Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54-CP | Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 1993 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII thông qua ngày 26 tháng 12 năm 1991; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 5 tháng 7 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
NGHỊ ĐỊNH:
ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép mua bán, trao đổi, vay nợ với nước ngoài.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hàng hoá nói ở khoản 1, khoản 2 được phép xuất khẩu vào các khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hoá của các xí nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
4. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm.
5. Hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
6. Hàng hoá vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
7. Hàng là quà biếu, quà tặng vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại.
8. Hàng hoá xuất nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và của các cá nhân người nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc tại các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
9. Hàng là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam và của cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cho phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài.
1. Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngành, địa phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hoá từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc hàng hoá từ khu chế xuất này đưa sang khu chế xuất khác trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hàng chuyển khẩu bao gồm các hình thức sau đây:
a) Hàng hoá được chuyển thẳng từ cảng nước xuất khẩu đến cảng nước nhập khẩu không đến cảng Việt Nam.
b) Hàng hoá được chở đến cảng Việt Nam, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà đi luôn tới cảng nước nhập khẩu.
c) Hàng đưa vào kho ngoại quan rồi chuyển đến nước khác không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam theo quy chế quản lý kho ngoại quan.
3. Hàng viện trợ nhân đạo bao gồm hàng viện trợ của các tổ chức Liên hợp quốc, viện trợ Nhà nước theo các chương trình dự án viện trợ đã được ký kết và các khoản viện trợ đột xuất của các Chính phủ, tổ chức nước ngoài để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các thủ tục quản lý, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể các thủ tục hải quan đối với các trường hợp không thuộc diện chịu thuế quy định tại điều này.
CĂN CỨ TÍNH THUẾ, CÁCH TÍNH THUẾ
Điều 6. - Căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
2. Giá tính thuế quy định tại điều 7 Nghị định này.
3. Thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điều 10 Nghị định này.
1. Giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất không bao gồm chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng phù hợp với các chứng từ khác có liên quan đến việc bán hàng.
Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập bao gồm cả chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng phù hợp với các chứng từ khác có liên quan đến việc mua hàng.
Bộ Tài chính chủ trì bàn với Bộ Thương mại căn cứ vào chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu từng mặt hàng, sự biến động về giá cả thị trường trong từng thời gian để trình Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh các mức thuế suất trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định này phù hợp với khung thuế suất do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định.
1. Thuế suất thông thường là thuế suất được quy định trong Biểu thuế xuất khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định này.
a) Thuế suất ưu đãi được áp dụng đối với các hàng hoá xuất, nhập khẩu có đủ các điều kiện sau đây:
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các Hiệp định Thương mại đã ký kết giữa Chính phủ hai nước, trong đó có điều khoản ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cho từng mặt hàng với số lượng cụ thể.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam (đối với hàng xuất khẩu) hoặc tại nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ thương mại với Việt Nam (đối với hàng nhập khẩu).
Bộ Tài chính căn cứ vào các điều kiện quy định tại khoản này hướng dẫn cụ thể các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.
b) Thuế suất ưu đãi được áp dụng thống nhất bằng 70% (bẩy mươi phần trăm) của thuế suất ghi trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu.
c) Các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi khác với quy định trên sẽ do Chính phủ quyết định cụ thể theo đề nghị của Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan.
MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN LẠI THUẾ
1. Hàng viện trợ không hoàn lại bao gồm:
- Hàng viện trợ không hoàn lại song phương hoặc đa phương của các tổ chức Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ.
- Hàng viện trợ không hoàn lại do các tổ chức nhân đạo, giáo dục, y tế, văn hoá nước ngoài hoặc của các tổ chức tôn giáo Quốc tế viện trợ cho các cơ quan khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá và các tổ chức tôn giáo của Việt Nam để dùng trực tiếp cho khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá và tôn giáo.
3. Hàng là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài di chuyển vào Việt Nam hay đưa ra nước ngoài trong mức quy định bao gồm:
Bộ Tài chính cùng Bộ Ngoại giao, Tổng cục Hải quan quy định cụ thể định mức được miễn thuế đối với hàng là tài sản di chuyển của từng đối tượng cho phù hợp với luật pháp từng nước và quốc tế.
4. Hàng hoá mang theo hoặc gửi về nước của công dân Việt Nam đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, công tác và học tập ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn hành lý xuất - nhập cảnh.
Bộ Tài chính chủ trì cùng với Bộ Ngoại giao, Tổng cục Hải quan trình Chính phủ ban hành mức được miễn thuế quy định tại khoản này.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể từng trường hợp được miễn thuế quy định tại Điều này.
Những trường hợp được miễn thuế quy định tại Điều 76 Nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993, Bộ Tài chính làm thủ tục miễn thuế trên cơ sở giấy phép đầu tư do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp và danh mục thiết bị máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh, các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ Thương mại cấp để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bộ Tài chính quy định các thủ tục miễn thuế đối với các trường hợp quy định tại Điều này.
Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn cụ thể thủ tục và thẩm quyền xét thu đủ thuế đối với các trường hợp này.
1. Các trường hợp được hoàn thuế:
a) Hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã kê khai hàng hoá nhập khẩu và đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng vẫn còn để trong khu vực Hải quan quản lý tại các cửa khẩu và sau đó được phép xuất khẩu.
b) Hàng hoá xuất khẩu đã kê khai và đã nộp thuế xuất khẩu nhưng thực tế không xuất khẩu nữa.
c) Hàng đã nộp thuế theo tờ khai, nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn.
e) Hàng hoá được Bộ Thương mại cho phép:
- Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu và được hoàn lại thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
- Hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập khẩu và được hoàn lại thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.
- Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế quy định (30 ngày) thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
- Hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn nộp thuế quy định (15 ngày) thì không phải nộp thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.
g) Hàng nhập khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam được phép nhập để làm đại lý giao, bán hàng cho nước ngoài có đăng ký trước với Bộ Tài chính thì được hoàn thuế nhập khẩu đối với số hàng thực bán để đưa ra khỏi Việt Nam.
2. Thời hạn xét hoàn thuế:
XỬ LÝ CÁC VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI
Điều 17. Việc xử lý vi phạm ghi ở Điều 20 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân nào chậm nộp thuế thì mỗi ngày chậm nộp bị phạt 0,2% (hai phần nghìn) số tiền nộp chậm.
a) Thời hạn để xác định ngày chậm nộp thuế đối với các trường hợp hàng xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định này:
a.1. Quá 15 ngày đối với hàng xuất khẩu kể từ ngày tổ chức và cá nhân nhận được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp.
a.2. Quá 30 ngày đối với hàng nhập khẩu kể từ ngày tổ chức và cá nhân nhận được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp.
a.3. Quá 90 ngày đối với hàng hoá là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu kể từ ngày tổ chức và cá nhân nhận được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp.
b) Các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9 Điều 1 Nghị định này phải nộp ngay thuế trước khi xuất khẩu hàng ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng vào Việt Nam.
2. Trường hợp quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế quy định tại các điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này và 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế quy định tại điểm a.3 khoản 1 Điều này, đối tượng nào chưa nộp xong thuế thì cơ quan Hải quan không được làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo, đồng thời thông báo cho Bộ Thương mại để ngừng cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho đến khi nộp đủ số thuế nợ quá hạn.
4. Cá nhân có hành vi trốn thuế đã bị xử lý hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều này mà còn tái phạm, hoặc trốn thuế với số lượng lớn hoặc phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Hình sự.
Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho người vi phạm hoặc cố ý làm trái quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cán bộ thuế do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố tình xử lý sai, gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Bộ Tài chính quy định cụ thể các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Trong thời hạn hai (2) ngày làm việc kể từ ngày kiểm hoá xong lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, nếu hàng hoá có thay đổi khác (thừa hoặc thiếu) so với khai báo, cơ quan Hải quan phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp, đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp thuế số thuế chính thức phải nộp.
Quá thời hạn 15 ngày đối với hàng xuất khẩu, và 30 ngày đối với hàng nhập khẩu, kể từ ngày cơ quan Hải quan xác nhận đăng ký tờ khai hàng, nhưng tổ chức và cá nhân chưa có hàng hoá thực xuất khẩu hoặc thực nhập khẩu thì việc đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu và thông báo thuế đối với lô hàng hoá đó không còn giá trị. Khi có hàng hoá xuất khẩu, hoặc nhập khẩu thì phải làm lại thủ tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, hoặc nhập khẩu mới. Cơ quan Hải quan làm lại thông báo chính thức theo tờ khai hàng xuất khẩu, hoặc nhập khẩu mới đăng ký.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm quy định và hướng dẫn các ngân hàng cơ sở cung cấp đầy đủ tài liệu thanh toán liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm tên các ngân hàng, số hiệu tài khoản của các đối tượng nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan và cơ quan thuế để phục vụ cho việc kiểm tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Những quy định khác về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước đây trái với các quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Decision No. 69/2006/QD-TTg of the Prime Minister of Government, promulgating the absolute rates of import tax on used motor cars
- 2Circular No. 91/2002/TT-BTC of October 11, 2002, amending and supplementing Circular no. 68/2001/TT-BTC of August 24, 2001 guiding the refund of collected amounts already remitted into the state budget
- 1Circular No. 172/1998/TT-BTC of December 22, 1998, providing guidelines for implementation of Decrees 54-CP dated 28 August 1993 and 94/1998/ND-CP dated 17 November 1998 of the Government making detailed provisions for implementation of the Law on import and export duties and Laws on amendment of and addition to the Law on import and export duties.
- 2Circular No. 84/1997/TT-BTC of November 13, 1997 guiding the amendment and supplement to some points in Circular No. 72A-TC/TCT of August 30, 1993, Circular No. 107-TC/TCT of December 30, 1993 and Circular No. 53-TC/TCT of July 13, 1995 of the ministry of finance on import and export duties
Decree No. 54-CP of August 28, 1993, on export and import duties making detailed provisions for the implementation of the Law on export and import duties and the Law on amendment of and addition to a number of articles of the Law on export and import duties.
- Số hiệu: 54-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/08/1993
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra