Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2013 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG HÀNG HẢI, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải được quy định tại Chương II của Nghị định này gồm:
a) Vi phạm quy định về xây dựng và khai thác cảng biển;
b) Vi phạm quy định về hoạt động hàng hải của tàu thuyền tại cảng biển;
c) Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền và bố trí thuyền viên, sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên;
d) Vi phạm quy định về hoa tiêu hàng hải;
đ) Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải;
e) Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, trục vớt tài sản chìm đắm và báo hiệu hàng hải;
g) Vi phạm quy định về hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên;
h) Vi phạm quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển.
3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Chương III của Nghị định này gồm:
a) Vi phạm quy định về xây dựng, bảo vệ và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
b) Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện;
c) Vi phạm quy định về điều kiện thuyền viên, người lái phương tiện;
d) Vi phạm quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện;
đ) Vi phạm quy định về khai thác cảng, bến thủy nội địa và vận tải đường thủy nội địa.
4. Các hành vi vi phạm được quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g và h Khoản 2 Điều này nếu xảy ra ở ngoài vùng nước cảng biển cũng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
5. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến giao thông hàng hải, đường thủy nội địa không được quy định tại Nghị định này bị xử phạt theo quy định của các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa; người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người điều khiển tàu biển, tàu cá khi hoạt động trên đường thủy nội địa có hành vi vi phạm quy định tại Điều 33, Điều 47, Điều 48, Điều 49 và Điều 59 hoặc tàu cá có hành vi vi phạm quy định tại Điều 42 và Điều 50 của Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các điều đó; đối với những hành vi vi phạm hành chính khác, hình thức và mức xử phạt được áp dụng theo quy định tại Chương II của Nghị định này hoặc Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thủy sản.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, công trình hàng hải và công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, môi trường, xuất cảnh, nhập cảnh của tàu thuyền, thuyên viên và hành khách, thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây đối với mỗi hành vi vi phạm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng. Không áp dụng quy định tại Điểm này đối với Hộ chiếu thuyền viên của người nước ngoài;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại Chương II, Chương III của Nghị định này.
4. Mức phạt tiền tối đa quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
5. Đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định mức xử phạt theo dung tích của tàu thuyền, tổng dung tích (GT) là dung tích được đo theo quy định của Công ước quốc tế về đo dung tích tàu năm 1969, được ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm. Trường hợp giấy chứng nhận của tàu thuyền không ghi dung tích, dung tích của tàu thuyền được tính quy đổi như sau:
a) Tàu thuyền chở hàng: 1,5 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT;
b) Tàu kéo, tàu đẩy: 01HP tính bằng 0,5 GT;
c) Sà lan: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.
MỤC 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC CẢNG BIỂN
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thay đổi, sửa chữa tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự trong hoạt động khai thác cảng biển
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về báo hiệu giới hạn cầu cảng cho tàu cập cầu an toàn;
b) Không bố trí người buộc, cởi dây cho tàu thuyền theo quy định;
c) Không thông báo kế hoạch điều độ tàu thuyền vào, rời cảng cho Cảng vụ hàng hải theo quy định;
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng người lao động không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định;
c) Không cung cấp cho Cảng vụ hàng hải khu vực số liệu độ sâu vùng nước trước cầu cảng theo quy định;
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Tự ý bốc, dỡ hàng hóa khi tàu thuyền chưa hoàn thành thủ tục vào cảng theo quy định;
đ) Không có cán bộ an ninh cảng biển theo quy định;
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác cảng không đúng với chức năng của cảng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố;
b) Cho tàu thuyền cập cầu cảng khi cầu cảng chưa được phép đưa vào khai thác, sử dụng;
c) Không thực hiện kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng cảng biển đúng thời hạn quy định.
Đình chỉ việc tiếp nhận tàu thuyền hoạt động tuyến quốc tế vào cảng từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d và đ Khoản 5 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về ký hiệu, mã hiệu, bốc dỡ, lưu kho hàng hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Bốc dỡ và lưu kho các loại hàng hóa không theo quy định;
c) Chất xếp hàng hóa trên cầu cảng quá tải trọng cho phép.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Trang thiết bị cứu sinh không phù hợp theo quy định;
đ) Đổ vật liệu thi công không có chất độc hại xuống vùng nước cảng biển;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình khi chưa có giấy phép hoặc sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền;
b) Thi công sai vị trí được phép;
c) Thi công quá thời gian quy định ghi trong giấy phép thi công;
đ) Không thu dọn, thanh thải chướng ngại vật thi công sau khi công trình đã hoàn thành;
e) Không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền và để xảy ra tai nạn;
b) Thi công sai vị trí được phép và để xảy ra tai nạn;
c) Gây ô nhiễm môi trường khi thi công công trình;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 10. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng nội quy, biển báo hoặc chỉ dẫn cảnh báo cần thiết ở những nơi dễ cháy, nổ;
b) Sử dụng các trang, thiết bị cứu hỏa chuyên dùng sai mục đích.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đủ hệ thống phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
d) Không có sơ đồ hệ thống phòng cháy, chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 11. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường do hoạt động khai thác cảng biển
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xả rác, chất thải khác xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển;
b) Xả nước có cặn bẩn xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
MỤC 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI CỦA TÀU THUYỀN TẠI CẢNG BIỂN
Điều 13. Vi phạm quy định về thủ tục đến cảng biển hoặc quá cảnh
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
Điều 14. Vi phạm quy định về thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiếu một trong các giấy tờ khi làm thủ tục vào, rời cảng hoặc quá cảnh theo quy định;
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
Tước Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung giấy tờ và hoàn thành thủ tục theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 3 và 6 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi bơi lội hoặc làm mất trật tự công cộng trong khu vực cảng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Tàu thuyền nước ngoài treo cờ lễ, cờ tang mà không thông báo trước cho Cảng vụ hàng hải;
c) Tổ chức bơi lội trong vùng nước cảng khi chưa được chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;
d) Treo cờ hiệu không đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Tiến hành sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
c) Không trực kênh VHF hoặc sử dụng kênh VHF sai quy định;
d) Tiến hành hun chuột, khử trùng không đúng nơi quy định;
đ) Không có dụng cụ chắn chuột hoặc sử dụng dụng cụ chắn chuột không đúng quy định;
e) Sử dụng xuồng, phao bè của tàu khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
g) Không thực hiện chế độ trực ca theo quy định;
h) Không bố trí hoặc bố trí sĩ quan an ninh tàu biển không đúng quy định;
i) Thông báo hoặc phát báo động an ninh không đúng với tình trạng an ninh thực tế của tàu biển;
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
đ) Không sử dụng hoặc sử dụng không phù hợp các báo hiệu theo quy định;
e) Tàu thuyền không ghi rõ tên, số IMO, cảng đăng ký, vạch mớn nước theo quy định;
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
d) Không duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động theo quy định;
đ) Bố trí trang thiết bị cứu sinh của tàu thuyền không đúng quy định;
e) Không tuân theo quy định khi tàu thuyền hành trình hoặc tránh, vượt nhau trên luồng hàng hải;
g) Điều động tàu thuyền chạy quá tốc độ cho phép tại khu vực có quy định giới hạn tốc độ.
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải;
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển chướng ngại vật do vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
Điều 16. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn cần thiết ở những nơi dễ cháy, dễ nổ;
c) Trang thiết bị cứu hỏa đặt không đúng vị trí quy định trên tàu thuyền;
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hỏa của tàu;
đ) Sử dụng trang thiết bị cứu hỏa của tàu không đúng quy định;
e) Không thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị phòng chống cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ không sử dụng được;
b) Không có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp;
d) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;
đ) Trang thiết bị cứu hỏa không phù hợp hoặc không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động theo quy định.
Điều 17. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường do tàu thuyền gây ra
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không ghi nhật ký bơm nước la canh buồng máy hoặc nhật ký dầu, nhật ký thải, đổ rác theo quy định;
b) Không trang bị các thùng chứa, phân loại rác theo quy định;
c) Nạo ống khói hoặc xả khói đen khi tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển;
d) Gõ rỉ, sơn tàu thuyền khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi trường;
đ) Để xảy ra rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển;
e) Không chấp hành một trong những quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;
g) Cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3; các Điểm a, b và đ Khoản 4; các Khoản 5, 6, 7 và 8 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Cầu thang mạn không có lưới bảo hiểm hoặc đèn chiếu sáng theo quy định;
b) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu không đúng quy định.
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 1% so với trọng tải cho phép;
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 1% so với trọng tải cho phép;
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 5; Khoản 6; Điểm b và Điểm c Khoản 7; Khoản 8 và Khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cho rời tàu thuyền số người hoặc dỡ lên khỏi tàu thuyền số lượng hàng hóa chuyên chở vượt quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7, 8 và Khoản 9 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Không có đệm chống va theo quy định;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hoặc thực hiện sai lệnh điều động của Cảng vụ hàng hải;
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại Điểm a Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tàu thuyền phải rời khỏi vị trí đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đăng ký tàu thuyền không đúng thời hạn theo quy định;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác tàu thuyền khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
c) Không thực hiện xóa đăng ký tàu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền;
b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền khác;
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc làm thủ tục xóa đăng ký tàu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
MỤC 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOA TIÊU HÀNG HẢI
Điều 22. Vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu hàng hải của tàu thuyền
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Đình chỉ hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu mà không có lý do chính đáng.
Điều 23. Vi phạm quy định về điều động và bố trí hoa tiêu hàng hải
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Bố trí hoa tiêu không đúng với kế hoạch mà không báo trước cho Cảng vụ hàng hải biết.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
Đình chỉ một phần hoạt động dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu có thời hạn từ 03 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định trong khi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây của hoa tiêu:
c) Lên tàu chậm hơn thời gian quy định hoặc lên, xuống tàu không đúng địa điểm quy định;
đ) Tự ý rời tàu khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng;
e) Không sử dụng trang phục hoa tiêu theo quy định khi dẫn tàu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng.
MỤC 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN VÀ DỊCH VỤ HÀNG HẢI
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải biển không đủ điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong giấy phép;
b) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn giấy phép.
Tịch thu giấy phép sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Không cung cấp kinh phí cho thuyền viên hồi hương theo quy định.
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cung cấp nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm, nguyên, nhiên vật liệu, kinh phí hồi hương của thuyền viên và bố trí thời gian nghỉ ngơi theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát tín hiệu cấp cứu giả.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
b) Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;
b) Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm quá thời gian quy định;
c) Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
d) Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được theo quy định;
đ) Không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bồi hoàn chi phí trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điểm đ Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về báo hiệu hàng hải
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đặt báo hiệu hàng hải sai vị trí quy định;
b) Không đặt báo hiệu hàng hải hoặc đặt không kịp thời khi có chướng ngại vật gây nguy hiểm;
c) Không kịp thời sửa chữa, khôi phục lại các báo hiệu hàng hải bị hư hỏng hoặc bị trôi dạt;
d) Làm dịch chuyển hoặc hư hỏng báo hiệu hàng hải;
đ) Làm mất hiệu lực hoặc thay đổi đặc tính báo hiệu hàng hải;
e) Thiết lập báo hiệu hàng hải không đúng quy định;
g) Đưa báo hiệu hàng hải vào hoạt động khi chưa được công bố Thông báo hàng hải theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
b) Sửa chữa, thay thế báo hiệu hàng hải không đúng với thiết kế được duyệt.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1, Điểm d và Điểm đ Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này.
MỤC 7. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN
Điều 30. Vi phạm quy định về đào tạo, huấn luyện thuyền viên
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Thiếu 01 hướng dẫn viên hoặc hướng dẫn viên không có đủ chứng chỉ hành nghề theo quy định;
b) Số lượng học viên trong một lớp vượt quá quy định cho phép đến 10%.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau:
a) Thiếu 01 huấn luyện viên hoặc huấn luyện viên không có đủ chứng chỉ hành nghề theo quy định;
b) Số lượng học viên trong một lớp vượt quá quy định cho phép trên 10%.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 31. Vi phạm quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
Điều 33. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
a) Đổ rác hoặc rơm, rạ xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa;
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm sạt lở kè, đập giao thông;
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
10. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác như sau:
11. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý tạo vật chướng ngại gây cản trở hoặc gây mất an toàn giao thông trên luồng;
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Để phương tiện, thiết bị thi công gây cản trở giao thông;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về quản lý đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không kịp thời theo quy định khi luồng thay đổi;
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có biện pháp kịp thời bảo đảm an toàn giao thông khi phát hiện vật chướng ngại trên luồng;
b) Không có biện pháp sửa chữa khi công trình giao thông đường thủy nội địa bị hư hại.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sửa chữa công trình bị hư hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều 37. Vi phạm quy định về báo hiệu đường thủy nội địa
Điều 38. Vi phạm quy định về thanh thải vật chướng ngại
Điều 39. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ cảng, bến thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện có hành vi đổ, xả chất thải xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa hoặc đổ, xả không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ cơ sở, cá nhân hành nghề đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có hành vi xả chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
MỤC 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ, ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN
Điều 40. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm phương tiện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định;
b) Số đăng ký được kẻ, gắn trên phương tiện bị mờ hoặc bị che khuất;
c) Biển ghi số người được phép chở trên phương tiện bị mờ hoặc bị che khuất;
d) Đưa phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc sức chở dưới 05 người hoặc bè vào hoạt động mà không bảo đảm điều kiện an toàn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người lái phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến dưới 05 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người; phương tiện có động cơ, công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không mang theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
b) Không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định;
c) Không kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện theo quy định;
d) Không kẻ hoặc kẻ không đúng quy định hoặc để mở, che khuất vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người lái phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không mang theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
b) Không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định;
c) Không kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện theo quy định;
d) Không kẻ hoặc kẻ không đúng quy định hoặc để mờ, che khuất vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện;
đ) Không mang theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
e) Sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện đã hết hiệu lực.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc không có sổ danh bạ thuyền viên theo quy định; không kẻ hoặc kẻ không đúng biển ghi số người cho phép chở trên phương tiện theo quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người;
c) Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 100 người.
5. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký hoặc không có giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc phương tiện không bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến dưới 05 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người; phương tiện có động cơ, công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
c) Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 100 người.
6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi khai báo không đúng sự thật để đăng ký, đăng kiểm phương tiện; mượn, thuê, cho mượn, cho thuê thiết bị, dụng cụ để được đăng kiểm như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến dưới 05 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người; phương tiện có động cơ, công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 100 người.
7. Xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giả, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giả, kẻ hoặc gắn số đăng ký giả như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến dưới 05 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người; phương tiện có động cơ, công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người;
đ) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người.
8. Xử phạt vi phạm hành chính đối với phương tiện cuốc, hút, phương tiện đặt cần cẩu nổi có một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 5 Điều này như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ sở hữu hoặc người sử dụng phương tiện cuốc, hút có khả năng khai thác đến 15 m3/h, phương tiện đặt cần cẩu nổi có sức nâng đến 15 tấn;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện cuốc, hút có khả năng khai thác từ trên 15 m3/h đến 100 m3/h, phương tiện đặt cần cẩu nổi có sức nâng từ trên 15 tấn đến 150 tấn;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện cuốc, hút có khả năng khai thác trên 100 m3/h, phương tiện đặt cần cẩu nổi có sức nâng trên 150 tấn.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giả, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giả, biển số đăng ký giả, xóa số đăng ký giả kẻ trên phương tiện đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần dưới 05 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người vào hoạt động mà không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ dụng cụ an toàn theo quy định.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi trang bị không đủ số lượng, không đúng chủng loại, không bảo đảm chất lượng hoặc bố trí không đúng vị trí một trong các thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, neo đậu, liên kết phương tiện theo quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người, đoàn tàu lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
c) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người, đoàn tàu lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 100 người, đoàn tàu lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn.
3. Xử phạt đối với hành vi không trang bị một trong các loại thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, neo đậu, liên kết phương tiện theo quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người, đoàn tàu lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người, đoàn tàu lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 100 người, đoàn tàu lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cao tốc khi hoạt động nhưng không có thiết bị giám sát hành trình hoặc thiết bị giám sát hành trình không hoạt động theo quy định.
Điều 42. Vi phạm quy định về công dụng, vùng hoạt động của phương tiện
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa phương tiện vào khai thác sử dụng không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động của phương tiện theo quy định như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần dưới 05 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ, công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 100 người.
Điều 43. Vi phạm quy định về thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện không đủ điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ cơ sở, cá nhân hành nghề đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện không đúng với hồ sơ thiết kế đã được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chủ cơ sở thực hiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thuộc diện đăng kiểm mà không có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
b) Chủ phương tiện hoặc thuyền viên tự ý hoán cải, thay đổi tính năng, kết cấu, công dụng của phương tiện.
MỤC 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN
Điều 44. Vi phạm quy định về bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện
1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện có hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có, không mang theo chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản hoặc không mang theo chứng chỉ nghiệp vụ;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có chứng chỉ nghiệp vụ theo quy định hoặc không mang theo chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt theo quy định.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên làm việc trên phương tiện không có bằng, không mang theo bằng hoặc có bằng nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không mang theo bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không có bằng mà theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng ba, bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế, bằng máy trưởng hạng ba;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không có bằng mà theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng nhì, bằng máy trưởng hạng nhì;
đ) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không có bằng mà theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng nhất, bằng máy trưởng hạng nhất.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bố trí chức danh thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó mà không có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hoặc có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định;
b) Bố trí người không có bằng thuyền trưởng hoặc chứng chỉ lái phương tiện điều khiển phương tiện hoặc có bằng thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn bằng, chứng chỉ chuyên môn; tẩy xóa, sửa chữa bằng, chứng chỉ chuyên môn như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chứng chỉ nghiệp vụ;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng.
5. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai báo không đúng sự thật để được cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chứng chỉ nghiệp vụ;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng.
6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn giả của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chứng chỉ chuyên môn đặc biệt, chứng chỉ nghiệp vụ giả;
b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bằng thuyền trưởng hạng ba, bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế, bằng máy trưởng hạng ba giả;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bằng thuyền trưởng hạng nhì, bằng máy trưởng hạng nhì giả;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bằng thuyền trưởng hạng nhất, bằng máy trưởng hạng nhất giả.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn giả của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, thiết bị được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy bằng, chứng chỉ chuyên môn giả đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định đối với thuyền viên, người lái phương tiện
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi khi đang làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bố trí đủ định biên thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng người làm việc trên phương tiện không có tên trong danh bạ thuyền viên;
b) Bố trí thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trong tình trạng thuyền viên, người lái phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Không bố trí thuyền viên trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu hoặc không bố trí người cảnh giới khi phương tiện hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế;
d) Thuyền viên được bố trí trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu mà không có mặt trên phương tiện hoặc không thực hiện trông coi phương tiện theo quy định;
đ) Bố trí, sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bố trí người không đủ sức khỏe, không đủ tuổi hoặc quá tuổi theo quy định đảm nhận các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền phó, máy phó;
b) Thuyền trưởng, thuyền phó không có mặt trên phương tiện trong ca làm việc khi phương tiện đang hành trình;
c) Thuyền trưởng không trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa và trong các trường hợp theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện;
d) Thuyền viên không phải là thuyền trưởng mà trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa hoặc trong các trường hợp khác theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện, làm việc trên phương tiện trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn, bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chứng chỉ chuyên môn;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng hạng ba, bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế, bằng máy trưởng hạng ba;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng hạng nhì, bằng máy trưởng hạng nhì;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng hạng nhất, bằng máy trưởng hạng nhất.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng từ 01 tháng đến 02 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 46. Vi phạm quy định về cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy chế tuyển sinh;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung, chương trình đào tạo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo đảm tiêu chuẩn phòng học, xưởng và khu vực thực hành theo quy định;
b) Tài liệu giảng dạy không bảo đảm nội dung, chương trình theo quy định;
c) Giáo viên giảng dạy, hướng dẫn thực hành không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;
d) Không thực hiện đúng quy chế thi, kiểm tra đối với học viên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện khi chưa được cấp giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở đào tạo có một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 47. Vi phạm quy định về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không báo kịp thời cho cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trốn tránh nghĩa vụ tìm kiếm, cứu nạn khi có điều kiện thực hiện;
b) Gây mất trật tự, cản trở việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý tai nạn;
c) Lợi dụng tai nạn xảy ra để xâm phạm, chiếm đoạt tài sản, phương tiện bị nạn.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng 7.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 48. Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không dừng phương tiện khi nhận được tín hiệu kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;
b) Xuất trình không đầy đủ giấy tờ của phương tiện, hàng hóa và thuyền viên hoặc người lái phương tiện khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
c) Không chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền về kiểm tra, kiểm soát thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố tình không dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát theo lệnh của người có thẩm quyền;
b) Không xuất trình hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài việc xuất trình giấy tờ của phương tiện, hàng hóa và thuyền viên hoặc người lái phương tiện khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
c) Có lời nói lăng mạ, vu khống, xúc phạm người có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoặc có hành vi cản trở việc kiểm tra, kiểm soát;
d) Không chấp hành hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian thi hành lệnh của người có thẩm quyền để đưa phương tiện về nơi xử lý vi phạm;
đ) Có hành vi hối lộ người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử phạt vi phạm hành chính.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.
MỤC 4. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG VÀ TÍN HIỆU CỦA PHƯƠNG TIỆN
Điều 49. Vi phạm quy tắc giao thông
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần dưới 05 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ, công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám buộc vào phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm khi đang hành trình;
b) Để phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm bám buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình;
c) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa;
d) Không giảm tốc độ của phương tiện theo quy định;
đ) Không chấp hành các quy định khi đi qua cầu, cống, âu tàu hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông;
e) Không phát tín hiệu của phương tiện theo quy định khi ra, vào cảng, bến thủy nội địa, hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc nơi luồng giao nhau, luồng cong, gấp;
g) Neo đậu phương tiện ở những nơi cấm neo đậu, không thực hiện đúng các quy định về neo đậu phương tiện hoặc neo đậu phương tiện gây cản trở giao thông;
h) Không phát tín hiệu theo quy định trước khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa hoặc vị trí neo đậu phương tiện;
i) Neo đậu phương tiện để bốc xếp hàng hóa, đón trả hành khách ở nơi không phải vùng nước của cảng, bến thủy nội địa.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
c) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người;
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 100 người.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần dưới 05 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ, công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không đúng quy định khi tránh nhau hoặc vượt nhau;
b) Vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt gây tai nạn;
c) Lạm dụng quyền được nhường đường, quyền ưu tiên gây nguy hiểm hoặc trở ngại cho các phương tiện khác;
d) Không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác theo quy định gây tai nạn;
đ) Bám, buộc vào phương tiện khác hoặc cho phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình để bốc xếp hàng hóa.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 100 người.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện lạng lách gây mất an toàn;
b) Điều khiển phương tiện chạy tạo sóng lớn gây tổn hại đến công trình giao thông;
c) Điều khiển phương tiện chạy với tốc độ lớn gây mất an toàn cho phương tiện khác.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thuyền trưởng điều khiển phương tiện không tuân theo báo hiệu thông báo hạn chế về chiều cao, chiều sâu, chiều rộng mà gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc làm hư hại đến các công trình trên đường thủy nội địa.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với thuyền trưởng phương tiện đoàn tàu lai không tuân theo báo hiệu thông báo hạn chế lai dắt mà gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc làm hư hỏng các công trình trên đường thủy nội địa.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đua phương tiện không đúng quy định.
9. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đua phương tiện khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này; tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng từ 02 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều này; tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện từ 03 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều này, trừ trường hợp phương tiện thuộc sở hữu của người khác.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với công trình bị hư hại do các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này gây ra.
Điều 50. Vi phạm quy định về tín hiệu của phương tiện
1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng tín hiệu trên phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần dưới 50 tấn; phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc bè;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến dưới 50 mã lực, trừ những phương tiện quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 50 mã lực trở lên, phương tiện có tốc độ cao trên 30 km/h, phương tiện có động cơ chở khách, phương tiện đưa đón hoa tiêu, phương tiện thực hiện nhiệm vụ trên luồng, tàu cá, phương tiện chở hàng nguy hiểm, phương tiện chở người, động vật bị dịch bệnh, đoàn tàu lai hoặc phương tiện đang bị mắc cạn trên luồng.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bố trí hoặc bố trí không đúng tín hiệu của phương tiện theo quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần dưới 50 tấn; phương tiện có động cơ, công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc bè;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến dưới 50 mã lực, trừ những phương tiện quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 50 mã lực trở lên, phương tiện có động cơ chở khách, tàu cá, phương tiện có tốc độ cao trên 30 km/h, phương tiện đưa đón hoa tiêu, phương tiện chở hàng nguy hiểm, phương tiện chở người, súc vật bị dịch, phương tiện thực hiện nhiệm vụ trên luồng, đoàn tàu lai hoặc phương tiện đang bị mắc cạn trên luồng.
MỤC 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 51. Vi phạm quy định về khai thác cảng, bến thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ cảng, bến thủy nội địa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng nội quy đối với cảng, bến thủy nội địa theo quy định phải có bảng nội quy; cảng, bến khách không có bảng niêm yết giá vé theo quy định;
b) Không bố trí, bố trí không đầy đủ hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm, không có nhà chờ cho hành khách;
c) Bố trí người điều khiển thiết bị xếp, dỡ không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác bến thủy nội địa quá phạm vi vùng nước hoặc khai thác quá thời hạn cho phép; khai thác không đúng mục đích; tự ý thay đổi kết cấu, kích thước của bến thủy nội địa so với quy định trong giấy phép hoạt động;
b) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Sử dụng thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có đăng ký, không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định;
d) Để hành khách xuống phương tiện quá sức chở của phương tiện hoặc xếp hàng hóa xuống phương tiện quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện;
đ) Xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón, trả hành khách khi phương tiện chưa được phép vào vị trí xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón, trả hành khách;
e) Tiếp nhận phương tiện có mớn nước thực chở hoặc kích thước lớn hơn so với quy định trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa bến thủy nội địa vào hoạt động mà không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa có một trong các hành vi sau đây:
a) Khai thác cảng thủy nội địa không đúng mục đích; quá phạm vi vùng nước hoặc khai thác quá thời hạn cho phép so với quyết định công bố; thay đổi kết cấu, kích thước, chức năng của cảng mà chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Sử dụng thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định;
d) Chuyên chở hành khách quá sức chở của phương tiện hoặc xếp, chuyên chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện;
đ) Xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón, trả hành khách khi phương tiện chưa được cơ quan có thẩm quyền tại cảng thủy nội địa cho phép vào vị trí xếp, dỡ hàng hóa theo quy định;
e) Tiếp nhận phương tiện có mớn nước thực chở hoặc kích thước lớn hơn so với quy định trong quyết định công bố của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đưa cảng vào khai thác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa lên khỏi phương tiện số hành khách vượt quá sức chở, số hàng hóa chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 và Điểm d Khoản 4 Điều này.
Điều 52. Vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với thuyền viên, người lái phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 30 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc có sức chở đến 12 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội quy cảng, bến thủy nội địa hoặc gây mất trật tự tại cảng, bến thủy nội địa;
b) Điều khiển phương tiện rời, vào cảng, bến thủy nội địa mà không có giấy phép rời, vào cảng, bến thủy nội địa theo quy định;
c) Không thực hiện sự điều động của người có thẩm quyền huy động phương tiện để cứu người, phương tiện bị nạn;
d) Tự ý di chuyển phương tiện hoặc neo đậu phương tiện không đúng nơi quy định trong phạm vi vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này đối với mỗi loại phương tiện như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người hoặc đoàn tàu lai trọng tải toàn phần đến 1.000 tấn;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 500 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 100 người hoặc đoàn tàu lai có trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện vào xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách tại cảng, bến thủy nội địa chưa được công bố hoặc chưa được cấp giấy phép hoạt động.
Điều 53. Vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần đến 15 tấn, phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính đến 15 mã lực:
a) Xếp, dỡ hàng hóa làm nghiêng lệch phương tiện;
b) Xếp hàng hóa che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc cản trở hoạt động của hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác;
c) Xếp hàng hóa vượt quá kích thước chiều ngang, chiều dọc của phương tiện;
d) Xếp hàng hóa trên nắp hầm hàng của phương tiện không đúng quy định.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 100 tấn; phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực, đoàn tàu lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
c) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính trên 400 mã lực, đoàn tàu lai trọng tải toàn phần trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với đoàn tàu lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sắp xếp hàng hóa theo đúng quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 54. Vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người sử dụng phương tiện không có động cơ sức chở đến 12 người để vận chuyển người, hành khách có một trong các vi phạm sau đây:
a) Không bố trí chỗ ngồi cho người, hành khách; để người, hành khách đứng trên phương tiện hoặc có hành vi khác làm mất an toàn của phương tiện; để người, hành khách ngồi trên mui hoặc hai bên mạn của phương tiện;
b) Xếp người, hành khách, hàng hóa, hành lý, xe đạp, mô tô, xe máy, phương tiện khác làm nghiêng lệch phương tiện hoặc che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện;
c) Không có nội quy an toàn hoặc không phổ biến nội quy an toàn, không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị an toàn cho người, hành khách trên phương tiện;
d) Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn cùng với người, hành khách trên phương tiện;
đ) Không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người sử dụng phương tiện không có động cơ sức chở trên 12 người; phương tiện có động cơ, sức chở đến 12 người để vận chuyển người, hành khách có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định;
b) Không bố trí chỗ ngồi cho người, hành khách; để người, hành khách đứng trên phương tiện hoặc có hành vi khác làm mất an toàn của phương tiện;
c) Không có nội quy an toàn hoặc không phổ biến nội quy an toàn, không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị an toàn cho người, hành khách trên phương tiện;
d) Để người, hành khách đứng, ngồi trên mui hoặc hai bên mạn của phương tiện;
đ) Không có danh sách hành khách trong mỗi chuyến hoặc có danh sách hành khách nhưng không đúng quy định, trừ vận chuyển hành khách ngang sông;
c) Xếp hàng hóa, hành lý trên lối đi của hành khách;
g) Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn cùng với người, hành khách;
h) Không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định.
3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng phương tiện để vận chuyển hành khách có một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chạy không đúng tuyến, trừ vận chuyển hành khách theo hợp đồng; bỏ chuyến đã đăng ký; chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác khi chưa được sự đồng ý của hành khách như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện có động cơ sức chở trên 12 người đến 50 người;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện có động cơ sức chở trên 50 người đến 100 người;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện có động cơ sức chở trên 100 người.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng phương tiện tốc độ cao để vận chuyển hành khách có một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chạy không đúng tuyến, trừ vận chuyển hành khách theo hợp đồng; bỏ chuyến đã đăng ký; chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác khi chưa được sự đồng ý của hành khách như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện tốc độ cao thiết kế từ 30 km/h trở lên có sức chở dưới 05 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với phương tiện tốc độ cao thiết kế từ 30 km/h trở lên có sức chở từ 05 người đến 12 người;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện tốc độ cao thiết kế từ 30 km/h trở lên có sức chở trên 12 người đến 50 người;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện tốc độ cao thiết kế từ 30 km/h trở lên có sức chở trên 50 người.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách.
6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở vượt quá sức chở người của phương tiện vận tải hành khách ngang sông, phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng như sau:
a) Phạt tiền 50.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá số người được phép chở, nếu chở vượt từ 5% đến 20% số người được phép chở;
b) Phạt tiền 70.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá số người được phép chở, nếu chở vượt trên 20% đến 50% số người được phép chở;
c) Phạt tiền 100.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá số người được phép chở, nếu chở vượt trên 50% số người được phép chở.
7. Phạt tiền bằng từ 03 đến 05 lần giá vé trên mỗi hành khách chở vượt quá số người được phép chở đối với phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định, phương tiện vận chuyển khách du lịch.
8. Trường hợp phương tiện được phép chở người và chở hàng hóa, nếu chở người vượt quá sức chở của phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều này; nếu chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 56 của Nghị định này.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này hoặc hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này nếu chở vượt quá số người được phép chở từ 30% trở lên.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa lên khỏi phương tiện động vật lớn, chất dễ cháy, dễ nổ, chất độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm g Khoản 2 và Khoản 5 Điều này; buộc đưa lên khỏi phương tiện số người, hành khách vượt quá sức chở của phương tiện theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;
b) Buộc đưa lên khỏi phương tiện và tiêu hủy động vật bị chết, bị dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 55. Vi phạm của hành khách
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;
b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 56. Vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn đến 1/5 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn tàu lai.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn tàu lai như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần đến 15 tấn;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần từ trên 15 tấn đến 50 tấn;
c) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 100 tấn;
d) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 150 tấn;
đ) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 300 tấn;
e) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 300 tấn đến 500 tấn hoặc đoàn tàu lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
g) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn hoặc đoàn tàu lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
h) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc đoàn tàu lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn đến 1.500 tấn;
i) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với đoàn tàu lai có trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn.
3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn trên 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn tàu lai như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần đến 15 tấn;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 50 tấn;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 100 tấn;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 150 tấn;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 300 tấn;
e) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 300 tấn đến 500 tấn hoặc đoàn tàu lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
g) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn hoặc đoàn tàu lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
h) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc đoàn tàu lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn đến 1.500 tấn;
i) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đoàn tàu lai trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải hạ tải đến vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 57. Vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có một trong các vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
b) Không chấp hành quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ, độc hại ghi trong giấy phép;
c) Không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa có quy định phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có một trong các vi phạm sau đây:
a) Không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không trang bị phương tiện, dụng cụ phòng, chống cháy, nổ, độc hại hoặc không có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu;
c) Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm;
d) Không thực hiện đúng quy trình làm sạch phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
đ) Làm sạch phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng nơi quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, người lái phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dọn sạch hàng hóa nguy hiểm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.
Điều 58. Vi phạm quy định về vận chuyển động vật sống, hàng hóa siêu trường, siêu trọng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận tải động vật bị cấm vận chuyển, động vật sống không bảo đảm vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh, môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 59. Vi phạm quy định về hoa tiêu trên đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dẫn tàu thuyền, phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hoặc giấy chứng nhận khả năng hoa tiêu theo quy định;
b) Hoa tiêu dẫn tàu thuyền, phương tiện không đúng vùng hoạt động của hoa tiêu theo quy định;
c) Hoa tiêu dẫn tàu thuyền, phương tiện vào vị trí neo đậu không đúng vị trí chỉ định của Cảng vụ đường thủy nội địa;
d) Hoa tiêu không thông báo những thay đổi của luồng cho Cảng vụ đường thủy nội địa;
đ) Hoa tiêu tự ý rời tàu thuyền, phương tiện khi chưa được phép của thuyền trưởng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không sử dụng hoa tiêu theo quy định;
b) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác về tính năng và đặc điểm của tàu cho hoa tiêu;
c) Không bảo đảm điều kiện làm việc cho hoa tiêu trong thời gian hoa tiêu ở trên tàu thuyền;
d) Dẫn tàu thuyền, phương tiện trên tuyến luồng, vùng nước đường thủy nội địa mà không có giấy phép hoạt động hoa tiêu ở khu vực đó;
đ) Ép buộc thuyền viên, người lái phương tiện phải thuê, mướn việc dẫn tàu thuyền, phương tiện tại khu vực không có chế độ hoa tiêu bắt buộc.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
MỤC 1. THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa; công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình phát hiện hành vi vi phạm về giao thông hàng hải, đường thủy nội địa phải kịp thời ngăn chặn và lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu biển thì thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu biển về đến bến cảng.
MỤC 2. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG HÀNG HẢI
Điều 61. Thẩm quyền của Thanh tra
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 62. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 63. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 65. Thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân
1. Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngành mình quản lý được quy định tại: Điểm d và Điểm e Khoản 1 Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 24 và Điều 39 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 66. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Lực lượng Cảnh sát biển có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính phát hiện ngoài vùng nước cảng biển có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngành mình quản lý được quy định tại Khoản 4 Điều 15, Điểm e Khoản 5 Điều 15, Khoản 6 Điều 15, các Điều 16, 17, 18, 19, 20 và 21 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực lượng Cảnh sát biển thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 24 và Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
MỤC 3. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 67. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này.
Điều 68. Thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân
Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 43 của Nghị định này xảy ra tại cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện, các hành vi vi phạm quy định tại Điều 46 của Nghị định này xảy ra tại cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện và các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ đường thủy nội địa tại những cảng, bến thủy nội địa do Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý. Thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Trạm trưởng, Thủy đội trưởng Cảnh sát đường thủy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 15.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
Điều 69. Thẩm quyền của Thanh tra giao thông
Thanh tra giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa; tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác công trình giao thông đường thủy nội địa; vận tải đường thủy nội địa; cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện tại cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện tại cảng, bến thủy nội địa hoặc nơi neo đậu phương tiện, trừ cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm của Cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1; Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này.
3. Thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 52.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này.
Điều 70. Thẩm quyền của Cảng vụ đường thủy nội địa
Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi thuộc trách nhiệm quản lý của mình, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
2. Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này.
Điều 71. Thẩm quyền của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này.
Điều 72. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, vận tải đường thủy nội địa tại khu vực biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ đội biên phòng, trừ phạm vi trách nhiệm của Cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này. Thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
Điều 73. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Cảnh sát biển có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông; phương tiện, thuyền viên, vận tải thủy tại khu vực trách nhiệm của Cảnh sát biển, trừ phạm vi trách nhiệm của Cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này. Thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.750.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 22.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 22.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương III của Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và số 60/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decree No. 107/2014/ND-CP dated November 17, 2014, amendments to Decree No. 171/2013/ND-CP on administrative penalties for road traffic offenses and rail transport offenses
- 2Decree No. 33/2011/ND-CP of May 16, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government''s Decree No. 34/2010/ND-CP of April 2, 2010, on sanctioning of administrative violations in road traffic
- 3Decree No. 34/2010/ND-CP of April 02, 2010, sanction of administrative violations in the field of road transport
- 1Decree No. 48/2011/ND-CP of June 21, 2011, stipulating on sanction of administrative violations in the maritime sector
- 2Decree No. 60/2011/ND-CP of July 20, 2011, providing for sanction of administrative violtions in inland waterway transport
- 3Decree No. 142/2017/ND-CP dated December 11, 2017
- 4Decree No. 142/2017/ND-CP dated December 11, 2017
- 1Decree No. 107/2014/ND-CP dated November 17, 2014, amendments to Decree No. 171/2013/ND-CP on administrative penalties for road traffic offenses and rail transport offenses
- 2Law No. 15/2012/QH13 of June 20, 2012, on handling administrative violations
- 3Decree No. 33/2011/ND-CP of May 16, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government''s Decree No. 34/2010/ND-CP of April 2, 2010, on sanctioning of administrative violations in road traffic
- 4Decree No. 34/2010/ND-CP of April 02, 2010, sanction of administrative violations in the field of road transport
- 5The Vietnam Maritime Code No. 40/2005/QH11 of June 14, 2005.
- 6Law No. 23/2004/QH11 of June 15, 2004 on inland waterway navigation
- 7Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decree No. 93/2013/ND-CP of August 20, 2013, on sanction of administrative violation in the field of maritime and inland waterway transport
- Số hiệu: 93/2013/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/08/2013
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra