĐCS theo quy định của pháp luật.

1.4. Thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động; phối hợp khám, chăm sóc sức khỏe đoàn viên và người lao động.

1.5. Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của CĐCS; triển khai đánh giá, xếp loại CĐCS có hiệu quả.

1.6. Tuyên truyền vận động và hỗ trợ đoàn viên và người lao động gia nhập tổ chức công đoàn; hướng dẫn xây dựng CĐCS vững mạnh; thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên; hỗ trợ CĐCS trong công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho cấp ủy đảng bồi dưỡng, kết nạp.

1.7. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo quy định; hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động, khởi kiện nợ đọng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.

2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác

2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác theo yêu cầu nhiệm vụ, có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.

2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

2.3. Có 80% trở lên số CĐCS trong khu vực nhà nước và 55% trở lên số CĐCS ở ngoài khu vực nhà nước đạt “Công đoàn cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý cho cán bộ công đoàn tham gia ban chấp hành lần đầu và theo chuyên đề (có chương trình và nội dung cụ thể).

2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của công đoàn cùng cấp; thực hiện đánh giá, xếp loại tổ chức theo quy định.

2.6. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra công đoàn. Thực hiện kiểm tra cùng cấp về công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn tại đơn vị.

2.7. Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên; Có xây dựng kế hoạch thu tài chính công đoàn và đạt kế hoạch thu từ 80% trở lên của các đơn vị chưa có CĐCS.

2.8. Có 85% trở lên CĐCS trực thuộc có báo cáo dự toán và 85% quyết toán tài chính công đoàn; không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công đoàn.

2.9. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do chuyên môn đồng cấp, hoặc các tổ chức khác phát động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

2.10. Tổ chức tư vấn pháp luật cho đoàn viên và người lao động thuộc phạm vi quản lý liên quan đến thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật khi có yêu cầu.

2.11. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên và người lao động, thực hiện chương trình phúc lợi đoàn viên hiệu quả.

2.12. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động

3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện các quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn tổng công ty với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác và chuyên môn đồng cấp.

3.2. Có từ 70% trở lên số CĐCS doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT, trong đó có 45% đạt loại B trở lên.

3.3. Có 95% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 60% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức hội nghị người lao động; từ 90% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.

3.4. Đề xuất và phối hợp với chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước đồng cấp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động; giải quyết kịp thời tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

V. CÔNG ĐOÀN CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ ĐẶC THÙ KHÁC

1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS và người lao động

1.1. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức được hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị người lao động.

1.2. Xây dựng và thực hiện đầy đủ nội dung các chương trình, kế hoạch công tác, quy chế nội bộ của CĐCS; cơ chế phối hợp tạo điều kiện, động viên đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

1.3. Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn và tự xếp loại CĐCS theo quy định; quản lý đoàn viên, cán bộ công đoàn và biện pháp tập hợp ý kiến, giải quyết nguyện vọng, bức xúc của đoàn viên, người lao động; hỗ trợ CĐCS trong công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho cấp ủy đảng bồi dưỡng, kết nạp.

1.4. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính, công đoàn theo quy định.

2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương, trình kế hoạch công tác

2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác theo yêu cầu nhiệm vụ, có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.

2.2. Có Kế hoạch phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh, thực hiện công tác tổ chức cán bộ; thực hiện tốt công tác quản lý CĐCS, cán bộ, đoàn viên công đoàn. Đánh giá, xếp loại tổ chức, cá nhân đúng quy định.

2.3. Có kế hoạch và triển khai phối hợp giữa công đoàn và các bộ, ban, ngành tham gia xây dựng chính sách, pháp luật nhà nước có liên quan.

2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn (có nội dung cụ thể).

2.5. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra công đoàn. Thực hiện kiểm tra cùng cấp về công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn tại đơn vị.

2.6. Có 95% trở lên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đoàn viên công đoàn và 80% trở lên số CĐCS đạt “Công đoàn cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

2.7. Có 85% trở lên CĐCS trực thuộc có báo cáo dự toán và 85% quyết toán tài chính công đoàn; không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công đoàn. Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên và sử dụng tài chính công đoàn.

2.8. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

2.9. Tổ chức tư vấn pháp luật cho đoàn viên và người lao động thuộc phạm vi quản lý liên quan đến thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật khi có yêu cầu.

2.10. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động

3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn với cơ quan chuyên môn đồng cấp.

3.2. Có 98% cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị người lao động.

3.3. Phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp triển khai tới đoàn viên và người lao động các các cuộc vận động xã hội, các hoạt động từ thiện tại cơ quan, đơn vị.

3.4. Tham gia với cấp ủy Đảng về công tác quản lý, lãnh đạo cơ quan về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động; đề xuất và phối hợp với chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở trực thuộc cơ quan Trung ương quản lý.

Phần thứ ba

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

I. CƠ CẤU THANG ĐIỂM

Căn cứ mục đích, yêu cầu và nội dung các nhóm tiêu chí đánh giá, xếp loại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, thống nhất thang điểm gồm 100 điểm, phân bổ như sau:

1. Nhóm tiêu chí 1: Khung điểm tối đa 40 điểm.

2. Nhóm tiêu chí 2: Khung điểm tối đa 40 điểm.

3. Nhóm tiêu chí 3: Khung điểm tối đa 15 điểm.

4. Nhóm tiêu chí điểm thưởng: Khung điểm tối đa 05 điểm.

II. XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

Chất lượng hoạt động của cấp trên trực tiếp cơ sở được xếp 4 loại như sau:

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

Là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được chọn từ các đơn vị xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ với số lượng không quá 20% số được xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đạt loại Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ thuộc đối tượng xét đề nghị khen thưởng.

2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ:

Có tổng số điểm từ 80 điểm trở lên.

3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành nhiệm vụ:

Có tổng số điểm từ 50 điểm đến dưới 80 điểm.

4. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không hoàn thành nhiệm vụ:

Có tổng số điểm dưới 50 điểm.

III. CÁCH CHẤM ĐIỂM

Các nội dung tiêu chuẩn quy định tại Hướng dẫn này đều được xây dựng biểu điểm với số điểm tối đa theo quy định về thang điểm. Căn cứ mức độ kết quả đạt được của từng nội dung để tính điểm, kết quả đạt đến đâu thì chấm điểm tương ứng.

1. Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương xây dựng bảng chấm điểm chi tiết theo từng nội dung trong nhóm tiêu chí tại Hướng dẫn này với biểu điểm tối đa trong thang điểm, làm căn cứ chấm điểm, đánh giá, xếp loại.

2. Điểm thưởng chỉ dành để khuyến khích, động viên công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có những thành tích đặc biệt xuất sắc.

3. Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc diện phải đánh giá, xếp loại mà không thực hiện đánh giá, xếp loại thì công đoàn cấp trên xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

4. Nhóm tiêu chí điểm thưởng trên cơ sở kết quả thực hiện đặc biệt xuất sắc các chỉ tiêu về thu tài chính; phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; đổi mới nội dung, phương thức hỗ trợ, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động CĐCS; về chất lượng quy chế phối hợp; công tác phối hợp triển khai tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị người lao động, đối thoại, thương lượng, xây dựng, thực hiện thỏa ước lao động tập thể...

IV. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở căn cứ bảng chấm điểm của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn ngành Trung ương và tương đương tự đánh giá, chấm điểm, xếp loại và lập hồ sơ (trong đó có bảng tự chấm điểm, đánh giá, xếp loại) gửi về công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý xem xét và quyết định.

2. Ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý thẩm định, xem xét đánh giá, xếp loại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và ra quyết định đánh giá, xếp loại.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

1. Đầu năm xây dựng kế hoạch, chương trình công tác theo yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn cơ sở và chỉ đạo của công đoàn cấp trên.

2. Cuối năm thực hiện việc tự đánh giá, xếp loại, đảm bảo tính khách quan, chính xác và trung thực; lập hồ sơ đánh giá, xếp loại gửi về công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định xếp loại theo quy định của công đoàn cấp trên.

3. Căn cứ kết quả hoạt động theo quyết định xếp loại của công đoàn cấp trên, từng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác cho phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động.

II. ĐỐI VỚI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Căn cứ nội dung tiêu chuẩn xây dựng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở triển khai thực hiện việc xây dựng bảng chấm điểm chi tiết cho các loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

2. Xây dựng trình tự đánh giá, hướng dẫn cách đánh giá và cho điểm đối với từng nội dung, tiêu chí và đối tượng đánh giá, xếp loại.

3. Hằng năm đôn đốc, tập hợp kết quả, thẩm định, phúc tra, đánh giá, chấm điểm, quyết định xếp loại các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác đánh giá, xếp loại, có biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

4. Tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tổ chức) trước ngày 20/01 của năm sau.

III. ĐỐI VỚI TỔNG LIÊN ĐOÀN

Giao Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn làm đầu mối tham mưu, phối hợp với các ban cơ quan Tổng Liên đoàn nghiên cứu, đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Nghiên cứu, hướng dẫn hoàn thiện mô hình, nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, sơ kết, tổng kết việc đánh giá chất lượng hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

2. Hằng năm kiểm tra, giám sát thực hiện Hướng dẫn này.

3. Tập hợp, theo dõi, đề xuất sơ kết, tổng kết công tác xây dựng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở vững mạnh và đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 1932/HD-TLD ngày 27/12/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 và được phổ biến đến tất cả các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở./.

 

 

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Thuật

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hướng dẫn 1295/HD-TLĐ năm 2019 về đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 1295/HD-TLĐ
  • Loại văn bản: Hướng dẫn
  • Ngày ban hành: 14/08/2019
  • Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Người ký: Trần Văn Thuật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản