Hệ thống pháp luật

UBND TỈNH HÀ GIANG
SỞ LAO ĐỘNG TBXH - SỞ TÀI CHÍNH - SỞ Y TẾ - BẢO HIỂM XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05 /HDLN-LĐTBXH-TC-YT-BHXH

Hà Giang, ngày 11 tháng 02 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BHYT CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGÂN SÁCH TỈNH ĐÓNG VÀ HỖ TRỢ ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ:

- Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014;

- Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

- Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế;

Sở Lao động - TBXH, Sở Tài chính, Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang hướng dẫn triển khai Bảo hiểm y tế cho các đối tượng Cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGÂN SÁCH TỈNH ĐÓNG VÀ HỖ TRỢ ĐÓNG BHYT

A. Đối tượng được ngân sách tỉnh đóng BHYT.

1. Nhóm Cựu chiến binh bao gồm:

- Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo khoản 6 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh;

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg (gọi chung là đối tượng 290);

- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương (gọi chung là đối tượng 53);

- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg (gọi chung là đối tượng 142);

- Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (gọi chung là đối tượng 62);

- Thanh niên xung phong theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Lưu ý: Căn cứ để xác nhận đối tượng Cựu chiến binh, đối tượng 290, đối tượng 53, đối tượng 142, đối tượng 62, đối tượng thanh niên xung phong là quyết định hưởng trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng của cơ quan có thẩm quyền.

2. Trẻ em dưới 6 tuổi (Đối với trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh ở các nhóm đối tượng khác nhau, thống nhất thực hiện đóng BHYT theo đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi).

3. Người thuộc hộ nghèo

Chuẩn hộ nghèo hiện tại được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

Trường hợp chuẩn hộ nghèo thay đổi, sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.

4. Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đang thực hiện theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành danh mục các đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2014-2015 (tỉnh Hà giang có 172/195 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn)

Trường hợp danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thay đổi, sẽ thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.

5. Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Tổng số xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh hiện nay là 142 xã và 98 thôn trong đó: 140 xã và 98 thôn thuộc xã vùng I và vùng II theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và 2015; Quyết định 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc, phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của chương trình 135; 2 xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì và xã Đông Hà, huyện Quản Bạ là xã thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, được áp dụng theo cơ chế xã đặc biệt khó khăn.

Trường hợp danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thay đổi, sẽ thực hiện theo quy định mới của Trung ương.

Lưu ý: Nếu một người đồng thời thuộc 2 đối tượng tham gia BHYT khác nhau trở lên trong 5 nhóm đối tượng nêu trên, thì chỉ được phép lập danh sách mua thẻ BHYT theo một nhóm đối tượng theo thứ tự sau: Cựu Chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ví dụ: Đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi chỉ tổng hợp vào đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi không tổng hợp vào các đối tượng khác; đối tượng vừa là Cựu chiến binh vừa là người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn thì chỉ lập danh sách mua thẻ BHYT theo nhóm đối tượng Cựu chiến binh; đối tượng vừa là người nghèo vừa là người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn thì chỉ lập danh sách mua thẻ BHYT theo nhóm đối tượng người nghèo…

B. Đối tượng được Ngân sách tỉnh hỗ trợ mức đóng BHYT

1. Đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo.

Chuẩn hộ cận nghèo hiện tại được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

Trường hợp chuẩn hộ cận nghèo thay đổi, sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.

1.1. Đối tượng được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ BHYT bao gồm:

- Người dân tộc Kinh thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống trên địa bàn các thị trấn thuộc 6 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (trừ thôn đặc biệt khó khăn);

- Đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ tối đa 05 năm kể từ sau khi thoát nghèo, bao gồm: Người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn không thuộc vùng khó khăn (trừ những thôn đặc biệt khó khăn) và người dân tộc Kinh thuộc hộ gia đình cận nghèo cư trú trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê và Thành phố Hà Giang (trừ những xã, thôn đặc biệt khó khăn).

1.2. Đối với các đối tượng người thuộc hộ cận nghèo còn lại được ngân sách tỉnh hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI.

2. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình được ngân sách tỉnh hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI.

Năm 2015, chuẩn hộ có mức sống trung bình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thực hiện theo Quyết định số 32/2014/QĐ-TTg ngày 27/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, về tiêu chí hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2014-2015.

Trường hợp chuẩn hộ có mức sống trung bình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thay đổi, sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.

II. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THUỘC DIỆN NGÂN SÁCH ĐÓNG VÀ HỖ TRỢ ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ THEO HƯỚNG DẪN NÀY.

A. Không thuộc diện ngân sách tỉnh đóng BHYT.

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập;

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn nếu không thuộc các đối tượng nêu tại mục A và điểm 1, mục B phần I hướng dẫn này thì đóng BHYT theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Điểm b Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

5. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

7. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

8. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

9. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

10. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

11. Người có công với cách mạng với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

12. Thanh niên xung phong theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

13. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

14. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật (trừ đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi);

B. Không thuộc diện ngân sách tỉnh hỗ trợ đóng BHYT

1. Bao gồm các đối tượng quy định tại mục A phần II hướng dẫn này;

2. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

3. Thân nhân của người có công với cách mạng, bao gồm:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

- Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.

4. Thân nhân của các đối tượng Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an (trừ con đẻ, con nuôi dưới 6 tuổi);

5. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

6. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam;

7. Người phục vụ người có công với cách mạng, bao gồm:

- Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;

- Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình;

- Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình.

III. THỜI HẠN SỬ DỤNG THẺ BHYT

1. Đối tượng cựu chiến binh: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.

2. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi được mua và cấp 01 lần thẻ bảo hiểm y tế từ ngày sinh đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi nếu chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.

3. Đối với đối tượng người thuộc hộ gia đình nghèo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó. Trường hợp, cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận được danh sách đối tượng tham gia BHYT kèm theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã sau ngày 01/01 thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày Quyết định phê duyệt có hiệu lực.

4. Đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT; trường hợp tham gia BHYT lần đầu thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT.

Lưu ý: Riêng năm 2015, đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015. Đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày UBND cấp xã ký hợp đồng mua thẻ BHYT với cơ quan BHXH cấp huyện đến ngày 31/12/2015.

IV. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH

A. Tổ chức rà soát danh sách tham gia BHYT năm 2015

1. UBND xã, phường, thị trấn:

- Tổ chức lực lượng điều tra (lực lượng điều tra viên chủ yếu là đội ngũ cán bộ xã. Trường hợp cần thiết phải huy động đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ y tế phối hợp với Trưởng thôn/bản để tham gia rà soát); in Phiếu thống kê hộ gia đình tham gia BHYT để phát cho các cán bộ điều tra tiến hành rà soát tại các hộ gia đình (mẫu số 1).

- Trách nhiệm của các Hộ gia đình: Khai đầy đủ và chính xác các thông tin về các thành viên trong hộ gia đình, xuất trình 1 trong các giấy tờ hợp pháp (Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu gia đình) của các thành viên trong hộ để cán bộ điều tra đối chiếu (nếu đối tượng thuộc nhóm Cựu chiến binh thì phải xuất trình quyết định hưởng trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng của cơ quan có thẩm quyền). Trường hợp thành viên trong hộ thiếu các giấy tờ hợp pháp, yêu cầu gia đình phải làm các thủ tục đầy đủ mới tiến hành kê khai lập danh sách đề nghị mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT. Nếu hộ gia đình không kê khai đầy đủ thành viên hoặc không xuất trình được 1 trong các giấy tờ hợp pháp, thì nhà nước không chịu trách nhiệm về quyền lợi của đối tượng.

Lưu ý: Các thông tin do cán bộ điều tra tại hộ gia đình, yêu cầu phải có ký xác nhận của hộ gia đình (hoặc điểm chỉ), có chữ ký của cán bộ điều tra, xác nhận của Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn/bản, UBND xã, phường, thị trấn. Phiếu thống kê hộ gia đình tham gia BHYT được lưu tại xã để làm căn cứ quy định trách nhiệm sau này.

- Trách nhiệm của cán bộ điều tra:

+ Phải ghi chính xác những thông tin gia đình đã cung cấp, điền các thông tin trên Phiếu điều tra như sau: Trường hợp họ và tên, dân tộc, ngày tháng năm sinh ghi tại 3 loại giấy tờ trên không giống nhau thì ghi theo Giấy khai sinh, trường hợp không có Giấy khai sinh lấy theo chứng minh thư, không có 2 loại giấy tờ trên thì theo Sổ hộ khẩu.

+ Tổng hợp danh sách theo từng loại đối tượng, ban đầu là danh sách đối tượng cựu chiến binh; tiếp theo là đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi; đối tượng người thuộc hộ gia đình nghèo; đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đối tượng người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo; đối tượng người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo biểu mẫu 2a, 2b, 2c, 2d, 2e, 3a, 3b và 3c gửi lại thôn, tổ dân phố họp để thông qua danh sách tham gia BHYT và sửa đổi thông tin lần cuối trước khi báo cáo Hội đồng xét duyệt cấp xã tổ chức xét duyệt.

2. Cơ quan BHXH:

Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thành phố chuyển danh sách điện tử đối tượng do tổ chức BHXH đóng BHYT năm 2015 quy định tại Điểm 3, 4, 5, 6, 7, 10 mục A phần II hướng dẫn này, danh sách điện tử đối tượng thân nhân lực lượng Công an nhân dân và toàn bộ danh sách điện tử thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi còn giá trị sử dụng sắp xếp theo địa chỉ thôn, tổ dân phố của từng xã, phường, thị trấn, gửi cho UBND các xã, phường, thị trấn theo dõi, đối chiếu, tránh trùng lặp.

3. Phòng Lao động - TBXH:

Lập danh sách điện tử các đối tượng người có công với cách mạng quy định tại Điểm 11, Thanh niên xung phong theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg quy định tại Điểm 12 và người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng quy định tại Điểm 14 mục A phần II hướng dẫn này; đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại Điểm 2 và Điểm 3, người phục vụ người có công với cách mạng quy định tại Điểm 7 mục B phần II hướng dẫn này do Phòng Lao động - TBXH mua thẻ BHYT từ nguồn thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và nguồn thực hiện chính sách bảo trợ xã hội năm 2015 sắp xếp theo địa chỉ thôn, tổ dân phố của từng xã, phường, thị trấn, gửi cho UBND các xã, phường, thị trấn theo dõi, đối chiếu, tránh trùng lặp.

Lập riêng danh sách các đối tượng cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước, đối tượng 290, đối tượng 53, đối tượng 142, đối tượng 62, đối tượng Thanh niên xung phong theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg quy định tại Điểm 1 mục A phần I hướng dẫn này do Phòng Lao động - TBXH đã mua thẻ BHYT từ nguồn ngân sách tỉnh có thời hạn sử dụng thẻ đến 31/12/2015 gửi cho UBND cấp xã để UBND cấp xã rà soát lập danh sách mua thẻ BHYT cho các đối tượng đến thời điểm rà soát chưa được cấp thẻ BHYT.

B. Lập danh sách và xét duyệt danh sách đối tượng được ngân sách tỉnh đóng và hỗ trợ đóng BHYT.

1. Thành lập Hội đồng xét duyệt

- UBND cấp xã ra Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt danh sách đóng và hỗ trợ đóng BHYT từ nguồn ngân sách tỉnh gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng: Đại diện Thường trực UBND cấp xã;

+ Phó Chủ tịch Hội đồng: Cán bộ theo dõi công tác LĐ-TBXH cấp xã hoặc cán bộ văn phòng UBND xã.

+ Thành viên: Cán bộ tư pháp - hộ tịch, Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng quân sự xã, cán bộ LĐ-TBXH (nếu không là Phó Chủ tịch Hội đồng), Trưởng thôn/Tổ trưởng dân phố (duyệt thôn, tổ nào thì thành phần của thôn, tổ đó dự).

Trong quyết định phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Hội đồng xét duyệt cấp xã. Chỉ thay đổi thành viên hội đồng khi có sự thay đổi về tổ chức nhân sự hoặc vắng mặt phải có văn bản uỷ quyền.

2. Tổ chức xét duyệt danh sách đóng và hỗ trợ đóng BHYT

2.1. Tiến hành xét duyệt từng nhóm đối tượng trên danh sách của từng thôn do cán bộ điều tra tổng hợp, báo cáo:

- Đối tượng Cựu chiến binh.

- Đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi.

- Đối tượng người thuộc hộ gia đình nghèo: Gồm tất cả các đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo theo danh sách phê duyệt của UBND cấp xã (trừ đối tượng Cựu chiến binh và các đối tượng không thuộc diện ngân sách đóng quy định tại mục A phần II hướng dẫn này).

- Đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn: Bao gồm tất cả các đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại 172 xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (trừ đối tượng Cựu chiến binh, người thuộc hộ nghèo và các đối tượng không thuộc diện ngân sách đóng quy định tại mục A phần II hướng dẫn này).

- Đối tượng người đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Bao gồm tất cả các đối tượng là người dân tộc Kinh sinh sống tại 142 xã đặc biệt khó khăn, 98 thôn đặc biệt khó khăn (xã vùng I và vùng II); người dân tộc thiểu số tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng I. (trừ đối tượng Cựu chiến binh, người thuộc hộ nghèo và các đối tượng không thuộc diện ngân sách đóng quy định tại Điểm A phần II hướng dẫn này).

- Đối tượng cận nghèo được hỗ trợ 100% đóng BHYT, theo danh sách phê duyệt hộ cận nghèo của UBND cấp xã bao gồm:

+ Người dân tộc Kinh thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống trên địa bàn các thị trấn thuộc 6 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (trừ thôn đặc biệt khó khăn) nếu không thuộc diện nêu tại Phần II hướng dẫn này. (không cần thiết ghi thông tin cột năm thoát nghèo)

+ Đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ tối đa 05 năm kể từ sau khi thoát nghèo, bao gồm: Người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn không thuộc vùng khó khăn (trừ những thôn đặc biệt khó khăn) và người dân tộc Kinh thuộc hộ gia đình cận nghèo cư trú trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê và Thành phố Hà Giang (trừ những xã, thôn đặc biệt khó khăn) nếu không thuộc diện nêu tại Phần II hướng dẫn này. (yêu cầu ghi rõ năm thoát nghèo để theo dõi việc lập danh sách theo mức hỗ trợ cho các năm sau)

- Các đối tượng người thuộc hộ cận nghèo khác còn lại được ngân sách hỗ trợ đóng một phần BHYT nếu không thuộc diện nêu tại Phần II hướng dẫn này.

- Các đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình được ngân sách hỗ trợ đóng một phần BHYT theo danh sách phê duyệt của UBND cấp xã nếu không thuộc diện nêu tại Phần II hướng dẫn này.

Lưu ý: Không được phép duyệt đóng BHYT đối với các đối tượng không thuộc diện theo quy định. Trước khi xét duyệt cần đối chiếu danh sách của điều tra viên đã lập với danh sách đã được cấp thẻ BHYT do cơ quan BHXH và phòng Lao động – TBXH cung cấp để tránh đề nghị cấp trùng thẻ BHYT. Riêng năm 2015, một số trường hợp người nghèo, người dân tộc thiểu số do chuyển tuyến khám chữa bệnh ngoài tỉnh phát sinh mới đã được cấp thẻ có thời hạn đến hết ngày 31/12/2015 trước khi có hướng dẫn này, đề nghị vẫn đưa vào danh sách cấp mới của năm 2015, tuy nhiên ở cột ghi chú ghi là đã cấp năm 2015.

- Đối với những trường hợp phát sinh sau thời gian điều tra, các xã, phường, thị trấn làm thủ tục bổ sung hoặc cắt giảm đảm bảo kịp thời theo quy định (thực hiện theo hướng dẫn này tại điểm 1, mục V).

2.2. Lập danh sách, tổng hợp đề nghị đóng BHYT.

Căn cứ kết quả xét duyệt của Hội đồng xét duyệt cấp xã, UBND cấp xã chỉ đạo tổ giúp việc cấp xã tổng hợp, giao một cán bộ xã theo dõi việc lập danh sách đề nghị đóng bảo hiểm y tế cho các loại đối tượng (đối với những đối tượng đã được cấp thẻ đề nghị lập danh sách riêng theo từng đối tượng để theo dõi):

- Diện Cựu chiến binh: Những đối tượng Cựu chiến binh tính đến thời điểm rà soát chưa có thẻ BHYT, lập danh sách đề nghị đóng bảo hiểm y tế vào biểu mẫu số 2a.

- Diện trẻ em dưới 6 tuổi: Tất cả trẻ em dưới 6 tuổi tính đến thời điểm rà soát chưa có thẻ BHYT, lập danh sách vào biểu mẫu số 2b.

- Diện người thuộc hộ nghèo: Lập danh sách vào biểu mẫu số 2c.

- Diện người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn: Lập danh sách vào biểu mẫu số 2d

- Diện người sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn : Lập danh sách vào biểu mẫu số 2e.

- Diện người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ BHYT: Bao gồm tất cả các đối tượng thuộc diện cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ BHYT đã được Hội đồng xét duyệt cấp xã xét duyệt. Lập danh sách theo mẫu 3a.

- Các đối tượng người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ một phần đóng thẻ BHYT: lập danh sách theo mẫu biểu số 3b.

- Các đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình: lập danh sách theo mẫu biểu số 3c.

Lưu ý: Danh sách mua thẻ bảo hiểm y tế được tiến hành lập vào máy tính (thống nhất dùng phông chữ chuẩn Times New Roman)

2.3. Trên cơ sở danh sách đối tượng được ngân sách đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế do Hội đồng xét duyệt. UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định phê duyệt danh sách, tổng hợp số liệu.

2.4. Trách nhiệm của Hội đồng xét duyệt mua thẻ BHYT cấp xã.

Nếu để trùng, để sót hoặc sai đối tượng, thì các thành viên trong tổ xét duyệt xã phải bồi thường quyền lợi của đối tượng phát sinh (chi phí khám chữa bệnh) hoặc bồi thường mệnh giá thẻ BHYT đã mua theo tỷ lệ: Chủ tịch Hội đồng bồi thường 20%, phần còn lại 80% được chia đều cho các thành viên và các đối tượng liên quan.

Trường hợp do cán bộ tham mưu cho lãnh đạo xã phê duyệt danh sách sai đối tượng hoặc thiếu đối tượng thì trách nhiệm thuộc về cán bộ tham mưu.

3. Việc đóng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng

a) Đối với đối tượng Cựu chiến binh, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ BHYT:

- Căn cứ vào quyết định phê duyệt và danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT, UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành ký hợp đồng mua thẻ BHYT với cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố kèm theo danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT đã được duyệt. Hợp đồng mua thẻ bảo hiểm y tế được gửi cho Phòng Lao động - TBXH theo dõi, quản lý.

- Căn cứ vào hợp đồng mua thẻ BHYT giữa UBND các xã, phường, thị trấn và Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố, Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố tiến hành in ấn thẻ BHYT và chuyển giao cho UBND các xã, phường, thị trấn theo hợp đồng đã ký.

- Hằng quý, tổ chức Bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền đóng và hỗ trợ đóng BHYT gửi Sở Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định

b) Đối với đối tượng người thuộc hộ cận nghèo và đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ đóng một phần mệnh giá thẻ BHYT:

Trên cơ sở danh sách phê duyệt, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo đến từng hộ gia đình, người đại diện của hộ gia đình trực tiếp nộp tiền mua thẻ BHYT phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho Đại lý thu; đồng thời chuyển danh sách đối tượng được ngân sách hỗ trợ đóng BHYT cho cơ quan BHXH huyện, thành phố để giao thu cho các Đại lý thu.

Hằng quý, tổ chức Bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ gửi Sở Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định.

* Lưu ý: Để đảm bảo việc quản lý và theo dõi cấp phát thẻ BHYT được kịp thời và chặt chẽ, UBND huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị phụ trách xã, Phòng Lao động - TBXH theo dõi và giám sát UBND xã, phường, thị trấn tổ chức cấp phát thẻ BHYT tới tay các đối tượng (có biên bản và danh sách theo dõi cấp phát thẻ BHYT có ký nhận của chủ hộ). Thẻ BHYT phải được chuyển tới tay các đối tượng trước ngày thẻ BHYT có giá trị sử dụng. Khi cấp phát thẻ, UBND các xã, phường, thị trấn phải yêu cầu người nhận thẻ BHYT kiểm tra lại ngay tất cả các thông tin ghi trên thẻ của từng thành viên trong hộ để kịp thời phát hiện sai sót và làm các thủ tục đổi cấp lại thẻ BHYT. Nghiêm cấm việc cấp phát thẻ BHYT qua trưởng thôn để giữ lại tập trung, khi nào cần sử dụng mới cấp tới tay đối tượng.

C. Cấp thẻ BHYT từ năm 2016 trở đi.

1. Ủy ban nhân dân cấp xã: Căn cứ vào kết quả điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo, hộ trung bình hằng năm và danh sách đã tham gia BHYT năm trước tiến hành rà soát, bổ sung tăng giảm đối tượng, Hội đồng xét duyệt của cấp xã tổ chức thẩm định, UBND cấp xã ra quyết định phê duyệt danh sách các đối tượng được ngân sách đóng BHYT và hỗ trợ đóng BHYT; ký hợp đồng với cơ quan BHXH trước ngày 30/11 hằng năm để tiến hành cấp thẻ BHYT cho các đối tượng trên địa bàn trước ngày 01/01 (các quyết định và hợp đồng gửi Phòng Lao động - TBXH theo dõi).

2. Cơ quan BHXH, Phòng Lao động - TBXH: Trước ngày 30/10 hàng năm chuyển toàn bộ danh sách điện tử các đối tượng thuộc ngành thực hiện mua thẻ BHYT và đối tượng thuộc UBND cấp xã lập danh sách tham gia BHYT cho UBND các xã, phường, thị trấn để tiến hành rà soát tăng, giảm và lập danh sách đối tượng tham gia BHYT.

V. CẤP THẺ BHYT BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THẺ BHYT

1. Cấp thẻ BHYT phát sinh tăng, giảm trong năm

Hàng tháng, nếu trên địa bàn có phát sinh tăng như đối tượng trẻ em mới sinh ra, đối tượng mới phát sinh đủ điều kiện ngân sách đóng và hỗ trợ đóng BHYT, hoặc giảm do đối tượng bị chết, đi khỏi địa bàn, đã có thẻ BHYT được mua từ các nguồn khác... thì Chủ hộ gia đình (hoặc người giám hộ) có trách nhiệm thông báo cho Trưởng thôn biết và nộp lại thẻ BHYT cho Trưởng thôn, Trưởng thôn có trách nhiệm kịp thời báo cáo lên UBND xã. Chủ tịch UBND xã chỉ đạo cán bộ Lao động - TBXH xã hoặc cán bộ được giao theo dõi về BHYT của xã tiến hành lập danh sách, đề nghị Hội đồng xét duyệt của cấp xã tổ chức thẩm định. UBND cấp xã phê duyệt danh sách đối tượng phát sinh, đề nghị kèm theo danh sách gửi cơ quan BHXH cấp huyện để cấp cho đối tượng tăng, quyết định cắt giảm đối với đối tượng không còn hưởng bảo hiểm y tế (danh sách đề nghị tăng, giảm đối tượng đồng gửi Phòng Lao động - TBXH theo dõi).

Khi trẻ em đủ 72 tháng tuổi trong thời gian từ ngày 01/10 đến 31/12 hàng năm, gia đình hoặc Trưởng thôn cần báo cáo UBND xã kịp làm thủ tục cấp thẻ BHYT mới nếu đủ điều kiện theo hướng dẫn này; trường hợp là đối tượng Bảo trợ xã hội, Phòng Lao động - TBXH chủ động làm thủ tục cấp thẻ BHYT cho đối tượng. Trường hợp trẻ em đủ 72 tháng tuổi từ ngày 01/01 đến 30/9 thì thẻ BHYT vẫn có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó.

Lưu ý: Danh sách đề nghị cắt giảm thẻ BHYT, UBND xã, phường, thị trấn phải thu hồi lại thẻ BHYT nộp cùng danh sách đề nghị cắt giảm; Trường hợp không thu hồi được thẻ phải có lý do cụ thể.

Trẻ em dưới 6 tuổi di chuyển khỏi địa bàn khác thì cha mẹ phải đến UBND cấp xã nộp lại thẻ để cắt giảm, đồng thời UBND xã cấp giấy giới thiệu để đến nơi mới đề nghị cấp bổ sung.

Trẻ em mới sinh, chậm nhất trong vòng 1 tháng, trưởng thôn có trách nhiệm yêu cầu gia đình đến đăng ký khai sinh tại UBND xã và đề nghị UBND xã làm thủ tục cấp thẻ BHYT cho trẻ. UBND cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền và làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ đồng thời làm thủ tục cấp thẻ BHYT cho trẻ. Các cơ sở khám chữa bệnh yêu cầu gia đình của trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT đến UBND cấp xã làm thủ tục cấp thẻ BHYT. Cơ quan BHXH thông báo cho UBND cấp xã về các trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi đi khám chữa bệnh không có thẻ BHYT.

Trường hợp trẻ em sinh ra do cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, UBND cấp xã có trách nhiệm yêu cầu mẹ của trẻ đến UBND cấp xã nơi có hộ khẩu thường trú làm giấy khai sinh và làm thủ tục cấp thẻ BHYT cho trẻ.

2. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, đổi thẻ bảo hiểm y tế

Trường hợp đối tượng bị mất thẻ BHYT; rách, nát hoặc hỏng; sai sót thông tin ghi trong thẻ, chủ hộ làm đơn nộp hoặc báo cho trưởng thôn báo cáo UBND xã để làm thủ tục cấp lại thẻ, đổi thẻ theo quy định và chuyển cho Bảo hiểm xã hội huyện (Nếu đổi thẻ phải nộp lại thẻ BHYT cũ). Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, đổi thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

A. Chi hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn

1. Nội dung chi để lập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn:

- Chi văn phòng phẩm, in ấn mẫu phiếu điều tra

- Chi cho cán bộ trực tiếp đi điều tra và tổng hợp danh sách tham gia BHYT

+ Chi thù lao cho cán bộ trực tiếp đi điều tra và tổng hợp danh sách tham gia thẻ BHYT trên địa bàn các huyện 30a theo mức 4.500 đồng/hộ;

+ Đối với các huyện còn lại: Chi thù lao cho cán bộ trực tiếp đi điều tra và tổng hợp danh sách tham gia thẻ BHYT theo mức 4.000 đồng/hộ.

- Chi cho Hội đồng xét duyệt danh sách tham gia BHYT

+ Chủ tịch hội đồng: 150.000 đồng/ngày/người

+ Phó chủ tịch hội đồng: 120.000 đồng/ngày/người

+ Thành viên hội đồng: 90.000 đồng/ngày /người

2. Kinh phí để lập danh sách tham gia BHYT

Số kinh phí được hỗ trợ căn cứ vào số người trong danh sách tham gia BHYT do Ủy ban nhân dân cấp xã lập (đối với danh sách tăng, giảm đối tượng được tính theo số người tăng và số người giảm) và do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo.

Riêng năm 2015 kinh phí được chi để lập danh sách tham gia BHYT bình quân 1.500 đồng/người.

3. Nguồn kinh phí đảm bảo

Kinh phí chi hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện lập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn do cơ quan BHXH cấp cho UBND cấp xã.

Riêng năm 2015, nếu thiếu kinh phí UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm cấp bổ sung cho cấp xã tổ chức thực hiện từ nguồn ngân sách cấp huyện (đã được UBND tỉnh giao dự toán kinh phí điều tra hộ nghèo, rà soát đối tượng do NSNN đóng và hỗ trợ đóng BHYT tại Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 09/12/2014).

4. Hình thức cấp phát và quyết toán kinh phí

4.1. Cấp phát kinh phí

BHXH cấp huyện có trách nhiệm chi trả kinh phí chi hỗ trợ lập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

Kinh phí hỗ trợ lập danh sách tham gia BHYT thực hiện theo hình thức thanh toán chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của UBND cấp xã hoặc chi trực tiếp bằng tiền mặt cho UBND cấp xã.

- Đối với năm 2015: Chậm nhất đến cuối tháng 3, Bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm tạm cấp theo mức bằng 50% số kinh phí hỗ trợ tính theo mức chi quy định tại điểm 2 nêu trên và tổng dân số của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm hỗ trợ. Số còn lại được cấp đủ sau khi nhận được danh sách tham gia BHYT theo quy định.

- Từ năm 2016, Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được danh sách tăng, giảm đối tượng tham gia BHYT theo quy định.

4.2. Quyết toán kinh phí

Ủy ban nhân dân cấp xã được cấp kinh phí lập danh sách tham gia BHYT không phải tổng hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ lập danh sách tham gia BHYT vào báo cáo quyết toán thu, chi của ngân sách xã, nhưng phải có đầy đủ chứng từ chi và mở sổ kế toán riêng để phản ánh việc tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí.

Riêng năm 2015, nếu sử dụng thêm từ nguồn ngân sách địa phương thì phải tổng hợp vào báo cáo quyết toán thu, chi của ngân sách cấp xã.

B. Kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

1. Kinh phí mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo hướng dẫn này được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh và từ nguồn 20% số kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh chưa sử dụng hết trong năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế (nếu có) theo số lượng đối tượng đã được UBND cấp xã phê duyệt và hợp đồng với cơ quan BHXH.

2. Vào tháng đầu của mỗi quý, cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp số lượng thẻ BHYT đã cấp, số lượng thẻ BHYT tăng, giảm theo từng loại đối tượng, thời điểm tăng, giảm và kinh phí gửi Sở Tài chính để cấp kinh phí cho cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh.

3. Mức mua bảo hiểm y tế theo hướng dẫn này được thực hiện theo quy định của Chính phủ tại từng thời điểm.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

A. Trách nhiệm của các ngành, các cấp

1. UBND các xã, phường thị trấn.

- Tổ chức rà soát, lập danh sách đối tượng được ngân sách tỉnh đóng và hỗ trợ đóng BHYT theo quy định. Lưu trữ và bổ sung Phiếu thống kê hộ gia đình tham gia BHYT để làm cơ sở hỗ trợ; Kịp thời làm thủ tục bổ sung, cắt giảm đối tượng mua thẻ BHYT theo hướng dẫn trên.

- Tổ chức xét duyệt, phê duyệt danh sách mua thẻ BHYT đúng đối tượng, kịp thời có văn bản đề nghị BHXH cấp huyện cấp thẻ, tổ chức cấp phát thẻ đến tay đối tượng kịp thời.

- Tuyên truyền và phối hợp với cơ quan BHXH vận động các đối tượng cận nghèo, hộ làm nghề nông lâm nghiệp có mức sống trung bình trực tiếp nộp tiền mua thẻ BHYT phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho tổ chức Bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu BHYT tại cấp xã.

- Theo dõi chặt chẽ việc tăng, giảm đối tượng tham gia BHYT, kịp thời làm thủ tục cắt giảm, cấp mới cho các đối tượng trên địa bàn quản lý để tránh gây lãng phí ngân sách nhà nước và thiệt thòi cho đối tượng.

- Xử lý trách nhiệm cá nhân nếu để trùng, để sót hoặc sai đối tượng, phải bồi thường quyền lợi của đối tượng phát sinh (chi phí khám chữa bệnh) hoặc bồi thường mệnh giá thẻ BHYT đã mua từ ngân sách nhà nước.

- Kịp thời tổng hợp báo cáo tình hình mua thẻ BHYT cho từng nhóm đối tượng định kỳ với UBND cấp huyện thông qua Phòng Lao động - TBXH.

2. UBND các huyện, thành phố.

- Chỉ đạo UBND cấp xã rà soát và lập danh sách mua thẻ BHYT theo quy định. Xử lý trách nhiệm cá nhân đối với cấp xã nếu để để trùng, để sót hoặc sai đối tượng;

- Chỉ đạo Phòng Lao động - TBXH phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định. Thực hiện báo cáo kết quả mua thẻ BHYT vào ngày 25 cuối tháng cho Sở Lao động - TBXH theo dõi tổng hợp.

3. Cơ quan BHXH tỉnh.

- Chỉ đạo cơ quan BHXH cấp huyện in ấn và cấp thẻ BHYT cho UBND cấp xã để cấp phát cho đối tượng kịp thời. Phối hợp với Đại lý thu để thu phần tiền thuộc trách nhiệm đóng của đối tượng thuộc hộ cận nghèo, đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình để in thẻ cấp cho đối tượng. Tổng hợp đối chiếu phần ngân sách đóng và hỗ trợ đóng BHYT gửi Sở Tài chính chuyển tiền theo quy định.

- Cơ quan BHXH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 06 tuổi, khi phát hiện đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ, tổng hợp danh sách báo cáo với UBND huyện, chỉ đạo UBND cấp xã và cơ quan chức năng để làm thủ tục mua thẻ BHYT cho trẻ em kịp thời.

4. Sở Y tế.

Chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT theo đúng quy định của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHYT.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật BHYT; Phối hợp với các Sở, ban ngành trong việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật BHYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn.

5. Sở Tài chính:

Trên cơ sở biểu tổng hợp số đối tượng và kinh phí ngân sách tỉnh đóng và hỗ trợ mức đóng BHYT do cơ quan Bảo hiểm xã hội lập (chi tiết theo từng loại đối tượng của từng xã trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cơ quan BHXH với UBND cấp xã), chuyển tiền cho BHXH tỉnh theo quy định.

Chỉ đạo, giám sát, thanh kiểm tra việc sử dụng kinh phí đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định.

6. Sở Lao động - TBXH:

Quản lý, giám sát, định kỳ, đột xuất tổ chức thanh kiểm tra việc lập danh sách đóng, hỗ trợ đóng và cấp thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc ngành quản lý theo quy định của Luật BHYT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.

Có trách nhiệm tổng hợp các vướng mắc phản ánh từ địa phương, cơ sở để thống nhất phương án giải quyết. Chủ trì hướng dẫn bổ sung việc mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng khi có các văn bản quy định thay thế, sửa đổi, bổ sung của Trung ương và của Tỉnh.

B. Tổ chức thực hiện

1. Hướng dẫn này thay thế các văn bản sau:

- Mục I văn bản số 02/HD-LN-LĐTBXH-CCB-TC-BHXH ngày 10/10/2007 của Sở Lao động - TBXH, Hội Cựu chiến binh, Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh triển khai thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm y tế và mai táng phí cho đối tượng Cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Mục I văn bản số 138/HDLN-LĐTBXH-TC-BHXH ngày 15/3/2013 của Sở Lao động - TBXH, Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí cho đối tượng theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

- Văn bản số 04/HDLN-LĐTBXH-TC-BHYT ngày 26/8/2013 của Sở Lao động - TBXH, Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh về việc thực hiện mua thẻ BHYT cho các đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo từ nguồn ngân sách tỉnh.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và xã hội để phối hợp với các ngành liên quan xem xét giải quyết./.

 

SỞ TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thị Hương

SỞ LAO ĐỘNG - TBXH
GIÁM ĐỐC




Sùng Đại Hùng


SỞ Y TẾ
GIÁM ĐỐC




Lương Viết Thuần


BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
GIÁM ĐỐC




Nguyễn Xuân Huy

 

Nơi nhận:
- HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Công an tỉnh; Bộ CHQS tỉnh, Bộ CH biên phòng tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Phòng LĐ-TBXH, Phòng KH-TC, Phòng Y tế, BHXH các huyện, thành phố;
- Lưu VT: Sở LĐ-TBXH, Sở TC, Sở YT, BHXH tỉnh.

 

 


UBND xã,phường,thị trấn…..............………….

Thôn (bản, Tổ dân phố)……......…............………

Mẫu số: 01

 

PHIẾU THỐNG KÊ HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA BHYT

Họ và tên chủ hộ hoặc người đại diện….. ...................................................................................

Số TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

(nam: 1; Nữ:2)

Dân tộc

Số CMT ND

Số thẻ BHYT

Quan hệ với chủ hộ

Đối tượng đang tham gia BHYT

Nơi đăng ký KCB ban đầu

Chưa tham gia BHYT

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật

Ngày …...tháng….. năm ........

Chủ hộ hoặc người đại diện

Ngày …....tháng....…năm..........

Cán bộ điều tra Trưởng thôn ( tổ dân phố)

Sau khi kiểm tra,đối chiếu xác nhận nội dung kê khai trên là đúng sự thật

Ngày …....tháng.....…năm...

TM.UBND xã, phường, thị trấn

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI PHIẾU THỐNG KÊ HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA BHYT

1. Mục đích: Để từng hộ gia đình kê khai toàn bộ thành viên đang tham gia hoặc chưa tham gia BHYT.

2. Trách nhiệm lập: Hộ gia đình.

3. Thời gian lập: Từ ngày 01/01/2015 trở đi; Từ ngày 01/01/2016 trở đi khi có sự thay đổi thành viên trong hộ gia đình thì lập tăng giảm bổ sung.

4. Căn cứ lập: Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, chứng minh thư nhân dân, giấy tờ chứng minh đã tham gia BHYT như: thẻ BHYT, người có công, hưu trí, cựu chiến binh…

5. Phương pháp lập:

Phần thông tin chung: Ghi rõ họ tên chủ hộ, thôn bản, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn.

-Cột A: Ghi số thứ tự.

-Cột B : Ghi rõ họ và tên của từng người trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. (bằng chữ IN HOA)

-Cột 1: Ghi như trong giấy khai sinh, chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu. Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh thì chỉ ghi năm sinh.

-Cột 2: Nếu là Nam thì ghi số 1, Nữ ghi số 2.

- Cột 3: Ghi theo dân tộc của từng thành viên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú

-Cột 4: Ghi số chứng minh nhân dân

-Cột 5: Ghi số thẻ BHYT đã được cấp.

-Cột 6: Ghi quan hệ với chủ hộ như: bố, mẹ, vợ, chồng, con…

-Cột 7: Ghi đối tượng đang tham gia BHYT theo hộ gia đình (Công chức, doanh nghiệp, hưu trí, quân đội, công an, người có công, cựu chiến binh, bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (người DTTS), người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (người ở vùng ĐBKK), hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình (hộ Trung bình); học sinh…) Nếu không thuộc đối tượng được cơ quan sử dụng, quản lý lao động, cơ quan BHXH, ngân sách đóng và hỗ trợ đóng BHYT nêu tại hướng dẫn trên thì ghi là đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì ghi theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng theo quy định.

- Cột 8: Người tham gia BHYT cư trú tại các xã, thị trấn thực hiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở khám chữa bệnh như trạm y tế xã, thị trấn hoặc phòng khám đa khoa khu vực hoặc bệnh viện đa khoa huyện, không phân biệt địa giới hành chính.

-Cột 9: Nếu người trong hộ chưa tham gia BHYT thì đánh dấu X

-Cột 10: Ghi những trường hợp người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi cao hơn như: Người có công, cựu chiến binh, người nghèo, người DTTS…(nếu có).

- Từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu có biến động tăng, giảm thành viên trong hộ gia đình thì thực hiện lập bổ sung danh sách: tại cột 9 ghi tăng, giảm tương ứng.

 

Mẫu số 2a

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ MUA THẺ BHYT CHO ĐỐI TƯỢNG CỰU CHIẾN BINH NĂM .........

Xã, phường, thị trấn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính (Nam 1, Nữ 2)

 Số CMTND

Nơi cư trú

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Họ tên chủ hộ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: ........ .......................... đối tượng đề nghị mua thẻ BHYT

 

 

Người lập danh sách

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ............... tháng ..........năm ..........

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(ký, mua dấu)

 

Mẫu số 2b

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ MUA THẺ BHYT BỔ SUNG CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI NĂM .........

Xã, phường, thị trấn: .......................................................................

TT

Họ và tên

Người giám hộ (mẹ; bố hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ)

Ngày tháng năm sinh

Giới tính (Nam 1, Nữ 2)

Nơi cư trú

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Thời hạn sử dụng thẻ đến tháng/năm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .............................. đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi đề nghị mua bổ sung thẻ BHYT

 

 

Người lập danh sách

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ............... tháng ..........năm ..........

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(ký, mua dấu)

 

Lưu ý: Chỉ lập danh sách trẻ em chưa có thẻ BHYT để mua mới; Thời hạn sử dụng thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi tính từ ngày mua thẻ đến khi trẻ đủ 72 tháng tuổi. Người giám hộ của trẻ kê họ tên theo thứ tự ưu tiên như sau: Mẹ, Bố, sau đó mới đến các đối tượng khác

 

Mẫu số 2c

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ MUA THẺ BHYT CHO NGƯỜI THUỘC HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO NĂM .........

Xã, phường, thị trấn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

(Nam 1, Nữ 2)

 Số CMTND

Số thẻ BHYT

Nơi cư trú

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Họ và tên chủ hộ gia đình

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .................... hộ = .......................... đối tượng đề nghị mua thẻ BHYT

 

 

Người lập danh sách

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ............... tháng ..........năm ..........

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(ký, mua dấu)

 

* Lưu ý: Đối tượng đã được cấp thẻ có thời hạn đến hết ngày 31/12/2015 trước khi có hướng dẫn này, đề nghị vẫn đưa vào danh sách cấp mới của năm 2015, tuy nhiên ở cột ghi chú ghi là đã cấp năm 2015

 

Mẫu số 2d

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ MUA THẺ BHYT CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐANG SINH SỐNG TẠI VÙNG CÓ KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN NĂM .........

Xã, phường, thị trấn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

(Nam 1, Nữ 2)

Dân tộc

 Số CMTND

Số thẻ BHYT

Nơi cư trú

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Họ và tên chủ hộ gia đình

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .................... hộ = .......................... đối tượng đề nghị mua thẻ BHYT

 

 

Người lập danh sách

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ............... tháng ..........năm ..........

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(ký, mua dấu)

 

* Lưu ý: Đối tượng đã được cấp thẻ có thời hạn đến hết ngày 31/12/2015 trước khi có hướng dẫn này, đề nghị vẫn đưa vào danh sách cấp mới của năm 2015, tuy nhiên ở cột ghi chú ghi là đã cấp năm 2015

 

Mẫu số 2e

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ MUA THẺ BHYT CHO NGƯỜI ĐANG SINH SỐNG TẠI VÙNG CÓ KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NĂM .........

Xã, phường, thị trấn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Thôn……………………………………………….

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

(Nam 1, Nữ 2)

Dân tộc

 Số CMTND

Số thẻ BHYT

Nơi cư trú

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Họ và tên chủ hộ gia đình

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .................... hộ = .......................... đối tượng đề nghị mua thẻ BHYT

 

 

Người lập danh sách

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ............... tháng ..........năm ..........

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(ký, mua dấu)

 

Mẫu số 3a

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ MUA THẺ BHYT CHO ĐỐI TƯỢNG THUỘC HỘ GIA ĐÌNH CẬN NGHÈO ĐƯỢC HỖ TRỢ 100% MỆNH GIÁ THẺ BHYT NĂM .........

Xã, phường, thị trấn: .......................................................................

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

(Nam 1, Nữ 2)

 Số CMTND

Số thẻ BHYT

Nơi cư trú

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Họ và tên Chủ hộ gia đình

Năm thoát nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .................... hộ = .......................... đối tượng đủ kiện hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ BHYT

 

 

Người lập danh sách

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ............... tháng ..........năm ..........

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(ký, mua dấu)

 

Mẫu số 3b

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THUỘC HỘ CẬN NGHÈO ĐƯỢC HỖ TRỢ ......% KINH PHÍ MUA THẺ BẢO HIỂM Y TẾ NĂM .........

Xã, phường, thị trấn: .......................................................................

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

(Nam 1, Nữ 2)

 Số CMTND

Số thẻ BHYT

Nơi cư trú

Họ và tên Chủ hộ gia đình

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .......... hộ cận nghèo = ................ đối tượng đề nghị hỗ trợ ......% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế

 

 

Người lập danh sách

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ............... tháng ..........năm ..........

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(ký, mua dấu)

 

Mẫu số 3C

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THUỘC HỘ TRUNG BÌNH LÀM NGHỀ NÔNG LÂM, NGƯ NGHIỆP ĐƯỢC HỖ TRỢ .......% KINH PHÍ MUA THẺ BẢO HIỂM Y TẾ NĂM .........

Xã, phường, thị trấn: .......................................................................

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

(Nam 1, Nữ 2)

 Số CMTND

Số thẻ BHYT

Nơi cư trú

Họ và tên Chủ hộ gia đình

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .......... hộ trung bình = ................ đối tượng đề nghị hỗ trợ ......% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế

 

 

Người lập danh sách

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ............... tháng ..........năm ..........

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(ký, mua dấu)

 

Mẫu số 4

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG GIẢM THAM GIA BHYT

Xã, phường, thị trấn: .......................................................................

TT

Họ và tên

Số thẻ BHYT

Nơi cư trú

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Thời hạn sử dụng thẻ BHYT từ tháng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập danh sách

(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ............... tháng ..........năm ..........

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(ký, mua dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hướng dẫn 05/HDLN-LĐTBXH-TC-YT-BHXH năm 2015 về tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế cho đối tượng được ngân sách tỉnh đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang

  • Số hiệu: 05/HDLN-LĐTBXH-TC-YT-BHXH
  • Loại văn bản: Hướng dẫn
  • Ngày ban hành: 11/02/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Nguyễn Thị Hương, Sùng Đại Hùng, Lương Viết Thuần, Nguyễn Xuân Huy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản