Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2024/NĐ-CP | Hà Nội, ngày tháng năm 2024 |
DỰ THẢO 2 |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 29 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng nguy hiểm.
1. Nghị định này quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Đối với hoạt động vận chuyển các chất phóng xạ, ngoài việc thực hiện Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
3. Đối với hoạt động vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tiền chất thuốc nổ, pháo thực hiện theo quy định của pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tiền chất thuốc nổ và pháo.
4. Đối với hoạt động vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng của lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của Nghị định này và do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện.
5. Đối với các hàng hóa nguy hiểm là chất thải nguy hại, ngoài quy định của nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Đối với trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị định này với quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tiền chất thuốc nổ, pháo, bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tiền chất thuốc nổ và pháo, bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy.
7. Đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường bộ qua biên giới trong khuôn khổ Hiệp định, Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ, các chứng chỉ đào tạo về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của bên ký kết khác được chấp thuận sử dụng khi vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Nghị định này áp dụng với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;
b) Hàng hóa quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế không ký kết điều ước quốc tế liên quan tới Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
3. Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
4. Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ với người vận tải.
5. Người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc tại kho, bãi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm.
6. Người nhận hàng hóa nguy hiểm là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận tải (vận chuyển) hàng hóa nguy hiểm.
7. Người điều khiển phương tiện là người lái phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
8. Người áp tải là cá nhân do người thuê vận tải (hoặc chủ hàng) sử dụng để thực hiện nhiệm vụ áp tải hàng hoá nguy hiểm trong suốt quá trình vận chuyển.
9. Người thủ kho là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý tình trạng, số lượng của tất cả các hàng hoá từ lúc chuyển vào kho cho đến lúc hàng hoá đó xuất đi khỏi kho.
PHÂN LOẠI, DANH MỤC, ĐÓNG GÓI, DÁN NHÃN VÀ TẬP HUẤN AN TOÀN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
Điều 4. Phân loại hàng hóa nguy hiểm
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
a) Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
b) Loại 2. Khí;
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
c) Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;
d) Loại 4;
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
đ) Loại 5;
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
e) Loại 6;
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
g) Loại 7: Chất phóng xạ;
h) Loại 8: Chất ăn mòn;
i) Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
2. Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Điều 5. Danh mục hàng hóa nguy hiểm
1. Danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
2. Mức độ nguy hiểm của mỗi chất trong danh mục hàng hóa nguy hiểm được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có 2 đến 3 chữ số quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
Điều 6. Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm
1. Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
2. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho;
b) Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
c) Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào;
d) Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm;
đ) Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng;
e) Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp;
g) Bao bì, thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất;
h) Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.
Điều 7. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
1. Việc ghi nhãn hàng hóa nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, kích thước và màu sắc theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
1. Tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Người thuê vận tải hoặc người vận tải có trách nhiệm tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm hoặc cử các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều này tham gia khóa tập huấn do đơn vị được cơ quan quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm hoặc cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm giao nhiệm vụ tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm, định kỳ 02 năm một lần;
b) Hoạt động tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm được tổ chức riêng hoặc kết hợp với hoạt động tập huấn an toàn khác;
c) Người đã được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển; khi người đã được tập huấn thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được tập huấn không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần được tập huấn trước.
2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: Người điều khiển phương tiện, người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ.
3. Đơn vị thực hiện việc tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm: Người thuê vận tải hoặc người vận tải hoặc đơn vị được cơ quan quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm hoặc cơ quan cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm giao nhiệm vụ.
4. Nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải phù hợp với vị trí, trách nhiệm của người được tập huấn; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của các loại hàng hóa nguy hiểm.
Tài liệu tập huấn do đơn vị thực hiện tập huấn biên soạn và phát hành, nội dung tài liệu được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
b) Nội dung tập huấn gồm: Tên hàng nguy hiểm, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn; các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm; quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm; các quy trình ứng phó sự cố: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm, sơ cứu người bị nạn trong sự cố, sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.
5. Người tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành tập huấn.
6. Thời gian tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm: Tối thiểu 16 giờ cho mỗi loại và nhóm hàng nguy hiểm, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
7. Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Đơn vị thực hiện tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm;
b) Kiểm tra nội dung tập huấn: Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung tập huấn. Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ. Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên;
c) Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tập huấn và kiểm tra kết quả tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm, đơn vị thực hiện tập huấn, kiểm tra ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm cho những người có bài kiểm tra đạt yêu cầu theo mẫu tại Phụ lục số....
8. Hồ sơ tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: Nội dung tập huấn; danh sách người được tập huấn với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia tập huấn; thông tin về người tập huấn bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh; nội dung và kết quả kiểm tra tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm; quyết định công nhận kết quả kiểm tra tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm của tổ chức, cá nhân.
9. Đơn vị thực hiện tập huấn có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều này trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Điều 9. Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được tập huấn, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.
Điều 10. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
Điều 11. Xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
2. Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
Điều 12. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình hầm, phà
1. Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.
2. Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.
GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
Điều 13. Nội dung, mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
a) Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;
b) Loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm;
c) Hành trình, lịch trình vận chuyển (áp dụng đối với trường hợp cấp theo chuyến);
d) Thời hạn của giấy phép.
Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện, người áp tải (áp dụng đối với trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định phải có người áp tải).
2. Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải có mã nhận diện QR, báo hiệu nguy hiểm do cơ quan cấp quản lý và phát hành.
3. Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có hiệu lực trên toàn quốc. Thời hạn của giấy phép theo đề nghị của người vận tải nhưng tối đa không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Điều 14. Thẩm quyền cấp Giấy phép và các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
5. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
6. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
7. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ chối cấp giấy phép đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ có hành trình đi qua công trình hầm, phà theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
8. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:
a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
c) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
d) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
đ) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.
9. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định tại khoản 8 Điều này phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình vận chuyển.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định;
c) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy phép lái xe) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn;
d) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển; biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm);
đ) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định;
c) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy phép lái xe) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn theo quy định;
d) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ;
đ) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển; biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ); bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Phương án ứng phó sự cố tràn dầu (chỉ áp dụng đối với trường hợp vận tải xăng dầu trên đường thủy nội địa).
3. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định;
c) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy phép lái xe) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn theo quy định;
d) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển);
e) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn an toàn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ.
4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin trên Giấy phép khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép bao gồm:
a) Giấy đề nghị điều chỉnh thông tin trên Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa của Nghị định này;
b) Hồ sơ chứng minh sự thay đổi về thông tin liên quan đến giấy phép.
5. Hồ sơ cấp lại Giấy phép do bị mất, bị hỏng bao gồm: Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (trong đó nêu lý do: bị mất hoặc bị hỏng).
Điều 16. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
a) Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 18 của Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục điều chỉnh thông tin trên Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép
a) Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, ban hành văn bản điều chỉnh nội dung Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không đồng ý, cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng
a) Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 18 của Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
4. Trong quá trình hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, nếu có sự thay đổi phương tiện và người điều khiển phương tiện so với danh sách trong hồ sơ đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thông báo danh sách kèm theo hồ sơ các phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế đến cơ quan cấp giấy phép tối thiểu 03 ngày làm việc trước khi thực hiện vận chuyển.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông báo kèm hồ sơ của đơn vị vận chuyển hàng hóa hàng hóa nguy hiểm, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và có văn bản thông báo danh sách phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế. Trường hợp không đồng ý thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.
Điều 17. Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đã được cấp;
c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
2. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép;
b) Gửi quyết định thu hồi Giấy phép đến người vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có);
c) Khi cơ quan cấp Giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép thì người vận tải phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan cấp Giấy phép đồng thời dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quyết định thu hồi Giấy phép ngay sau khi quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp người vận tải vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều này dẫn đến bị thu hồi Giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép không cấp lại Giấy phép trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành. Sau thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục như cấp lần đầu để được cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
d) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan về việc thu hồi Giấy phép đã cấp.
Điều 18. Bộ Giao thông vận tải
1. Chủ trì tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành có liên quan trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nguy hiểm trình Chính phủ ban hành; tổng hợp báo cáo về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chở hàng hóa nguy hiểm, thiết bị chuyên dùng gắn cố định (không thể tách rời) trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
3. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
1. Quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm loại 1 và loại 4 trong phạm vi quản lý; quản lý hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và tổ chức thực hiện việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định này.
2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 4 và loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và tổ chức thực hiện việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
2. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh và phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa nguy hiểm, phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng theo quy định của pháp luật; bố trí làn dành riêng cho phương tiện chuyên chở hàng hóa nguy hiểm lưu thông tại cửa khẩu biên giới có nhiều phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm hoạt động.
Điều 21. Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, danh mục hàng hóa nguy hiểm và tổ chức thực hiện việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt công bố áp dụng
3. Quy định loại hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 5, loại 8 khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm đối với các loại hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng trong phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nguy hiểm liên quan đến các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
3. Quy định loại hàng hóa nguy hiểm liên quan đến các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm đối với loại 2, loại 3, loại 9, các loại xăng dầu, khí đốt và các hóa chất nguy hiểm, các hóa chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nguy hiểm loại 2, loại 3, loại 9, các loại xăng dầu, khí đốt và các hóa chất nguy hiểm, các hóa chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền.
Điều 24. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nguy hiểm liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật.
3. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền.
Điều 25. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền.
Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát xuất nhập cảnh; kiểm tra, giám sát hàng hóa nguy hiểm, phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm và tổ chức thực hiện cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định này.
2. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thẩm quyền. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên địa bàn quản lý, phải thực hiện các nội dung sau:
a) Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu phương tiện;
b) Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân;
c) Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
d) Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan hữu quan khác để huy động các lực lượng cần thiết đến xử lý kịp thời.
Điều 28. Đối với người thuê vận tải
1. Đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
2. Bao bì, thùng chứa ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
3. Lập 04 bộ hồ sơ về hàng hóa nguy hiểm cần vận chuyển (01 bộ gửi người vận tải hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người lái xe hoặc thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thủy nội địa; 01 bộ lưu người thuê vận tải). Hồ sơ bao gồm: Giấy gửi hàng ghi rõ: Tên hàng hóa nguy hiểm, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất; họ và tên, địa chỉ của người thuê vận tải và người nhận hàng.
4. Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.
5. Tổ chức hoặc thuê đơn vị có chức năng tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm đối với người áp tải, người xếp dỡ, người thủ kho theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này. Cử người áp tải nếu hàng hóa nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải.
6. Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ theo quy định cho người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm.
Điều 29. Đối với người vận tải
1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với loại hàng hóa nguy hiểm cần vận chuyển.
2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn trước khi thực hiện vận chuyển theo quy định.
3. Chấp hành đầy đủ thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
4. Thực hiện niêm yết biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng hóa nguy hiểm đang vận chuyển theo quy định.
5. Phải làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó.
6. Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
7. Chỉ thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.
8. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc rắn khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng có chiều dài dưới 100m hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
9. Tổ chức tập huấn hoặc thuê đơn vị có chức năng tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm đối với người điều khiển phương tiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Điều 30. Đối với người điều khiển phương tiện, người áp tải
1. Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi: Có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép; trên phương, bao bì, thùng chứa có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
2. Thực hiện chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm và chỉ dẫn của người vận tải hàng hóa nguy hiểm.
3. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
4. Người điều khiển phương tiện phải mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp, Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, Giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phù hợp với loại, nhóm hàng nguy hiểm đang vận chuyển và các loại giấy khác theo quy định của pháp luật; bảo quản hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển khi không có người áp tải hàng hóa.
5. Thực hiện các biện pháp loại trừ hoặc hạn chế khả năng gây hại của hàng hóa nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương cấp xã nơi gần nhất và các cơ quan liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện hàng hóa nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển. Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo ngay cho người vận tải và người thuê vận tải để cùng phối hợp giải quyết kịp thời.
6. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc rắn khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng có chiều dài dưới 100m hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
7. Người áp tải phải mang theo Giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn hàng hóa nguy hiểm phù hợp với loại, nhóm hàng nguy hiểm đang vận chuyển.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2025.
2. Bãi bỏ Mục I Chương III Nghị định số 34/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.
3. Các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục được sử dụng, không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực của Giấy phép hoặc đến khi thực hiện cấp lại.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cá nhân, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Công văn 7607/VPCP-CN năm 2018 về hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm và quản lý hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 37/2020/TT-BCT quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa do Bộ Công thương ban hành
- 3Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa
Dự thảo Nghị định quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng nguy hiểm
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra